Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017

Ông Pedro Argüelles Salaverria, Ngoại trưởng Tây Ban Nha, chịu trách nhiệm về QP, gặp Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh năm 2013. Nguồn: internet

Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…

Tây Ban Nha đâu rồi?

Việt Nam rút dự án khoan dầu Repsol: ‘hành động bất lực, hèn nhát’

VOA

25-7-2017

Bản đồ Biển Đông. Ảnh: VOA

Các nhà bình luận và phân tích nhận định rằng nếu thực sự Việt Nam đã yêu cầu công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận lời đe dọa từ Bắc Kinh, thì điều này vô cùng bất lợi đối với Việt Nam, cho thấy Việt Nam đã ‘lùi bước’ và tỏ thái độ ‘hèn nhát’ trong vụ tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Trách nhiệm của học giả Việt Nam về thất bại ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

25-7-2017

Một hội thảo quốc tế về biển Đông. Ảnh: internet

Khoảng 10, 15 năm trước, tôi đã đưa lý thuyết rằng rằng muốn xóa đường chữ U chín đoạn của TQ, còn gọi là đường lưỡi bò, VN phải khẳng định chủ quyền của mình ở HS và TS. Bây giờ 10, 15 năm sau, những người tranh cãi với tôi ngày trước, bây giờ có thấy là tôi đúng hay chưa?

Leo thang đáng báo động ở biển Đông: Trung Quốc dọa vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở Trường Sa

The Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Flickr/ Loi Nguyen Duc

Kiểu cách hiếu chiến mới của Trung Quốc?

Ngày 15 tháng 7, các nguồn thông tin am tường ở Hà Nội cho biết, Việt Nam đã yêu cầu Repsol, một công ty con của Tây Ban Nha, ngừng hoạt động khoan dầu tại lô 136-03 ở biển Đông. Chín ngày sau đó, một bài báo trên BBC của Bill Hayton cuối cùng đã xác nhận điều này.

Theo BBC, Việt Nam thông báo cho các giám đốc điều hành của Repsol tuần trước rằng “Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nếu không ngừng việc khoan thăm dò“. Các quan chức chính phủ Việt Nam đã chỉ thị cho Repsol rời khỏi khu vực.

Việt Nam phải ‘bồi thường lớn’ khi đề nghị Repsol ngừng khoan?

VOA

24-7-2017

Một dàn khoan của tập đoàn Repsol Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Việt Nam đề nghị công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận những lời đe dọa từ Bắc Kinh, theo một bài viết do BBC đăng tải vào sáng 24/7.

Talisman-Vietnam là công ty con trong tập đoàn năng lượng Repsol của Tây Ban Nha. Trước đây trong tháng này, công ty đã bắt đầu khoan thăm dò ở một vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 kilomet. Nhưng BBC dẫn một nguồn giấu tên nói rằng Hà Nội mới đây đã ‘ra lệnh’ cho công ty rời khỏi khu vực đó.

Thế tiến thoái lưỡng nan của CSVN

FB Nguyễn Anh Tuấn

24-7-2017

Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận lực lượng nào nắm quyền thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.

Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây.

“Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông”

Trương Nhân Tuấn

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tuần trước tôi có viết status ngắn, nói rằng CSVN đã thất bại trong sách lược “quốc tế hóa Biển Đông”, nhân việc nhà báo Greg Rushford đăng trên trang web của ông một bài tường trình có nội dung đưa ra ánh sáng các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” dư luận quốc tế, nhứt là ở Mỹ. Mục đích để tạo dư luận “tốt” cho sự hiện diện hải quân Mỹ trong khu vực, trước sự hung hăng của TQ.

Từ lâu tôi đã cảnh báo rằng việc “quốc tế hóa” theo “cái cách của CSVN” sẽ chỉ đem lại thất bại.

Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

BBC

24-7-2017

Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp. Ảnh: AFP

Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Trump chấp thuận kế hoạch cho Hải quân Mỹ kềm chế Bắc Kinh ở biển Đông

LTS: Trong bản tin hôm qua, Tiếng Dân có điểm bài viết của tờ báo cực hữu Breitbart News về kế hoạch của TT Trump thách thức các tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông.

