“Đặc khu” và chuyện “Mượn đường diệt Quắc”

FB Lê Ngọc Sơn

8-6-2018

Ảnh: internet

Câu chuyện Đặc Khu không đơn thuần là chuyện kinh tế, nó còn là vấn đề an nguy cho an ninh quốc gia.

ĐẶC KHU VÀ CÁC MẮT XÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA “ONE BELT, ONE ROAD”.

Trong các bài trước (1),(2) tôi phân tích vị trí Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều (vô tình?) là các “giao điểm quan trọng” trong các “mối điểm” của chiến lược con đường tơ lụa mới của Trung Quốc có tên “Một Vành đai, Một Con đường” (One Belt, One Road). Chiến lược này được kỳ vọng góp phần làm cho giấc mộng Trung Hoa trở thành hiện thực.

Những người CS có lương tri cần nhìn nhận thẳng thắn, để ĐCS cầm quyền là không thể

FB Đỗ Ngà

8-6-2018

Những bạn sinh viên ngồi ghế nhà trường được chính quyền chăm sóc tư tưởng rất kĩ. Những môn của Marx Lenin được nhồi vào đầu liên tục bằng một thời lượng vượt trội so với môn khác. Mà đứng trên bục giảng là những con người não phẳng, nên cứ thế chúng ủi phẳng não những bạn trẻ sinh viên.

Khi học xong, đa phần sinh viên chẳng có chút kiến thức gì, và trong đầu của họ chỉ có một suy nghĩ, rằng chúng ta đang tiến lên XHCN – một nấc thang lịch sử cao hơn TBCN. Những bộ não non nớt và suy nghĩ ngô nghê được những bộ não phẳng chứa đầy bả Marx Lenin là ủi tiếp cho thật phẳng. Và từ đó hình thành nên những trí thức chỉ biết hụp mặt vào cái máng lợn kiếm ăn và thả cửa cho CS vơ vét đất nước.

Học bao nhiêu năm về môn chính trị Marx Lenin mà sinh viên không biết đặt một câu hỏi đơn giản để phá vỡ thứ triết lí vớ vẩn đó. Một nhà nước của giai cấp công – nông thì giai cấp này được trao quyền gì? Giai cấp này có thực quyền không? Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì dân đã được trao những quyền gì? Hãy xem sự bất lực của dân chúng khi chứng kiến thượng tầng chính trị bán đứng nhân dân thì thấy ngay dân có quyền hay không.

Một nhà nước trong sạch không thể cậy nhờ vào đạo đức của người cầm quyền. Vì đạo đức của con người sẽ không thể chống nổi một tập thể tha hóa. Khi cả bộ máy chính trị bao trùm trên một quốc gia bị tha hóa thì diệt tham nhũng là phải loại bỏ chế độ. Trò đốt lò của anh quyền lực lớn như là trò khoan lỗ vào mặt nước mà thôi, khi rút khoan lên nước sẽ lấp lại như cũ.

Một nhà nước trong sạch cần phải có quyền lực nhân dân. Với 93 triệu đôi mắt và có quyền lực trong tay, nhân dân như bộ lọc tẩy sạch ô uế bộ máy nhà nước. Ở Úc, ông thủ hiến bang New South Wales từ chức vì món quà trị giá 3.000 đô Úc, nhưng ở Việt Nam, làm thất thoát hàng ngàn tỷ chỉ rút kinh nghiệm, cướp đất đẩy hàng vạn dân Thủ Thiêm vào cảnh khốn cùng cũng ung dung hưởng lạc. Đấy là sự khác nhau giữa nơi có quyền lực nhân dân và nơi quyền lực nhân dân bị tước bỏ.

Vậy quyền lực nhân dân là gì? Đó là quyền ứng cử, quyền bầu cử tự do, quyền bỏ phiếu trưng cầu dân ý, quyền biểu tình, quyền lập đảng lập hội.

Để có quyền ứng cử, phải có đa đảng, vì khi độc đảng tất cả ứng cử viên là đảng viên ĐCS và những ứng cử viên ngoài đảng có chăng cũng chỉ là để làm màu cho có vẻ dân chủ nhằm lừa gạt toàn dân.

Quyền bầu cử tự do nó buộc người ứng cử đáp ứng nguyện vọng dân chứ không phải đáp ứng nguyện vọng đảng, điều đó dẫn tới xóa đi Quốc hội thuần chủng 1 phe kiểu quốc hội CS. Điều đó sẽ dẫn tới quốc hội phải có đủ 2 viện thượng và hạ, đồng thời phải có đa thành phần đảng phái để đại diện cho nhân dân đúng nghĩa. Và để có bầu cử tự do phải có cơ quan kiểm phiếu độc lập để loại trừ thiên vị. Chỉ có nhà nước tam quyền phân lập mới có những cơ quan độc lập với đảng phái.

Quyền biểu tình là quyền đòi hỏi chính phủ phải hành động quyền lợi vì dân. Khi dân đã biểu tình, chính phủ phải nghe lời dân thì đất nước mới an toàn với ngoại bang, và sẽ ngăn chặn kịp thời hành động sai lầm của chính phủ. Theo nguyên tắc, Hiến pháp phải trên luật pháp. Khi Hiến pháp quy định biểu tình thì luật pháp không thể xâm phạm quyền này. Thế nhưng chính quyền CS đã chà đạp lên hiến pháp đánh đập, bắt nhốt dân biểu tình thay vì bảo vệ họ. Đã quy định quyền bằng Hiến pháp – một loại luật cao nhất mà khi dân sử dụng quyền hiến định thì chính quyền lại vu là “lợi dụng”. Sống theo Hiến pháp mà còn vu là “lợi dụng” thì những bạn công an có lương tri thấy chính quyền của bạn đúng hay dân đúng?

Quyền được bỏ phiếu trưng cầu dân ý để loại bỏ những hành động bán nước trắng trợn. Như dự luật đặc khu hôm nay đây. Năm ngoái Bộ Chính Trị đã quyết bằng chữ ký của Đinh Thế Huynh và hôm nay lại đem ra cho Quốc hội diễn trò biểu quyết. Không có quyền lực nhân dân thì Bộ Chính Trị và Quốc hội đang tung hứng thủ tục bán nước trước mắt mà nhân dân hoàn toàn bất lực.

Các bạn công an và quân đội, hãy nhìn cho kỹ nhân dân đi, họ có quyền gì để sống xứng đáng một kiếp người? Thật sự, lương của các bạn là từ tiền thuế của dân, đảng thu cho những đảng viên cao cấp bỏ túi chán chê rồi họ phát lại cho bạn những đồng tiền còm cõi để xúi bạn quay họng súng vào dân bảo vệ họ. Nếu bạn có lương tri thì các bạn phải biết căm phẫn về điều này các bạn ạ. Đừng phân chiến tuyến bên ta bên địch với nhân dân. Làm thế là vô cùng gian ác. Tội dân lắm.

Điều nữa tôi muốn nói, đó là lật CS chỉ là lật những kẻ bán nước hại dân trên thượng tầng. Chính quyền hậu CS cũng cần có quân đội và công an cho đất nước. Lúc đó, đất nước cần các bạn vì chỉ có các bạn mới có nghiệp vụ cho một nhà nước mới – nhà nước vì dân. Hãy sống sao để còn đường sống cho Việt Nam hậu CS, đừng ác quá để dân phẫn nộ thì không ai cứu nổi. Sống thế là không có hậu, mà cái hậu là cuộc sống con cái của bạn và có khi cái hậu nó vận vào ngay cuộc đời bạn. Nên biết suy nghĩ đừng là thứ công cụ vô thức. Trân trọng!

Quyền lực tối thượng, lợi ích quốc gia

FB Nguyễn Tiến Tường

8-6-2018

Khi Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân “nói thẳng” Luật đặc khu đã được Bộ Chính Trị thông qua, có nghĩa là ý chí ở nghị trường gần như đã được quán triệt. Quốc gia đặt cả trong tay 18 người quyền lực cao nhất. Và nếu nói BCT ở thời điểm này, tôi cũng xin được phép “nói thẳng”, quyền lực tối thượng đang nằm trong tay TBT Nguyễn Phú Trọng. Và ông, đang nắm giữ lợi ích quốc gia (tôi tránh khái niệm vận mệnh quốc gia).

Như thường lệ, ông vẫn lặng lẽ trước những cơn sóng cào của xã hội. Làm một nhà quan sát lạnh lùng trước khi đưa ra chủ ý cá nhân. Mà có lẽ chủ ý cá nhân ông ở thời điểm này, là ý chỉ.

Là một nhà quan sát sắc sảo, có lẽ ông đã thấy được hai luồng chủ kiến và thái độ xã hội giành cho Dự luật đặc khu. Ông đã rõ những lý lẽ, những ngôn từ về vấn đề này, của từng người, từng giới xuất phát từ lợi ích quốc gia hay lợi ích cá nhân.

Cá nhân tôi không thấy thuyết phục với lý lẽ của bên ủng hộ, những lời nói sáo rỗng kiểu “đón phượng hoàng” hoặc “làm đi đừng bàn” rất chung chung. Cũng đã thấy một Dự thảo đầy lỗ hổng. Thậm chí là những kẻ lưu manh tiểu tốt dám phun bọt, chửi tục lên một vấn đề đại sự.

Ông cũng đã thấy sự phản biện đầy chứng lý và thái độ ôn hòa của bao nhiêu tao nhân thức sĩ, bao nhiêu tướng lĩnh, và hàng triệu người dân. Tổ tư vấn đương thời của Thủ tướng, những Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, những con người cả đời va đập cọ sát trong môi trường kinh tế vĩ mô và các vấn đề xuyên quốc gia. Những tướng lĩnh cả đời kiến thiết chiến lược quân sự và an ninh quốc phòng. Họ không thể sai được.

Tôi thật sự xúc động khi thấy chuyên gia Phạm Chi Lan gầy gò đau đáu, như con chim nhỏ ứa hết tiếng hót sau cùng cho đất nước, cho dân tộc. Bà đã nói rằng, Bộ Chính Trị có lẽ mong muốn một sự đột phá cho Việt Nam, đó là một thái độ quốc gia dân tộc thuần chất. Nhưng những gì trải ra trước mắt cho thấy một sự vội vã duy ý chí mà hậu quả của nó là khôn lường.

Nhân dân sẽ không quên nổ lực của TBT trong công cuộc đốt lò hôm nay. Hơn ai hết, chính bản thân ông biết rõ sự gian nan, nguy hiểm và dai dẳng khi dẹp trừ lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách. Điều có thể chiếm hết phần đời còn lại của ông.

Đặc khu, với hiện trạng trước mắt, có thể sẽ biến thành địa hạt màu mỡ của lợi ích nhóm. Và như vậy, khi TBT “dọn dẹp quá khứ” nhưng không mở ra một tương lai khác, thì chỗ đứng của ông trong nhân dân, trong lịch sử, chỉ là một hiện tượng ngắn hạn.

Bất kỳ trí thức ôn hòa nào cũng sẽ hiểu cho cái khó của ông khi giải quyết vấn đề Trung Quốc. Đương nhiên là phải linh hoạt, mềm mỏng. Thế nhưng, vấn đề đặc khu là hoàn toàn khác biệt. An ninh quốc gia có thể bị đe dọa ở cự ly gần, nội tại nền kinh tế cũng sẽ dính “con ngựa thành Troyes” nếu phụ thuộc vào dòng vốn từ Trung Quốc. Đó là lý do mà nhân dân sẽ ủng hộ thái độ rắn rỏi của người đứng đầu và sẽ cùng chịu trách nhiệm cho quyết định đó.

Đặt dân tộc vào một con người, là điều tối kỵ. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, cá nhân tôi không thấy con đường sáng nào ngoài hy vọng ở TBT. Khi công cuộc chống tham nhũng vẫn đâu đó gợn sóng động cơ cá nhân. Thì việc xem xét Dự luật đặc khu một cách thấu đạt, là cơ hội để ông chứng minh với nhân dân về sự vô tư của mình.

Bất cứ cá nhân nào cũng bé mọn trước dân tộc và lịch sử. Quyền lực tối thượng luôn luôn là một tai họa, nếu nó không đươc đặt dưới lợi ích quốc gia!

Việt Nam: Hãy phủ quyết bộ Luật An ninh Mạng đầy vấn đề

HRW

7-6-2018

Ảnh: FB Hate Change

Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần sửa đổi Dự thảo Luật An ninh Mạng, hiện đang quá mơ hồ và khái quát, cho phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế trước khi đưa ra cơ quan lập pháp. Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự luật đang bị chỉ trích rất nhiều này vào ngày 12 tháng Sáu năm 2018.

Đừng để lại một ngôi đền

FB Trần Trung Đạo

8-6-2018

Lịch sử nhân loại đã chứng minh, lịch sử của một dân tộc không phải là một ngôi miếu để thờ mà là đời sống con người luôn đổi mới.

Truyền thống chỉ là một thói quen lỗi thời nếu truyền thống không được hiện đại hóa. Angkor Wat, Angkor Thom nguy nga, đồ sộ nhưng không cứu được một phần tư dân tộc Khơ Me khỏi bàn tay Pol Pot. Tương tự, Ấn Độ có nền văn minh lâu đời nhất nhân loại và trải qua các thời đại hoàng kim từ Ashoka đến Gupta, cũng đã chịu đựng hàng loạt ngoại xâm từ Mông Cổ, Hồi Giáo và thực dân Anh kéo dài suốt 600 năm.

Luật đặc khu và “Những điều sỉ nhục và căm giận”

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

7-6-2018

“Một đất nước luôn có kẻ dẫn đường

Cho người ngoài kéo đến xâm lăng”

(Lưu Quang Vũ)

1. Lập pháp hay “dọn đường” cho ngoại bang?

Trước hết, phải khẳng định rằng, khi đặt ra câu hỏi trên đây bản thân tôi hoàn toàn không có ý “té nước theo mưa” mà tất cả đều trên cơ sở thực tế khách quan sau khi đã tìm đọc bản dự thảo “Luật đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” (gọi tắt là “Luật đặc khu” dự kiến được Quốc hội nước nhà xem xét thông qua trong kỳ họp lần này); cũng như tham khảo các ý kiến, phân tích đánh giá nhận định của các nhân sĩ trí thức, đặc biệt là các chuyên gia kinh tế trong đó có những người đang là thành viên của Tổ tư vấn kinh tế cho ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tưởng Chính phủ hiện nay.

Và như mọi người đã biết, về cơ bản hầu như tất cả các ý kiến của các chuyên gia đều thể hiện sự “thất vọng” và không đồng tình với bộ luật này vì nó không những non nớt về “kỹ thuật lập pháp” mà quan trọng hơn, với tôi còn là một sự “ngây thơ về chính trị” của những người soạn thảo. Điều này thể hiện rất rõ ngay trong tên gọi của Bộ luật và điều khoản ưu đãi về thời hạn cho thuê đất lên đến 99 năm. Thôi thì, những phân tích và nhận xét cụ thể các chuyên gia kinh tế, các nhân sĩ trí thức đã bàn nát nước rồi, ở đây tôi chỉ phân tích và nhấn mạnh thêm 2 điểm để minh chứng cho vấn đề mà tôi đặt ra là: phải chăng những người biên soạn ra dự luật này đang cố ý hay vô tình tiếp tay và “dọn đường” cho các thế lực ngoại bang đến xâm chiếm bờ cõi của cha ông?

Thứ nhất, tại sao bộ luật này lại có tên gọi dài ngoằng như vậy? Tại sao không phải là “Luật đặc khu về hành chính – kinh tế” cho ngắn gọn và khoa học mà phải nhấn mạnh và thêm vào 3 vị trí cụ thể là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc giống như một cách chỉ định và áp đặt buộc phải làm đặc khu ở 3 địa điểm trên? Hay nói như PGS  TS Nguyễn Đức Thành là lẽ ra những người soạn luật chỉ nên tạo ra một bộ khung chung nhất về luật đặc khu, trong đó “đưa ra những yêu cầu, tiêu chí cơ bản để là “đặc khu” thì các vùng sẽ dựa vào các yêu cầu đó để đưa ra phương án triển khai, cam kết tài chính. Tỉnh nào, vùng nào đưa được đề xuất khả thi, tích kiệm ngân sách nhất, có thể chế sáng tạo, cam kết mạnh mẽ nhất, đề xuất được các phương án hấp dẫn hơn về kinh doanh thì tỉnh đó, vùng đó được chọn làm đặc khu…” [2] mà thôi. Ngôn ngữ phản ánh tư duy của, từ đây, theo tôi cái tên gọi dài ngoằng kia phải chăng không đơn thuần chỉ là do “lỗi về kỹ thuật hành pháp” mà rất có thể đằng sau đó còn có sự mờ ám nào khác? Nghĩa là, ngoài sự “ngây thơ về chính trị” của những người soạn thảo ra thì phải chăng còn có một “bàn tay nhám nhúa” của thế lực hắc ám nào đó thò vào để gây áp lực và chi phối để bộ luật này nhan chóng ra đời?

Thứ hai, có thể thấy từ khi dự luật về 3 đặc khu trên được các cơ quan truyền thông đưa tin cho đến hôm nay tuy có vô số những bài viết phản biện thể hiện sự chưa an tâm và không đồng tình của mọi tầng lớp nhân dân cả trên các phương tiện truyền thông chính thống lẫn phi chính thống (mạng xã hội) nhưng lạ lùng thay chẳng có một ai trong nhóm những người soạn thảo dự luật trên; hay những người chủ trương và quyết tâm cho ra dự luật trên viết bài tranh luận và đối thoại một cách nghiêm túc và khách quan để bảo vệ quan điểm và lý lẽ của họ. Trái lại, người dân chỉ được hồi đáp ngắn gọn bằng những ý kiến mang tính mệnh lệnh, áp đặt và nhất là quy chụp lại ý kiến của những người phản biện và không đồng tình. Cụ thể, bà đương kim Chủ tịch Quốc hội thì cho rằng “Bộ chính trị đã quyết rồi nên phải bàn để ra luật”, còn ông Phó Chủ tịch thì hùng hồn bảo ra luật để “dọn ổ cho Phượng hoàng đến đẻ trứng” (và chỉ nói vậy thôi mà không biết “Phượng hoàng” ở đây là ai, “trứng” của nó đẻ ra dân mình có được hưởng không?). Riêng ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư thì hầm hố hơn khi không ngần ngại bảo những người phản đối luật đặc khu là “nâng quan điểm”“đẩy vấn đề lên”  nhằm “phá hoại” và “chia rẽ mối quan hệ của ta với Trung Quốc”… Và tuy miệng ông bảo toàn dự thảo luật không có một chữ nào nói về Trung Quốc nhưng tâm và trí ông lại hướng về đến mô hình đặc khu Thẩm Quyến, đặc biệt là câu nói của Đặng Tiểu Bình (kẻ đã xua 20 vạn quân sang sát hại đồng bào ta vào năm 1979): “hãy làm đi không bàn nữa!”. Đây là gì nếu không phải là sự trí trá và xảo ngôn của ông Bộ trưởng? Chưa hết, sự trí trá và xảo ngôn ấy còn thể hiện rất rõ khi trong mục 4 điều 55 của dự luật là một sự lươn lẹo, cố tình tạo ra sự mập mờ về chữ nghĩa: thay vì nói “công dân nước bạn Trung Quốc” thì lại dài dòng rằng “công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại Quảng Ninh…” Tại sao lại như vậy? Tại sao phải vòng vo, lươn lẹo chữ nghĩa nếu thâm tâm mình trong sáng?

