Chiến tranh Việt-Trung 1979: Các bài học (Kỳ 4)

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

16-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1 – Kỳ 2 Kỳ 3 

Mục tiêu tuyên bố của cuộc “phản kích tự vệ” là để dạy cho Việt Nam một bài học. Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.[1] Đánh giá về hệ quả cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 cần đối chiếu với các mục tiêu của các bên đề ra trước cuộc chiến.

Sự kiện và nhà báo

FB Mai Quốc Ấn

16-2-2019

Năm nay, cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 được nhắc nhiều trên báo chí. Nhưng 10 năm trước, đó chỉ là cuộc “xé rào” bởi khi đó nhà báo Huy Đức (báo Sài Gòn Tiếp Thị bản cũ) viết bài Biên giới tháng Hai là bài báo duy nhất của cả làng báo khi ấy. Cũng là bài báo đầu tiên trong 10 năm nay trước khi cuộc chiến tranh biên giới được “bật đèn xanh” nhắc lại vào 2019.

40 năm nhìn lại Chiến Tranh Biên Giới tháng hai: Nguyên nhân chiến tranh (Kỳ 2)

FB Trương Nhân Tuấn

15-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1

Phía TQ đưa nhiều lý do để biện hộ cho cuộc chiến biên giới tháng Hai năm 1979.

Trang BBC ngày 17 tháng Hai 2006 dẫn hồi ký của Zhou Deli (Châu Đức Lễ), vốn tham mưu trưởng của Quân khu Quảng Châu. Ông này cho biết từ tháng Chín năm 1978 văn phòng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc đã có những cuộc họp mục đích tìm phương pháp “giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân Việt Nam chiếm đóng”:

Làm sao phải run sợ đến nỗi như vậy, không thấy nhục à?

FB Đặng Bích Phượng

15-2-2019

Đó là câu hỏi cậu chiến sĩ quản trang, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên của một bác trong đoàn. Giọng bác ấy run lên vì giận dữ, còn cậu chiến sĩ chỉ nhếch miệng cười.

Ý tưởng lên Vị Xuyên thắp hương, tưởng niệm những liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, chống quân xâm lược Trung Quốc, là của cụ Nguyễn Khắc Mai – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết và đồng sự.

Giáo sư say ngất ngư!

FB Chất lượng cuộc sống

15-2-2019

Là nói tới giáo sư Phạm Hồng Tung ở ĐHQG Hà Nội – chủ biên chương trình sử học phổ thông. Tôi nghĩ có lẽ ông đang say rượu khi trả lời phỏng vấn, nên ông có quan điểm cho rằng đưa trận chiến biên giới phía Bắc vào sách giáo khoa cần tránh những từ “giặc”, “địch”, “tàn bạo”, “khát máu”,… thêm nữa, ông lại cho rằng phải biết ơn người bạn “vàng” khi họ giúp ta chống Pháp, chống Mỹ,… 

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Diễn biến và hậu quả (Kỳ 3)

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

15-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1Kỳ 2

Diễn biến chiến tranh 1979

Cuộc tấn công được bắt đầu vào 3 giờ sáng ngày 17/2/1979. Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km. Từ đêm 16/2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với “lực lượng thứ năm” bí mật cắt các đường dây điện thoại, phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, cây cầu, khai quật các hầm vũ khí đã được chôn lấp chuẩn bị trước. Được sự dẫn đường của lính sơn cước và đạo quân thứ năm, quân Trung Quốc vòng qua các vị trí đồn công an vũ trang Việt Nam, thọc sâu, đánh chiếm các vị trí huyện lỵ quan trọng.[1] Có thể nói Trung Quốc đã hoàn toàn giữ được yếu tố bất ngờ và chủ động trong dụng binh.

Sau biên giới tháng hai

FB Mai Quốc Ấn

15-2-2019

Sau biên giới tháng 2/1979, quyền lợi quốc gia mới là quan trọng. Đừng bao giờ ngây ngô tin rằng anh cả Liên Xô sẽ cứu đứa em Việt Nam, dù cũng cùng ý thức hệ. Một giáp sau đó, Liên Xô tan rã…

Sau biên giới tháng 2/1979, kẻ thù ngàn năm vẫn là kẻ thù ngàn năm. Một dân tộc ba lần chặn vó ngựa Nguyên Mông đã bị Đặng Tiểu Bình gọi là “đồ chó đẻ” trong cuộc gặp Mỹ – Trung trước khi xua quân tràn qua biên giới phía Bắc.

Tròn 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc

FB Chấn dân khí

14-2-2019

Mỗi năm Trung Quốc tổ chức ăn mừng chiến thắng và thoải mái tuởng niệm binh lính đã tử trận trong trận chiến tranh biên giới Việt Trung khởi đi từ ngày 17.2.1979.

CSVN thì cấm tiệt dân chúng tưởng niệm những con dân Việt cầm súng bảo vệ bờ cõi. Ai cố gắng tổ chức tưởng niệm đều bị sách nhiễu, đánh đập.

40 năm nhìn lại Chiến Tranh Biên Giới tháng hai… Đâu là bài học?

FB Trương Nhân Tuấn

14-2-2019

Cuộc chiến Việt-Trung 1979, mở đầu từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 và chấm dứt ngày 5 tháng 3 năm 1979, giới hạn trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc của VN. Học giả nước ngoài gọi cuộc chiến này qua nhiều tên khác nhau. Một số gọi là “chiến tranh biên giới – la guerre des frontières”. Điều này không sai vì địa bàn cuộc chiến chỉ giới hạn ở các vùng biên giới. Tên này cũng được đặt cho cuộc chiến Campuchia tháng 12 năm 1978. Nguyên nhân cuộc chiến VN-Campuchia bắt nguồn từ các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ. Một cuộc chiến tranh vì vậy cũng có thể mang tên “mục tiêu” của các bên tham gia cuộc chiến.

Nhân 40 năm chiến tranh vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược: Chẳng có ai là “CHIẾN SĨ VÔ DANH” cả!

FB Hoàng Hải Vân

14-2-2019

Đã có rất nhiều người ngã xuống. Máu của đồng bào ta bị quân Trung Quốc sát hại và máu của các chiến sĩ chống quân xâm lược đã nhuộm đỏ cả một dải biên cương, 40 năm nay vẫn ủ trong lòng đất.

Một nhận xét hồ đồ về Liên Xô, ca ngợi bọn xâm lược Bắc Kinh trên báo VNexpress

FB Nguyễn Ngọc Chu

14-2-2019

Báo Vnexpress ngày 13/02/2019 có đăng bài: ‘Trung Quốc dự liệu đúng về Liên Xô khi tấn công Việt Nam năm 1979‘ Với nhận xét nổi bật in đậm ngay dưới tiêu đề: “Lãnh đạo Bắc Kinh phán đoán Liên Xô không mạo hiểm huy động lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt – Xô quan hệ khăng khít.”

Không biết tiêu đề bài báo và nhận xét đậm nổi bật ngay dưới tiêu đề là của nhà báo Viết Tuân – người thực hiện phỏng vấn, hay của ông Nguyễn Hồng Quân – người trả lời phỏng vấn?

Điểm lại lịch sử

Đỗ Ngà

14-2-2019

Mối bất hoà giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu từ năm 1962, đến năm 1969 là coi nhau như thù địch. Cũng từ lúc đó trở về sau, CSVN đứng giữa 2 chọn lựa, theo anh hai Liên Xô hay theo anh ba Trung Cộng? Ngay từ lúc đấy, CSVN chẳng muốn bỏ ai, nên thực hiện trò chơi đu dây giữa 2 thằng anh Cộng Sản này.

