Đảng, truyền thông và 40 năm cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc 1979

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

19-2-2019

“Muốn biết chiến tranh là cái gì người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa chính xác nhứt không phải là các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép, và các vị thống chế, tổng tư lệnh không bị bom đạn làm trầy miếng da nào” mà nên “hỏi những người phụ nữ đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng… hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết những nghĩa trang này đến nghĩa trang khác tìm nấm mộ đề tên con mình mà không gặp…”! (“Vết thương thứ mười ba” – Trang Thế Hy).

Nói thêm về “đạo quân thứ năm”…

FB Trương Nhân Tuấn

19-2-2019

Đến bây giờ mà học giả VN còn cảnh báo về “đạo quân thứ năm”, “đạo quân thứ sáu”… Tôi cam đoan rằng trong tương lai sẽ có những cuộc chiến tranh tương tự (biên giới phía Bắc, biên giới Tây nam, biên giới trên biển…) mà nguyên nhân đến từ những quyết định sai lầm của lãnh đạo CSVN. Rồi sẽ có hàng hàng lớp lớp thanh niên VN lên đường “chống ngoại xâm” mà không biết rằng máu xương mình đổ xuống không hề phục vụ cho đất nước. Rồi cũng sẽ có hàng triệu thảm cảnh “nạn kiều”, đến từ việc soi mói một cách ngu xuẩn của đám “học giả vệ binh đỏ”…

Về đâu, 17-2-2019

FB Tuấn Khanh

18-2-2019

Những ngày 17-2 luôn đầy biến động. 40 năm trước, cũng ngày này, người Việt ôm nhau chạy ngược xuôi trước đạo quân xâm lược của Trung Cộng. Trẻ nhỏ cũng bị giết, người già cũng bị chết. Đất nước đau thương trong họa cộng sản xâm lược.

Kỷ niệm hay chất vấn về một cuộc chiến bí ẩn?

FB Tâm Chánh

18-2-2019

(Núp lùm mà còn bị còn bị siêu vi cắn. Định bái vọng 17.2 mà lư hương bị dẹp. Số trời? Thì đi hỏi con trời vậy.)

Thực tế, cuộc chiến tranh với người đồng chí Trung Quốc ở toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tập trung sự chú ý của dân chúng, nhất là thế hệ người Việt Nam sinh ra và trưởng thành sau 1975.

Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 3: Tính chính danh của Mặt trận Giải phóng

Luật Khoa

Võ Văn Quản

18-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1 và Kỳ 2

Ngoài Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) và Việt Nam Cộng hoà (VNCH), còn một đối tượng nữa cần phải nghiên cứu trong sự kiện Tết Mậu thân năm 1968: “Việt Cộng”.

Với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là người miền Bắc, điều này nghe có thể hơi lạ. Chẳng phải “Việt Cộng” chính là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hay sao? Trên thực tế, thuật ngữ này được người miền Nam và người nước ngoài trong cũng như sau cuộc chiến dùng để chỉ một đối tượng khác: Mặt trân Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (hay còn được gọi tắt là Mặt trận Giải phóng, Mặt trận).

Có hai cuộc “Chiến tranh biên giới” trong cùng thời điểm

FB Trần Trung Đạo

18-2-2019

Việc giới cầm quyền CSVN đưa xe cần trục đến dời lư hương trước tượng đức Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn và ngăn chận đồng bào các giới đến đặt vòng hoa trước tượng vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội trong ngày 17 tháng 2 cho thấy không chỉ có một mà là hai cuộc “chiến tranh biên giới” xảy ra trong cùng thời điểm.

Bài học 17/2 trong bối cảnh hiện nay

FB Nguyễn Anh Tuấn

18-2-2019

Bài hát ‘Lời tạm biệt trước lúc lên đường’ bên dưới có một câu thật ám ảnh: ‘Dòng nước mắt, dù thiêng liêng, cũng không làm cho giặc kia lùi bước’

Cũng tương tự vậy, nỗi uất hận của chúng ta với Đặng Tiểu Bình, kẻ hạ lệnh xâm lăng biên cương và thảm sát dân Việt năm 1979, dẫu có nghẹn ngào đẫm lệ ra sao cũng chẳng thể nào thay đổi thực tế là Trung Quốc hiện nay, với sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội đặt nền móng bởi họ Đặng, đang chiếm đóng cương thổ, cản đà thăng tiến quốc gia và phủ bóng bành trướng lên dân tộc chúng ta.

