Sài Gòn ngày phong tỏa thứ năm mươi

Đỗ Duy Ngọc

27-8-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42  phần 43  phần 44  — phần 45 — phần 46 — phần 47 — phần 48  phần 49

Thế là đã qua đến ngày thứ năm mươi Sài Gòn bị phong toả. Giờ là giới nghiêm. Gần hai tháng nằm yên một chỗ, thèm được ngắm phố phường mà không dám đi, mà cũng chẳng ai cho phép đi. Nhiều anh em cầm máy ảnh cũng giống tôi muốn ghi lại hình ảnh của một Sài Gòn vắng lặng với nhiều cảnh đau thương.

Những hình ảnh hiếm có của cơn đại dịch đi qua thành phố này. Nó sẽ là những tư liệu rất quý giá sau này. Nhưng tiếc là không làm được. Kiếm cái giấy để đi đường cũng không khó, nhưng tuổi đã lớn nên xông pha ra ngoài cũng ngại đành ôm cục tiếc suốt ngày xem hình của nhiều bạn nhà báo trẻ. Chỉ riêng chụp tất cả những chỗ giăng dây, kẽm gai, chốt chặn cũng đã có trong tay một kho tư liệu quý. Hay chỉ cần chụp những con phố Sài Gòn ban ngày và ban đêm, những cảnh một Sài Gòn đìu hiu, vắng lặng chưa từng có trong lịch sử của thành phố này kể cả thời chiến tranh căng thẳng nhất.

Những tấm ảnh tang thương của những người tử vong, cảnh thiêu xác, cảnh ngập người trong những bệnh viện, trong những khu cách ly. Cảnh những con hẻm, xóm nghèo với những người đang đói chờ hộp cơm của người thiện nguyện. Tất cả đều là đề tài để có được những bộ ảnh có giá trị tư liệu cao. Đành ngồi lưu giữ những hình ảnh thấy được trên báo, trên mạng cất giữ. Hồi nạn đói năm Ất Dậu 1945, nếu không có những tấm ảnh ghi lại của Cụ Nguyễn An Ninh, người ta sẽ khó hình dung thời kỳ khốn khổ đó của miền Bắc Việt Nam.

Đại dịch bây giờ cũng thế, những tấm ảnh chụp được trong những ngày này sẽ là những tấm ảnh lịch sử. Có nhiều tổ chức của nhà nước phát động phong trào sáng tác nghệ thuật về cơn đại dịch này. Thế nhưng, dù chưa có kết quả các cuộc thi, người ta cũng đoán biết trước những tấm ảnh, những bài ca, những bài thơ, những bức tranh được giải sẽ không nói được thực tế của những góc khuất, nhưng đau thương và mất mát của những người đau đớn trong cơn đại dịch. Và những tác phẩm đấy chỉ là sản phẩm để tuyên truyền chứ không nói lên được không khí và hậu quả thê lương và số phận bi ai của người dân trong mùa dịch.

***

Trở lại chuyện đi chợ hộ cho dân. Hôm qua, trên báo chính thống cũng như trên mạng xã hội rộ lên nhiều tin cho thấy mô hình này mới triển khai đã bộc lộ nhiều lúng túng, nảy sinh những tình huống mà cả cán bộ đi mua hàng hộ lẫn người dân không mong muốn. Kết hợp công nghệ, trong đó có liên lạc qua Zalo nhưng công việc của các thành viên vẫn rất vất vả. Cách thức tiến hành qua nhiều giai đoạn.

Đầu tiên, tổ chốt đơn sẽ nghe điện thoại tiếp nhận thông tin từ người dân và lên đơn. Sau đó, tổ giao hàng mang đơn đến các siêu thị, phối hợp cùng nhân viên siêu thị lựa chọn, thanh toán và giao đến tận tay người dân. Các công đoạn tưởng giản đơn vậy nhưng khi thực hiện lại vướng nhiều trở ngại. Bộ phận nhận đơn suốt ngày đêm phải trực máy dù sáng sớm gay đêm khuya. Nhiều nơi chưa gắn với công nghệ, cán bộ phụ trách in các mẫu yêu cầu, phát tay cho người dân.

Sau khi điền xong, người dân chụp lại và gửi cho các đầu mối. Cách làm này được nhiều người dân góp ý tốn thời gian, vừa cực công cho các cán bộ phụ trách. Khi mua hàng, lại thiếu sự đồng bộ giữa các siêu thị, cửa hàng với cán bộ đi chợ hộ cũng là một vấn đề, đặc biệt với địa phương không áp dụng mua hàng theo combo. Người đi mua hàng hộ ngoài việc phải lựa chọn hàng hoá đúng yêu cầu nhưng lại thiếu kinh nghiệm, họ còn phải mất rất nhiều thời gian để trao đổi với người mua nếu siêu thị hết hàng hay không có mặt hàng theo yêu cầu. Lại có dư luận khi giao hàng, các thành viên đội hình đi chợ hộ đối mặt với nguy cơ bị “bom” tiền và hàng.

Nếu chuyện này có thật, thiết nghĩ tổ công tác của tổ dân phố, của phường sẽ nắm rõ cá nhân người mua và có biện pháp ngay chứ. Làm sao có chuyện đặt hàng rồi bỏ không nhận hàng cũng không trả tiền được. Theo quy định, người mua phải chuyển tiền qua tài khoản để tránh sử dụng tiền mặt dễ truyền virus. Nhưng rất nhiều hộ gia đình, nhất là người ở khu lao động, vốn nghèo thì làm gì có tài khoản mà chuyển, hoặc trong tài khoản cũng chẳng còn tiền sau mấy tháng thất nghiệp. Cho nên cũng có thể có cảnh cán bộ phụ trách ứng tiền trước cho các đơn hàng.

Đến khi người dân nhận được, họ mới chuyển khoản trả lại. Việc này có thể có, nhưng chắc hiếm vì tổ công tác làm gì có sẵn tiền mà trả trước cho cả trăm cái đơn hàng. Bởi vậy, việc bom hàng hay đặt hàng xem thử cho vui thiết nghĩ cũng khó xảy ra. Nếu thật sự có việc này thì có thể xem hành vi này không chỉ là vô ý thức mà còn là trò đùa độc ác, có tính phá hoại cần phải có ngay biện pháp xử lý.

Hôm qua, 26.8 TP.HCM ra mắt đội shipper tình nguyện. Đội tình nguyện viên có vai trò hỗ trợ nhận, vận chuyển hàng hóa đến người dân khó khăn do dịch tại thành phố. Đội này do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM và Trung tâm An sinh TP tổ chức với 700 thành viên.

Mỗi nhóm có 10-14 thành viên, phân công nhóm trưởng, trực thuộc đội theo quận, huyện, TP Thủ Đức. Mỗi phường, thị trấn có tối thiểu 2 và mỗi xã có 3 shipper tình nguyện. Mỗi shipper tình nguyện được hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng; cung cấp suất ăn trưa, tối và 500.000 đồng/người/tháng phụ cấp xăng xe, điện thoại.

Nhiệm vụ của đội shipper tình nguyện là giao lương thực, thực phẩm từ tổ an sinh các phường, xã, thị trấn trên địa bàn đến từng hộ dân.

Đọc tin này, nhiều người tự hỏi thế đội quân của quân đội mấy hôm rồi rầm rộ xuất hiện trên báo chí, truyền hình ghi cảnh đi trao hàng cho dân rồi sẽ làm gì khi đã có 700 shipper tình nguyện viên này. Nếu vẫn giữ lực lượng quân đội thì có chuyện giẫm chân nhau hay thừa thãi hay không? Thực ra, quân đội nên nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự là phù hợp nhất. Làm việc đi chợ và phát hàng hoá cho dân không đúng việc của quân đội và họ sẽ chắc chắn không làm tốt công việc này như các shipper.

Một điều khó hiểu nữa là thành phố đã có một lực lượng shipper chuyên nghiệp, lành nghề và nhiều kinh nghiệm của 5 công ty vận chuyển hàng. Tại sao không tận dụng lực lượng đó mà phải tổ chức thêm một đội shipper tình nguyện. Gọi là tình nguyện nhưng họ vẫn có tiêu chuẩn, vẫn có lương và phụ cấp chứ đâu phải làm không công. Luẩn quẩn, loanh quanh khó hiểu quá!

Từ chuyện shipper lại qua chuyện đồng phục cho công chức để đi đường trong thời kỳ thành phố giới nghiêm. Theo công văn số 2850 ban hành tối 23.8 của Ủy ban NDTP công chức nhà nước khi di chuyển phải mặc đồng phục và việc lo trang bị và phân bố đồng phục nhận diện cho công chức trong những ngày tới theo Công văn 2976 vẫn được nhắc lại để triển khai.

Công văn này do Phó chủ tịch Lê Hòa Bình ký, có nêu việc trang bị và phân bổ áo nhận diện cho cơ quan, đơn vị có liên quan được thực hiện như sau: Đối với cấp thành phố, UBND TP giao cho Sở Công thương, Bộ tư lệnh TP chuẩn bị số lượng áo nhận diện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM tại Công văn 2796 ngày 21.8.2021. Giao cho Sở Nội vụ chịu trách nhiệm phân bổ cho các cơ quan khối Đảng, Đoàn thể, các sở, ban ngành thành phố và các ban quản lý trực thuộc UBND TP; giao cho các sở ban ngành thành phố chịu trách nhiệm phân bổ cho các đơn vị trực thuộc.

Không hiểu chính quyền sao bày lắm việc thừa thãi thế này? Các ông định kéo dài giới nghiêm bao lâu nữa mà nghĩ ra đồng phục cho công chức. Theo chỉ thị thì thành phố sẽ giới nghiêm trễ nhất là đến 15.9 và quyết tâm đến đó là ổn định được tình hình. Thế chỉ còn hơn nửa tháng nữa thôi, bày ra may sắm đồng phục để làm gì? Vừa tốn kém lại vừa chẳng có lợi chi cả. Trong lúc nhiều khó khăn như thế này, thử hỏi Nguồn lực, nhân lực đâu giờ này để may áo quần nhận diện cho công chức?

Đúng ra, nhiều ban ngành, cơ quan nhà nước lâu nay đã có đồng phục riêng cho đơn vị mình, mỗi cá nhân công chức cũng đã có thẻ, có giấy đi đường cả rồi, sắm thêm bộ đồng phục làm gì nữa, đúng là vẽ rắn thêm chân. Mấy hôm rồi việc quy định giấy đi đường thay đổi xoành xoạch đã khiến cơ quan, doanh nghiệp đau đầu, giờ lại thêm cái bộ đồng phục. Việc cần thiết lúc này là tìm phương kế để kềm hãm dịch, là tập trung cho việc cứu đói, là tìm cách ổn định xã hội, an dân. Chuyện đồng phục nên quên đi các vị ạ. Số tiền dùng để may đồng phục nên đem vào quỹ cứu nghèo, cứu đói thì phù hợp hơn nhiều.

Cho đến nay, việc lưu thông hàng hoá cũng vẫn gặp nhiều vướng mắc. Nhiều địa phương tự ra luật riêng của địa phương mình, không tuân thủ các chỉ thị của chính phủ. Chiều 25.8 một cuộc họp trực tuyến cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các tỉnh, thành về việc tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nông sản. Rất nhiều ý kiến phản ánh, sau khi một số địa phương áp dụng biện pháp giãn cách tăng cường, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa đang có nhiều khó khăn khiến chỗ thì thừa hàng hoá phải huỷ bỏ, nơi thì thiếu hàng. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng tất cả hàng hóa đều là thiết yếu, trừ hàng cấm, tất cả đều quan trọng. Thế nhưng sau đó, mọi việc vẫn như cũ, mỗi địa phương vẫn có một luật riêng.

Ngày 26. 8: Có thêm 11.575 ca virus Vũ Hán, cả nước giảm 524 ca, thành phố giảm 1.360 ca so với ngày hôm qua. Theo Bộ Y tế, trong 24h giờ qua, số ca mắc virus ghi nhận trong nước giảm 524 ca, riêng TP Hồ Chí Minh giảm 1.360 ca. Cũng trong ngày 26.8, lực lượng Công an đã tiến hành xét nghiệp sàng lọc cho hơn 800 người sống lang thang tại TPHCM và phát hiện có 69 trường hợp dương tính với virus Vũ Hán.