Trong chiến tranh Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Cộng đều viện trợ cho Hà Nội đánh Sài Gòn. Nhưng mỗi thằng có một dụng ý khác nhau. Thằng anh Liên Xô đang chạy đua vũ trang với Mỹ nhưng cả Mỹ và Liên Xô đều không muốn nổ ra chiến tranh, nên Liên Xô viện trợ cho Hà Nội đánh Sài Gòn. Tức trong bàn cờ Chiến Tranh Lạnh 2 con tướng xúi 2 con tốt phân cao thấp thôi, chứ 2 tướng không đánh trực diện.

Dã tâm thâm độc của Đặng Tiểu Bình tấn công Việt Nam năm 1979

Nguyễn Văn Phước

14-2-2019

Thật xúc động ko chỉ vì lần đầu được viết hết sự thật – mà thật sự xúc động vì sự chuyển hướng kịp thời – dù hơi trễ – để có thể thoát Trung.

DÃ TÂM THÂM ĐỘC CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH TẤN CÔNG VIỆT NAM 1979.

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Thời điểm và lực lượng tham chiến (Kỳ 2)

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

14-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1

Chuẩn bị chiến tranh

Trung Quốc thể hiện rõ sự chủ động trong chuẩn bị chiến tranh và chọn thời điểm khai hỏa. Về chuẩn bị, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này ít nhất một năm trước khi xảy ra thông qua các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao.[1] Các hoạt động này càng đẩy mạnh với tần số dồn dập trong khoảng 3 tháng từ sau khi có Hiệp ước Việt-Xô tháng 11/1978.

Sử!

FB Ngô Nguyệt Hữu

13-2-2019

Tôi có đọc trên Vietnamnet bài trao đổi với người được cho là Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội).

Cuộc trò chuyện xoay quanh vấn đề đưa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc của quân và dân ta vào tháng 2 năm 1979 vào sách giáo khoa như thế nào cho trung thực mà không khơi gợi thù hận.

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Nguyên nhân và mục tiêu

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

13-2-2019

Kính tặng những người đã đổ máu, sức lực cho biên giới mãi trường tồn

Ngoại giao bóng bàn và các chuyến đi bí mật của cố vấn Kissinger đã đưa đến sự bắt tay Mỹ – Trung năm 1972 tại Thượng Hải làm thay đổi cục diện thế giới cũng như khu vực. Sự kiện này làm thay đổi hẳn các tính toán của các bên trong ván bài Đông Dương. Mỹ muốn rút khỏi Việt Nam nên đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 để đổi lấy tác động của Bắc Kinh lên chính sách của Hà Nội. Trung Quốc muốn duy trì hai miền Việt Nam trước quyết tâm thống nhất đất nước của Hà Nội để có một vùng đệm an ninh cho biên giới phía Nam. Sự bắt tay Mỹ – Trung làm Liên Xô buộc phải tăng cường quan hệ với Việt Nam, tìm kiếm đồng minh trong khi Hà Nội cần nhiều viện trợ quân sự trong bối cảnh Trung Quốc đang đe dọa cắt viện trợ để buộc Việt Nam theo ý mình.

Chiến tranh Việt-Trung 1979 và bức tranh đen tối thời hậu chiến

Nguyễn Tuấn Khoa

13-2-2019

Diễn biến

Rạng sáng 17/02/1979, Trung Quốc phát lệnh tấn công Việt Nam. 600 ngàn quân TQ đã dàn trải trên 1,000 Km biên giới. Ban đầu TQ dùng chiến thuật thí quân “biển lửa-biển người” nên tiến sâu hơn 10 Km như vào chốn không người. Sau đó vì địa hình hiểm trở và tiếp vận kém (dùng lừa vận chuyển) nên TQ khó triển khai cấp sư đoàn.

Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 2: Tính chính danh của Việt Nam Cộng hoà

Luật Khoa

Võ Văn Quản

12-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1

Ở kỳ 1, chúng ta đã bàn về tính chính danh, hay tư cách pháp lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH). “Kẻ thua cuộc” Việt Nam Cộng hoà (VNCH) có lẽ ít khi có cơ hội bảo vệ tính chính danh của mình. Cho đến nay, một trong những thứ mà học sinh Việt Nam có ấn tượng sâu đậm nhất về VNCH là một chính quyền bù nhìn, ngụy quân – ngụy quyền, do Hoa Kỳ dựng lên. Song cách nhìn này có phần đơn giản hóa quá đáng lịch sử hiện đại Việt Nam theo góc nhìn của pháp luật quốc tế.

Với Trung Quốc: Thấy 1 phải hiểu 10, 100, 1000

FB Nguyễn Ngọc Chu

12-2-2019

Với Trung Quốc điều thấy chưa phải là chứng cứ, điều chưa thấy chưa phải là tận cùng. Với Trung Quốc phải nghĩ ngoài chứng cứ, ngoài tận cùng.

VỚI TRUNG QUỐC: THẤY 1 PHẢI HIỂU 10, 100,1000

Rất hoan nghênh TUẦN VIETNAMNET đã có bài “Biên giới tháng 2/1979: Sòng phằng với lịch sử”. Bài viết đăng dưới dạng phỏng vấn Nghiên cứu sinh môn Lịch sử Vũ Minh Hoàng, Đại học Cornell (Hoa Kỳ) do nhà báo Thu Thủy thực hiện.

Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 1: Tính chính danh của miền Bắc

Luật Khoa

Võ Văn Quản

9-2-2019

Trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968 cho đến nay vẫn là một trong những đề tài gây chia rẽ nhất trong cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước. Trong loạt bài này, tôi sẽ bàn đến trận chiến dưới góc độ công pháp quốc tế, và do vậy, rất có thể sẽ xúc phạm đến niềm tin chính trị riêng của người đọc.

Nghĩ về biên giới

FB Lê Đức Dục

7-2-2019

Mười ngày nữa là kỷ niệm tròn 40 năm, 17-2-1979/2019.

Mấy năm trước, kỷ niệm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, 17-2-1979, đại tá Nguyễn Mạnh Hà (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng Học viện CTQGHCM) nói trên Tuổi Trẻ:

“Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.

Năm con Heo nhớ chuyện… Lợn trại tù

Mạnh Nguyễn

26-1-2019

Tác giả tại căn cứ Nancy năm 1972

Qua năm thứ hai, tôi được chuyển về T6 là T ở tận cùng của trại tù cải tạo gồm nhiều T. Một buổi tối, nhà nhà đã tắt đèn theo tiếng kẻng ngủ đã lâu, chợt có tiếng những bước chân rõ dần cùng những nhoang nhoáng ánh quét đèn pin, rồi dừng lại trước cửa buồng của tổ X chúng tôi gần hai chục người.

Đọc kịch bản “Huế 1968” của Michael Mann

Tương Lai

27-1-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 57

Từ ngỡ ngàng đến xúc động lật từng trang kịch bản “Huế 1968” của Michael Mann là trạng thái cảm xúc của tôi khi dõi theo từng dòng, từng dòng viết về thành phố quê hương tôi của nhà làm phim đã bốn lần được đề cử cho giải Oscar.

Ai giết 32 em học sinh tiểu học Cai Lậy ở Định Tường và 10 em thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc?

FB Trần Trung Đạo

25-1-2019

Trong video này, anh chị em sẽ thấy bức hình của một em học sinh Việt Nam nằm gối đầu lên cặp sách, im lìm như đang ngủ trưa. Các nhân viên y tế cứu thương chỉ vì quá thương xót mà tưởng như em còn biết đau nên đặt đầu em cao trên chiếc cặp vậy thôi. Không, em không ngủ trưa, em chết rồi.