Như vậy, thêm một lần nữa, có thể nói phải chăng đằng sau tất cả những phát ngôn kia chính là một tâm thế và thái độ vừa độc đoán vừa bảo thủ và duy ý chí của những người tạo ra nó. Vì thà rằng các vị không nói gì hết nhưng một khi đã nói và nói như thế thì có khác gì đang tự đưa tay lột cái mặt nạ mỵ dân của chính mình xuống? Hãy tự vấn lại xem, ông Bộ trưởng luôn miệng bảo nguyên tắc xây dựng luật là lấy sự an nguy về an ninh quốc phòng làm tiêu chí số 1 nhưng trên văn bản thì lại “cài cắm” (chữ dùng của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan) những con chữ, những điều khoản rất bất lợi cho quê hương, dân tộc (như đề xuất cho thuê đất lên đến 99 năm). Thử hỏi làm như thế thì có khác gì tự đi mua dây về để trói mình? Không dừng lại ở đó, việc cho thành lập đặc khu lần này chỉ là một sự “thể nghiệm” hay “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” vậy mà lại dám chỉ định hẳn 3 vị trí quan yếu về quốc phòng an ninh trải dài khắp 3 miền của đất nước là nghĩa làm sao? Ông Bộ trưởng và những người đang nắm vận mệnh quốc gia dân tộc hôm nay muốn “thể nghiệm” hay “rút kinh nghiệm” gì mà lại quyết định như vậy? Và khi người dân không đồng tình thì bảo rằng họ “phá hoại” và chia rẽ quan hệ của ta với Trung Quốc”?

Đến đây, có thể khẳng định chính sự không minh bạch của những người chịu trách nhiệm xây dựng luật đặc khu trước và trong quá trình soạn thảo; đặc biệt là việc nói một đằng nhưng làm một nẻo lâu nay của những người lãnh đạo đất nước nên dân chúng giờ đây đã dần cạn kiệt niềm tin. Thế nên, việc người dân hoài nghi và đặt vấn đề: những người quyết tâm cho ra bộ luật này vì ngu, vì tham hay vì hèn nhát mà vô tình hoặc cố ý dẫn đường, “dọn ổ” cho ngoại bang đến xâm lấn bờ cõi cha ông bằng một bộ luật cẩu thả âu cũng là lẽ đương nhiên và tất yếu!

2. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” – tất cả đều không thỏa mãn

Người Việt có quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”. Hay một công việc, một dự án nào đó muốn thành công mĩ mãn thì cần thỏa có 3 yếu tố quan trọng đó là: “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Nhìn lại câu chuyện liên quan đến việc thành lập các đặc khu hôm nay có thể thấy cả 3 yếu tố trên về cơ bản đều không thỏa mãn.

Trước hết, về thiên thời: theo như các chuyên gia kinh tế đã phân tích rất cặn kẽ thì việc phát triển kinh tế với tư duy đặc khu là một hướng đi, một mô hình đã lỗi thời và không còn phù hợp trong xu thế hiện nay (ngay ông Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận Việt Nam mới làm đặc khu là đã quá trễ). Thời gian qua trên thế giới, có rất nhiều nước đã thất bại với mô hình này. Vì vậy, theo các chuyên gia thì khả năng thành công của Việt Nam với mô hình này với 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là không cao.

Tiếp theo, về địa lợi: việc dự thảo luật cho phép (chỉ định) thành lập 3 đặc khu ở 3 vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng của đất nước là một điều rất kỳ quặc. Cho dù ông Nguyễn Chí Dũng và những người có trách nhiệm khác luôn miệng bảo rằng việc đảm bảo an ninh quốc phòng là nguyên tắc hàng đầu nhưng tất cả nói cho cùng vẫn không có gì đảm bảo vì thực tế hiện nay cho thấy với cái tham vọng bành trướng cũng như cái “gen xâm lược” ngàn đời, chúng ta rất dễ rơi vào bẫy của “con cáo già” thâm hiểm và quỷ quyệt Trung Quốc” hôm nay.

Cuối cùng, về nhân hòa: Đây là điều mà ai cũng thấy, hầu như đa phần người dân có hiểu biết và còn quan tâm đến tương lai vận mệnh quốc gia dân tộc đều cảm thấy hoang mang và lo lắng nếu như Luật đặc khu được quốc hội lần này thông qua. Một khi người dân đã không đồng thuận mà vẫn cố làm thì cũng không nên nói hoài về sự hòa hợp giữa “ý Đảng, lòng dân”.

3. Quyền của Dân và cơ hội của Đảng

Còn nhớ trước đây khi còn tại vị cũng với chức vụ Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng khi ấy có nói một câu “bất hủ” rằng: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!”[3]. Nhắc lại câu nói với tư duy “sơ đẳng” và hài hước trên, tôi muốn liên hệ với thực tế về câu chuyện đặc khu hôm nay. Và thật lòng, tôi thấy vô cùng hoang mang và lo lắng vì vài hôm nữa thôi, nếu bộ luật này được gần 500 vị đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua; và sau đó sự “thể nghiệm” 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thất bại thảm hại thì có lẽ nào lại chẳng có một cá nhân nào trong gần 500 con người kia chịu trách nhiệm hay sao? Tôi lại tự hỏi, còn gì lố bịch và phản văn minh, phản tiến bộ hơn nếu cái nghịch lý ấy thật sự xảy ra trên đất nước mình trong thời đại “cách mạng công nghiệp 4.0” hôm nay?

Có lẽ nào, một xã hội, một đất nước mà các quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của người dân được ghi rất rõ ràng trong Hiến pháp nhưng trên thực tế hễ cá nhân nào có tiếng nói khác với Đảng và chính quyền về vấn đề nào đó thì ngay lập tức bị quy là “thế lực thù địch” hay “phản động”, “phá hoại”, xuyên tạc, nói xấu đảng và Nhà nước. Đã vậy, tiếng nói của họ không những không được lắng nghe mà trái lại khi hậu quả xảy ra thì trách nhiệm kia họ cũng phải tự gánh chịu luôn!

Ở phương diện khác, nếu nhìn vấn đề ở khía cạnh tích cực nhất thì theo tôi những người lãnh đạo trong bộ máy của Đảng và chính quyền hôm nay cần phải cảm ơn những người dân lên tiếng phản đối dự luật đặc khu thời gian qua. Bởi lẽ, sự phản đối này của người dân ít nhiều cho thấy cái hồng phúc của dân tộc này vẫn còn; và hơn nữa đó còn là một sự may mắn cho Đảng và Quốc hội hôm nay (vì có điều kiện và cơ hội nhìn lại những việc làm của mình).

Người xưa nói, “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Hay “một người lo bằng một kho người làm”. Thế nên, những ngày qua, những ai lên tiếng phản biện hay thậm chí chỉ trích bản dự thảo về Luật đặc khu này thì trước hết đó là sự thể hiện quyền và trách nhiệm công dân của họ. Bên cạnh đó, có thể nói, nếu người dân không còn thiết tha, không thèm quan tâm, hoặc giả như họ thấy không cần phải có trách nhiệm gì với quốc gia dân tộc thì chắc chắn họ đã không phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt như thế (nói như ông Nguyễn Xuân Phúc là có “một làn sóng phản đối khủng khiếp”).

Hay nói khác đi, nếu người dân ai cũng im lặng và không chịu mở miệng nói hết những suy nghĩ thật trong đầu họ để chính quyền biết thì đó mới thật sự là điều đáng để lo. Cho nên, mọi sự phản đối của người dân những ngày qua một lần nữa cũng chính là lời khẳng định cho chân lý“đẩy thuyền cũng là dân và lật thuyền cũng là dân”. Một khi đã nói “Đảng là người đầy tớ trung thành của nhân dân”, hay “Quốc hội là đại biểu cho tiếng nói của nhân dân” thì thiết nghĩ, những người có trách nhiệm trong bộ máy công quyền không được quyền tùy tiện chụp mũ chính trị người dân này nọ. làm như vậy không chỉ là đang xúc phạm, coi thường mà còn là sự vô ơn đối với họ. Đặc biệt là với các nhân sĩ trí thức dù đang ở độ tuổi “gần đất xa trời” nhưng vẫn theo dõi, tìm hiểu vấn đề để sau đó viết “tâm thư”, gửi kiến nghị bằng tất cả những lời lẽ chân thành và thống thiết…

4. Thay lời kết

Trong bài trả lời phỏng vấn gây bức xúc dư luận (được các cơ quan báo chí chính thống đồng loạt đăng tải ngày 6/6/2018), ông Nguyễn Chí Dũng có nhắn gửi với những lên tiếng phản đối luật đặc khu rằng “chúng ta cần phải học hỏi những điều hay của Trung Quốc”. Hay: “nếu làm đặc khu mà cái gì cũng sợ thì không nên làm”. [4]

Rất đồng ý với ông Dũng về quan điểm trên nhưng có lẽ cũng cần phải nói rõ với ông rằng: không phải đợi đến những “lời vàng ngọc” kia của ông thì các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế hay các nhân sĩ trí thức nước nhà mới hiểu vấn đề như vậy.

Ngoài ra, nếu ông Nguyễn Chí Dũng và những lãnh đạo cấp cao nước nhà thật sự cầu thị và lắng nghe sẽ thấy có một thực tế không thể chối cãi là qua công cuộc chống tham nhũng hiện nay đã cho thấy Đảng ta hoàn toàn không phải là thần thánh như lâu nay nhiều kẻ vẫn tung hô và ảo tưởng; không phải Đảng ta lúc nào cũng “tài tình và sáng suốt” trong lãnh chỉ đạo dân tộc và đất nước. Những bài học về các dự án khái thác Bauxite ở Tây Nguyên và xây dựng nhà máy thép ở Formosa vẫn còn sờ sờ ra đó. Hay như trên thực tế có không ít những kẻ là Đảng viên từng giữ các chức vụ rất cao trong bộ máy công quyền lại là những kẻ rất tham lam và xấu xa. Chính những kẻ này – những kẻ như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh, Phan Văn Anh Vũ (hay sắp tới đây rất có thể sẽ còn rất nhiều nữa) – đã làm cho quốc gia dân tộc ngày một khánh kiệt và không ngóc đầu lên nổi…

Dẫn ra những thực tế trên để thấy rằng, giá như trước đây Đảng chân thành lắng nghe những lời can ngăn và cảnh báo từ các tầng lớp nhân dân đặc biệt là những nhân sĩ trí thức chân chính thì chắc chắn đã hạn chế rất nhiều những sai lầm. Không những vậy, nếu Đảng thật sự biết lắng nghe, thực sự vì dân vì nước và nhất là biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích của Đảng thì có lẽ giờ đây Việt Nam đã “sánh vay cùng các cường quốc năm châu” từ rất lâu rồi chứ không phải như hôm nay đang ì ạch tìm cách xây dựng các đặc khu mà theo nhiều chuyên gia đã trở nên lỗi thời và không còn phù hợp;…

Hay nếu Đảng biết lắng nghe thì xã hội và con người Việt Nam hôm nay có lẽ không còn phải nhục nhã và xấu hổ mỗi khi nhớ lại những lời tiên tri của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ cách nay hơn có hơn 40 năm trong bài “Những điều sỉ nhục và căm giận” dưới đây:

“Một đất nước luôn có kẻ dẫn đường

Cho người ngoài kéo đến xâm lăng

Cho những cuộc chiến tranh

Đẩy con em ra trận!

 

Những điều sỉ nhục và căm giận

Một xứ sở

Nhà tù lớn hơn trường học

Một dân tộc có nhiều gái điếm nhất thế giới

Có những cái đinh để đóng vào ngón tay

Có những người Việt Nam

Biết mổ bụng ăn gan người Việt!

 

Một đất nước

Đến bây giờ vẫn đói

Không có nhà để ở

Không đủ áo để mặc

Ốm không có thuốc

Vẫn còn những người run rẩy xin ăn!

 

Nỗi sỉ nhục buốt lòng

Khi thấy mẹ ta bảy mươi tuổi lưng còng

Phải làm việc mệt nhoài dưới nắng

Khi thấy lũ em ngày càng hư hỏng

Khi người mình yêu

Nói vào mặt mình những lời ti tiện

Khi bao điều tưởng thiêng liêng trong sạch

Bỗng trở nên ngu xuẩn đê hèn…”

——————

Nguồn tham khảo:

[1]: “Dự thảo “Luật đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc”. Xem tại:  https://m.thuvienphapluat.vn/cong-van/bo-may-hanh-chinh/luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te-dac-biet-2017-340180.aspx

[2]: Nguyễn Đức Thành – “Chúng ta làm luật đặc khu với tư duy con nhà nghèo”. Xem tại:http://danviet.vn/kinh-te/chung-ta-dang-lam-luat-dac-khu-voi-tu-duy-con-nha-ngheo-882494.html

[3]: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai dân chịu”. Xem tại: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/qh-la-dan-dan-quyet-sai-dan-chiu-chu-ky-luat-ai-169988.html

[4]: https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-khong-co-chu-trung-quoc-nao-trong-du-luat-dac-khu-20180606110916242.htm

[5]. Nguyễn Quang Dy – “Nghịch lý về đặc khu kinh tế”. Xem tại: http://www.viet-studies.net/kinhte/NQuangDy_NghichLyDacKhu.html

[6]: “Nhà báo Đoàn Bảo Châu phỏng vấn kinh tế gia Phạm Chi Lan về Dự luật đặc khu”. Xem tại:http://www.viet-studies.net/kinhte/BaoChau_pv_ChiLan.html

[7]: Lê Ngọc Sơn – “Thử nghiệm thể chế và hai câu hỏi lớn”. Xem tại: http://nguoidothi.net.vn/thu-nghiem-the-che-va-hai-cau-hoi-lon-14009.html

[8]: Trương Trọng Nghĩa – “Luật đặc khu và mối lo chủ quyền”. Xem tại:http://nguoidothi.net.vn/luat-dac-khu-va-moi-lo-chu-quyen-13988.html

[9]: “Vì sao đặc khu vẫn chỉ là “lối cũ ta về”. Xem tại: https://tuoitre.vn/vi-sao-dac-khu-van-chi-la-loi-cu-ta-ve-20180604100413464.htm

Tại sao chúng ta nên lên tiếng

FB Tô Nhi A

7-6-2018

Ảnh: internet

Tôi nhận tin nhắn từ sinh viên (như hình bên dưới), điều này làm tôi hiểu rằng: mình cần lên tiếng cho tư cách cá nhân của mình – 1 công dân.

Vấn đề phức tạp và đồ sộ nên post này sẽ dài, quý vị sẽ tốn chút đỉnh thời gian nếu đọc nó đến chữ cuối cùng – kết luận về ý kiến của tôi ở đó! Và vấn đề thì rối ren, sức tôi thì hạn hẹp nên tôi sẽ chỉ nói về các tiêu điểm như sau:

1. Tại sao chúng ta nên lên tiếng (dù ủng hộ hay phản đối) – Vì dự luật chỉ đang là “dự” và bất cứ công dân Việt Nam nào cũng có quyền tự do ngôn luận, dân biết dân bàn. Nếu ý kiến lúc này không phải là lợi dụng quyền công dân để làm phức tạp và chuyển hóa tình hình an ninh xã hội thì đó là sự hợp pháp; Còn sau 15/6, nếu dự luật đã thông qua, lúc đó chúng ta lên tiếng (mà phản đối) thì là cơ sở để cấu thành TỘI.

Ngụy biện của ĐBQH Nguyễn Đức Kiên và Dự luật đặc khu

FB Ngụy biện – Fallacy

7-6-2018

Gần đây, vị đại biểu quốc hội Nguyễn Đức Kiên, khi trả lời câu hỏi phóng viên về dự luật đề xuất cho nước ngoài thuê đất đến 99 năm tại các đặc khu kinh tế (đang được quốc hội thảo luận và bỏ phiếu vào ngày 15/6 tới), đã có những phát biểu gây tranh cãi. Bài viết sẽ phân tích ngụy biện một luận điểm đáng chú ý nhất của Nguyễn Đức Kiên trong phần trả lời phỏng vấn trên và trao đổi thêm về dự luật đặc khu kinh tế đáng lo ngại này.

1- CÁC NGỤY BIỆN CỦA NGUYẾN ĐỨC KIÊN

Đầu tiên, chúng ta xem xét nguyên văn câu trả lời của Nguyễn Đức Kiên. (Trích: TS Nguyễn Đức Kiên: Đặc khu cho thuê đất 99 năm là vô nghĩa – VN Finance)

PV: Về vấn đề an ninh – quốc phòng, ông có lo ngại khi thời gian thuê đất dài và các đặc khu nằm ở vị trí khá nhạy cảm?

Nguyễn Đức Kiên: Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ… đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không? Thế giới hiện nay là phẳng, Việt Nam đã gia nhập WTO, cùng các hiệp định thương mại, anh lấy quyền gì mà ngăn cách người ta. 32-36% thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc, chúng ta không thể cấm họ đầu tư vào Việt Nam, thay vào đó nên đặt vấn đề là làm sao thu hút và tối đa hoá hiệu quả của dòng tiền này. Vấn đề là phải nâng cao trình độ kinh tế, để nguồn vốn của người Trung Quốc sang đây là phục vụ mục đích phát triển của mình. Đó mới là điều đáng bàn. Quy định cho thuê đất đến 99 năm theo tôi là bất hợp lý xét về khía cạnh kinh tế. Còn đừng đánh đồng nó với góc độ an ninh – quốc phòng. Việt Nam đang rất cần dòng vốn từ nước ngoài, từ bất kỳ nước nào đều tốt cả. Cái quan trọng là cách thức mình quản lý ra sao. (hết trích).