Cuộc chiến biên giới phía Bắc theo tư liệu từ nhiều phía

FB Dương Quốc Chính

17-2-2019

Mấy hôm nay báo chí CM đăng nhiều rồi, nhưng là 1 chiều thôi. Có 2 nội dung anh em cần hiểu cho rõ.

1 là không phải 600ng quân TQ ào hết cả sang VN đánh đâu, tổng cộng có 150 ngàn thôi, bọn còn lại là trù bị chưa sang. Vụ này giống sách sử VN hay chém có 20 vạn quân Thanh bị Quang Trung đánh bại! Thực tế bọn bị đánh bại khoảng 5 ngàn, bọn còn lại là trù bị hoặc đang trên đường sang Vn theo hướng Sơn Tây. Biết tin Tôn Sỹ Nghị chạy rồi nên quay đầu về luôn. Theo Nguyễn Duy Chính, tất nhiên có tư liệu.

Sòng phẳng với lịch sử: Bạch hóa Hiệp ước Thành Đô

FB Nguyễn Ngọc Chu

17-2-2019

1. Tập Cận Bình và lãnh đạo Trung Quốc hiện nay không biết về Hiệp ước Thành Đô, càng không được can dự việc ký kết. Phía Việt Nam cũng vậy. Hiệp ước ký kết giữa hai quốc gia thì phải công khai, sao lại dấu diếm? Điều gì cản trở Bạch hóa Hiệp ước Thành Đô?

Máu người không phải nước lã

FB Hoàng Hải Vân

17-2-2019

Ngày này 40 năm trước , lợi dụng nước ta cạn kiệt sau chiến tranh và ngặt nghèo trong vòng bao vây cấm vận, nhà cầm quyền Trung Quốc đã huy động một đội quân xâm lược hùng hậu nhất trong lịch sử với 60 vạn quân cùng pháo binh và thiết giáp với sự hỗ trợ của không quân và hải quân, đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Dù kẻ xâm lược bị quân và dân ta đánh bại phải rút về nước, nhưng hàng vạn đồng bào ta đã bị chúng sát hại vô cùng man rợ. hàng triệu gia đình tan nhà nát cửa rơi vào cảnh lầm than, hàng vạn chiến sĩ ta đã anh dũng hy sinh. Để giữ được nước, máu của chiến sĩ và đồng bào ta đã nhuộm đỏ cả một vùng biên giới, hàng ngàn liệt sĩ đến giờ vẫn chưa tìm được hài cốt.

Hồi tưởng của nhà báo Hungary nhân 40 năm cuộc chiến biên giới 1979

Nhịp cầu thế giới

16-2-2019

“Hà Nội là chuyến tác nghiệp dài đầu tiên ở nước ngoài của tôi, và Việt Nam từ ấy vẫn có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi” – ký giả cựu trào Hungary, ông Dunai Péter chia sẻ trong bài viết dành riêng cho NCTG nhân 40 năm sự kiện 17-2-1979. Ông là một trong số ít ỏi các nhân chứng quốc tế có dịp chứng kiến những hậu quả của cuộc chiến biên giới 1979.

“Đạo quân thứ 5” và…

FB Trần Đức Anh Sơn

16-2-2019

Trong cuộc chiến tranh xâm lược các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, Trung cộng đã sử dụng “đạo quân thứ 5”, là những người Việt gốc Hoa nằm vùng để làm nội ứng. Chính “đạo quân thứ 5” này đã gây hoạt động phá hoại từ bên trong lãnh thổ Việt Nam, dẫn đường cho “đội quân sơn cước” của Trung cộng xâm nhập lãnh thổ Việt Nam trước, dò đường đi nước bước cho quân chính quy của Trung cộng tấn công xâm lược nước ta sau.

