Người tị nạn Việt Nam khi còn là đứa trẻ, bị kết án, chiến đấu với lệnh trục xuất sau 30 năm ở Hồng Kông

AFP

Dịch giả: Trúc Lam

4-5-2020

Bức thư của Võ Văn Hùng viết cho công chúng chụp ngày 29/4/2020. Hùng là một trong những “thuyền nhân” Việt Nam cuối cùng còn lại trong thành phố, là người bốn năm trước đã xong án tù 22 năm vì tội giết người, hiện đang bị giữ tại một trung tâm nhập cư, chờ trục xuất, là điều mà anh đang chiến đấu trong các phiên tòa. Ảnh: AFP

HỒNG KÔNG (AFP): Ba thập niên sau khi đặt chân lên bờ biển Hồng Kông khi còn là một đứa trẻ tị nạn, Võ Văn Hùng đang chiến đấu với nỗ lực trục xuất anh về Việt Nam khi anh đã kết thúc án tù dài hạn – vì tội giết người.

Cuộc di cư của “thuyền nhân” Việt Nam đã lắng xuống cách đây nhiều năm. Nhưng Võ, 41 tuổi, là một trong số ít những người tị nạn còn lại mà số phận vẫn chưa được định đoạt.

Và cuộc chiến chống trục xuất của anh đã gợi lại các hồi ký về một chương nghiệt ngã trong lịch sử gần đây của Hồng Kông.

Từ khi đến Hồng Kông năm 1991, với tư cách là một người tị nạn 12 tuổi, không có người đi cùng, Võ đã sống cả cuộc đời của mình sau dây thép gai và sau đó là các nhà tù.

Đầu tiên anh bị giam trong một trại tị nạn bạo lực khét tiếng, nơi hàng chục ngàn người Việt Nam được đưa tới, thường là trong nhiều năm, cho đến khi các trường hợp của họ được quyết định – hầu hết là cuối cùng được tị nạn ở các quốc gia khác.

Thuyền nhân Việt Nam ở trại Whitehead chen chúc trong xe tải cảnh sát, chuyển đến một nhà tù khác ở Hồng Kông vào ngày 7/4/1994. Các lính canh bắn hơi cay vào người Việt Nam trong trại nhằm chấm dứt nhiều tuần lễ biểu tình chống hồi hương. Ảnh: AFP / Thomas Cheng.

Nhưng chẳng bao lâu sau, Võ kết thúc đời mình trong tù – suốt 22 năm – sau khi anh bị kết án khi còn là một thiếu niên, giết một tù nhân trong trại, trong một cuộc cãi vã.

Từ khi xong bản án tù bốn năm trước, anh đã bị giam giữ tại một trung tâm nhập cư đang chờ trục xuất, vụ việc mà anh ta đang đấu tranh tại tòa.

Nếu họ trả tôi về Việt Nam, tôi thà bị nhốt ở đây đến hết đời mình“, anh nói với AFP đằng sau một hàng rào bằng mica, ngăn cách các tù nhân và người thăm viếng.

Tôi không có gia đình và bạn bè ở Việt Nam“.

Trong những năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, khoảng 200.000 người Việt Nam đã đến Hồng Kông để chạy trốn khỏi cảnh nghèo đói và đàn áp bởi những người cộng sản chiến thắng.

Hầu hết họ thực hiện các chuyến đi nguy hiểm, tuyệt vọng trên Biển Đông, trong những chiếc thuyền bị nhồi nhét và ọp ẹp – mà họ được gọi qua cái tên [thuyền nhân].

Vào thời điểm các trại tị nạn cuối cùng bị đóng cửa trong năm 2000, khoảng 144.000 người Việt Nam đã được tái định cư ở các nước thứ ba, 58.000 người đã được hồi hương và chỉ có 1.400 người được phép hòa nhập tại địa phương.

Các tù nhân vẫn còn là một cái gì đó thuộc khu vực màu xám.