–> NGỤY BIỆN SO SÁNH ẨU (faulty analogy http://goo.gl/1XjuRW, xem ví dụ 20 https://goo.gl/bUj6JH). Ngụy biện này ý rằng, hai sự việc chỉ giống nhau một khía cạnh nhỏ, còn khác nhau hoàn toàn các khía cạnh khác nên so sánh chúng với nhau là ngụy biện.

Ở đây ông Kiên so sánh đặc khu kinh tế VN với các khu phố người Hoa hay người Việt tại Úc, Pháp, Mỹ là so sánh ẩu và thiển cận. Các khu phố người Hoa, người Việt tại các nước phát triển là nơi sinh hoạt, trao đổi kinh tế, văn hóa, giáo dục của những người mang quốc tịch các nước phát triển ấy nhưng có gốc Hoa (hoặc gốc Việt). Họ phải hoạt động theo pháp luật nước sở tại, bị kiểm soát bởi cảnh sát, chính quyền nước sở tại, và diện tích thường chỉ là rất nhỏ, chẳng hạn một vài con đường, một khu phố nhỏ. Còn đặc khu kinh tế theo dự luật đặt ra là một vùng rộng lớn như một thành phố nhỏ, có đường biên giới được xác định và người Việt Nam thậm chí nếu muốn vào cũng đòi hỏi phải có giấy tờ đặc biệt. Nguy cơ an ninh quốc phòng từ đây mà ra, khi mà quyền tự quyết của các doanh nghiệp nước ngoài thuê đất tại các đặc khu quá lớn, có thể cài cắm, bén rễ người nước ngoài vào đây trong thời gian quá dài.

Nói chung là hai hình ảnh quá khác nhau, không thể so sánh với nhau được. So sánh ẩu, liên hệ hai sự việc nhìn loáng thoáng tương đồng, nhưng lại khác xa nhau, để làm thay đổi bản chất sự việc đang bàn chính là một kiểu ngụy biện lợi hại và hay được dùng, như trường hợp này của ông Kiên.

–> NGỤY BIỆN LẢNG TRÁNH CHỦ ĐỀ (avoiding the issues https://goo.gl/6KDa8o, xem ví dụ 28:https://goo.gl/r3ChdN ): ngụy biện khi ai đó sẽ trả lời một luận điểm bằng cách đi vòng vèo các vấn đề xung quanh, và tránh né hay không trả lời các ý chính trong luận điểm đó. Ngoài việc so sánh ẩu để giảm nhẹ tính nghiêm trọng của sự việc, ông Kiên còn dành nhiều thời gian để nói qua khía cạnh kinh tế của các đặc khu này và không có bất kỳ phân tích trực diện vào khía cạnh nguy cơ an ninh quốc phòng mà phóng viên đặt câu hỏi.

Thật ra cả ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc đều có vai trò và vị trí rất nhạy cảm, quan trọng về an ninh, quốc phòng của Việt Nam.

Vân Đồn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ. Về mặt lịch sử, Ngô Quyền chống quân Nam Hán trận Bạch Đằng, Lý Thương Kiệt chống quân Tống, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông đều dùng Vân Đồn như là một tiền đồn để ngăn chặn thủy quân Trung Quốc. Đặc biệt Lý Thường Kiệt khi lập phòng tuyến Sông Cầu để chống quân Tống đã dùng Vân Đồn như là căn cứ của thủy quân, nhờ đó ngăn chặn thành công thủy quân Tống và khiến cho quân Tống bại trận.

Vân Phong (Khánh Hòa) có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông. Ngoài ra đây còn lại là một cảng nước sâu quan trọng cho trung chuyển tại Miền Trung, sau khi cảng nước sâu khác, Sơn Dương (Vũng Áng, nơi đặt Formosa) hầu như đã bị Trung Quốc “nắm”. Ngoài ra Vân Phong nằm ngay sát quốc lộ 1A, cách biên giới Campuchia khoảng 130 km ở Tây Nguyên. Là nơi gần nhất với các căn cứ quân sự Trung Quốc tại Trường Sa. với tình hình Trung Quốc đang ngày càng bành trướng biển Đông, Vân Phong càng đóng vai trò quan trọng hơn về quốc phòng và an ninh.

Bên cạnh đó, Phú Quốc có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương. Tuy cách bờ biển VN 50km, nhưng Phú Quốc lại chỉ cách Campuachia 30km. Trong khi hiện Trung Quốc đã thuê lâu dài hai thành phố Campuchia, Sihanoukville và Bokor, gần đó với đường bờ biển dài 90km để làm cảng nước sâu, nếu có thêm được Phú Quốc, họ sẽ hình thành nên một tam giác chiến lược để khống chế Ấn Độ Dương và phía nam Việt Nam.

Ở đây không biết ông Kiên đã cố ý né tránh hay không đủ kiến thức để nhận biết rõ sự quan trọng của ba đặc khu với an ninh, quốc phòng của Việt Nam nên mới trả lời ngụy biện như vậy.

2- (ĐẶC) KHU KINH TẾ LỢI HAY HẠI?

Việt Nam hiện có 18 khu kinh tế (Special Economic Zone – SEZ ) trải dài từ Nam ra Bắc, đều nằm ven biển và ra đời từ một Nghị định chính phủ (văn bản dưới luật) năm 2008 (nguồn: Wikipedia). Trong 18 khu kinh tế này, ba khu – Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) – dự định được nâng cấp lên thành “đặc khu” và sẽ hoạt động dưới một cơ sở pháp lý của một văn bản luật mạnh hơn là “Luật Đơn Vị Hành Chính – Kinh Tế đặc biệt” hay còn gọi là “Luật đặc khu” do Quốc hội xem xét bấm nút thông qua vào ngày 15/6 tới.

Tuy nhiên đã có rất nhiều ý kiến phản biện từ nhiều chuyên gia cho rằng thời của các đặc khu đã qua và mô hình đặc khu không thích hợp với tình hình địa chính trị Việt Nam hiện nay.

TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng khả năng thành công của mô hình đặc khu theo luật này sẽ là rất thấp với 5 nguyên nhân. Thứ nhất là chính sách nằm sau Luật đặc khu thiếu cơ sở thực tiễn. Thứ hai là tư duy chính sách chủ yếu vẫn chỉ là 1.0 – tức là cố thu hút thêm FDI bằng lợi thế so sánh tryền thống cùng những ưu đãi kịch trần và vượt khung, thậm chí không ngần ngại mở casino cho cả người Việt Nam vào chơi. Thứ ba là với thiết kế như hiện nay, không có gì đảm bảo các đặc khu sẽ có tính bền vững về kinh tế và giúp tạo ra các ngoại tác tích cực như nâng cấp và chuyển đổi cơ cấu cũng như thúc đẩy cải cách kinh tế trên diện rộng. Thứ tư là nguy cơ nhìn thấy trước của việc chính quyền đặc khu sẽ bị thiếu nguồn lực, năng lực, và thẩm quyền (cả thẩm quyền theo luật định và thẩm quyền trên thực tế) cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Cuối cùng là vị trí xung yếu và nhạy cảm của ba đặc khu, có thể không phải là những địa điểm thích hợp để thử nghiệm chính sách trong bối cảnh địa kinh tế và địa chính trị hiện nay, ví dụ như Vân Đồn quá sát Trung Quốc, sẽ khó có khả năng thu hút các công ty công nghệ cao ở các cường quốc khoa học và công nghệ ở Châu Á và phương Tây. (Xem thêm: TS Vũ Thành Tự Anh: Khả năng thành công của đặc khu là rất thấp – VN Finance).

Giáo sư Trần Văn Thọ từ Nhật Bản, thành viên tổ tư vấn thủ tướng, trong một trao đổi với một người bạn, cũng cho rằng đặc khu kinh tế là một mô hình đã lỗi thời và cho rằng Quốc hội nên hoãn việc thông qua quyết định về đặc khu kinh tế để tiếp tục bàn thảo. Ông viết : “Tôi thấy không cần đặc khu kinh tế nữa, phải chi làm từ hồi đầu thập niên 1990, lúc đó mới cần và hiệu quả hơn. Các địa điểm chọn lựa cũng có vấn đề. Riêng Vân Đồn, rất gần Hải Phòng là nơi đã có sân bay, có đầy đủ hạ tầng và đang thu hút đầu tư nước ngoài khá manh. Tôi có đến Vân Đồn hai năm trước và có hỏi ý kiến nhiều công ty lớn của Nhật, hầu hết họ không quan tâm. Vậy khả năng Trung Quốc nhảy vào Vân Đồn rất cao. Trung Quốc không cần tính toán kinh tế”. (Xem thêm: ĐẶC KHU KINH TẾ, MỘT MÔ HÌNH ĐÃ LỖI THỜI – FB Hoàng Hải Vân).

Một phân tích đáng chú ý khác là của blogger Nguyễn Anh Tuấn, dựa vào một công trình nghiên cứu của hai học giả Douglas Zeng (TQ, World Bank), Hyung-Gon Jeong (Hàn Quốc, KIEP) về các mô hình đặc khu thành công ở Châu Á tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kong, Singapore và Dubai được công bố năm 2016. Trong bài báo này, hai tác giả này đã chỉ ra 10 điều kiện/yếu tố để một chương trình đặc khu có thể thành công, như là bài học cho các nước đang phát triển. Blogger Nguyễn Anh Tuấn đã so sánh, đối chiếu 10 yếu tố này với tình hình địa chính trị Việt Nam cũng như ba đặc khu, để kết luận rằng với đề án đặc khu của Việt Nam thì thành công chỉ là ảo tưởng. (Xem thêm status: ĐỀ ÁN ĐẶC KHU CỦA VIỆT NAM: ẢO TƯỞNG THÀNH CÔNG).