Tháng hai của sự thật

FB Nguyễn Tiến Tường

16-2-2019

40 năm trôi qua từ cuộc chiến tranh vệ quốc. Một cuộc chiến mà chúng ta đã gọi bằng những cái tên khác nhau để né tránh sự thật: Trung Quốc xua 60 vạn quân tràn qua biên giới. Đó là một cuộc xâm lược.

40 năm, hàng vạn con người nằm xuống, hàng triệu con người đang sống vẫn rấm rức về sự định danh cuộc chiến. Những chứng tích, những bia đá bị đập bỏ trong uất ức.

Tại sao vẫn còn kỳ thị?

Nguyễn Nguyên Bình

16-2-2019

Nhóm chúng tôi hẹn nhau cùng lên Vị Xuyên viếng liệt sĩ và nhân dân đã hi sinh ở mặt trận Vì Xuyên trong những năm chiến đấu chống xâm lược Trung Quốc bảo vệ biên giới.

Cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược đã rất đẫm máu, suýt còn đẫm máu hơn!

FB Hồ Bất Khuất

16-2-2019

Kỷ niệm 10 năm cuộc chiến vệ quốc 1979, tôi được cử lên Lạng Sơn 1 tháng. Ở đó tôi nghe được những câu chuyện mà báo chí chưa bao giờ viết. Xin kể lại để chúng ta biết và suy ngẫm.

Tháng 12/1988, tôi được báo là chuẩn bị đi công tác Lạng Sơn. Trước ngày lên đường, lại được báo là cần gặp ông Đinh Nho Liêm – Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao.

Tôi đến nhà ông ấy ở số 3 Cao Bá Quát (Ba Đình, Hà Nội). Nhìn thấy tôi, ông Đinh Nho Liêm thất vọng (hay ít ra cũng không hài lòng) nhưng rồi ông vẫn mời tôi vào nhà. Khi đã ngồi xuống ghế, ông Đinh Nho Liêm hỏi tôi: “Cậu làm việc ở Tạp chí Cộng sản được bao lâu rồi?”/ “Dạ, 6 năm ạ.”/ “Học ở đâu ra?”/ “Ở Liên Xô về ạ”/ “Quê ở đâu?”/ “ Quỳnh Lưu, Nghệ An ạ”…

Sau khi “hỏi ngắn, đáp gọn” như vậy, ông Đinh Nho Liêm có vẻ vui tươi hơn một chút nhưng lại hỏi rất nghiêm trang: “Cậu biết rõ nhiệm vụ đi Lạng Sơn của mình lần này rồi chứ?”/ “Dạ, việc của nhà báo thì chỉ viết thôi chứ còn làm gì nữa ạ?!”/ “Đúng là viết nhưng không phải viết bình thường, mà cậu chắp bút cho Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn La Thăng (1922 -2014) một để bài kỷ niệm 10 năm chiến tranh biên giới với Trung Quốc để đăng vào số tháng 2/1989 của Tạp chí Cộng sản. Tinh thần là kỷ niệm 10 năm cuộc chiến đẫm máu nhưng không phải gây thù hận, mà là bắt tay giảng hòa. Chắc cậu hiểu rõ ý nghĩa của việc này rồi…”.

Sau đó, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Đinh Nho Liêm nói về sự cần thiết phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; sự lắt léo, khó khăn, phức tạp của việc này. Tôi ngồi nghe chăm chú nhưng chưa hình dung được mình sẽ viết ra sao, mặc dù việc chắp bút (viết cho người khác đứng tên) tôi cũng đã làm khá nhiều.

Đoàn công tác của Tạp chí Cộng sản do Vụ trưởng Vụ Quốc tế Nguyễn Trọng Thụ dẫn đầu được Tỉnh ủy Lạng Sơn tiếp đón rất trọng thị. Bí thư La Thăng tin tưởng là sắp tới, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có bước chuyển biến tích cực. Sau 5 ngày, đoàn trở về Hà Nội, riêng tôi ở lại. Nhiệm vụ của tôi là trong một tháng phải viết xong bài báo dài cỡ 3 – 4 ngàn chữ để kỷ niệm 10 năm cuộc chiến với Trung Quốc trên biên giới phía Bắc với tinh thần hòa giải.

