Bài báo đã bị gỡ: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa

LTS: Bài báo: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, đăng trên trang Infonet khoảng năm tiếng trước, hiện đã bị gỡ khỏi các trang mạng. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả chưa kịp đọc.

____

Thứ ba, 05/03/2019, 17:30 (GMT+7)

Bắc Kinh đã cho điều động lực lượng “dân quân” bao vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Phlippines chiếm đóng trái phép.

Ngày 5/3, tờ News.com.au (Australia) dẫn nguồn tin từ hãng tin AFP cho biết, Trung Quốc còn ngăn chặn ngư dân Philippines tiến lại gần đảo Thị Tứ để đánh bắt.

Theo ngư dân Philippines, họ đã bị các tàu Trung Quốc ngăn không cho tiến lại những ngư trường truyền thống.

Ghi chú của Infonet: “Binh sĩ Philippines hiện diện trái phép trên đảo Thị Tứ hồi năm 2015.”

Hôm 4/3, theo Benar News, các nhà hoạt động đã tiến hành biểu tình bên ngoại đại sứ quán Trung Quốc để phản đối việc nhiều nguồn tin cho hay Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Philippines tiến lại gần các ngư trường đánh bắt ở quanh đảo Thị Tứ.

Cuộc biểu tình này diễn ra sau 3 ngày Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bảo vệ Philippines do có thông tin Trung Quốc được cho đã triển khai khoảng 95 tàu tới đảo Thị Tứ ở Biển Đông, để ngăn các hoạt động xây dựng của Philippines.

Trả lời trước truyền thông tại thủ đô Manila (Philippines), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang đe dọa “chủ quyền, an ninh và hoạt động kinh tế” của Philippines cũng như của Mỹ.

“Do Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, bất kỳ hành vi tấn công quân sự nào nhằm vào quân đội, máy bay hoặc các tàu dân sự của Philippines trên Biển Đông sẽ buộc chúng tôi phải tham gia phòng vệ theo Điều 4 của Hiệp ước Phòng thủ chung mà hai nước đã ký kết”, ông Pompeo cảnh báo.

Gần đây, các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho hay hàng chục tàu thuyền Trung Quốc đã được triển khai tới neo đậu gần đảo Thị Tứ.

Cũng trong ngày 4/3, phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte là ông Salvador Panelo tuyên bố chính phủ Philippines cần xác định lại thông tin Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ nhưng cũng khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân Philippines.

“Ngư dân Philippines đánh bắt ở đây đã lâu. Không ai có quyền đuổi ngư dân của chúng tôi”, ông Panelo nói.

Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa.

Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.

Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5).

Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ.

____

Đây là bài viết của GS Phạm Quang Tuấn ở Úc: Về tin “Trung Cộng chiếm đảo Thị Tứ (Trường Sa)”.

Tin này hầu như không có truyền thông lớn nào để ý, trừ một tờ báo Úc đăng, tờ news.com.au, dựa vào 1 bài trên báo Phi: https://globalnation.inquirer.net/173395/chinese-boats-deny-pinoys-access-to-sandbars

Bài báo Phi này đăng lúc 6:30 sáng ngày 4/3/2019, tức là cách đây đã gần ba ngày. Nó không được coi là tin quan trọng và không có trong danh sách tin (headlines) của tờ báo.

Nội dung bản tin gốc trong tờ Inquirer là 1 video trong đó thị trưởng thành phố Kalayaan (mà Phi đã giao cho quản trị đảo Thị Tứ) than phiền rằng từ mấy tháng nay tàu đánh cá Tàu đã đậu ở 1 trong 3 doi cát (sandbar) chung quanh đảo, ngăn chặn ngư dân Phi, khiến họ chỉ đánh được quanh 2 doi cát còn lại. Video cũng chiếu hình ảnh những chiếc thuyền đó quay từ cuối tháng 1/2019. Bài báo cũng nói rằng một dân biểu Phi đã tố cáo những vụ tương tự từ năm 2017 nhưng chính phủ Phi bảo là không có.

Khi được hỏi là đã báo cáo với cấp trên chưa, thị trưởng Kalayaan bảo là chưa!

3 giờ chiều hôm đó tờ Philstar loan báo chính phủ Phi sẽ kiểm chứng (validate) vụ này: https://www.philstar.com/headlines/2019/03/04/1898583/palace-chinese-blockade-pag-asa-sandbars-validation

Tóm lại theo những gì tôi đã tìm được thì đây là 1 vụ “gậm nhấm” đã có từ lâu chứ không phải là Tàu đột nhiên mới làm, và cũng không có chuyện TC đột nhiên chiếm đảo Thị Tứ. Có lẽ tin vịt này là lỗi của tờ news.com.au, một tờ báo Murdoch thích giật tít giật gân, dùng cái tựa là “China suddenly snatches tiny island” (Tàu đột nhiên cướp lấy một đảo nhỏ) – sau đó tựa này đã sửa lại.

Việt Nam hành động khó hiểu ở Biển Đông

Phạm Trần

3-1-2018

Mỗi ngày đi qua, lại có thêm bằng chứng lãnh đạo Việt Nam quên nhắc đến tên Biển Đông như điều kiện làm hài lòng Trung Cộng. Bằng chứng đã thấy trong các bài diễn văn, hay bài viết cuối năm, kiểm điểm tình hình quốc nội và ngoại giao của hai ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Riêng ông Phúc đã không nói đến Biển Đông trong hai bài phát biểu quan trọng trước kỳ họp 6 của Quốc hội hồi tháng 10 và 11/2018.

Các Triển Vọng Cho Mối Quan Hệ Giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc Trong Năm 2019

Project Syndicate

Tác giả: Kevin Rudd

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

14-12-2018

Donald Trump bắt tay Tập Cận Bình. Ảnh: Artyom Ivanov/TASS/Getty Images

Lời Người Dịch: Kevin Rudd không cập nhật các biến chuyển dồn dập gần đây như nền kinh tế Trung Quốc bị tổn thương nặng nề khi các doanh nghiệp quốc tế tháo chạy, thị trường chứng khoán tụt giá, động loạn xã hội lan rộng, nội bộ phân hoá trầm trọng và hệ lụy quốc tế của các hoạt động doanh nghiệp Hoa Vi. Không như Kevin Rudd tiên đoán, trong bài diễn văn kỷ niệm 40 năm cải cách, Tập Cận Bình tỏ ra kiên quyết với Mỹ hơn.

Trung Quốc Thu Tóm Biển Đông

Project Syndicate

Tác giả: Brahma Chellaney

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

14-12-2018

Lời người dịch: Trung Quốc đã biến Biển Đông thành ao nhà khi họ tuyên bố 1.3 triệu dặm vuông ở Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc, một yêu sách ngụy tạo. Trung Quốc đã cắm cờ, cải tạo đất, xây tiền đồn ở các đảo, các bãi cạn và sẽ còn tiếp tục bành trướng khu vực, nơi không còn là “Á Châu-Thái Bình Dương”, mà nay trở thành “Ấn Độ-Thái Bình Dương”, một chiến lược mới song hành với Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Biển Đông 4.0

FB Nguyễn Thọ

14-12-2018

Không ngờ loạt bài chém gió “Cách mạng 4.0“ của tiều phu với các khái niệm “Tư bản số“, “Độc tài số“, “Giun digital“ lại liên quan đến Biển Đông.

Thiên hạ lạm dụng khái niệm “Cách mạng 4.0“, sao mình lại không chia lịch sử Biển Đông cũng từ 1.0 đến 4.xx cho nó oách nhỉ?

Biển Đông 1.0 có thể bắt đầu từ thế kỷ 15, khi vua Lê Thánh Tông cho vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ (theo Đại Việt Sử ký toàn thư). Đến thế kỷ 18, khi chúa Nguyễn cho lập Đội Bắc Hải và Đội Hoàng Sa ra đó khai thác và khẳng định chủ quyền có thể là 1.1.

Việt Nam trong thương chiến Mỹ – Trung

FB Trương Nhân Tuấn

5-12-2018

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sau Hội nghị G20 ở Á Căng Đình bế mạc hôm kia. Hai bên đối thủ có thỏa thuận “hưu chiến trong vòng 3 tháng”. Ta có thể xem như hết “hiệp một”. Cuộc chiến có thể còn kéo dài.

Ai sở hữu Biển Đông?

The Week

Dịch giả: Châu Minh Dũng

19-11-2018

Đá Xu Bi (Subi Reef) là một trong các đảo nhân tạo đang được Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông. Nguồn: Getty Images

Ông Mike Pence tuyên bố rằng, tuyến đường vận chuyển đứng giữa những tranh chấp nảy lửa này “không thuộc về bất kỳ quốc gia nào” – nhưng Bắc Kinh không đồng ý.

Việt Nam đang chết đuối ở Biển Đông

Phạm Trần

15-11-2018

Giữa lúc Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vùi đầu vào canh bạc chọn người cho Đại hội đảng khóa XIII diễn ra vào tháng 01/2021 thì Trung Hoa đã xiết gọng kìm để chuẩn bị bóp cổ Việt Nam ở Biển Đông.

Hai sự kiện – hai lời bình về ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng và Biển Đông

FB Lưu Trọng Văn

10-11-2018

1. Sự kiện thứ nhất

Liên quan đến cuộc đấu tố ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng về chất vấn bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm tại QH khi ông Nhưỡng cho rằng công tác điều tra của công an sai phạm… khủng khiếp.

Hôm nay đại biểu Lưu Bình Nhưỡng sau thư ngỏ gửi cộng đồng mạng đã có tuyên bố báo chí chính thống. Ông khẳng định ông phải nghiêm túc chấp hành quy định của Đảng:

“Chúng tôi nhận thức được việc chấp hành quy định của Đảng là rất cần thiết, là trách nhiệm của tất cả đảng viên. Kể từ giờ phút này, đề nghị báo chí không phỏng vấn và đưa tin tất cả vấn đề liên quan đến sự kiện này, liên quan đến tôi.

Những câu chuyện tôi có thể tâm sự, nói chuyện với ai đó ở ngoài lề, không coi đó là phỏng vấn. Đề nghị các bạn không đăng tải những vấn đề này nữa, để chờ ý kiến, quyết định của Đảng đoàn Quốc hội.

Ban Dân nguyện cũng không có chỉ thị hoặc cho phép tôi trả lời phỏng vấn báo chí. Có nghĩa là, tôi phải chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng đoàn Quốc hội.

Tôi chấp hành mọi quyết định của cấp có thẩm quyền. Đến lúc đó, tôi sẽ tiếp tục trả lời phỏng vấn báo chí”.

Lời bình của gã: Gã tán đồng ông Nhưỡng với tư cách đảng viên phải tuân thủ kỷ cương và nguyên tắc của đảng của mình. Nhưng nếu chỉ tuân theo nguyên tắc đảng thì với tư cách ĐBQH đại diện cho dân của ông ở đâu?

Vì lợi ích của đảng, đảng bảo im. Ok!

Vì lợi ích của dân, dân bảo nói. Ok hay không OK?

Gã đã làm khó cho ông quá rồi. Lựa chọn nào đây? Gã mà là ông, gã sẽ theo lời khuyên rất chi là đúng của bác cả tổng tại Hội nghị Trung ương đảng của ông vừa qua: là người đảng viên phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng.

Xong. Chọn lựa đi thưa ông ĐBQH có cùng họ Lưu với gã.

2. Sự kiện thứ hai

Ngày 9.11 diễn ra cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Trong cuộc gặp bàn về an ninh này, Ngoại trưởng Pompeo đã yêu cầu Trung Quốc ngưng quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông.

“Chúng tôi quan ngại vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các cam kết đối với khu vực này” – Pompeo nhấn mạnh.

Lời bình của gã: Một tin tức vô cùng quan trọng đối với đất nước gã, gã ngạc nhiên thấy rất ít báo chính thống hàng đầu đưa tin hoặc giật tít trang nhất.

Lẽ ra, các cơ quan truyền thông chính thống phải vồ ngay phát biểu này của ngoại trưởng Mỹ về chủ quyền Biển Đông – vấn đề sống còn của nước gã để làm tin quan trọng hàng đầu chứ!

South China Sea hay East Sea?

FB Lê Minh Phiếu

10-11-2018

Một hội thảo vừa được Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 8-9 tháng 11 tại Đà Nẵng với tựa đề tiếng Anh là “The 10th South China Sea International Conference – Cooperation for Regional Security and Development”.

Vấn đề chủ quyền biển đảo: Pháp nhân “quốc gia” đâu thể “tự phong” mà có?

FB Trương Nhân Tuấn

10-11-2018

Phần lớn, nếu không nói là “hầu hết”, các “học giả” Việt Nam nghiên cứu về Biển Đông đều có chung quan điểm rằng nếu “có hai quốc gia Việt Nam trong chiến tranh 1954-1975” thì việc “tranh biện pháp lý” với TQ sẽ có lợi hơn. Quan điểm này nguyên thủy đến từ các “học giả” thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông như quí ông TS Dương Danh Huy, GS Phạm Quang Tuấn, GS Hoàng Việt v.v… xuất hiện khoảng đầu năm 2013. Ý kiến này chỉ có mục đích phản biện lại quan điểm của tôi (đã có từ hơn 15 năm nay), về sự cần thiết của việc “hòa giải quốc gia” để “kế thừa di sản VNCH”.

Việt Nam hưởng lợi thế nào từ chiến lược của Hoa Kỳ ở Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Gary Sands

Dịch giả: Châu Minh Dũng

19-10-2018

Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở của chính quyền Trump đang ngày càng biểu hiện rõ nét hơn.

Trong tình hình Washington đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều phương diện – kinh tế, chính trị và quân sự – chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (free and open Indo-Pacific, gọi tắt là FOIP) của chính quyền Trump ngày càng biểu hiện rõ nét hơn. Hoa Kỳ đã cố gắng xây dựng FOIP, một cấu trúc quyền lực trong khu vực được dẫn dắt bởi cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, từ lúc ông Trump xác định khái niệm trong bài phát biểu hồi tháng 11 năm ngoái, tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Đà Nẵng.

Bản tin Biển Đông ngày 16-10-2018

BTV Tiếng Dân

Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis

Trong vòng 9 tháng qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã chính thức đến thăm Việt Nam hai lần. Ông James Mattis cũng đã gặp người đồng nhiệm Việt Nam là Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch bốn lần trong năm nay. Dưới đây là lược dịch một số bình luận của GS Carl Thayer.

Bản tin Biển Đông ngày 15/10/2018

BTV Tiếng Dân

Philippines và Việt Nam thảo luận về phân định ranh giới biển ở Biển Đông

Theo thông tin từ Thông tấn xã Philippines, Tổng thống Philippines Rodrigo R. Duterte và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thảo luận về phân định ranh giới biển ở Biển Đông khi hai vị lãnh đạo gặp nhau hôm thứ Năm vừa rồi bên lề Cuộc họp các lãnh đạo ASEAN ở Bali, Indonesia.

Bản tin Biển Đông ngày 13-10-2018

BTV Tiếng Dân

Toà hình sự quốc tế có thể là công cụ pháp lý ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông

Trong một phân tích phản đối việc Philippines rút khỏi Toà Hình sự Quốc tế, Thẩm phán Philippines Antonio Carpio cho thấy toà Hình sự Quốc tế có thể làm được gì trong tranh chấp Biển Đông.

Bản tin Biển Đông ngày 12-10-2018

BTV Tiếng Dân

Kịch bản quyền lực của Trung Quốc qua sáng kiến Vành đai Con đường

Ngày 20 tháng 9 vừa rồi, Trung tâm An ninh mới Hoa Kỳ (Center for New American Security), đã xuất bản một báo cáo đánh giá những tác động của Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc trong định hình trật tự thế giới và từ đó đưa ra những đề xuất chính sách cho chính phủ Hoa Kỳ trên các phương diện kinh tế, an ninh, địa chính trị và quyền lực mềm.

Tổng thống Trump đang giúp Bắc Kinh thắng ở Biển Đông như thế nào?

Washington Post

Tác giả: Robert Kaplan

Dịch giả: Song Phan

9-10-2018

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc (Trung Quốc) đã chống phá Hoa Kỳ ở biển Đông – ngoại trừ cho tới khi tiến trình này diễn ra thật rõ thì Washington mới nhận thấy. Cách Trung Quốc đánh phá – dựa theo binh pháp của Tôn Tử, triết gia thời xưa – là bất chiến tự nhiên thành (không đánh mà thắng). Do đó Trung Quốc đã tiến hành với các bước đi thật nhỏ: bồi đắp đảo ở chỗ này, xây đường băng ở chỗ kia, lắp đặt pháo tên lửa ở chỗ khác, triển khai giàn khoan thăm dò dầu tạm thời ở vùng biển tranh chấp, lập khu cai quản v.v… Mỗi bước được trù tính để chỉ tạo ra một sự kiện nhỏ mà không châm mồi cho một phản ứng quân sự từ phía bên kia, vì Trung Quốc biết rằng họ có thể còn cách cả một thế hệ mới đọ được với Hải quân và Không quân Hoa Kỳ về khả năng chiến đấu.

Bản tin Biển Đông ngày 10-10-2018

BTV Tiếng Dân

Việt Nam sẵn sàng tăng cường quan hệ an ninh với các nước lớn

VnExpress tổng hợp quan điểm của nhiều nhà nhân tích cho rằng, Việt Nam đang rất muốn thúc đẩy quan hệ an ninh với các cường quốc lớn.

Phác thảo cách hợp tác sản xuất dầu khí ở Biển Đông

CSIS

Nhóm công tác chuyên gia Biển Đông

Dịch giả: Song Phan

25-7-2018

Cạnh tranh về các nguồn tài nguyên dầu khí đã nhiều lần châm ngòi cho các vụ bế tắc giữa các bên tranh chấp ở Biển Đông trong những năm gần đây, đặc biệt là giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Nỗ lực nghiêm túc cuối cùng trong việc hợp tác trên mặt trận này là hoạt động tiến hành thăm dò địa chấn biển chung (JMSU) ba bên từ năm 2005 đến năm 2008, đã được để cho hết hạn trong bối cảnh tranh cãi chính trị và các câu hỏi về tính hợp hiến của nó ở Philippines.

Bản tin Biển Đông ngày 9-10-2018

BTV Tiếng Dân

Những chuyện nhức nhối về huyện đảo Hoàng Sa 

Báo VTC có cuộc phỏng vấn ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch Huyện đảo Hoàng Sa, giai đoạn 2009 – 2014. Trong đó, ông cho biết buổi tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa đã bị hoãn.

Cựu Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ. Ảnh: VTC News

Bản tin Biển Đông ngày 5-10-2018

BTV Tiếng Dân

Ngày 2/10 vừa qua, GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông và tình hình chính trị ở Việt Nam, có bài viết: Chiến lược mới về biển của Việt Nam đến năm 2030: Đích tới, con đường và phương tiện. Chúng tôi xin được dịch và giới thiệu với độc giả trong bản tin Biển Đông hôm nay.

Bản tin Biển Đông ngày 3-10-2018

BTV Tiếng Dân

Vụ tàu chiến TQ lao vào chặn ngay trước mũi, suýt va chạm với tàu khu trục Mỹ tại Đá Ga Ven, hôm 1/10 vừa rồi, Nate Christensen, Phó Phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, lên tiếng tuyên bố, Trung Quốc đã hành xử không an toàn và không chuyên nghiệp khi tiếp cận với tàu DECATUR, đang thực hiện hoạt động tự do hải hành ở Biển Đông. 