Như đã nói hôm qua, tờ báo này từng nằm dưới sự điều hành của Steve Bannon, cánh tay phải của Trump. Họ có thể có những thông tin độc quyền, nhưng có những chi tiết trong bài cần kiểm chứng lại mà bài dịch dưới đây, dịch giả Song Phan đã đưa ra chú thích cuối bài để giải thích rõ hơn.

____

Business Insider

Tác giả: Alex Lockie

Dịch giả: Song Phan

23-7-2017

USS Tàu USS Lassen (DDG 82) tuần tra ở phía Đông Thái Bình Dương. Nguồn: Huey D. Younger Jr./ Hải quân Mỹ

Tổng thống Donald Trump đã phê duyệt một kế hoạch để kềm chế Bắc Kinh trong việc tiếp tục quân sự hoá và các hành động của họ ở biển Đông, Kristina Wong từ Breitbart News, cho biết.

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã có tham vọng xây đảo trên các rạn đá và san hô ở biển Đông và quân sự hóa chúng bằng tiền đồn radar, đường băng quân sự và các hầm trú ẩn để phòng thủ tên lửa.

Các nhà phân tích quân sự tin rằng, Trung Quốc hy vọng sẽ mở rộng vùng nhận diện phòng không của họ vào phía Tây Thái Bình Dương và xây dựng một lực lượng hải quân biển xanh để cạnh tranh với Mỹ, nhưng sáu quốc gia khác cũng đưa ra yêu sách các phần của khu vực này.

Căng thẳng ngoài khơi biển Vũng Tàu

FB Lê Nguyễn Hương Trà

22-7-2017

Sáng nay 22.7, có 14 tàu của Cảnh sát biển Vùng III vừa được lệnh rời Vũng Tàu ra khơi. Theo tin nhận được, mấy ngày qua, lực lượng kiểm ngư Việt Nam với trên 30 tàu và các tàu chấp pháp đang căng thẳng ở khu vực quanh bãi Tư Chính (Vanguard Bank) cách Vũng Tàu 229 hải lý về phía Đông Nam; Nhằm ngăn chặn không cho HYSY-760 của Trung Quốc đang cùng 40 tàu hộ tống hăm he vượt qua làn ranh đỏ vô thềm lục địa phía Nam.

Tàu tuần duyên VN. Ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà

Hành trình vạn dặm của ASEAN đi tới Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông

Maritime Issues

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

18-7-2017

Asean và Trung Quốc. Ảnh: Marintime Issues

Nếu quá khứ là khúc dạo đầu, thì việc Trung Quốc xem thường phán quyết và tiếp tục quân sự hóa các thể địa lí đang chiếm đóng ở biển Đông có nghĩa là hành trình vạn dặm của ASEAN đi tới Bộ Quy tắc ứng xử sẽ vẫn còn là một hành trình kéo dài.

Giới thiệu

Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dấn bước vào “Hành trình vạn dặm” để có được một Bộ Quy tắc Ứng xử ràng buộc về pháp lý ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Tiến độ chậm một cách nhức nhối nhưng đà tiến tới đã tăng lên trong 18 tháng qua. Tháng 5 năm 2017, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN đạt được thoả thuận về một dự thảo khung cho COC tại cuộc họp các quan chức cấp cao lần thứ 14 của họ về việc thực hiện Tuyên bố Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (DOC), tổ chức tại Quý Dương, tỉnh Quý Châu. Giai đoạn tiếp theo là mở ra các cuộc tham vấn chính thức về văn bản này và các mốc thời gian để hoàn thành COC.

Biển Đông sau bảy năm

East Asia Forum

Tác giả: Michael McDevitt, CNA

Dịch giả: Song Phan

19-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tháng này, 7 năm trước, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton đã thực hiện một sự can thiệp vào biển Đông công khai và gây ngạc nhiên cho Trung Quốc. Hành động này ngầm cho thấy, Washington theo cách có lẽ không lường trước được ở Washington và trong khu vực vào lúc đó.

Trong khi mục tiêu của tuyên bố của bà Clinton là để chỉ ra rằng, hòa bình và ổn định ở biển Đông là lợi ích của Hoa Kỳ, khi nhìn lại, qua việc chọn cách can dự thật công khai — luôn kêu gọi Trung Quốc hành xử theo luật lệ; ngừng xây dựng và quân sự hoá các đảo; và tuân theo các phán quyết của Tòa Trọng tài — Washington tự tìm cách định hình hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn không dùng đòn bẫy thực tiễn nào (thiếu việc sử dụng vũ lực hoặc áp dụng các hình phạt về thương mại hoặc kinh tế – những hành động mà Washington không muốn có).

20 câu hỏi của GS Carl Thayer dự định đưa ra tại hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 của CSIS

LTS: Như đã đề cập trong bản tin ngày 15-7-2017, về chuyện GS Carl Thayer, một diễn giả có uy tín, thường xuyên có mặt tại hội nghị Biển Đông do CSIS tổ chức hàng năm ở Washington, rằng ông không được mời tham dự Hội thảo Biển Đông do CSIS tổ chức hôm nay. Lý do theo ông, có lẽ là do ông chỉ trích chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền, nên CSIS, nơi nhận tài trợ của Bộ Ngoại giao VN đã ngăn không cho ông tham dự.

Dưới đây là 20 câu hỏi của GS Carl Thayer, dự định nêu ra tại hội nghị Biển Đông hôm nay ở Washington, do dịch giả Song Phan dịch, giới thiệu với độc giả Tiếng Dân.

____

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

18-7-2017

GS Carl Thayer. Ảnh: internet

Do tôi sẽ không tham dự hội nghị, nếu dự, tôi nghĩ tôi sẽ hỏi 20 câu hỏi này tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 của CSIS-DAV về biển Đông:

Câu hỏi 1: Sự phát triển kinh tế của Philippines phụ thuộc vào việc bảo đảm nguồn tài nguyên năng lượng hóa thạch từ bãi Recto tới mức độ nào? Sự phát triển kinh tế Philippines có đang bị những lời đường mật của TQ sẽ không khoan và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines giữ làm con tin hay không?

Bằng chứng vi phạm luật lệ của Trung Quốc trên Biển Đông

The Diplomat

Tác giả: Ankit Panda

Dịch giả: Song Phan

17-7-2017

Ảnh: Tòa Trọng tài Thường trực.

Sau một năm, phán quyết biển Đông vẫn được coi là bằng chứng cho hành vi vi phạm luật lệ của Trung Quốc

Hành vi của Bắc Kinh vẫn tiếp tục coi thường phán quyết ngày 12 tháng 7, nhưng nó vẫn sẽ là một sự kiện lịch sử.

Khoảng một năm trước, một ban trọng tài gồm 5 thẩm phán tại Toà Trọng tài Thường trực The Hague thông báo quyết định của họ trong một vụ kiện do Philippines khởi xướng vào năm 2013 đối với Trung Quốc về các yêu sách tranh chấp của họ ở biển Đông.

CSVN dùng tiền bạc để giết chết học thuật, tiêu diệt tự do ngôn luận

Trương Nhân Tuấn

17-7-2017

TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao, là người chi tiền trực tiếp cho CSIS tổ chức các hội thảo Biển Đông hàng năm. Ảnh: internet

Chủ trương “quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông” của nhà nước CSVN cho thấy đã thất bại. Đồng thời với các chủ trương khác của “đảng và nhà nước”, trong phạm vi chủ quyền biển, đảo, như “ngoại giao quốc phòng”, “giữ nước từ xa”…

Bài tường trình của nhà báo Greg Rushford vừa mới đăng trên trang web của ông, đã làm “đổ bể” ra các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” tổ chức CSIS ở Mỹ, cũng như tìm cách “mua chuộc” các học giả quốc tế khác, để tổ chức những cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, sao cho nội dung “có lợi” cho VN. Nhà báo này cho biết các hóa đơn chi phí ăn ở, đi lại cho các diễn giả tham dự đều được “gởi cho VN” để thanh toán.

Vĩnh biệt cụ Phan Thị Thê, bà mẹ tử sĩ Hoàng Sa cuối cùng

FB Huy Đức

15-7-2017

Cụ Phan Thị Thê (1928 -2017) trong căn nhà trước khi có Nhịp Cầu Hoàng Sa. Ảnh: FB Trương Huy San

Nhịp Cầu Hoàng Sa vừa nhận được tin Cụ Phan Thị Thê, sinh 1928, thân sinh tử sĩ Hoàng Sa – trung sĩ Phạm Ngọc Đa – đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 14:40 ngày 15-07-2017. Lễ viếng bắt đầu sau 7 giờ sáng 16-07-2017, tại 588/20 Đông Kinh 3, đường Thoại Ngọc Hầu – gần chùa Đông Thạnh, Long Xuyên, tỉnh An Giang; lễ di quan sẽ bắt đầu lúc 6 giờ sáng thứ Tư, 19-07-2017 (tức 26 tháng Sáu Đinh Dậu); an táng tại nghĩa trang gia đình.

