Chính phủ dừng nhận chìm, dân biển mừng rơn!

LTS: Bài trên báo Pháp Luật TP dưới đây, cho thấy dư luận đã lắng xuống sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng quyết định dừng biện pháp nhấn chìm chất nạo vét xuống biển, thay vào đó, đưa những chất ô nhiễm này lên bờ, đổ xuống cạnh bờ để lấn biển.

Sự kiện này có thể được ghi nhận: báo chí, các nhà khoa học và người dân đã thành công khi tiếng nói phản đối của mọi người đã giúp bảo vệ khu bảo tồn Hòn Cau. Nhưng sự thành công này đã che lấp mối nguy kinh hoàng hơn cho hàng triệu dân cư ở Bình Thuận, bởi chính họ là những người sẽ phải sống chung với ô nhiễm khí thải, xỉ thải từ các nhà máy và tàu than xả ra ngay trên bờ và duyên hải, đe doạ sức khoẻ họ, kể cả thai nhi.

Tự do trong giáo dục

FB Mạnh Kim

17-8-2017

Những đứa trẻ được tự do “bò ra đường” vẽ nghịch ngay tại Fifth Ave trước Central Park, New York. Ảnh: internet

Facebook nhắc lại bài viết này tôi post cách đây tròn hai năm. Đọc lại càng bức bối cho nền giáo dục u ám nước nhà mà thế hệ này sang thế hệ khác phải chịu đựng. Đau buồn không đủ diễn tả. Phải nói là giận dữ. Nền giáo dục phi nhân bản áp đặt lên hiện tại lẫn tương lai với cái gông Marx-Lenin đã cho thấy quá rõ kết quả tồi tệ, nhưng sau bao nhiêu năm, nó vẫn được “vận dụng” và “sáng tạo”. Sẽ không bao giờ có cuộc cách mạng triệt để nào chấn chỉnh hệ thống giáo dục một khi giáo dục được định khuôn bằng ý thức chính trị cộng sản. Tôi không tin bất kỳ ai trong bộ máy lãnh đạo giáo dục có đủ khả năng thay đổi được điều này. Nền giáo dục tồi tệ này sẽ tiếp tục hành hạ và bóp chết những khái niệm căn bản trong giáo dục: khai phóng và tự do.

Việt Nam kỷ luật viên chức cao cấp như phạt quý tộc thời trung cổ

Người Việt

16-8-2017

HÀ TĨNH (NV) – Có 3 trong số 4 viên chức cao cấp được xác định là phải chịu trách nhiệm trong vụ Formosa gây ô nhiễm toàn bộ vùng biển phía Bắc miền Trung hồi Tháng Tư năm 2016 chỉ bị… tước “hàm” cũ.

Bốn viên chức cao cấp mới bị kỷ luật tính từ phía trên bên trái theo chiều kim đồng hồ Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thái Lai, Bùi Cách Tuyến, Võ Kim Cự.

Truyền thông Việt Nam loan báo, thủ tướng Việt Nam vừa ký quyết định kỷ luật bốn viên chức cao cấp dính líu đến vụ Formosa thử xả nước thải khiến môi trường của vùng biển chạy dọc bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị hủy diệt và đến nay vẫn chưa hồi phục. Dân chúng nhiều tỉnh vẫn còn bất bình và tìm nhiều cách để đòi đóng cửa nhà máy thép của Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), đòi xem lại cả phương thức lẫn mức bồi thường thiệt hại. 

Thêm nhiều tàu cá bị ‘tàu lạ’ cướp phá ngư lưới cụ trên biển

Đại Đoàn Kết

Chí Đại

16-8-2017

Sáng 16/8, thêm 5 tàu cá của ngư dân xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã vừa cập bến trình báo với Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu lạ áp sát cướp phá ngư lưới cụ khi đang hành nghề trên biển.

àu cá QNg 91261 TS của ngư dân Nguyễn Hữu Lâm bị húc bể mũi. Ảnh: ĐĐK

Trước đó, chủ tàu QNg 90513TS (thuyền trưởng Phạm Minh) trình báo bị tàu lạ cướp phá tài sản.

Loạt bài Trịnh Vĩnh Bình – Kỳ 3: Vụ án ‘lên đến Bộ Chính trị’

VOA

Khánh An

16-8-2017

Ảnh minh họa.

Tiếp theo kỳ 1: Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’kỳ 2: Lên như diều gặp gió

Với số tiền gần 2,5 triệu đô la và 96 kg vàng mang về Việt Nam đầu tư, ông Trịnh Vĩnh Bình kinh doanh ở mọi lãnh vực: khách sạn, thủy sản, hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng… Nhưng chiến lược nhất, có lẽ là lãnh vực đất đai, vì theo như lời ông, “tôi có những bài toán lâu dài chứ không phải như Việt Nam nói là kinh doanh địa ốc.”

Loạt bài Trịnh Vĩnh Bình – Kỳ 2: Lên như diều gặp gió

VOA

Khánh An

16-8-2017

Tiếp theo kỳ 1: Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’

Trịnh Vĩnh Bình, “Vua Chả Giò” tại Hà Lan, vào năm 1990 quyết định về Việt Nam “khảo sát thị trường” sau khi được giới chức ngoại giao Việt Nam tại Châu Âu khuyến khích. Sau gần 60 lần nhập cảnh, ông mang về nước gần 2,5 triệu đô la và 96 ký vàng, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Tổng cục hải quan Việt Nam và Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp bằng cách đầu tư vào nhiều lãnh vực khác nhau, thành công rất nhanh, theo như nhận định của cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hà Lan thời đó, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: “Nhờ tính năng động và chủ động như vậy mà giai đoạn đầu, ông Bình trở nên thành công và khá nổi tiếng ở Việt Nam.” Và cũng chính sự thành công vượt bậc này đặt ông Bình vào thế rủi ro. Mời độc giả theo dõi sau đây.

Trang Trần Đại Quang nổi lên giữa ‘bão’ tin đồn

Blog VOA

Viễn Đông

16-8-2017

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang trong chuyến thăm Nga hồi cuối tháng Sáu. Ảnh: AP

Một trang web không rõ nguồn gốc mang tên của Chủ tịch Trần Đại Quang nằm trong “top” những trang web được nhiều người đọc nhất Việt Nam, giữa lúc có nhiều đồn đoán về sức khỏe của nhân vật trong “tứ trụ” đầy quyền lực ở Hà Nội.

Theo trang web xếp hạng Alexa thuộc công ty bán hàng trực tuyến Amazon, trandaiquang.org hiện đứng thứ 32 trong danh sách các trang mạng “ăn khách” nhất, vượt qua cả các trang tin chính thống như Đài tiếng nói Việt Nam.

Thời hội nhập, nghĩa vụ phải gắn với quyền lợi

Blog VOA

Bùi Tín

16-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên VTV. Ảnh: internet

Từ khi Việt Nam được gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1977 – 40 năm nay, sự hội nhập với thế giới ngày càng mở rộng. Việt Nam tham gia ASEAN năm 1995, tham gia Diễn đàn Hợp tác Á – Âu ASEM năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 1998, tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2006.

Uy tín quốc tế của Việt Nam còn gì sau vụ Trịnh Xuân Thanh?

RFI

Mai Vân

16-8-2017

Ảnh chụp cảnh ông Trịnh Xuân Thanh phát biểu trên TV Việt Nam, phát hình ngày 03/08/2017, cho biết là ông “đã ra đầu thú”. Ảnh: Reuters/ Kham

Căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với Đức sau vụ Berlin tố cáo Hà Nội « bắt cóc » ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cao cấp Việt Nam đang xin tị nạn tại Đức, tiếp tục được báo chí quốc tế theo dõi, đặc biệt trên hậu quả của vụ này đối với Việt Nam.

Ngày 11/08/2017, báo Mỹ Forbes đăng bài viết của cộng tác viên David Hutt, cho rằng vụ này có nguy cơ « đánh sập » Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Trước đó một hôm, ngày 10/08, trên trang mạng The Interpreter của viện nghiên cứu Úc Lowy Institute, nhà báo Helen Clark cũng cho rằng vụ bắt cóc này « phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam ».

Loạt bài Trịnh Vĩnh Bình – Kỳ 1: Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’

VOA

Khánh An

16-8-2017

Trịnh Vĩnh Bình. Nguồn: VOA

Trước năm 1975, gia đình ông Trịnh Vĩnh Bình có một cửa hàng bán sỉ vải ở Thương xá Châu Hải Thành, quận 6, Sài Gòn. Gia đình ông còn làm thêm nghề nuôi tằm, dệt vải.

Năm 1976, ông cùng vợ, 3 con và vài anh em vượt biên ra nước ngoài. Sống tại trại tạm cư Songkhla, Thái Lan, hơn 4 tháng thì gia đình được sắp xếp đi định cư theo diện tị nạn tại Hà Lan.