Để nắm được tình hình cuộc chiến 10 năm về trước, tôi được tiếp cận với mọi tài liệu mật, được lên các đồn biên phòng, được hỏi Bí thư La Thăng. Tuy nhiên, người luôn luôn trò chuyện với tôi, cung cấp nhiều thông tin và nhiều nhận định có giá trị là ông Trần Rỹ – Trưởng Ban Tuyên huấn (ngày đó chưa gọi là Tuyên giáo) Tỉnh ủy Lạng Sơn. Ông Trần Rỹ người Hà Tây, trong chiến tranh biên giới 10 năm về trước, ông mang quân hàm đại tá và giữ chức Phó Tư lệnh mặt trận Lạng Sơn.

Sau khi bài báo đã được hình thành, chỉ chờ Ban thường vụ Tỉnh ủy có ý kiến, Bí thư chỉnh sửa nữa là xong; ông Trần Rỹ nói với tôi: “Tớ kể chuyện này cho cậu, nghe để biết thôi chứ không phải để viết báo đâu nhé!”. Tôi hứa với ông là sẽ không viết báo về chuyện này trong thời gian sắp tới. Nếu chúng ta có luật giải mật, chuyện ông Rỹ kể chắc cũng được giải mật rồi. Hơn nữa, đây không phải là viết báo, mà chỉ viết trên facebook – “nhà” của tôi.

Theo ông Trần Rỹ, khi chiến tranh xẩy ra, trên mặt trận Lạng Sơn, phía ta có khoảng 50.000 quân, kể cả bộ đội địa phương. Trung Quốc dồn vào hướng Lạng Sơn tới 180.000 quân. Vì vậy, dù chiến đấu rất dũng cảm nhưng quân ta vẫn phải vừa đánh, vừa rút lui và chịu tổn thất khá nặng. Trước tình thế khó khăn, ngày 24/2/1979, Quân khu I quyết định thành lập Mặt Trận Lạng Sơn do Thiếu tướng Hoàng Đan làm Tư lệnh. Ông từ Hà Nội lên nhận nhiệm vụ và ra chiến trường khảo sát ngay. Không may, chiếc xe bọc thép ông đi bị trúng đạn, nổ tung. Tất cả những người trong xe đều hi sinh, riêng ông Hoàng Đan không hề hấn gì. Tuy nhiên, ông biết rằng quân ta sẽ không thể giữ được thị xã Lạng Sơn. Đồng Bành (cách thị xã Lạng Sơn khoảng 18 km) được chọn làm “Đại bản doanh” của quân ta để củng cố lực lượng và chờ cơ hội phản công.

Đúng như nhận định của Thiếu tướng Hoàng Đan, ngày 3/3/1979, quân Trung Quốc chiếm được Lạng Sơn. Ngay trong đêm hôm đó, Tổng Bí thư Lê Duẩn có mặt ở Đồng Bành, ông tỏ ra rất tức giận vì mất Lạng Sơn, đến nỗi ông văng tục: “Các cậu đánh đấm như con c.., mất mẹ nó Lạng Sơn!”. Ông họp với Bộ Tư lệnh Mặt trận Lạng Sơn và đưa ra một quyết định ghê gớm: Phải san phẳng thành phố Bằng Tường để trả đũa việc Trung Quốc chiếm thị xã Lạng Sơn.