AI GIẾT 32 EM HỌC SINH TIỂU HỌC CAI LẬY Ở ĐỊNH TƯỜNG VÀ 10 EM THANH NIÊN XUNG PHONG Ở NGà BA ĐỒNG LỘC?Trong video này, anh chị em sẽ thấy bức hình của một em học sinh Việt Nam nằm gối đầu lên cặp sách, im lìm như đang ngủ trưa. Các nhân viên y tế cứu thương chỉ vì quá thương xót mà tưởng như em còn biết đau nên đặt đầu em cao trên chiếc cặp vậy thôi. Không, em không ngủ trưa, em chết rồi. Em là một trong 32 học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường, bị VC pháo kích chết lúc 2 giờ 55 trưa ngày 9 tháng 3, 1974. Em bị giết chỉ hơn một năm trước ngày chiến tranh chấm dứt để từ đó dân tộc Việt Nam chịu đựng trong độc tài đảng trị đến hôm nay.Ai giết 32 em học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường? Các em chết vì đạn pháo kích của Việt Cộng. Vâng. Nhưng đa số tuổi trẻ VN sinh ra và lớn lên sau 1975 không biết sự thật đó. Học sinh tại Việt Nam chỉ bị nhồi sọ về cái chết của “10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.”Ai giết 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc? Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam, thì đúng 100 em sẽ trả lời do bom của “Đế quốc Mỹ.”Nhưng nếu được hỏi tiếp, nếu không có “đế quốc Mỹ” rồi 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc và hàng triệu thanh niên miền Bắc vô tội có chết hay không? Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam, thì đúng 100 em sẽ trả lời "Không”.Thật ra, không có Mỹ các cô gái thanh niên xung phong đó cũng có thể chết. Nếu không chết tại Ngã Ba Đồng Lộc rồi cũng một ngã ba khác, một con đường khác, một thôn làng Việt Nam khác. Mười phần trăm dân số Việt Nam đã chết để tham vọng CS hóa Việt Nam của lãnh đạo CSVN và Quốc Tế được hoàn thành.Số phận Việt Nam vốn đã nằm trong "sinh tử lệnh" của Mao không chỉ trước Điện Biên Phủ, sau hiệp định Geneve, hiệp định Paris, biến cố Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay từ đầu thập niên 1920 khi đảng CSVN còn đang thai nghén trong nhận thức của Hồ Chí Minh.Đường lối chiến tranh của Mao trong bài phát biểu tại Diên An: “Nhiệm vụ trung tâm và hình thức cao nhất của cách mạng là chiếm lấy quyền lực xuyên qua đấu tranh võ trang và giải quyết xung đột bằng chiến tranh. Đây là nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, và phải được thực hiện một cách toàn diện tại Trung Quốc và toàn thế thế giới.”Đường lối đó chi phối toàn bộ chính sách của đảng CSVN. Quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc có khi nắng khi mưa, khi ấm khi lạnh nhưng đường lối đó chưa hề thay đổi.Người bình thường chỉ biết nhìn một biến cố từ hậu quả nhưng người có ý thức phải hiểu tận nguyên nhân, bởi vì mọi việc xảy ra trên đời, mọi sự vật có mặt trên đời đều có nguyên nhân.Cả 32 em học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường và 10 người chị Việt Nam của các em chết ở Ngã Ba Đồng Lộc chỉ chết vì một nguyên nhân: Tham vọng CS hóa toàn cõi Việt Nam của CSVN và CS Quốc Tế. Không hiểu đúng tại sao chủ nghĩa CS đến Việt Nam sẽ không có một cách thích hợp để đẩy chủ nghĩa CS ra khỏi Việt Nam. Và tương tự, không hiểu đúng quá khứ sẽ không có hành động đúng vì tương lai đất nước. Nỗi đau của dân tộc Việt Nam sẽ không dứt nếu không biết tại sao đau.Mời nghe hết Video Chính Luận 19 “NỖI ĐAU SẼ KHÔNG DỨT NẾU KHÔNG BIẾT TẠI SAO ĐAU” chỉ dài 7 phút do Vinna Media Production Vinna Media Production thực hiện qua giọng đọc của Ngọc Diễm Diem Pham và kỹ thuật của Lâm Vĩnh Tùng Tung V Lam. Trần Trung Đạo