Cụ Phan Thị Thê, thân mẫu trung sỹ Phạm Ngọc Đa là bà mẹ tử sỹ Hoàng Sa duy nhất còn sống cho tới ngày hôm nay mà chúng tôi được biết kể từ khi chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa bắt đầu. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa bị thương ngày 19-1-1974, trong trận Hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Ông được đưa xuống bè cứu sinh. Sau nhiều giờ lênh đênh trên biển, ông trút hơi thở cuối cùng chỉ không lâu trước khi bè này gặp được tàu Hà Lan.

Bàn tay vô hình của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào?

Rushford Report

Tác giả: Greg Rushford

Dịch giả: Song Phan

11-7-2017

Trần Trường Thủy, một quan chức của Học viện Ngoại giao, phát biểu tại một hội thảo CSIS trước đây. Ảnh: internet

Thứ 3 tuần tới, ngày 18 tháng 7, sẽ là một ngày trọng đại của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), vốn là một trong những nhóm chuyên gia cố vấn (think tank) uy tín của Washington hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị hàng năm lần thứ 7 của CSIS về biển Đông, như có hoá thân trước của nó hồi năm 2011, sẽ lại một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng đối với sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông.

Đảng CSVN xem đất nước và dân tộc này là “chiến lợi phẩm”

Trương Nhân Tuấn

10-7-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CSVN. Ảnh: internet

Phán quyết của Tòa Trọng tài vụ Phi kiện TQ đã được một năm (12 tháng bảy 2016). Phi thắng kiện nhưng việc đòi hỏi TQ tôn trọng phán quyết là không dễ. Bởi vì từ đầu TQ đã không công nhận tính chính đáng của Tòa và cho biết sẽ không tuân thủ phán quyết.

Dầu vậy, Tòa được thành hình theo phụ lục VII của Công ước Quốc tế về Biển 1982. Những điều Tòa phán, như ý nghĩa pháp lý của “biển lịch sử” (chủ ý nói về đường chữ U chín đoạn) của TQ, về hiệu lực biển của các đảo TS, về “vùng nước quần đảo”… đều chỉ là việc giải thích luật Quốc tế về Biển 1982.

Cam Ranh và hơn thế nữa

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

10-7-2017

Gần đây, vấn đề Cam Ranh lại nổi lên với những đồn đại (lúc thực lúc hư), như một ẩn số và biến số, trong một đất nước có quá nhiều hằng số. Quy chế Cam Ranh rất nhạy cảm, trong bối cảnh quan hệ Trung-Việt đang căng thẳng do Việt Nam xích lại gần Mỹ và Nhật (qua 2 chuyến đi gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) và do Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí tại Biển Đông (mỏ khí Cá Voi Xanh và mỏ dầu Cá Rồng Đỏ), bất chấp sức ép của Trung Quốc. Vai trò của Cam Ranh còn quan trọng hơn người ta tưởng, vì nó không chỉ là một căn cứ hải quân có vị thế chiến lược đặc biệt ở Biển Đông (và Tây Thái Bình Dương) mà còn là một ẩn số và biến số trong ván cờ Biển Đông, có thể làm thay đổi cuộc chơi (game changer).

Vì sao Việt Nam có vẻ bạo dạn hơn khi gia hạn hợp đồng cho công ty Ấn Độ?

Song Phan, viết riêng cho Tiếng Dân

8-7-2017

Theo tin trên một vài báo nước ngoài (chưa thấy báo mạng ‘lề phải’ nào đưa tin), Việt Nam vừa gia hạn hợp đồng cho phép công ty ONGC Videsh Ltd (OVL) của Ấn Độ khoan tìm kiếm, khai thác dầu ở lô 128, với hơn nửa diện lích của lô nằm bên trong phạm vi của đường lưỡi bò (ĐLB) [xem bản đồ 1] thêm hai năm nữa. Gia hạn lần trước chỉ có một năm.