Lúc này, với sự trợ giúp về vận tải của Liên Xô, quân chính quy của chúng ta đã có mặt ở Bắc Giang với nhiều vũ khí, khí tài hiện đại. Thực hiện chỉ đạo của Tổng bí thư Lê Duẩn, dưới sự chỉ huy của Tướng Hoàng Đan, chỉ trong một thời gian ngắn (chủ yếu là đêm ngày 4/3/1979), ta đã đưa vào vị trí chiến đấu hàng chục dàn hỏa tiễn “Cachiusa”. Đây là loại vũ khí nhiều nòng có thể bắn hàng loạt đạn tới thành phố Bằng Tường của Trung Quốc; chỉ còn chờ lệnh khai hỏa là thành phố này bị xóa sổ. Tướng Hoàng Đan là người chủ trương “đánh cho Trung Quốc hiểu rằng, họ sẽ phải trả giá không chịu đựng nổi” nên chuyện ta phản công mạnh mẽ là điều không tránh khỏi. (Nghe đến đây, tôi dựng tóc gáy vì năm 1976, tôi qua lại thành phố Bằng Tường 3 lần và biết đây là thành phố xinh đẹp, đông dân, có đường sắt hữu nghị Hà Nội – Bắc Kinh chạy qua. Nếu ta trang bằng thành phố này, Trung Quốc sẽ không ngồi im. Và thế là cuộc chiến tranh càng đẫm máu thêm).

Nhưng sáng ngày 5/3/1979, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố rút quân. Nhận được tin này, Bộ Tư lệnh Mặt trận Lạng Sơn hội ý và thảo luận là có phản công và “san phẳng” thành phố Bằng Tường nữa hay không? Tất cả nhất trí là phải hỏi ý kiến Tổng bí thư Lê Duẩn vì chính ông ra lệnh san phẳng Bằng Tường để trả đũa việc Trung Quốc chiếm và tàn phá thị xã Lạng Sơn. Dù là người chủ trương “san phẳng” Bằng Tường nhưng khi Trung Quốc tuyên bố rút quân, ông Lê Duẩn cũng nguôi giận và cho rằng, không cần phải đổ máu thêm nữa.

Tướng Hoàng Đan tuy tiếc công đã đưa được vũ khí, khí tài vào vị trí chiến đấu rồi nhưng vẫn đồng tình với chủ trương không phản công, không truy kích khi Trung Quốc rút quân.
Nếu Trung Quốc không tuyên bố rút quân vào ngày 5/3/1979 thì trên mặt trận Lạng Sơn chắc chắn hai bên sẽ còn mất nhiều sinh mạng hơn nữa, thù hận sẽ còn sâu sắc hơn nữa. Nay, kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đẫm máu với người láng giềng Trung Quốc, tôi kể lại chuyện được nghe để thấy chúng ta không hề sợ Trung Quốc, dù họ đông, họ mạnh hơn.

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Các bài học (Kỳ 4)

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

16-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1 – Kỳ 2 Kỳ 3 

Mục tiêu tuyên bố của cuộc “phản kích tự vệ” là để dạy cho Việt Nam một bài học. Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.[1] Đánh giá về hệ quả cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 cần đối chiếu với các mục tiêu của các bên đề ra trước cuộc chiến.

Sự kiện và nhà báo

FB Mai Quốc Ấn

16-2-2019

Năm nay, cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 được nhắc nhiều trên báo chí. Nhưng 10 năm trước, đó chỉ là cuộc “xé rào” bởi khi đó nhà báo Huy Đức (báo Sài Gòn Tiếp Thị bản cũ) viết bài Biên giới tháng Hai là bài báo duy nhất của cả làng báo khi ấy. Cũng là bài báo đầu tiên trong 10 năm nay trước khi cuộc chiến tranh biên giới được “bật đèn xanh” nhắc lại vào 2019.

40 năm nhìn lại Chiến Tranh Biên Giới tháng hai: Nguyên nhân chiến tranh (Kỳ 2)

FB Trương Nhân Tuấn

15-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1

Phía TQ đưa nhiều lý do để biện hộ cho cuộc chiến biên giới tháng Hai năm 1979.

Trang BBC ngày 17 tháng Hai 2006 dẫn hồi ký của Zhou Deli (Châu Đức Lễ), vốn tham mưu trưởng của Quân khu Quảng Châu. Ông này cho biết từ tháng Chín năm 1978 văn phòng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc đã có những cuộc họp mục đích tìm phương pháp “giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân Việt Nam chiếm đóng”:

Làm sao phải run sợ đến nỗi như vậy, không thấy nhục à?

FB Đặng Bích Phượng

15-2-2019

Đó là câu hỏi cậu chiến sĩ quản trang, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên của một bác trong đoàn. Giọng bác ấy run lên vì giận dữ, còn cậu chiến sĩ chỉ nhếch miệng cười.

Ý tưởng lên Vị Xuyên thắp hương, tưởng niệm những liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, chống quân xâm lược Trung Quốc, là của cụ Nguyễn Khắc Mai – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết và đồng sự.

Giáo sư say ngất ngư!

FB Chất lượng cuộc sống

15-2-2019

Là nói tới giáo sư Phạm Hồng Tung ở ĐHQG Hà Nội – chủ biên chương trình sử học phổ thông. Tôi nghĩ có lẽ ông đang say rượu khi trả lời phỏng vấn, nên ông có quan điểm cho rằng đưa trận chiến biên giới phía Bắc vào sách giáo khoa cần tránh những từ “giặc”, “địch”, “tàn bạo”, “khát máu”,… thêm nữa, ông lại cho rằng phải biết ơn người bạn “vàng” khi họ giúp ta chống Pháp, chống Mỹ,… 

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Diễn biến và hậu quả (Kỳ 3)

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

15-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1Kỳ 2

Diễn biến chiến tranh 1979

Cuộc tấn công được bắt đầu vào 3 giờ sáng ngày 17/2/1979. Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km. Từ đêm 16/2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với “lực lượng thứ năm” bí mật cắt các đường dây điện thoại, phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, cây cầu, khai quật các hầm vũ khí đã được chôn lấp chuẩn bị trước. Được sự dẫn đường của lính sơn cước và đạo quân thứ năm, quân Trung Quốc vòng qua các vị trí đồn công an vũ trang Việt Nam, thọc sâu, đánh chiếm các vị trí huyện lỵ quan trọng.[1] Có thể nói Trung Quốc đã hoàn toàn giữ được yếu tố bất ngờ và chủ động trong dụng binh.

Sau biên giới tháng hai

FB Mai Quốc Ấn

15-2-2019

Sau biên giới tháng 2/1979, quyền lợi quốc gia mới là quan trọng. Đừng bao giờ ngây ngô tin rằng anh cả Liên Xô sẽ cứu đứa em Việt Nam, dù cũng cùng ý thức hệ. Một giáp sau đó, Liên Xô tan rã…

Sau biên giới tháng 2/1979, kẻ thù ngàn năm vẫn là kẻ thù ngàn năm. Một dân tộc ba lần chặn vó ngựa Nguyên Mông đã bị Đặng Tiểu Bình gọi là “đồ chó đẻ” trong cuộc gặp Mỹ – Trung trước khi xua quân tràn qua biên giới phía Bắc.

Tròn 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc

FB Chấn dân khí

14-2-2019

Mỗi năm Trung Quốc tổ chức ăn mừng chiến thắng và thoải mái tuởng niệm binh lính đã tử trận trong trận chiến tranh biên giới Việt Trung khởi đi từ ngày 17.2.1979.

CSVN thì cấm tiệt dân chúng tưởng niệm những con dân Việt cầm súng bảo vệ bờ cõi. Ai cố gắng tổ chức tưởng niệm đều bị sách nhiễu, đánh đập.

40 năm nhìn lại Chiến Tranh Biên Giới tháng hai… Đâu là bài học?

FB Trương Nhân Tuấn

14-2-2019

Cuộc chiến Việt-Trung 1979, mở đầu từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 và chấm dứt ngày 5 tháng 3 năm 1979, giới hạn trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc của VN. Học giả nước ngoài gọi cuộc chiến này qua nhiều tên khác nhau. Một số gọi là “chiến tranh biên giới – la guerre des frontières”. Điều này không sai vì địa bàn cuộc chiến chỉ giới hạn ở các vùng biên giới. Tên này cũng được đặt cho cuộc chiến Campuchia tháng 12 năm 1978. Nguyên nhân cuộc chiến VN-Campuchia bắt nguồn từ các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ. Một cuộc chiến tranh vì vậy cũng có thể mang tên “mục tiêu” của các bên tham gia cuộc chiến.