Publiée par Trần Trung Đạo sur Vendredi 25 janvier 2019

Những mùa xuân nhuộm máu

FB Trần Trung Đạo

20-1-2019

Trước 1975, trên quê hương Việt Nam mùa Xuân không chỉ có mai vàng mà còn máu đỏ. Việt Nam dư thừa máu. Đâu cũng đều thấy máu. Máu chảy đầy sông. Máu ngập ruộng đồng. Máu loang đường phố.

Thừa đến nỗi, máu của nhiều triệu người Việt đã đổ xuống không chỉ để thỏa mãn tham vọng bành trướng của Mao và CS quốc tế mà còn giúp các quốc gia vùng Đông Nam Á đang nghèo nàn trở nên giàu có.

Lãnh đạo quốc gia có thể nhẫn nhục, nhưng không được làm nhục dân và tướng sĩ!

FB Hoàng Hải Vân

17-1-2019

Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược: Lãnh đạo quốc gia có thể nhẫn nhục, nhưng không được làm nhục dân và tướng sĩ!

Thời gian trước đây, có những lệnh miệng từ bên trên cấm báo chí đề cập đến tội ác man rợ của quân Trung Quốc sát hại đồng bào ta và sự chiến đấu hy sinh anh dũng của chiến sĩ ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ biên giới phía bắc. Chuyện này gây bức xúc lớn trong dân chúng và những người làm báo. Sự bức xúc đó là chính đáng. Nhưng không có ai chịu trách nhiệm về những lệnh miệng đó, bởi vậy cho đến ngày nay dù những lệnh miệng như vậy không còn nữa, nhưng dư âm vẫn còn rất nặng nề.

Tươi cười 40 năm Cao Miên – Cúi mặt 40 năm Tàu Cộng

Phạm Trần

10-1-2019

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức kỷ niệm 40 năm để khoe công đã cứu nhân dân Cao Miên thoát chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer đỏ, nhưng lại không dám tưởng niệm những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Tàu ngày 17/02/1979.

Chiến tranh Việt – Miên: Bảo vệ tổ quốc hay xâm lược?

Nguyễn Tuấn Khoa

8-1-2019

Chiến tranh Việt-Miên đã kết thúc 40 năm nhưng những thông tin trong nước về cuộc chiến này vừa thiếu vừa không đáng tin cậy. Năm 1986, ông Nayan Chanda, ký giả Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông cho xuất bản quyển Huynh Đệ Tương Tàn (Brother Enemy) nói về cuộc chiến giữa các nước CS anh em sau khi Sài Gòn thất thủ.

Chưa rõ bao nhiêu người lính Việt Nam chết trong cuộc chiến ở Campuchia

FB Huy Đức

8-1-2018

Hôm qua, khi tôi dẫn tuyên bố của tướng Hoàng Kiền nói (trên Soha) rằng, “Chúng ta đã hy sinh rất lớn. Trong 10 năm giúp nhân dân Campuchia…, hơn 12 vạn chiến sỹ đã hy sinh, hàng chục vạn người bị thương, chủ yếu do mìn…”, một chuyên gia về CPC, nhà báo Trần Chí Hùng – Trưởng phân xã TTXVN tại Campuchia – cho rằng, phải coi lại con số ấy.

Trận Phước Long 1975: Qua Hồi Ký…

Nguyễn Quang Duy

7-1-2019

Sau cả tháng chiến đấu, đêm 6/1/1975, binh sỹ Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Phước Long và núi Bà Đen, Tây Ninh. Vài tháng sau VNCH hoàn toàn sụp đổ.