Hôm nay 27.8, thành phố có thêm 2.121 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện đến nay là 97.719 bệnh nhân. TP tiếp tục không ghi nhận ổ dịch mới cần theo dõi. Hiện còn 16 ổ dịch đang diễn tiến.

Trưa 27-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) cho biết tính đến thời đểm này TP có 194.596 trường hợp mắc virus Vũ Hán, trong đó 194.159 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 437 trường hợp nhập cảnh. Mong cho các con số càng ngày càng giảm, mong cho cuộc sống bình an đến với mọi người.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Thi sĩ: BÙI CHÍ VINH

    Chết không chỉ vì cúm Tàu
    Chết vì không thể rút tiền ngân hàng được
    Không có tiền thì làm sao mua thuốc
    Làm sao mua gạo ăn, mua rau cháo qua ngày

    Làm sao có tiền mua combo siêu thị ở trên mây
    Combo toàn những thứ “bia kèm mồi” ế ẩm
    Làm sao có thể nhờ “bộ đội đi chợ giùm” khi bộ đội ở một nơi nào xa lắm
    Khi ba ngày qua không thấy bóng thấy hình

    Chết đói kiểu này làm sao tịnh độ siêu sinh ?
    Chết không chỉ vì cúm Tàu, chết vì các chỉ thị thất kinh
    Có tiền dành dụm dưới gầm giường vẫn chết
    Bị bệnh nền ráng nằm ngồi lê lết

    Dù nhà thuốc tây gần xịch ở đầu đường
    Không có giấy thông hành đừng mơ đến nhà thương
    Đừng mơ lửa bếp tỏa mùi hương lãng mạn
    Lỡ hết gas giống đàn bà đến tháng

    Đừng mong shipper gas chở đến tận nhà
    “quá ngũ quan, trảm lục tướng” ba triệu tiền phạt trở lên, dân nghèo kiếm ở đâu ra
    Thế là nhà sản xuất đói và nhân dân chết đói
    Sài Gòn thiếu gas, Sài Gòn vô số tội…

    Chết không chỉ vì cúm Tàu, tao không nói dối
    Hỡi những kẻ đề ra chủ trương hãy mở mắt ra nhìn
    Đừng phong tỏa Sài Gòn một cách bất minh
    Bằng những tờ giấy thông hành băng giá từ phòng lạnh

    Quý vị càng siết thì cúm Tàu càng mạnh
    Mạnh từ Biển Đông, từ bàn hòa đàm đón Phó Tổng Thống Mỹ qua, mạnh cho đến thuốc chủng ngừa
    Chỉ có Sài Gòn chết đói và… thua !

    Nguồn mạng


  2. Sài Gòn ! Niềm thương Nỗi nhớ Kỷ niệm bất tận không nguôi
    **************************

    Sài Gòn ! Thành phố không bao giờ ngủ yên
    Nhưng giờ Sài Gòn vắng lạnh như Phố ma
    Giữa ngày nửa đêm, không một âm thanh từ vỉa hè
    Ngay tiếng rao bánh bánh mì mơ nóng hổi
    Cụ bà bán hàng rong vừa mất
    Hay bệnh già quên lãng lãng quên
    Giã từ cả đời tần tảo quang gánh thúng mẹt rồi sao?
    Kìa Cụ ấy đang mĩm cười méo mó thật chân tình một mình
    Trong ánh đèn của một Sài Gòn heo hắt tàn tạ phá toang
    Đại dịch siêu vi Tàu cộng cố ý làm xổng chuồng
    Gây tóc tang điêu tan khắp Thủ đô hay siêu đô thị toàn Thế giới
    Thêm nhân tài nhân tai vừa hồng vừa chuyên lưỡi gỗ
    Pháo đài chiến lũy chống Đại dịch đặc sản của đồng chấy Trung C..uốc
    Hằng hà sa số Liêu Trai siêu vi Vũ Hán
    Vô hình vô lượng vô cảm vô thức vô tâm
    Cười quái đản đi qua pháo đài chống dịch tưởng như xưa chống giặc
    Pháo đài chiến lũy chống Đại dịch đặc sản của đồng chấy Trung C..uốc
    Hằng hà sa số Liêu Trai siêu vi Vũ Hán
    Vô hình vô lượng vô cảm vô thức vô tâm
    Khiến Nhân dân Người Sài Gòn lao động nghèo tảo tần
    Như hàng triệu Chiếc lá Me khô héo Chớm Thu
    Dưới chân cao ốc nhà chọc trời của Đại Thịnh Phát
    Mọc lên như Nấm độc trên Đất Thủ Thiêm gia tài Tổ tiên lưu lại
    Giờ con cháu lang thang ngủ màn trời chiếu đất
    Giữa Sài Gòn hoa lệ giả tạo Tàu hóa Chợ Lớn hóa thành máu lệ
    Và dưới chân ngọn Sóng thần Đại dịch siêu vi trun..g c..uốc
    Những tiếng Cụ bà rao bán hàng rong bắt đầu rên rỉ tắt dần tắt mòn