Năm ấy, ông Bình 29 tuổi.

BOT và Liên minh Nguyễn Tấn Dũng – Đinh La Thăng – Bắc Hà

FB Huy Đức

16-8-2017

Trạm thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh: Internet

Tại sao lại miễn, giảm phí qua trạm thu phí Cai Lậy vì cái sai ở đây là vị trí đặt trạm chứ không phải là mức phí. Nhà nước cần giám định khoản tiền nhà đầu tư thực sự đã bỏ ra ở 26,5km (chứ không chỉ căn cứ lên mức họ kê khai) rồi hoàn trả cho họ (không quá 300 tỷ). Bắt buộc dời trạm thu phí vào phần đường tránh. BOT là đầu tư để cho người dân có thêm lựa chọn chứ đâu phải là chặn cửa, đơm đó, buộc mọi người dân dù đi đường cũ hay đường mới đều phải trả tiền cho nhà đầu tư.

Bài báo đã bị gỡ: Kiến nghị mở đường bay thẳng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền

LTS: Bài báo này được đăng ở trang Dân Trí, nhưng chưa đầy 6 tiếng sau thì bị gỡ bỏ. Hiện chỉ còn tìm thấy trong bộ nhớ cache của Google. Xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả.

____

Dân Trí

Châu Như Quỳnh

16-8-2017

Đảo Trường Sa lớn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Báo Dân Trí

Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) kiến nghị Chính phủ cho phép triển khai mở đường bay hàng không dân dụng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Kiến nghị này được đưa ra trong báo cáo thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, được Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam gửi tới Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sáng 16/8.

Lợi ích của đảng là lợi ích của ai?

Trương Nhân Tuấn

16-8-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo yêu cầu xử lý nghiêm vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: VNN

Ông Trọng vừa ký ban hành quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn các cán bộ cao cấp. Theo đó các cán bộ này phải “tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân”…

Lãnh đạo nước nào cũng vậy, trước khi nhậm chức phải tuyên thệ trung thành với quốc gia, dân tộc; tuyên thệ phục vụ vì quyền lợi của dân tộc, của đất nước. Không có nơi nào như VN buộc cán bộ cấp cao phải “trung thành với lợi ích của đảng”.

Chống nạn thu phí ở BOT Cai Lậy – mẫu mực về phản kháng dân sự phi bạo lực

Luật Khoa TC

Đoan Trang

16-8-2017

Cảnh thu tiền lẻ ở BOT Cai Lậy. Ảnh: Người Lao Động

Hàng triệu độc giả của báo chí và cộng đồng mạng đang theo dõi vụ “tài xế dùng tiền lẻ khi qua trạm thu phí Cai Lậy”, với cả sự hồi hộp lẫn thích thú. Vụ Cai Lậy sau này chắc sẽ còn được kể lại nhiều lần như một chuyện vui. Nhưng còn hơn thế nữa: Những người lái xe dùng tiền lẻ đóng phí đã mang đến cho chúng ta một ví dụ tuyệt vời về phản kháng dân sự phi bạo lực, “hay lắm, đẹp lắm, có thể viết thành sách”.

Trần Đại Quang đang ở đâu?

Người Việt

Tư Ngộ

15-8-2017

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang ngày 29/6/2017. Ảnh: Getty Images

HÀ NỘI (NV) – Ông chủ tịch nước Trần Đại Quang bây giờ đang ở đâu? Thắc mắc về tung tích của ông chủ tịch nước CSVN thường có cái bản mặt khó đăm đăm không có câu trả lời hơn hai tuần qua.

Hôm Thứ Hai, 14 Tháng Tám 2017, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin ông chủ tịch nước Trần Đại Quang đã “gửi điện mừng tới Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In” nhân dịp “kỷ niệm lần thứ 72 ngày Quốc khánh Đại Hàn Dân Quốc (15/8/1945-15/8/2017)”. Cùng với điện văn của ông Trần Đại Quang, còn có điện văn của các ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội, ông phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, gửi các người đồng cấp của Đại Hàn để chúc mừng quốc khánh nước bạn.

Người Việt bị bắt cóc: Dấu vết dẫn vào cơ quan nhà nước Đức

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: Ronen Steinke

Dịch giả: Phan Ba

16-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh khi chưa về Hà Nội “đầu thú”. Ảnh: internet

Trong vụ giám đốc Trịnh Xuân Thanh tình nghi bị bắt cóc ở Berlin, một nhân viên của Cục Liên bang về Nhập cư và Người Tỵ nạn bị lọt vào tầm ngắm. Người đàn ông này được Hà Nội khen ngợi.