Phó giáo sư Võ Trí Hảo cũng đã có bài phân tích và chỉ ra bốn cách và hai giai đoạn mà Trung Quốc có thể lợi dụng để kiểm soát Vân Đồn, sau khi Luật Đơn Vị Hành Chính – Kinh Tế đặc biệt được thông qua. Giai đoạn 1 là chiếm đất, trong đó tác giả đã chỉ ra các thủ thuật, như việc công ty VN ban đầu thu mua đất rồi chuyển nhượng lại cho công ty con, vốn sẽ bị công ty nào đó của TQ chi phối, hay việc dùng các hợp đồng ủy quyền trong đó bên A (doanh nghiệp VN) ủy quyền cho bên B (doanh nghiệp TQ) để thuê lại nhà, đất trong khu đặc cư với thời hạn dài… Sau khi chiếm được đất thời gian dài, sẽ là giai đoạn hai: di cư, tạo bất ổn chính trị, ly khai và xin gia nhập Trung Quốc. (Xem thêm bài viết: Bốn cách & hai giai đoạn Trung Quốc có thể kiểm soát Vân Đồn – TD).

BÀI HỌC XƯƠNG MÁU TỪ CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ SEZ CỦA CAMPUCHIA VÀ LÀO

Các nước láng giềng Việt Nam như Lào và Campuchia đều đã có các đặc khu kinh tế, và đều đang vướng vào các tình huống “đau thương”.

Đầu tiên là Lào, nước láng giềng có hình thái chính trị độc đảng cộng sảnh lãnh đạo tương tự Việt Nam và cũng tiếp giáp Trung Quốc. Lào đã có các đặc khu kinh tế vài năm trước, một trong số đó là đặc khu Kinh tế Tam giác vàng (GTSEZ) của Lào rộng 10.000 hecta lúc đầu thiết lập vào năm 2007 bởi chính phủ Lào và tập đoàn Hồng Kông Kings Romans Group. Tuy nhiên nơi đây đã trở thành một Trung Quốc thu nhỏ. Chúng ta xem trích đoạn một bài báo nói về khu GTSEZ này.

(Trích Một thế giới 2016: Lào trước cỗ máy bành trướng kinh tế của Trung Quốc): Đằng sau ánh đèn hào nhoáng của sòng bạc The Kings Romans là khu “Chinatown” chứa đầy các nhà hàng và những tiệm massage trá hình. Bên cạnh đó, còn có sở thú, sân golf và những bãi đậu xe rộng thênh thang.

Tại đây, tập đoàn đến từ Hồng Kông còn dự định xây thêm một khu công nghiệp và sân bay quốc tế. Ước tính tại GTSEZ sẽ có khoảng 200.000 người sinh sống và làm việc.

Đa số những người làm việc tại đây đến từ TQ và Myanmar. Đồng hồ và thời gian sinh hoạt trong đặc khu kinh tế này được điều chỉnh theo giờ của TQ, còn hầu hết các cửa hàng và dịch vụ thì từ chối thanh toán bằng tiền kip của Lào. Các tòa nhà và cơ sở bên trong đặc khu được xây dựng lòe loẹt theo kiểu giống như một “Tử Cấm Thành thu nhỏ”. Như lời mô tả của Moe Kyaw, một người làm việc tại đây đến từ Myanmar nói “Khách sạn TQ, thanh toán bằng tiền TQ, kiến trúc theo kiểu TQ. Đây chẳng khác nào là một đất nước TQ thu nhỏ!”.

GTSEZ hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Stuart Ling, chuyên gia tư vấn về nông nghiệp tại vùng Bokeo cho biết: “Trên giấy tờ, GTSEZ không thuộc về Lào mà tồn tại như một vùng có quyền tự chủ riêng biệt”.

Theo chuyên gia Ling, dù trên danh nghĩa, đặc khu được đồng quản lý bởi chính phủ Lào và tập toàn Hồng Kông, tuy nhiên những hoạt động tài chính lại hết sức mờ ám và không ai thật sự biết rõ về tình hình thu chi tại đây như thế nào. (hết trích).

Lưu ý, Vân Đồn của Việt Nam cũng rất gần biên giới Trung Quốc và cũng đang tính mở các casino, nghĩ dưỡng trong đặc khu, giống như GTSEZ.

Campuchia cũng đã có nhiều đặc khu kinh tế. Trong một bài báo đáng chú ý công bố tháng 7/2017 cho một nghiên cứu về thực tế và mô hình SEZs tại hai nước Campuchia và Myanmar ở đồng bằng Mê Kong bởi tiến sĩ Charlie Thame, Đại học Thammasat, Bangkok, Thái Lan – tác giả đã chỉ ra các trải nghiệm và phân tích thực tế tại các đặc khu ở hai đất nước này (Nguồn: https://bit.ly/2Lkasi3). Admin xin trích dẫn các tình huống liên quan đến đặc khu của Campuchia trong bài nghiên cứu.

Thứ nhất là nhiều nơi điều kiện làm việc của các công nhân địa phương trong các khu công nghiệp tại Campuchia rất tồi tệ, có người còn ví nó như nô lệ, do không có công đoàn bảo vệ (thành viên công đoàn khó đặt chân vào các công ty và khó xin việc tại đặc khu), hay không có nhân quyền,và các công ty trong đặc khu được bao che bởi chính quyền đặc khu… Thứ hai quân đội Campuchia tại các khu đặc khu lại cấu kết chặt chẽ với quan chức, doanh nghiệp nước ngoài để (thậm chí) trấn áp người lao động địa phương khi họ đứng lên phản đối những bất công do chủ doanh nghiệp gây ra. Thứ ba là sự tham nhũng tồi tệ, quan chức và doanh nghiệp trong các đặc khu mốc nối nhau, và cả những quan chức điều hành ở tầm cao đã tác động đến các đặc khu và dùng tiền bôi trơn cũng trở thành một “lệ làng” ở đây. Tiền đầu tư vào SEZ sẽ rơi vào tay đáng kể những quan chức tham nhũng từ chính phủ đến địa phương này (Việt Nam rất giống)

Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Charlie Thame còn đưa ra các thống kê đáng chú ý, như việc năm 2007 có tổng cộng 68 triệu người làm việc trong các khu SEZ toàn thế giới, trong số đó người Trung Quốc chiếm đến 40 triệu, hay tổng số công nhân làm trong SEZs ở toàn châu Á chiếm 85% SEZs toàn cầu. Bài báo còn nhắc đến các sự việc khác như sốt đất, người dân bị cướp đất, môi trường bị tàn phá hay chảy máu tài nguyên, dòng vốn tưởng chừng chảy vào quốc gia sở tại, lại chảy ngược lại vào quốc gia đầu tư.

3- KẾT

Như các phân tích ở trên, rõ ràng vị trí các đặc khu quá nhạy cảm, luật đặc khu còn thiếu sót và có thể bị các tập đoàn nước ngoài kết nối, mua chuộc quan chức, các công ty bình phong để lợi dụng và thao túng. Dự luật ít đề cập Trung Quốc, chỉ nói về nhà đầu tư nước ngoài chính yếu, nhưng không thể không tính đến nguy cơ từ các doanh nghiệp Trung Quốc vì sau lưng họ là sự hậu thuẫn từ chính quyền Trung Quốc, để phục vụ cho phục vụ mục tiêu chính trị của chính quyền họ. Với việc thừa hơn 40 triệu đàn ông (Nguồn https://bit.ly/2HtFsK1) và mưu đồ bành trướng, chiếm hải đảo và khống chế Việt Nam lâu dài, Trung Quốc có đủ động lực và điều kiện để đẩy người Trung Quốc di dân vào các vùng đặc khu Việt Nam với lá bài đầu tư, cắm chốt tại các vùng đặc khu rất quan trọng về an ninh quốc phòng này.

Dự luật đặc khu cũng có nhiều điểm đáng lo lắng, như việc thời hạn cho thuê quá lâu (70 – 99 năm), trao quá nhiều quyền cho chủ tịch đặc khu, trong khi việc đề cử chức vụ này lại do Bộ nội vụ đưa ra, như việc cho phép các kinh doanh và sản xuất các mặt hàng vũ khí quân dụng trong đặc khu … Tuy nhiên đưa ra một khuôn khổ pháp lý cho đặc khu là một chuyện, thực tế mô hình địa chính trị Việt Nam hiện nay có phù hợp để làm đặc khu hay không là chuyện quan trọng hơn. Các nhận định, phân tích logic của các chuyên gia uy tín đã cho thấy mô hình đặc khu kinh tế SEZ đã lỗi thời, không còn quá thích hợp cho thời đại không gian mở, kết nối thế giới như hiện nay.

Một làn sóng phản đối dự luật cao độ đang bùng bổ mạnh mẽ tại Việt Nam vài ngày qua. Tuy nhiên, có vẻ nhiều khả năng Quốc hội VN sẽ bấm nút thông qua điều luật này vào ngày 15/6 tới. Bà chủ tịch quốc hội VN Nguyễn Thị Kim Ngân bảo rằng “Bộ chính trị” đã quyết làm, nên Quốc hội phải bàn cho ra luật (Chủ tịch Quốc hội: Phải bàn để ra được luật đặc khu – VnEconomy). Quốc hội VN “có tiếng” hình thức là đại diện dân, là cơ quan quyền lực cao nhất nước, nhưng “không có miếng” vì có đến 96% thành viên là đảng viên nên nếu cần đều phải chấp hành bấm nút theo điều lệ của đảng mà thôi.