    Sài Gòn ! Niềm thương Nỗi nhớ Kỷ niệm không nguôi
    Ký ức, Tất cả nơi Paris một mình trong Ánh Trăng
    Ngỡ tưởng Vầng trăng Phố Tự Do hay Hàng Xanh Thị Nghè
    Sài Gòn ! Niềm thương Nỗi nhớ Kỷ niệm không nguôi
    Ngày xưa Em có thể mỉm cười
    Ngày xưa nơi Hòn Ngọc Viễn Đông lưu dân di dân
    Ngay còn phải bỏ vùng Quê quanh dù là Người cày có ruộng
    Vì quân giải phóng phỏng d..ái quấy nhiễu điên cuồng
    Lúc đó Em anh thật xinh đẹp
    Tóc thề môi cong hồng thắm nhai ô mai
    Anh nhớ còn nhớ Cưng Sài Gòn nhiều lắm
    Lần ấy Anh biết Hạnh phúc là gì
    Của cái thằng Bắc kỳ Di cư

    Sài Gòn ! Niềm thương Nỗi nhớ Kỷ niệm không nguôi
    Hãy để ký ức hồi sinh tái sinh sống lại
    Cho mọi ngọn đèn đường Sài Gòn như ngàn Ánh Hải đăng
    Giữa Biển Đông đen dậy sóng do bọn Nhà nước hải tặc Tàu cộng

    Sài Gòn ! Niềm thương Nỗi nhớ Kỷ niệm không nguôi
    Hãy để ký ức hồi sinh tái sinh sống lại
    Cho mọi ngọn đèn đường Sài Gòn như ngàn Ánh Hải đăng
    Giữa Biển Đông đen dậy sóng do bọn Nhà nước hải tặc Tàu cộng
    Cho mọi cây cột điện biết đi nhưng đứng tấn ở lại cùng Sài Gòn
    Không di tản vượt biên vượt biển thắp lên lại Ngàn tia Hy vọng
    Cho Tình Người Sài Gòn bao la rộng lượng bao dung đại lượng
    Đã mạnh rồi càng mạnh hơn cho Người Sài Gòn đùm bọc nhau hơn nữa
    Chắc chắn đánh bại bằng cách tự tổ chức lại mang tính Khoa học
    Giãn cách cách ly xã hội mang khẩu trang chích thuốc chủng Tây phương
    Chớ dại làm bầy chuột bạch vật thí nghiệm cho thuốc vaccine như Tương tàu chệt
    Chắc chắn Sài Gòn đánh bại Đại dịch bằng cách tự tổ chức Khoa học
    Như cách chống dịch phòng dịch là cảnh báo chí tử vào Siêu vi Tàu cộng

    Ai đó lại rao bán hàng rong trên đường phố đêm Sài Gòn
    Như Ngọn đèn đường thành Tia sáng cuối đường hầm
    Sài Gòn chắc sẽ Toàn thắng Đại dịch bằng máu lạnh tim nóng óc lạnh
    Và trời sẽ sáng sớm thôi trên Sài Gòn
    Sài Gòn thuộc về Bình minh cùng Rạng đông