Sigmar Gabriel? Ông Ngoại trưởng Đức, người mà trước đây một vài ngày đã phản đối chế độ ở Việt Nam kịch liệt cho tới mức ông để cho ném người đại diện của tình báo Việt Nam ra khỏi nước, chỉ là một kẻ chém gió, ông người Việt Ho N. T. nói tếu. Người ta không cần phải lo ngại, ông viết gửi về Hà Nội, “trong tháng mười sẽ có chính phủ mới. Chính phủ mới sẽ quyết định đường lối ngoại giao mới”, và “chậm nhất là vài tuần nữa”, vụ này sẽ bị lãng quên. Sigmar Gabriel, một con vịt què.

“Lò nóng” và những khúc củi “dân chủ, đức trị và pháp trị”

Trương Nhân Tuấn

15-8-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng và công cuộc đốt lò. Nguồn: internet

Lò đã nóng và quyết tâm của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng” là tựa đề bài viết trên Tuần Việt Nam của tác giả Nhị Lê, được giới thiệu là “Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản”. Theo tôi, bài viết này nên đọc, cho những người muốn tìm hiểu những quyết tâm và ưu tiên chính trị của ông Trọng là gì.

Dẫn: “Có một dịp, vinh dự được trao đổi với Tổng Bí thư. Ông nói, cần phải giữ vững sự ổn định. Tôi thưa rằng, ổn định lúc này là phát triển, phát triển là đẳng cấp của ổn định, ổn định lúc này là phải hành động. Ông hỏi: Cụ thể như thế nào? Tôi thưa: Chúng ta cần lựa chọn một số việc mang tính chất đột phá, có khả năng làm rung động toàn bộ hệ thống: cải cách bộ máy và chống tham nhũng. Sao nữa? Phương châm là, đề cao dân chủ, cổ vũ đức trị và tôn vinh pháp trị. Đấy là cả một nghệ thuật chính trị. Và, để thực hiện nó, phải với bản lĩnh chính trị rất cao, một quyết tâm đến cùng, một lộ trình phù hợp và cổ vũ một lực lượng chính trị nhân dân đông đảo. Không có những điều đó, rất khó thành!” Hết dẫn.

Chính trị & kỹ trị

FB Huy Đức

15-8-2017

Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn. Ảnh: báo PLTP

Chủ tịch một công ty nổi tiếng, trực thuộc một bộ, hưu gần hai năm nay, nhận xét ngắn gọn về người mà lẽ ra ông phải chịu ơn vì từng ký 3 quyết định đề bạt, bổ nhiệm ông, “Súc vật”. Một thành viên nội các nhiệm kỳ trước, đang giữ một vị trí cao hơn trong nhiệm kỳ này, trong một lần bi phẫn, nói với bạn tâm giao, “Đôi khi tôi phải làm những việc không phải của một con người”. Nhiều đại biểu dự Đại hội XII ngạc nhiên vì nhận được những khoản thu nhập bất ngờ. Có những lá phiếu đã được quy đổi thành tiền bên hành lang của nơi mà các đảng viên trung thành vẫn coi là “đền thiêng của Đảng”.

Những kẻ chủ trương ra lệnh bắt Trịnh Vĩnh Bình

Huỳnh Ngọc Chênh

15-8-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình

Hồi Trịnh Vĩnh Bình bị bắt tù và bị tịch biên toàn bộ tài sản sai trái, Thanh Niên là tờ báo tích cực nhất trong việc lên tiếng bênh vực cho ông. Cũng có không ít quan chức về hưu và trí thức tiến bộ không đồng tình với việc bắt ông Trịnh Vĩnh Bình. Ngay cả bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng lên tiếng phản đối.

Tuy vậy, thường vụ tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu thời đó, kẻ chủ trương ra lệnh bắt TVB vẫn khư khư giữ vững lập trường.

Chân dung quyền lực… Cộng Sản

Huỳnh Ngọc Chênh

15-8-2017

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VNN

Thể chế độc tài toàn trị cộng sản tập trung mọi quyền lực vào đảng, nhưng thực chất là tập trung quyền lực vào một kẻ đứng đầu. Kẻ đó lợi dụng cả một bộ máy đảng và nhà nước khổng lồ để thực hiện những ý đồ cá nhân thường là rất điên cuồng của mình cho đến khi chết hoặc bị hạ bệ.