OVL bắt đầu vào Việt Nam vào năm 1988 với giấy phép thăm dò cho lô 6.1 ở thềm lục địa phía Nam (cũng trong phạm vi ĐLB) và thoả thuận nhận 45% sản lượng ở đây.

Quan hệ Việt-Trung và Vấn đề Biển Đông

Thái Văn Cầu

5-7-2017

CTN Trần Đại Quang (phải) tiếp Phạm Trường Long, Chủ tịch Quân ủy Trung ương TQ. Ảnh: internet

Là Uỷ viên Bộ Chính trị, đồng thời là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Phạm Truờng Long (PTL) chỉ đứng sau Tập Cận Bình trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự TQ. Do đó, sự kiện PTL bất ngờ “rút ngắn” chuyến thăm chính thức VN chưa từng xảy ra trong quan hệ Việt-Trung.

Ba điểm quan trọng:

1. Ngay trước chuyến thăm của PTL (diễn ra trong hai ngày 18-19/6/17), TQ di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đang đàm phán ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Nhà nước CSVN đã mặc thị nhìn nhận đảo Tri Tôn không thuộc chủ quyền của VN

FB Trương Nhân Tuấn

4-7-2017

Đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN mà TQ đang chiếm giữ. Ảnh: internet

Vụ tàu khu trục của Mỹ, chiếc US Stethem, áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm chủ nhựt, 2 tháng bảy, đã tạo phản ứng hết sức gay gắt nơi TQ. Phát ngôn nhân BNG Trung quốc ông Lục Kháng cho rằng hành vi của tàu chiến Mỹ là « khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc ». Ông này cũng cho biết TQ sẽ đưa tàu chiến và phi cơ chiến đấu đến khu vực.

Báo chí cho biết chuyện này xảy ra sau cú điện thoại của ông Trump cho Tập Cận Bình về vụ Bắc Hàn.

Thư kiến nghị của cộng đồng người Việt Nam tại Châu Âu về Biển Đông

Thời Báo

2-7-2017

Thư kiến nghị về tình hình Biển Đông đã được kiều bào tại châu Âu ký và chuyển tới phủ Thủ tướng Đức ngày 30/06/2017. Ảnh: Thời Báo

Toàn văn Thư kiến nghị Thủ tướng Đức đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự hội nghị G20 của cộng đồng người Việt Nam tại Châu Âu.

Kính thưa bà Thủ tướng Liên bang,

Berlin, ngày 29 tháng 6 năm 2017

Kính thưa bà Thủ tướng Liên bang,

Thay mặt Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức và các hội đoàn người Việt Nam tại châu Âu, chúng tôi xin gửi tới bà Thủ tướng và Chính phủ Liên bang Đức lời chào trân trọng.

Nhân nhượng hay chiến tranh tại Biển Đông

Nguyễn Quang Dy

Biển Đông dậy sóng năm 2014, khi TQ đưa giàn khoan HD 981 vào khu vực. Ảnh: internet

“Một dân tộc tìm cách tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã, thì cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhã chiến tranh” (Winston Churchill).

Nhân nhượng Trung Quốc hay chiến tranh tại Biển Đông? Đó là cách nhìn bàn cờ Biển Đông bằng lăng kính trắng đen của một số học giả và chính khách phương Tây (và phương Đông). Về cơ bản, họ cho rằng đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc là “diều hâu”, sẽ dẫn đến chiến tranh, vì vậy phải nhân nhượng Trung Quốc. Đó là quan điểm nhầm lẫn của một số học giả như Hugh White (Lowy Institute) hay Lyle Goldstein (Naval War College).

Trung Quốc xây dựng chỗ chứa tên lửa mới trên các đảo ở biển Đông

Financial Times

Tác giả: Demetri Sevastopulo từ Washington và Charles Clover từ Bắc Kinh

Dịch giả: Song Phan

29-6-2017

Các cơ sở quân sự Trung Quốc đang xây dựng trên đá Vành Khăn và Chữ Thập. Ảnh: CSIS/ AMTI

Trump không thể thay đổi tiến trình của Bắc Kinh dù có quan hệ thân thiện với Tập

Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự mới trên các đảo đang tranh chấp ở biển Đông, cho thấy mối quan hệ thân thiện mà Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhen nhóm tại hội nghị thượng đỉnh tháng 4, đã không thuyết phục Trung Quốc thay đổi tiến trình của họ trên biển.