Nhân 40 năm chiến tranh vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược: Chẳng có ai là “CHIẾN SĨ VÔ DANH” cả!

FB Hoàng Hải Vân

14-2-2019

Đã có rất nhiều người ngã xuống. Máu của đồng bào ta bị quân Trung Quốc sát hại và máu của các chiến sĩ chống quân xâm lược đã nhuộm đỏ cả một dải biên cương, 40 năm nay vẫn ủ trong lòng đất.

Một nhận xét hồ đồ về Liên Xô, ca ngợi bọn xâm lược Bắc Kinh trên báo VNexpress

FB Nguyễn Ngọc Chu

14-2-2019

Báo Vnexpress ngày 13/02/2019 có đăng bài: ‘Trung Quốc dự liệu đúng về Liên Xô khi tấn công Việt Nam năm 1979‘ Với nhận xét nổi bật in đậm ngay dưới tiêu đề: “Lãnh đạo Bắc Kinh phán đoán Liên Xô không mạo hiểm huy động lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt – Xô quan hệ khăng khít.”

Không biết tiêu đề bài báo và nhận xét đậm nổi bật ngay dưới tiêu đề là của nhà báo Viết Tuân – người thực hiện phỏng vấn, hay của ông Nguyễn Hồng Quân – người trả lời phỏng vấn?

Điểm lại lịch sử

Đỗ Ngà

14-2-2019

Mối bất hoà giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu từ năm 1962, đến năm 1969 là coi nhau như thù địch. Cũng từ lúc đó trở về sau, CSVN đứng giữa 2 chọn lựa, theo anh hai Liên Xô hay theo anh ba Trung Cộng? Ngay từ lúc đấy, CSVN chẳng muốn bỏ ai, nên thực hiện trò chơi đu dây giữa 2 thằng anh Cộng Sản này.

Trong chiến tranh Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Cộng đều viện trợ cho Hà Nội đánh Sài Gòn. Nhưng mỗi thằng có một dụng ý khác nhau. Thằng anh Liên Xô đang chạy đua vũ trang với Mỹ nhưng cả Mỹ và Liên Xô đều không muốn nổ ra chiến tranh, nên Liên Xô viện trợ cho Hà Nội đánh Sài Gòn. Tức trong bàn cờ Chiến Tranh Lạnh 2 con tướng xúi 2 con tốt phân cao thấp thôi, chứ 2 tướng không đánh trực diện.

Dã tâm thâm độc của Đặng Tiểu Bình tấn công Việt Nam năm 1979

Nguyễn Văn Phước

14-2-2019

Thật xúc động ko chỉ vì lần đầu được viết hết sự thật – mà thật sự xúc động vì sự chuyển hướng kịp thời – dù hơi trễ – để có thể thoát Trung.

DÃ TÂM THÂM ĐỘC CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH TẤN CÔNG VIỆT NAM 1979.

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Thời điểm và lực lượng tham chiến (Kỳ 2)

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

14-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1

Chuẩn bị chiến tranh

Trung Quốc thể hiện rõ sự chủ động trong chuẩn bị chiến tranh và chọn thời điểm khai hỏa. Về chuẩn bị, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này ít nhất một năm trước khi xảy ra thông qua các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao.[1] Các hoạt động này càng đẩy mạnh với tần số dồn dập trong khoảng 3 tháng từ sau khi có Hiệp ước Việt-Xô tháng 11/1978.

Sử!

FB Ngô Nguyệt Hữu

13-2-2019

Tôi có đọc trên Vietnamnet bài trao đổi với người được cho là Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội).

Cuộc trò chuyện xoay quanh vấn đề đưa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc của quân và dân ta vào tháng 2 năm 1979 vào sách giáo khoa như thế nào cho trung thực mà không khơi gợi thù hận.