Báo cáo của NBR về chiến lược phòng thủ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương

BTV Tiếng Dân

2-10-2018

Dưới đây là tóm lược báo cáo của Văn phòng Nghiên cứu Quốc gia về châu Á (NBR) của Mỹ, nói về chiến lược phòng thủ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương công bố ngày 21/8/2018. Báo cáo này dành cho các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ nhưng cũng có thể là tài liệu tốt để các nhà hoạch định chính sách của các nước liên quan tới Biển Đông và khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tham khảo.

Bản tin Biển Đông ngày 28-9-2018

BTV Tiếng Dân

Trung Quốc phản đối Mỹ đưa máy bay B-52 tới Biển Đông

Như tin đã đưa, ngày 24/9, hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay vào Biển Đông. Phía Trung Quốc nói, máy bay B-52 của Mỹ hoạt động ở Biển Đông là ‘khiêu khích’. Báo CATP dẫn nguồn từ đài RT của Nga, cho biết:

Bản tin Biển Đông ngày 27-9-2018

BTV Tiếng Dân

Sáu ngư dân mất tích gần vùng biển Hoàng Sa

Báo Thanh Niên dẫn thông báo ngày 24/9 của Văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ Cứu nạn, thuộc Bộ Quốc phòng, cho biết, tàu cá số hiệu BĐ 97640, tỉnh Bình Định, đã mất liên lạc với gia đình từ ngày 14/9 khi đang hoạt động đánh bắt trên vùng biển cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260 hải lý. Tàu cá này gồm 6 ngư dân, do ông Châu Thành Hưng làm thuyền trưởng. 

Bản tin Biển Đông ngày 26-9-2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Trang Oxii dẫn tin từ tài khoản Twitter Aircraft Spots, chuyên theo dõi các chuyến bay của không quân Mỹ, cho biết, ngày 24/9, hai oanh tạc cơ B-52 của Mỹ đã bay vào Biển Đông. Đây là lần thứ 8 trong năm nay không quân Mỹ điều máy bay ném bom hạng nặng bay vào khu vực, theo Oxii. 

Bản tin Biển Đông ngày 25-9-2018

BTV Tiếng Dân

Một số áp lực lên Việt Nam trong đàm phán COC

Bài bình luận của Mark Valencia đến từ Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, đăng trên ASEAN Today, nói về nguy cơ chia rẽ trong quá trình đàm phán COC, cho thấy những áp lực mà Việt Nam đang đối mặt để bảo vệ yêu sách của mình ở Biển Đông.

Phô Diễn Răng Rồng: Những Cảnh Báo của Trung Quốc trên Biển Đông

Viện NC Chính sách Đối Ngoại HK

Tác giả: Felix K. Chang

Dịch giả: Nhật Minh

20-9-2018

Ngày 31 tháng 8, tàu tấn công đổ bộ Albion của Hải quân Hoàng gia [Anh] thực hiện quyền tự do hải hành bằng cách đi qua quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Đã thành thông lệ, Bắc Kinh chỉ đạo các tàu chiến Anh rời khỏi và Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban hành tuyên bố, yêu cầu Vương quốc Anh kết thúc những “hành động khiêu khích” như vậy.

Bản tin Biển Đông ngày 23/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Trang Zing dẫn nguồn từ báo New York Times, cho biết, các nhà báo Mỹ lại tiếp tục bay cùng với hải quân Mỹ giám sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng ở Biển Đông. Bài báo trên New York Times được có tựa đề: Trung Quốc đã hoàn thành kiểm soát Biển Đông, chỉ còn thiếu chiến tranh với Mỹ“.

Bản tin Biển Đông ngày 21/9/2018

BTV Tiếng Dân

Việt Nam ém tin về hợp tác khai thác chung với TQ ở Biển Đông

Như tin đã đưa, sau phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban Hợp tác Song phương Việt Nam – Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đề nghị Việt Nam cùng hợp tác thăm dò chung như là “cách tích cực nhất để quản lý và kiểm soát tranh chấp trên biển“.