Những điểm yếu của quân đội Việt Nam

Diplomat

Tác giả: Shang-su Wu

Dịch giả: Song Phan

27-6-2017

Xe tăng chủ lực kiểu 59, được sử dụng thời chiến tranh Việt Nam (cuộc chiến với Mỹ). Ảnh: Wikimedia Commons/ Bukvoed

Mặc dù có những khoản đầu tư quốc phòng đáng kể nhưng một số bộ phận bị xao lãng của Quân đội Việt Nam lại dễ bị Trung Quốc tấn công.

Trong hai thập kỷ qua, Hà Nội đã tập trung nguồn lực hạn chế của mình để tăng cường một số khả năng không quân và hải quân, nhưng những thứ khác trong thiết bị quân sự của Việt Nam đang đi tới chỗ lỗi thời do thiếu đổi mới. Mặc dù không có một định nghĩa phổ quát, tính lỗi thời quân sự có thể được xem xét từ hai cách nhìn: tuyệt đối và tương đối. Cách nhìn đầu liên hệ tới sự sẵn sàng hoạt động, và cách sau là việc so sánh các khả năng giữa một nước và kẻ địch tiềm năng của nó. Trong trường hợp của Việt Nam, cách nhìn tương đối quan trọng hơn do việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự toàn diện. Trong khi các máy bay chiến đấu, tàu ngầm, và tàu khu trục mới của Hà Nội không kém hơn các loại tương ứng của Trung Quốc thì các khả năng khác của Việt Nam sẽ là những điểm yếu cho Bắc Kinh khai thác. Tàu quét mìn, xe thiết giáp và pháo binh là ba ví dụ chính.

Căng thẳng trồi lên bề mặt trong tranh cãi Trung – Việt

AMTI

Tác giả: Murray HiebertGregory Poling

Dịch giả: Song Phan

28-6-2017

Theo kế hoạch, Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm chính thức Hà Nội kéo dài hai ngày 18-19 tháng 6 trước khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, cho một loạt các cuộc tuần tra quân sự chung dọc theo biên giới đất liền Việt – Trung từ ngày 20 đến 22. Nhưng một cái gì đó rất trầm trọng xảy ra vì tướng Long bất ngờ rời Hà Nội vào ngày 18 sau cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Quốc phòng [Ngô Xuân] Lịch.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố hủy bỏ giao lưu biên giới hai ngày sau đó, đổ lỗi cho “lý do liên quan đến bố trí công việc”. Câu chuyện thật dường như là căng thẳng âm ỉ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, nước này đã hoài nghi hơn Manila rất nhiều về màn tấn công quyến rũ gần đây của Bắc Kinh, nổ ra do bất đồng về khai thác dầu và khí đốt.

Tuyên bố về chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam của công dân và các tổ chức XHDS Việt Nam

Ngày 27 tháng 6 năm 2017

Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long –  đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.

Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.

Bắt giam, đánh người biểu tình phản đối giàn khoan

VOA

27-6-2017

Biểu tình ngày 25/6/2017 tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: FB Nguyen Thanh Hung

Một cuộc biểu tình diễn ra tại T.P. Hồ Chí Minh vào sáng ngày 25/6, để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới gần cửa vịnh Bắc Bộ.

Một người tham gia biểu tình, đề nghị không nêu tên, nói với VOA-Việt ngữ rằng có khoảng 30 người tham gia cuộc biểu tình vào lúc 8g sáng ngày 25/6 tại quận Bình Thạnh.

Những ẩn số và biến số trên bàn cờ Biển Đông

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

28-6-2017

Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng (phải) và Lý Thái Tổ neo đậu tại Vịnh Cam Ranh. Ảnh: Mai Thanh Hải.

“Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới.” (Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông”, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016).

Trong báo cáo “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capabilities, Presence, and Partnerships”, CSIS, January 19, 2016), các chuyên gia CSIS đã cảnh báo rằng Trung Quốc trỗi dậy là “thách thức chính” đối với Mỹ, và “đến năm 2030 thì Biển Đông hầu như sẽ trở thành cái ao của Trung Quốc” (“by 2030 the South China Sea will be virtually a Chinese lake”).  Liệu Việt Nam và Mỹ có muốn điều đó không, và có thể làm gì để ngăn chặn điều đó?