Năm 2003, chính quyền thành phố cho biết, 15 tù nhân Việt Nam đủ điều kiện ở lại Hồng Kông sau khi hoàn thành bản án, trong khi 18 người khác sẽ bị trục xuất.

Võ bây giờ nói tiếng Quảng Đông tốt hơn tiếng Việt, không bao giờ được biết tình trạng của mình là gì.

Vì vậy, khi anh ra khỏi tù năm 2016, anh dự kiến ​​sẽ là một con người tự do. Nhưng anh chỉ đi được tới cổng nhà tù. Anh nhớ lại: “Một số viên chức di trú đang chờ tôi ở đó, còng tay tôi và nói với tôi rằng, tôi sẽ bị đưa đến trại giam”.

Hai năm trước, anh đã thắng được một bản án xem xét tư pháp, chống lại quyết định ban đầu của bộ di trú, để trục xuất anh.

Một phiên điều trần nhập cư thứ hai sắp xảy ra, nhưng đã bị hoãn lại, do tòa án đóng cửa do dịch virus corona.

Chính phủ Hồng Kông từ chối bình luận về trường hợp của Võ.

Cục An ninh cho biết, hiện có 18 công dân Việt Nam bị coi là không đủ điều kiện tái định cư ở địa phương vì nhiều lý do, gồm cả việc ở tù.

Võ lập luận rằng, anh có thể bị bức hại chính trị, nếu anh hồi hương vì cha ruột của anh ta là một người lính miền Nam, đã trốn ra nước ngoài và bỏ anh ở lại chăm sóc cha mẹ nuôi, hai người lúc đó gửi anh một mình đến Hồng Kông.

Anh cũng lo sợ bị truy tố lần thứ hai vì tội giết người trong trại tị nạn.

Khi được hỏi về sự giết chóc đó, anh trả lời: “Chắc chắn tôi hối hận. Tôi không biết cách cư xử đúng đắn. [Bạo lực là] cách duy nhất của tôi để bảo vệ bản thân và người khác“.

Trại giam “Whitehead” (nơi giam giữ thuyền nhân Việt Nam: ND) nằm trên một mũi đất xa xôi – là một nơi hỗn độn, với bạo lực và cưỡng hiếp phổ biến.

Mọi người chiến đấu cho mọi thứ, mọi lúc“, anh nhớ lại.

Các cuộc đình công và bạo loạn nổ ra vào năm 1994 và 1996 chỉ chấm dứt khi Hồng Kông – lúc đó do Anh cai trị  – đã gửi cảnh sát với hơi cay, bằng trực thăng và xe tải bọc thép tới.

Những người ủng hộ Võ nói rằng, anh đã sửa đổi trong nhà tù, học các kỹ năng như kế toán, làm tóc và may vá.

Trong trại giam di trú, Võ nói rằng anh dành thời gian sử dụng tiếng Quảng Đông của mình để giúp đỡ những người tị nạn làm giấy tờ.

Vũ Văn Lào là một người từng bị kết án và là người tị nạn Việt Nam trước đây, là bạn của Võ trong gần hai thập niên qua kể từ khi họ gặp nhau trong tù.

Vũ nói với AFP: “Võ đã học cách cư xử sau khi anh lớn lên và học hành trong tù. Tại sao không thể cho anh một cơ hội?

Vũ được cho cơ hội định cư tại Hồng Kông sau khi bị kết án và trở thành công nhân xây dựng.

Khi được hỏi, trục xuất có ý nghĩa gì với Võ, Vũ trả lời: “Đó sẽ là một án tù chung thân khác“.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Đây cũng chỉ là một hình ảnh đau thương nghiệt ngã một kiếp người trong hàng ngàn những cảnh ngộ THUYỀN NHÂN. Có thể nói không ngoa nguýt tí nào: tất cả đám Bắc kì dù vô tình hay cố tình đều có tội với Thuyền nhân, với dân tộc. Nhưng chưa kẻ nào biết Sám hối, kể cả cái đám nhe sỉ trí bỉ xứ Bắc kỳ.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây