Nguyễn Minh Đào
13-5-2020
Lời tác giả: Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đẫm máu kết thúc hơn 40 năm (1979 – 2020). Theo yêu cầu bạn hữu tôi đăng lại bài hồi ký này viết tháng 1/2014, chỉnh sửa, bổ sung ngày 2/5/2020.
Nguyễn Minh Đào
13-5-2020
Lời tác giả: Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đẫm máu kết thúc hơn 40 năm (1979 – 2020). Theo yêu cầu bạn hữu tôi đăng lại bài hồi ký này viết tháng 1/2014, chỉnh sửa, bổ sung ngày 2/5/2020.
Nguyễn Quang Duy
13-5-2020
Báo chí trong nước hôm 12/5/2020 đưa tin, Bộ Công an cho hay, dự luật biểu tình chưa thể được trình lên Quốc hội vì “cần phải được nghiên cứu kỹ, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng”.
Trần Gia Phụng
9-5-2020
Cuộc tranh luận trên dài BBC hôm thứ Tư, ngày 6-5-2020 thật hào hứng về nhiều đề tài, trong đó có trở lại một chuyện xưa cũ là hiệp định Genève ngày 20-7-1954.
1.- HIỆP ĐỊNH GENÈVE
Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào, Cambodia. Hai chính phủ Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.
Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt là hiệp định Genève) gồm có 6 chương, 47 điều, có tính cách thuần tuý quân sự, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.
Chính phủ Quốc Gia Việt Nam dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm lo thi hành hiệp định Genève, tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định Genève. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, không có tài liệu sách vở nào cho thấy là chính phủ Quốc Gia Việt Nam đã vi phạm hiệp định Genève, chỉ trừ lời tố cáo của Bắc Việt Nam là Nam Việt Nam không chịu bàn việc tổng tuyển cử theo quy định của hiệp định Genève để lấy lý do tấn công Nam Việt Nam. Tuy nhiên …
2.- HIỆP ĐỊNH GENÈVE KHÔNG QUY ĐỊNH TỔNG TUYỂN CỬ
Đọc thật kỹ văn bản hiệp định Genève bằng hai thứ tiếng chính thức là tiếng Việt và tiếng Pháp, thì hiệp định nầy chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị, không có điều nào, khoản nào quy định việc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước
Trong khi đó, sau khi hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào và ở Cambodia được ký kết ngày 20-7-1954, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954, tức họp ngoài lề hội nghị chính thức, nhằm bàn thảo bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhứt là điều 7, ghi rằng:
“Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53. Để xem bản Pháp văn của tuyên ngôn nầy, vào: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)
Như vậy, đề nghị chuyện tổng tuyển cử chỉ được đưa ra trong điều 7 của bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954, chứ không phải trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954.
Chủ tịch phiên họp ngày hôm đó (21-7-1954) là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào và Cambodia đều trả lời miệng rằng “đồng ý”. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.) Tất cả bảy phái đoàn đều trả lời miệng, chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký. (Tìm đọc bản bản chính thứ hai là bản Pháp văn cũng hoàn toàn không có chữ ký. Xin vào Google sẽ thấy rõ).
Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách đề nghị hay kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai ở Việt Nam, không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, dự kiến, đề nghị chứ không có tính cách cưỡng hành tức bắt buộc thi hành, đồng ý hay không đồng ý là tùy từng đơn vị.
Một văn kiện hành chánh hay thương mại dân sự bình thường mà không có chữ ký cũng không có giá trị phap lý để thi hành, huống gì là một văn kiện ngoại giao quốc tế đa quốc gia mà không có chữ ký thì làm sao có thể bắt buộc phải thi hành?
Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không ký bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của chính phủ mình.
3.- BẮC VIỆT NAM ĐÒI HỎI ĐIỀU KHÔNG CÓ
Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị. Thế mà ngày 19-7-1955, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng NVN là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, mà phía Bắc Việt Nam cho rằng điều nầy đã quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.) Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, vì cho rằng chính phủ QGVN tức Nam Việt Nam không ký các văn kiện Genève nên không bị ràng buộc phải thi hành.
Sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thay chính phủ Quốc Gia Biệt Nam từ ngày 26-10-1955, cũng nhiều lần từ chối lời đề nghị của Bác Việt Nam. Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, để chứng tỏ rằng Bắc Vệt Nam quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và nhằm tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.
Thế là Bắc Việt Nam tố cáo Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa vi phạm hiệp định Genève vì không chịu thảo luận chuyện tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.
4.- AI VI PHẠM HIỆP ĐỊNH GENÈVE?
Sau năm 1975, tự mãn là “bên thắng cuộc”, ‘tài liệu cộng sản đã tiết lộ hai sự kiện đặc biệt cho thấy nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do cộng sản cầm đầu đã không tuân hành quy định trong hiệp định Genève:
Thứ nhứt, trước khi hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954, tại Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), Trung Hoa, diễn ra cuộc họp giữa thủ tướng Trung Cộng là Châu Ân Lai và chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954. Theo lời khuyên của Châu Ân Lai, Hồ Chí Minh đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn: Internet). Nói là 10,000 ở lại, nhưng thực tế đông hơn rất nhiều.
Việc nầy vi phạm điều 5 chương I hiệp định Genève nguyên văn như sau: “Để tránh những sự xung đột có thể gây lại chiến sự, tất cả các lực lượng, vật liệu và dụng cụ quân sự đều phải đưa ra khỏi khu phi quân sự trong thời hạn hai mười lăm (25) ngày kể tử ngày hiệp định nầy bắt đầu có hiệu lực.” [Khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc. Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.]
Thứ hai, cộng sản chẳng những chôn giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam, mà còn gài cả những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại Nam Việt Nam như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm… (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273.) Những nhân vật nầy ở lại để chỉ huy và tổ chức lại Trung ương cục miền Nam trong tình hình mới. Trung ương cục miền Nam được thành lập ngày 20-1-1951, chỉ huy toàn bộ hệ thống cộng sản ở Nam Việt Nam. (Tháng 10-1954, Trung ương cục miền Nam đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị ngày 23-1-1961 lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương đảng (khóa III) đảng Lao Động ở Hà Nội, Xứ ủy Nam Bộ trở lại thành Trung ương cục miền Nam.)
Hai tài liệu trên đây do phía CS tiết lộ sau năm 1975, chứ không phải tài liệu tuyên truyền của Nam Việt Nam hay của Tây Phương. Như vậy, rõ ràng trong khi chính phủ Quốc Gia Việt Nam tôn trọng hiệp định Genève, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã có kế hoạch vi phạm hiệp định, ngay trước khi hiệp định được ký kết.
KẾT LUẬN
Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chỉ là hiệp định đình chỉ chiến sự. Chính thể Quốc Gia Việt Nam, rồi Việt Nam Cộng Hòa tức Nam Việt Nam đã thi hành đúng hiệp định Genève, trong khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam liên tục vi phạm hiệp định nầy.
Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam công khai họp đại hội tuyên bố mở cuộc chiến, xân lăng Việt Nam Cộng Hòa tức Nam Việt Nam dưới chiêu bài thống nhứt đất nước và chống Mỹ cứu nước, trong khi Lê Duẩn chủ trương: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô”. (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng nhà nước cộng sản Việt Nam từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 24-1-2013.) Một nhân vật tầm cỡ ngoại trưởng như ông Nguyễn Mạnh Cầm xác nhận công khai như thế thì không sai vào đâu được.
Cuối cùng, ở đây xin cảm ơn cuộc tranh luận sôi nổi trên đài BBC đã đặt lại vấn đề hiệp định Genève để có cơ hội cùng nhau ôn lại rằng hiệp định Genève hoàn toàn không đưa ra một giải pháp chính trị cho Việt Nam, trái với lời tuyên truyền của cộng sản. Mời các bạn trẻ đọc lại thật kỹ văn bản hiệp định Genève để hiểu rõ sự thật lịch sử đất nước, chứ không phải là thứ lịch sử đã bị cộng sản bóp méo với sự tiếp tay của những kẻ có học xu thời. Lịch sử ngày nay thuộc về sự thật và lẽ phải chứ không thuộc về những kẻ nhất thời thắng trận như thời trung cổ.
Võ Ngọc Ánh
9-5-2020
Kết thúc cuộc chiến trên lãnh thổ Việt Nam vào năm 1975, miền Bắc tìm chỗ dựng tượng Hồ Chí Minh, miền Nam đua nhau dựng tượng đài chiến thắng.
Tác giả: Richard von Weizsäcker
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
8-5-2020
Lời người dịch: Ngày 8 tháng 5 năm 2020 là ngày kỷ niệm 75 năm ngày 8 tháng 5 năm 1945, Đức Quốc Xã đầu hàng Đồng Minh, Thế chiến Thứ hai chấm dứt và châu Âu lật qua trang sử mới để tái thiết hậu chiến.
Thảo Ngọc
5-5-2020
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là một ngày lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt cuộc chiến “Nồi da xảo thịt”, “Huynh đệ tương tàn”, nó bức tử một nhà nước có chủ quyền đã tồn tại hơn 20 năm trước. Đó là nhà nước Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975).
Trân Văn
1-5-2020
Cho dù cả giọng điệu lẫn âm lượng của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức về sự kiện “Giải phóng miền Nam” đã giảm đáng kể nhưng mạng xã hội và các diễn đàn điện tử về ngày 30 tháng 4 vẫn rất nóng, thậm chí còn nóng hơn nhiều năm trước…
1-5-2020
Tôi không nghĩ đã có dân tộc nào trên thế giới mở đầu trang sử của mình bằng một cuộc phân ly. Nhưng rủi thay, dân tộc ta đã có một trang sử khởi đầu như vậy. Đọc sử, chúng ta hãnh diện tự tôn về dòng giống con rồng cháu tiên. Điều đó, làm chúng ta quên bẵng đi ý nghĩa câu chuyện mẹ Âu Cơ đem 50 con lên núi, cha Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển để bắt đầu một phân ly tiên khởi như định mệnh dân tộc.
Tác giả: Winston Lord
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
1-5-2020
Lời Người Dich: Các điểm thoả thuận chính trong Hiệp Định Paris là ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày; QĐNDVN được ở lại miền Nam; Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ; VNCH và MTGPMN hoạt động trên lãnh thổ của mình; khu phi quân sự là một lằn ranh tạm thời và không được quốc tế công nhận theo luật quốc tế.
30-4-2020
45 năm đã qua nhưng chỉ riêng việc gọi tên ngày 30/4 vẫn còn quá nhiều tranh cãi.
Không ít người, nhất là từ bên thắng cuộc, với sự thiện chí đáng ghi nhận, muốn 30/4 được gọi là Ngày Thống Nhất, thay vì cụm từ ‘giải phóng miền Nam’ đầy hợm hĩnh.
Tuy nhiên, thiện chí là một chuyện, chính xác hay không lại là chuyện khác.
Thảo Ngọc
30-4-2020
Lại nói về ngày 30 tháng Tư, mà nhiều người vẫn gọi là Tháng Tư Đen, được mệnh danh là ngày Giải phóng miền Nam.
Trần Nam Chí
30-4-2020
Ðối với một dân tộc đã oằn oại qua bao năm chinh chiến, bỏ lại sau lưng những tàn khốc, chết chóc của chiến tranh, là niềm hạnh phúc không sao tả được cho dân tộc đó.
29-4-2020
(Phạm Thị Hoài trả lời phỏng vấn của Diễn đàn Thế kỷ)
Diễn đàn Thế kỷ: Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, dần dà chị có dịp tiếp xúc với đời sống miền Nam. Xin chị cho biết cảm tưởng chung của mình về đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng trên mảnh đất trước kia gọi là Việt Nam Cộng hòa.
30-4-2020
Tôi chưa từng biết ông là ai, chưa từng đọc thơ của ông, cho tới sáng nay. Sáng nay, tôi xúc động, và bần thần một lúc, sau khi đọc bài thơ dưới đây của Đỗ Ngọc. Những câu tự hỏi “làm sao chúng ta thù hận được nhau?” của ông có vẻ giản dị nhưng chát đắng, đau đớn, không dễ trả lời.
Nguyễn Quang Duy
29-4-2020
Sau trận Phước Long ngày 6/1/1975, Hoa Kỳ im lặng, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát Đình chiến bất lực, cuộc chiến đã đến hồi chấm dứt.