Bài viết dài này vừa là phân tích ngụy biện của Nguyễn Đức Kiên, nhưng cũng là nhân tiện chính yếu trình bày các vấn đề đáng lo lắng với dự luật đặc khu mà Quốc hội VN đang xem xét. Admin rất mong bạn đọc lưu tâm vấn đền này và mạnh dạn lên tiếng để giúp Việt Nam không rơi vào mối họa mất nước trong tương lai sắp tới.

P/s: Đây là bài viết số 27 trong album “Các phân tích ngụy biện (fallacy) tổng hợp phức tạp” (https://goo.gl/N0quXv), một trong bảy album chính của page Ngụy biện – Fallacy.

Mục lục toàn bộ bài viết và bảy album của page có thể xem lại tại https://goo.gl/G2SThz

Một thuộc địa của Trung Quốc đang định hình tại Campuchia

Asia Times

Tác giả: Andrew Nachemson

Người dịch: Trần Đức Anh Sơn

5-6-2018

Ông Tập gặp Hun Sen tại Phnom Penh tháng 10/2016. Ảnh: AFP

Dự án tại Koh Kong do Trung Quốc tài trợ trị giá 3.8 tỷ USD đang nổi lên như một khu kinh tế khép kín chỉ dành cho công nhân, các nhà tư bản và du khách Trung Quốc.

Trong khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen thường tạo dựng hình ảnh ông ta như là người bảo vệ chủ quyền duy nhất của Campuchia, thì Trung Quốc đang xây dựng một hải cảng, một sân bay và một thành phố có diện tích trên 45.000 hectares ở Campuchia với sự cho phép công khai của vị Thủ tướng này.

Hai cái thòng lọng

FB Luân Lê

7-6-2018

Điều đáng lưu tâm tiếp theo ngoài dự thảo luật đặc khu đó là Luật An ninh mạng, đặc biệt là nội dung tại Điều 26 của luật này, khi nó quy định một loạt các nội dung mà ở đó Bộ Công an có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ mạng phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách khi thực hiện bằng văn bản mà không cần biết trong trường hợp nào và với mục đích gì.

Ngòi nổ chính ở đâu?

FB Lưu Trọng Văn

7-6-2018

Gã hoan nghênh thủ tướng Phúc đã có nhời lễ độ và tôn trọng Dân khi ông cho các ý kiến phản biện của Dân về dự Luật Đặc khu thể hiện tinh thần yêu nước nồng nhiệt của Dân. Ông tỏ ra vui mừng với lòng Dân yêu nước như vậy thì đất nước không sợ bất cứ ai hết.

Chuyện “cái Khu”

FB Thọ Nguyễn

7-6-2018

Cả nước đang sốt lên vì các từ “Đặc khu” hay “Khu đặc”, những từ nghe đã thấy bí rì rì. Nhiều người xưa vẫn coi đề tài Hoàng Sa, Trường Sa là luận điệu của “Bọn dân chủ”, nay chửi “Bọn bán nước đặc khu” như hát chèo. Nhiều người đã từng coi những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trong các vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2, vì Hoàng Sa Trường Sa, hay vì biển miền Trung là rỗi hơi, vô ích, nay bắt đầu trợn mắt.

Tôi tuyệt vọng bởi tôi nhìn thấy sự tiếp tay cho TQ thôn tính Việt Nam

FB Châu Đoàn

7-6-2018

Ảnh: internet

Tôi rất buồn và uất ức khi cảm nhận rằng dự thảo luật đặc khu sẽ được thông qua. Thường khi tôi bức xúc, tôi cần làm điều gì đấy để giải toả. Có lúc tôi cảm thấy mình đã làm tất cả những gì có thể, có cố gắng thì kết quả cũng vậy nhưng tôi viết stt này để mong có được sự chú ý của các bạn. Tôi biết nhiều bạn trong danh sách FB của tôi hoàn toàn im lặng với vấn đề này, trong suốt bao stt tôi viết về đặc khu, không hề có một like, cmt, còn share thì là điều xa xỉ đối với họ, tôi không dám mơ. Đấy là những con người “khôn ngoan” “thức thời”, không nên mơ hồ mà trông đợi vào họ.

Đừng sống bằng tư duy suy nghĩ mọi thứ là bất biến – Nguồn cội của nô lệ từ đó mà ra

FB Đỗ Ngà

7-6-2018

Ảnh: internet

Tư duy nô lệ là gì? Nói cho cùng nó là sự mặc định những sự bất biến. Người dân Việt mặc định sức mạnh CS là vô đối với nhân dân nên có suy nghĩ buông xuôi “có lên tiếng cũng chẳng được gì”. Người đấu tranh dân chủ thì cho rằng “đánh động công an thì cũng chả có ích gì”, và thế là buông xuôi bỏ mất khía cạnh này.

Chống CS là chống cái cũ, chống cái thối nát, nói đúng ra những người đó là những người có suy nghĩ tiến bộ. Thế nhưng, lắm khi chính chúng ta cũng đã rơi vào tư duy lối mòn mà chúng ta không hề hay biết. Để lật được CS thì trước hết mỗi con người phải tẩy xóa những nếp suy nghĩ lối mòn. Trong doanh nghiệp, nếu phá tư duy lối mòn bạn sẽ được mở ra cơ hội bứt phá. Trong chính trị, phá được tư duy lối mòn đất nước sẽ mở ra cơ hội bứt phá. Trong những cuộc đấu tranh, nếu phá được tư duy lối mòn sẽ có cơ hội thành công cao hơn.

Chúng tôi lên tiếng phản đối Dự thảo luật An ninh mạng

FB Hate Change

7-6-2018

Ảnh: FB Hate change

Với tư cách là công dân Việt Nam, chúng tôi lên tiếng phản đối Dự thảo luật An ninh mạng, dự kiến sẽ được các Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 12/6 tới đây.

Các điều khoản đề xuất trong Dự thảo luật An ninh mạng không thể hiện được các phương pháp hợp lý để bảo đảm an ninh trên mạng của Nhà nước và người dân. Trong khi đó, Dự thảo luật này lại tiềm ẩn khả năng xâm phạm nghiệm trọng các quyền căn bản của công dân, cụ thể như sau:

Ba đặc khu nằm trong kế hoạch “vành đai, con đường” của Trung Quốc?

FB Trương Nhân Tuấn

7-6-2018

Hôm đầu tuần tôi có viết rằng ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc của VN nằm trong kế hoạch “vành đai, con đường” của TQ. Một số điều cần bổ túc để vấn đề thêm rõ rệt.

Bộ trưởng Nhạ: Tới đây sẽ, tới đây sẽ…

FB Đào Tuấn

7-6-2018

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại phiên chất vấn. Ảnh: Internet

Hôm qua, khi Bộ trưởng Nhạ ngồi ghế nóng đến nghẽn mạng thì 95.000 gia đình ở Paris cũng tướt bơ làm thủ tục dự thi vào lớp 10. Và hôm nay, 95.000 thí sinh thi THPT, trong đó, ngót 40.000 sẽ bay khỏi hệ thống công lập.

Tinh thần pháp trị và sự thất đức trong thu hồi đất của dân

FB Hoàng Hải Vân

7-6-2018

Tinh thần pháp trị là một trong những thành tựu trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại, là nền tảng của xã hội văn minh và kinh tế thị trường theo mọi “định hướng”. Có thể diễn giải tóm tắt nguyên tắc của nó như sau:

Quyết định của Bộ Chính trị

FB Luân Lê

7-6-2018

Trong thể chế chính trị hiện tại, Hiến pháp đã quy định Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối nhà nước và xã hội. Trong đó, Bộ Chính trị là cơ quan đầu não với sức mạnh quyền bính vô song, nhưng dường như vô hình trước luật pháp, bởi không có bất cứ cơ chế nào để có thể thực hiện việc khởi kiện tổ chức này (cũng như Đảng) ra toà án. Trong khi đó Hiến pháp quy định các cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân đều phải thực hiện bảo vệ hiến pháp và cơ chế bảo vệ hiến pháp thực hiện theo pháp luật.

Nghĩa vụ Bắc… Âu, quyền lợi Bắc… Hàn

Blog VOA

Trân Văn

6-6-2018

Phùng Xuân Nhạ, tác giả của thuật ngữ “thu giá dịch vụ đào tạo”. Ảnh: VTV

Dư luận đã tạm lắng sau khi nhiều Đại biểu của Quốc hội Việt Nam không đồng tình với đề nghị của ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo: Khi thông qua Dự luật sửa đổi Luật Giáo dục đại học, cho phép hệ thống giáo dục đại học đổi “thu học phí” thành “thu giá dịch vụ đào tạo”.

Động mả rồi?

FB Đỗ Duy Ngọc

6-6-2018

Không biết lúc thành lập và ra mắt nội các của Thủ tướng Phúc có cúng kiếng chi không? Cha ông xưa bảo có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Chắc là thiếu cúng bái cho nên hàng tướng của ông Phúc, ông nào nói ra cũng bị dân chửi liên tục.

Ăn cơm nước ta, thổi tù và nước lạ

FB Nguyễn Tiến Tường

6-6-2018

Ảnh: Báo VN Finance

Thật không thể tin được, khi cảm xúc của nhân dân đang bị cưỡng đoạt, bị đè nén đến tột cùng thì một đương kim bộ trưởng bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng “nện” thêm một câu đầy chát chúa: “Làm gì có Trung Quốc, chỉ có người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với TQ”.