Stalin, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt, anh em Castro, ông cháu họ Kim… là những ví dụ điển hình. Bọn chúng đưa ra những chủ trương sai trái làm tàn lụi đất nước, giết dân hàng loạt, sát hại tay chân như ngóe, đặt toàn đảng, toàn dân trong vòng ngục tù của sự sợ hãi để cai trị.

‘Bắt Bắc Hà’ không chỉ là tin đồn…

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

14-8-2017

Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch BIDV. Ảnh: VNN

Mà còn có cơ sở. Hơn cả thế, là “cơ sở thực tiễn” – nói theo ngôn từ rất ưa thích của giới chóp bu Việt Nam.

“Cơ sở thực tiễn” ấy không phải xuất phát từ vài ba nhà đầu tư nhỏ lẻ hay “tay to” muốn trục lợi trong thị trường chứng khoán xanh đỏ mỗi ngày, mà từ… nhà báo Huy Đức.

“Cây bút tín hiệu”

Một nền tư pháp đa tốc độ

Blog VOA

Bùi Tín

14-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình nhà nước Việt Nam. Ảnh: VOA

Vụ án Trịnh Xuân Thanh, đang bị tạm giam 4 tháng để điều tra, rồi đây sẽ được xử án ra sao?

Có nhiều khả năng xảy ra vì đây sẽ là một vụ án chính trị, được dư luận trong ngoài nước rất quan tâm, không thể xử qua loa, theo nghị quyết của bộ chính trị như xưa nay được.

Cảnh sát quốc tế lên tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh

Blog VOA

Viễn Đông

14-8-2017

Tới ngày 14/8, tên của ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có trong danh sách truy nã trên trang web của Interpol. Ảnh: Reuters

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) mới trả lời VOA tiếng Việt về vụ Trịnh Xuân Thanh, nhất là chuyện cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này không có tên trong danh sách “các nhân vật bị truy nã”.

Khi được hỏi rằng liệu cơ quan này có được yêu cầu tham gia vào việc điều tra thông tin của phía Đức, cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh ở Berlin hay không, cũng như về sự nghiêm trọng của vụ này, Interpol trả lời: “Bất cứ khi nào cảnh sát của một trong 190 quốc gia thành viên chia sẻ thông tin với Ban Thư ký [của Interpol] ở Lyon [Pháp] liên quan tới điều tra hay những kẻ tội phạm, thông tin này vẫn thuộc quyền sở hữu của nước đó”.

Vài hàng tâm sự cùng các bạn làm ở Bộ Ngoại giao

FB Đặng Xương Hùng

14-8-2017

Tác giả Đặng Xương Hùng, cựu viên chức ngoại giao VN ở Thụy Sỹ. Ảnh: FB tác giả.

Đã từ lâu tôi muốn viết những dòng tâm sự này. Tôi vẫn còn nuôi một hy vọng có thể làm lay động con tim và trí óc của các bạn.

Quyết định là ở các bạn, nhưng điều đầu tiên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn, đó là: các bạn đang xuôi theo một dòng chảy đi ngược lại với văn minh của nhân loại.

Các bạn đang cố gắng đối phó để chữa cháy cho sự tồn tại của một chế độ công an trị, ngày càng rõ nét tại đất nước Việt Nam của chúng ta.

Bộ Ngoại giao Đức trả lời về mối quan hệ Đức – Việt

German Embassy Hanoi

14-8-2017

Quốc kỳ 2 nước Việt – Đức

Trong buổi Họp báo Liên bang ngày 09/08/2017, Phó Phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang, Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt như sau:

Câu hỏi: Câu hỏi của tôi dành cho Bộ Ngoại giao, cụ thể là xin đề nghị ông Schäfer cung cấp thông tin mới nhất về tình hình quan hệ Đức – Việt Nam trong bối cảnh của vụ bắt cóc.

Carl Thayer: 5 Nguyên nhân của việc Việt Nam gia tăng bắt bớ các blogger và các nhà hoạt động dân chủ

FB Lê Quốc Tuấn

14-8-2017

Bốn nhà hoạt động bị bắt bớ trong vụ trấn áp gần đây nhất: (từ trái qua) Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển. Ảnh: internet

Chưa bao giờ chúng ta thấy quá nhiều nhà hoạt động bị bắt và bị kết án trong một thời gian ngắn như hiện đang diễn ra ở Việt Nam trong tháng vừa qua. Làm thế nào để giải thích tình huống này?