28-4-2020
Tiếp theo Phần 1
Khi tôi viết: “Cuộc chiến khốc liệt đã nổ ra chính vì số người Việt thích bạo lực, coi trọng đấu tranh ý thức hệ nhiều hơn số người nghĩ đến quyền lợi dân tộc”, có người không đồng ý. Nhưng rõ ràng dân trí lành mạnh, xã hội văn minh đỡ tốn rất nhiều máu.
Đỗ Thành Nhân
28-4-2020
Từ sau năm 1975, cứ đến ngày 30 tháng 4 là chính quyền cả nước tổ chức làm lễ kỷ niệm “ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, tùy năm tròn, chẳn lẻ mà quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Tác giả: Winston Lord
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
27-4-2020
Chiến tranh Việt Nam có hai chiến trường: Đông Dương và Mỹ. Bắc Việt cố gắng kéo dài cuộc chiến trên chiến trường Việt Nam, đồng thời làm mệt mỏi công luận trên chiến trường Mỹ.
Trần Gia Phụng
27-4-2020
Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-1975 rất đa dạng. Đặc điểm cuộc chiến nầy cũng chính là đặc điểm lý do vì sao các nước tham chiến. Xin bắt đầu với Bắc Việt Nam (BVN) vì BVN là đơn vị gây ra cuộc chiến.
26-4-2020
Trên địa chỉ phây búc của một người tử tế, kiến thức sâu rộng, vừa có cái tút (status) về thực chất của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, kinh tế miền Nam trước ngày 30.4.1975.
Phải công nhận tác giả đã chịu khó mày mò, lục tìm, trích dẫn những tư liệu để khẳng định rằng sự phát triển, giàu có, no đủ của miền Nam trong những năm chiến tranh chỉ là thứ phồn vinh giả tạo, dựa hơi Mỹ, được Mỹ viện trợ, bơm hơi cho. Nó (Mỹ) mà cắt một cái, chết ngay tức tưởi. Nó nuôi chiến tranh chứ nuôi gì dân chúng…
26-4-2020
Michel Setboun là nhiếp ảnh báo chí nổi tiếng của Pháp. Ông sinh năm 1952 tại Algeria. Là một kiến trúc sư, ông cũng đồng thời là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp kể từ năm 1978, liên tục có mặt tại các điểm nóng trên thế giới để ghi lại những khoảnh khắc gây ảnh hưởng sâu đậm đến lương tri nhân loại về tác động của chiến tranh, bạo lực và các cuộc khủng hoảng nhân đạo tới thường dân vô tội.
26-4-2020
Đêm qua, đọc sách muộn,
Rồi ngủ, quên tắt đèn.
Rồi mơ, mơ vớ vẩn.
Lần này về Triều Tiên.
26-4-2020
Trưa 30.4.1975, sau lời kêu gọi của tướng Minh phát trên đài Sài Gòn, cậu thanh niên Hà Nội 24 tuổi đã phóng xe đạp như điên từ phố Quán Sứ, sang Tràng Thi đến Hồ Gươm. Tôi đạp xe vòng quanh hồ, vừa đạp vừa reo hò như thằng điên. Xung quanh tôi, hàng trăm người cũng phóng xe như vậy.
Thanh Nhã
25-4-2020
Chỉ trong 20 năm, tính từ 1954 đến 1975, hiếm có dân tộc nào chịu nhiều đau thương, mất mát như người Việt. Người chết đành yên phận, nhưng người sống sau lần vượt vĩ tuyến theo Hiệp định Geneve lại phải tiếp tục mang thân phận tị nạn trên hải trình vượt đại dương…
Dương Tự Lập
25-4-2020
Tôi đã từng kể về Vũ “lùn” trong câu chuyện: “Cướp không phải là từ đểu“. Ba mươi năm sau gặp lại Vũ, chỉ khác chăng thời gian bào mòn mất đi tuổi thanh xuân trai trẻ của con người, chứ Vũ vẫn là thằng Vũ có giọng nói đểu đểu nhưng đểu tốt của ngày nào. Như một câu đúc kết: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.