Ngoài nhân dân, cuối cùng cũng có ai đó thốt lên một chữ Trung Quốc đầy dõng dạc thay vì “tàu lạ” hoặc “họ”. Tiếc thay, lại là sự dõng dạc đầy xun xuê nịnh bợ. Hệt giới trẻ nhắc về sao Hàn. Như thể, thấy TQ là có thai luôn tại chỗ.

Thư ngỏ gửi ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội VN, về Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế

FB Hoàng Ngọc Giao

6-6-2018

Hà Nội ngày 06/6/2018.

Kính gửi anh Lưu,

Tôi, Hoàng Ngọc Giao, với tư cách là một người bạn quen biết anh, cùng lớp nghiên cứu sinh Luật tại Liên xô cũ (1984 -1987), tôi gửi bức tâm thư này tới anh và các vị ĐBQH như một kiến nghị không thông qua dự thảo này của Luật ĐKKT. Mặc dù sẽ gửi thư này tới anh qua đường bưu điện, nhưng vì là thư ngỏ nên tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm của tôi với bạn bè qua Facebook, nên bức thư này được đưa trên trang Facebook của tôi.

Chung quanh chúng ta là Trung Quốc và bóng tối

FB Trần Đình Thu

6-6-2018

Ảnh: internet

Có thể nói chưa bao giờ người Việt Nam cảm thấy bi quan chán nản như lúc này. Giả sử bây giờ có một vùng đất mới nào đó mà cho phép di dân đến đó để làm lại cuộc đời, kiểu như người Anh năm xưa di cư đến Châu Mỹ, chắc mười người Việt Nam thì di cư hết chín. Giấc mơ về một vùng đất nào đó để cùng nhau lập làng lập nước mới, cùng nhau bầu bán lên những đại biểu đúng nghĩa của nhân dân để đưa dân tộc phát triển có lẽ là ước mơ lớn nhất của tôi lúc này.

Bao năm qua, giới lãnh đạo Việt Nam với nhân dân sống trong tình trạng đồng sàng dị mộng. Cùng một tổ quốc một đất nước nhưng nhân dân không hề mơ cùng một giấc mơ, nghĩ cùng nghĩ một suy nghĩ với giới lãnh đạo. Tình trạng đó ngày càng nghiêm trọng và cho đến lúc này là đỉnh điểm. Nếu ngày mai ngày kia những người gọi là đại biểu nhân dân kia mà bấm nút thông qua luật 3 đặc khu thì coi như hết.

Luật an ninh mạng hay Luật theo dõi quần chúng?

Luật Khoa

Quốc Anh

6-6-2018

Ảnh: internet

Dự thảo Luật An ninh mạng được dự kiến thông qua vào ngày 12/6 sắp đến, nếu không có gì thay đổi. Đây có lẽ là dự thảo Luật có nhiều “quyết tâm chính trị” nhất, còn hơn cả dự thảo Luật Đặc khu đang gây sốt hiện nay. Có hai chỉ dấu cho điều này.

Thứ nhất, khác với các thảo luận về Luật Đặc khu đang xuất hiện khá dầy đặc trên báo chí, những tiếng nói phản biện dự thảo Luật An ninh mạng ít xuất hiện hơn (có thể do dư luận không hiểu được nhiều về tính kĩ thuật của dự luật?). Thậm chí có những phản biện như của các chuyên gia đầu ngành ICT (có người từng là Bộ trưởng) chỉ xuất hiện trên báo chính thống được vài giờ, trước khi những thông tin này biến mất.

Tôi bị cướp: Chúng xưng chúng là công an, không cần giấu giếm!

FB Nguyễn Tường Thụy

6-6-2-2018

Vết thương chân trái của cháu gái ông Nguyễn Tường Thụy, 18 tháng tuổi. Ảnh: internet

Vào lúc 4h30′ chiều nay, 6/6/2018, nhân viên ngân hàng đến chuyển cho tôi một khoản tiền khá lớn của nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm.

Tôi theo dõi thấy không có ai vào theo nên tôi bảo cậu nhân viên vào nhà. Nhận tiền xong, tôi vừa lên phòng ở tầng 2 thì khoảng trên dưới 10 tên, tất cả mặc thường phục ập vào nhà. Lúc này vợ tôi bế đứa cháu gái 18 tháng tuổi ngồi cửa nói chuyện với 1 người khác.

Luật an ninh mạng & Đặc khu – Những kẻ ngớ ngẩn giữa thời đại

FB Nguyễn Tuấn Anh

6-6-2018

Ảnh: internet

Mất một phần đất, chúng ta có thể nương tựa vào nhau nhưng mất tự do ngay trên đất mình, quê hương mình, ta coi như mất tất cả.

Tự do là giá trị cao nhất của con người. Họ có thể đánh đổi bằng cả tù đầy và mạng sống. Một người lính Bắc Hàn chấp nhận những phát súng của chính đồng đội bắn vào mình để chạy sang một nơi tự do. Không những chỉ có vậy, lịch sử của dân tộc ta cũng là một minh chứng thuyết phục cho sự khát khao tự do này…

Đề án đặc khu của Việt Nam: Ảo tưởng thành công

FB Nguyễn Anh Tuấn

6-6-2018

Ảnh: Báo VnE

Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.

Chuyện bán 3 thửa đất ở Lý Sơn hơn 200 năm trước – Và 3 cái đặc khu nay

FB Nguyễn Đăng Vũ

5-6-2018

Vào ngày 12 tháng 3 năm Gia Long thứ 15 (1816), các hương chức, bô lão và bà con các tộc họ làng/xã An Vĩnh (Cù Lao Ré -Lý Sơn) đồng thuận bán 3 thửa đất trong cùng một đám gò mà họ chung tay khai phá, cho 3 người ở làng An Hải để lấy tiền cho đội Hoàng Sa làm lộ phí đến kinh thành Huế nhận lệnh của vua Gia Long đi đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Số tiền bán 3 thửa đất cũng còn dành để đóng góp cho các thủy quân vừa tuyển chọn của triều đình, để thủy quân phối hợp cùng đội Hoàng Sa đi thực thi nhiệm vụ thiêng liêng trên vùng biển Đông của Tổ quốc. Việc bán đất được toàn xã ký tên, hoặc điểm chỉ.

Những tài liệu này hiện vẫn còn lưu giữ tại các dòng họ ở đất đảo Lý Sơn.

Các bộ chính sử như “Đại Nam thực lục”(chính biên), “Quốc triều chính biên toát yếu” của Quốc sử quán Triều Nguyễn, và nhiều trang ghi chép của các sử gia Việt Nam khác đều có ghi sự kiện về việc vua Gia Long cử Cai đội Phạm Quang Ảnh- người làng An Vĩnh – chỉ huy đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ thiêng liêng này vào năm 1815, 1816. Và chính Giám mục Jean Louis Taberd cũng đã khẳng định điều đó trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1933: “Có một điều chúng tôi biết chắc rằng, Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó (tức quần đảo Hoàng Sa) vào vương miện của ông, vì vậy mà ông xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816 Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.

Việc toàn dân xã An Vĩnh đồng thuận bán 3 thửa đất đó để cho đội Hoàng Sa, Thủy quân Hoàng Sa cách đây hơn 200 năm trước quả thật vô cùng lớn lao đối với lịch sử chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Nhưng việc bán đất đó cũng chỉ bán cho bà con làng An Hải, là những người dân của đất đảo Lý Sơn này, chứ không phải bán cho người ở nơi khác.

Hơn hai trăm năm qua, hàng nghìn người con trên đảo Lý Sơn cũng như nhiều vùng đất trên đất nước ta lại tiếp tục lên đường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của mình trên vùng biển Đông thân yêu, và đã có quá nhiều người một đi không trở lại. Mà có lẽ, để có sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ đó, có một phần đóng góp của người dân Lý Sơn trong việc bán 3 thửa đất hơn 200 năm trước đây.

Vậy hà cớ chi, giờ đây con cháu lại định giao 3 khu đất hàng trăm nghìn hecta nằm dọc biển Việt Nam cho kẻ khác trong vòng 99 năm, là 3 khu đất đầy nhạy cảm trong việc gìn giữ chủ quyền Tổ quốc? (và biết đâu, không phải 99 năm, mà còn kéo dài không biết đến bao giờ).

3 thửa đất ở Lý Sơn quá nhỏ, nhưng giờ đây, nhìn lại, lại có ý nghĩa thật quá lớn lao. Vì thế, xin hãy cân nhắc, đừng để con cháu chúng ta nhìn vào 3 cái đặc khu (đang được dự định giao đất trong 99 năm, và những nơi khác nữa), lại có ý nghĩa ngược lại.

Làm thế nào để ngăn cản một dự luật?

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

6-6-2018

Ảnh: internet

Việc chính của các đại biểu Quốc hội là làm luật phục vụ cho quyền lợi của cử tri. Vậy nếu cử tri không hài lòng với một dự luật, họ có thể làm gì để ngăn cản nó?

Về lý thuyết, Quốc hội Việt Nam hiện nay là do người dân bầu ra thông qua cuộc bầu cử tháng 5/2016. Có tất cả 496 người được bầu trở thành đại biểu Quốc hội. Mỗi đại biểu đại diện cho khu vực cử tri của mình ở địa phương và đồng thời đại diện cho nhân dân cả nước.