Bài báo bị gỡ: Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái có hẹn Lê Duy Phong

LTS: Bài báo “Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái có hẹn Lê Duy Phong” được báo Tiền Phong đưa lên mạng lúc 13h39’36” ngày 30/6/2017, nhưng hiện đã bị tất cả các trang mạng gỡ bỏ. Xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả.

Tiền Phong

30-6-2017

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, Phạm Sỹ Quý cho biết “có liên lạc vài lần” với Lê Duy Phong, nguyên nhà báo, Trưởng Ban bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam.

Ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái. Ảnh: báo TP

“Thôi duyên” với… Tuần Việt Nam

FB Phạm Kim Dung

30-06-2017

Nhà báo Kim Dung/ Kỳ Duyên. Ảnh từ Facebook của chị.

Thú thật, chẳng bao giờ mình nghĩ lại có một ngày nào đó như thế này: Mới đây, mình quyết định đề nghị cắt hợp đồng lao động với VietNamNet, dù hợp đồng của mình cuối năm nay mới hết hạn.

Hơn 10 năm về làm việc với VietNamNet, từ lúc phụ trách mục Thư Hà Nội, cho đến khi về Tuần Việt Nam, làm mục Thông tin đa chiều và viết chuyên mục Phát ngôn Hành động Ấn tượng, sau này là Phát ngôn Tuần Việt Nam, rồi cuối cùng là Ấn tượng trong tuần.

Báo Tuổi Trẻ bị kiểm duyệt hay đã tự kiểm duyệt?

Ngọc Thu

30-6-2017

Một bài viết trên báo Tuổi Trẻ, ngày 27/6/2017, có tựa đề: “Phía đường băng, còn đó các anh nằm…“, đưa tin về việc Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng phát hiện “thông tin nghi vấn có nhiều hơn một ngôi mộ tập thể trong sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 10 năm trước“.

Bài báo có đăng hai bức ảnh đã bị cắt, dán, chỉnh sửa, đục bỏ hai chữ “lầm đường” trong câu: “Nơi đây an nghỉ những chiến sĩ lầm đường đêm mồng 1 Tết Mậu Thân. Linh thiêng xin các bạn hãy giúp cho xứ Việt Nam thân yêu của chúng ta mau thái bình”.

Gửi anh Đỗ Viết Công, Đài PTTH Yên Bái

FB Mạc Văn Trang

27-6-2017

Tôi là Mạc Văn Trang, nghiên cứu Tâm lý học, tôi chưa từng quen biết anh, nhưng mấy hôm nay trên mạng xã hội, tên Đỗ Viết Công được nêu lên la liệt, khiến tôi phải chú ý. Nhiều người kết án anh là “lừa thầy, phản bạn”, tham gia vào vai diễn theo kịch bản của CA Yên Bái; họ lên án anh với những lời thóa mạ nặng nề kinh khủng…

Qua tìm hiểu sự việc, tôi nghĩ có uẩn khúc gì đó, chứ người ta sao có thể dễ dàng phản bạn như vậy, và ngắm tấm hình gia đình hạnh phúc của anh, tôi hiểu rằng anh đang ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Anh cũng đã khóa số ĐT và Facebook lại… Nhưng anh không thể im lặng mãi. Bây giờ, chỉ có anh mới tự cứu được lương tâm, danh dự của anh và cứu bạn anh. Vậy xin có vài chia sẻ, coi như tư vấn tâm lý miễn phí cho anh.

Các nhà báo tham gia cuộc chiến chống tham nhũng rất dễ bị việt vị

FB Nguyễn Anh Tuấn

27-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo Dân Việt.

Cục trưởng Cục Phòng chống Tham nhũng Phạm Trọng Đạt khẳng định: “Vấn đề nhà báo [Duy Phong] bị bắt ở Yên Bái không có liên quan gì đến việc trước đó nhà báo này thực hiện các bài điều tra tại tỉnh, không có chuyện phản ánh tiêu cực của Giám đốc Công an tỉnh hay của lãnh đạo tỉnh mà tỉnh thế này thế khác. Chúng ta phải rõ ràng quan điểm, báo chí vi phạm thì phải xử lý, còn việc ở tỉnh là việc khác”.

Vụ việc còn nhiều điểm khuất tất, chưa rõ ràng và Tổng Biên tập tờ báo của phóng viên Duy Phong còn đang đề nghị Bộ Công an vào cuộc để điều tra khách quan hơn, thế mà ông Đạt – cán bộ đang làm việc tại Thanh tra Chính phủ, một cơ quan chẳng hề liên quan tới sự việc – lại dám khẳng định chắc chắn về bản chất vụ việc theo hướng bất lợi cho nhà báo Duy Phong.

Công an Yên Bái bị chê là ‘quá vụng’ khi đặt bẫy nhà báo

Người Việt

26-6-2017

YÊN BÁI, Việt Nam (NV) – “Quá vụng,” đó là nhận định chung của nhiều người về vụ bắt giữ ông Lê Duy Phong. Khác với nhiều lần trước, lần này, dường như báo giới Việt Nam sẽ theo đuổi việc bảo vệ đồng nghiệp tới cùng.

Tư dinh của giám đốc Công An tỉnh Yên Bái. (Hình: Báo Giáo dục Việt Nam)

Ông Lê Duy Phong, 32 tuổi là trưởng Ban Công Tác Bạn Đọc của báo Giáo Dục Việt Nam. Tại Việt Nam, Ban Công Tác bạn đọc của các cơ quan truyền thông là nơi tiếp nhận – điều tra các khiếu nại, tố cáo do độc giả, khán giả, thính giả gửi tới.

“Nghề báo như đi trên dây, lệch là chết”!

FB Ben Nguyễn

26-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Chris Mugarura/Al Jazeera

Làm điều tra va chạm với tiền là thường xuyên. Mỗi lần ngồi uống với anh em làm mảng này đều được cập nhật vô số võ. Chẳng đánh giá đạo đức gì, nhưng nhiều anh em sống bằng nghề nhận tiền để không đăng bài nhiều hơn là đăng bài rồi mới đi dọa nạt. Đa phần những vụ việc lên trang chỉ là quá lắm phải “tiền binh, hậu lễ” cho nó biết mặt, hoặc án điểm, lấy số, chứ ngu gì mà nhẩy múa với nguy hiểm, rủi ro. Nếu là đánh án ở tỉnh, phải tìm hiểu cho thật kỹ, đánh giá đúng tình hình chứ tinh vi về địa phương dễ chết như chơi.

BỘ CÔNG AN ĐIỀU TRA SẼ KHÁCH QUAN HƠN

FB Nguyễn Sĩ Dũng

25-6-2017

Phóng viên Lê Duy Phong bị bắt cùng cái gọi là “tang vật”. Ảnh: báo TP

Một phóng viên đang điều tra và viết bài về những vụ việc “nóng” liên quan đến các quan chức cao cấp của tỉnh Yên Bái, thì có đủ ngây thơ để tống tiền và nhận tiền của một doanh nghiệp ở Yên Bái hay không? Câu trả lời, tất nhiên, là không! Mọi lô gíc đều dẫn chúng ta đến câu trả lời là không, trừ trường hợp thần kinh của phóng viên đó có vấn đề. Tuy nhiên, nếu phóng viên đó có đủ ngây thơ để tự tra tay vào còng như vậy, thì sợ rằng công chúng vẫn sẽ không bao giờ có đủ ngây thơ để tin rằng đó là sự thật.

Chính vì vậy, việc rút hồ sơ vụ án phóng viên Lê Duy Phong tống tiền doanh nghiệp ở Yên Bái về Bộ Công an để tiếp tục điều tra (theo như đề nghị của Tổng biên tập của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam) là rất quan trọng.

Báo Giáo dục Việt Nam lên tiếng về việc bắt nhà báo Lê Duy Phong

Người lao động

N. Quyết

24/6/2017

(NLĐO)- Theo Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam Nguyễn Tiến Bình, việc bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong nhận tiền của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái có những bất thường cần được làm rõ.

Theo thông tin Công an TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) cung cấp cho báo chí, vào 12 giờ 45 ngày 22-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái đã bắt quả tang ông Lê Duy Phong nhận tiền của một doanh nghiệp. Ông Lê Duy Phong (32 tuổi), vào thời điểm đó là trưởng Ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Đồng Tâm cùng tắc biến

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

21-6-2017

Người dân Đồng Tâm xếp hàng chào đón cụ Lê Đình Kình trở về Đồng Tâm hôm 2/5. Ảnh: báo TT.

Người ta hay nói “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Không biết quy luật đó liệu có ứng vào trường hợp Đồng Tâm hay không, nhưng “hiệp một” đã qua và “hiệp hai” đã đến. Điều gì phải đến đã đến. Chỉ có điều, ta chưa biết “hệ quả không định trước” là gì.

Quả bom nổ chậm

Cách đây khoảng hai tháng, vì nhiều lý do còn chưa thật rõ, Đồng Tâm bỗng trở thành một điểm nóng như thùng thuốc súng, một bàn cờ thế đầy nguy hiểm như “quả bom nổ chậm”, làm cả nước lo lắng như sắp xảy ra thảm họa. Nhưng may mà quả bom nổ chậm đã được tháo ngòi đầy kịch tính, làm cả nước thở phào, như một bi kịch kết thúc “có hậu”.

BÁO CHÍ CỘNG SẢN TAI ĐIẾC, MẮT THÔNG MANH

Phạm Trần

21-6-2017

“Báo chí cách mạng” vẫn là cái loa của đảng. Nguồn: internet

Năm nào cũng như năm nấy, ngày gọi là Báo chí Cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam (21/6) được thổi phồng và tô son cho đẹp chế độ nhưng những cái tai điếc và con mắt thông manh của nền báo chí ấy lại cứ hiện ra mỗi ngày một nhiều.

Bằng chứng thì hàng hà sa số, nhưng lần kỷ niệm 92 năm nay (21/6-1925 – 21/6/2017) Ban Tuyên giáo, cơ quan đảng chỉ đạo và Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan kiểm soát nhà báo lại cứ muốn chứng minh báo chí là diễn đàn của nhân dân, khiến chiếc áo bù nhìn lại phình to hơn.

“Báo chí cách mạng” phải tự làm một cuộc cách mạng

Mạnh Kim

20-06-2017

“Báo chí cách mạng VN”. Ảnh: internet.

“Báo chí cách mạng” là báo chí loại gì? Thế giới chẳng có mô hình hay thể loại nào gọi là “báo chí cách mạng” cả.

Báo chí chỉ gói gọn trong ý nghĩa và khái niệm của tự do ngôn luận. Càng chính trị hóa hoạt động báo chí bằng từ “cách mạng” càng lộ rõ sự mỉa mai của nền báo chí ngày nay, vì “cách mạng” trong báo chí bây giờ đồng nghĩa với một nền báo chí khiêu dâm. “Cách mạng” trong hoạt động báo chí cũng thể hiện bản chất của một chế độ ngày càng sợ hãi các cuộc cách mạng trong việc mang lại thông tin cung cấp và sự thật.

BÁO CHÍ

FB Huy Đức

20-6-2017

Báo chí “cách mạng” Việt Nam. Nguồn: internet

Để tránh lá cải hóa “nền báo chí cách mạng”, “cách mạng” nên cho phép báo lá cải danh chính ngôn thuận vận hành. Để tư nhân không còn phải núp bóng các cơ quan mũ cao áo dài. Để cái mông, vòng eo của Ngọc Trinh; cái lưỡi của Lý Nhã Kỳ… vẫn có thể đong đưa trước đám đông mà “cách mạng” không còn mang tiếng.

Các cơ quan đã nắm quyền lực nhà nước, nhất là các cơ quan siêu quyền lực như Công an, Tòa án, VKS, Thanh Tra… thì không được nắm cơ quan ngôn luận. Thật là nguy hiểm khi một người vừa bị bắt, đã bị báo ngành mô tả như tội phạm; một người đã bị án phạt tù lại còn phải chịu án ngôn từ của một cơ quan thuộc tòa. Các cơ quan này nên bán các tờ báo đang ăn khách của họ và chuyển những nhà báo biên chế sang làm những tờ nội san, thuần túy thông tin và trao đổi nghiệp vụ.