Bạn có nghĩ rằng có xu hướng tăng cường đàn áp các nhà hoạt động gần đây là vì TT. Hoa Kỳ Trump không quan tâm đến vấn đề quyền con người ở Việt Nam?

Việt Nam cô đơn và lạc trong một thế giới bất an và bất định

“Chỉ có những kẻ khôn ngoan nhất và ngu xuẩn nhất là không thể thay đổi” (It is only the wisest and the stupidest that cannot change). (Confucius, 551-479 BC)

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

13-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Hubbington Post

Có thể nói ngay (mà chưa cần phân tích) là Việt Nam cô đơn và lạc trong một trật tự thế giới mới bất an và bất định, của một thế giới “không phẳng” (xin lỗi Tom Friedman). Nhiều nước cũng khốn đốn (như Venezuela) chứ không riêng Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang trong một tình thế hiểm nghèo (vì Trung Quốc đè) và có đặc thù riêng cần làm rõ. Chủ nghĩa “đặc thù” (exceptionalism) và “tiệm tiến” (Gradualism) cùng với chủ nghĩa “cực đoan” (extremism) và “giáo điều” (dogmatism), chính là những rào cản trước đòi hỏi đổi mới và tiến bộ. Sau nhiều năm cố gắng đổi mới và hội nhập với thành quả đáng kể, Việt Nam đang tụt hậu so với láng giềng. Tuy có nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng đất nước đang kiệt quệ về tài chính và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, nhưng Viêt Nam vẫn “thân cô thế cô” (Bill Hayton), bị bắt nạt nhưng không có đồng minh bênh vực. Trong khi sa vào “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn chưa chịu thay đổi thể chế.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cổ phẩn ở sân golf Tân Sơn Nhất?

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

14-8-2017

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn khảo sát 21ha đất quốc phòng để bàn giao làm sân đỗ lưỡng dụng. Ảnh: báo TT

Hôm 8/8/2017 phát biểu trước báo giới, ông Trần Đơn, Thứ trường Bộ Quốc phòng đã nói về việc cơ quan này sẵn sàng giao đất cho Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Tôi và có lẽ toàn dân ta hoan nghênh ông Đơn đã thừa nhận sân bay Tân Sơn Nhất – cửa ngõ hàng không chủ yếu của Việt Nam đã quá tải trên không, dưới đất, và xung quanh. Thế nhưng, lời thừa nhận quá muộn đó đã đổi lại những thiệt hại không thể tính nổi cho ngành hàng không (HK) và đất nước. Bởi lẽ, ngay từ năm 2007, sân bay TSN đã quá tải sân đỗ, hàng ngày vào giờ cao điểm nhiều chuyến bay đến TSN đã phải bay vòng chờ chỗ đỗ.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có phải an ninh Việt Nam giỏi?

FB Đào Tiến Thi

13-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Mạng XH 10 ngày nay có cả hàng trăm ý kiến luận bàn về vụ Trịnh Xuân Thanh (TXT). Riêng hành vi bắt cóc (người chê cũng như kẻ khen nhà nước VN đều hiển nhiên thừa nhận đây là vụ bắt cóc chứ không phải “đầu thú” như truyền thông chính thống đưa tin) thì có một số người cho là mật vụ VN tài giỏi khi qua mặt được hệ thống an ninh Đức.

Việc qua mặt hệ thống an ninh Đức, theo tôi không nhất thiết phải tài giỏi mới làm được.

Trầm Bê lần đầu nếm trái đắng: Con trai bị giang hồ bắt cóc (phần 3)

FB Nguyễn Hồng Lam

12-8-2017

Tiếp theo phần 1phần 2

Ảnh: Nguyễn Hồng Lam

KHO HÀNG NÓNG, CÁI ĐẦU CŨNG NÓNG

Khi vụ bắt cóc tống tiền 10 triệu USD bị khám phá, Công an TP Hồ Chí Minh đã có dịp làm rõ một lần nữa cấu trúc của giới giang hồ, đặc biệt là giang hồ Trà Bắc. Dù tù tội, dù trả giá, giang hồ vẫn không làm gì có chuyện hoàn lương, cho đến khi sức tàn lực tận. Bởi, ngay cả khi đã bó thân trong tù, Bình “kiểm vẫn chuẩn bị cho việc tái phạm tội, nếu có cơ hội được tự do.