    Ánh Thái dương, nhưng Sài Gòn cẩn trọng phải đợi cho Mặt trời mọc
    Sài Gòn phải nghĩ về một Cuộc sống Mới
    Và Sài Gòn của Em của Anh của chúng mình không được nhượng bộ
    Sài Gòn phải tự giải phóng lấy mình
    Sài Gòn phải tự diễn biến Hoà bình
    Sài Gòn phải tự lột xác thoát thân
    Sài Gòn phải Tự do – Dân chủ – Canh tân – Giàu mạnh
    Khi Sáng mai Bình minh – Rạng đông đến
    Đêm nay Đêm cuối cùng cũng sẽ là Đêm Tưởng niệm
    Cho hàng triệu Người Sài Gòn đã nằm xuống đã phải giã từ Sài Gòn ra đi
    Và một Cuộc sống Mới sẽ bắt đầu nơi Sài Gòn
    Tiền đề cho sự Phục hưng Tái sinh Hồi sinh Hòn Ngọc Viễn Đông
    Cháy hết những ngày ô uế dơ bẩn khói bụi bể dâu dâu bể
    Mùi lạnh tanh ung rữa cửa cái Thời đồ đểu xã hội đen Tàu
    Bọn hàn xì chú thoòng LÃ (Lê) Thanh Hải cùng ả xẩm bán mẹt Trương Mỹ Lan
    Bỗng chốc giàu lên nứt vách bằng cách cướp ruộng đất hàng vạn Dân Thủ Thiêm
    Bằng bạo lực Đỏ đỡ lưng bởi tập đoàn Mao-Tập
    Đèn đường Sài Gòn giãy chết cột điện đòi bỏ trốn đi
    01 tháng 5 năm 1975 một đêm dài tối đen 25 giờ kinh hoàng đã qua
    Một ngày khác tối đen đen tối đang ló dạng
    Cứ thế thành hai chuỗi số sóng đôi song song
    Cấp số Cộng Cấp số Nhân đè nặng xuống Sài Gòn
    Sài Gòn vừa bị cưỡng hiếp đến mất cả Tên của Em của Anh của Chúng ta

    Sài Gòn ! Niềm thương Nỗi nhớ Kỷ niệm không nguôi
    Hãy để ký ức hồi sinh tái sinh sống lại
    Hãy chạm nhẹ vào Anh thật dễ dàng để rời xa Anh
    Giờ đây bên này Tất cả một mình với ký ức của Anh
    Trong những năm tháng lưu vong cuối cùng của Anh
    Trong chút Hoa Nắng trời Chớm Thu trong dòng Sông Seine chớm lạnh
    Ước gì mong gì nếu Sài Gòn va chạm vào Ký ức tập thể Người Sài Gòn
    Đang lưu vong khắp nơi Thế giới Tự do
    Chắc chắn Sài Gòn sẽ chiêm nghiệm thêm nữa Sử lịch là gì
    Như dân Bạch Nga lưu vong cảm nhận về hai thành phố
    Saint Petersburg bất tử và Volvograd bất diệt
    Nga Sử rất công bằng
    Chính Leningrad và Stalingrad mới là hai phố mất tên !
    Rồi Sài Gòn tất thắng Đại dịch bằng cách quản trị dịch bệnh Khoa học
    Không như bọn kền kền tim Đen mở Đỏ nặc mùi mao-ít tanh hôi
    Chúng đang thanh toán thanh trừng lẫn nhau giữa Đại dịch Tàu phù
    Côn an kiêu binh từ Hà L..ội tiến vào ép nuộc Người Sài Gòn
    Chích choác thuốc Tàu như bầy chuột bạch tế thần thử nghiệm y học Chệt
    Rồi Sài Gòn tự diễn biến tự biên tự diễn
    Lột xác gột bão thành Sài Gòn Lớn – Sài Gòn Mới
    Cho xứng đáng là Sài Gòn Chị hay Sài Gòn Anh
    Cho xứng đáng với Sài Gòn Nhỏ Little Sài Gòn
    Bên khia bờ Tây Thái Bình Dương
    Sài Gòn ! Niềm thương Nỗi nhớ Kỷ niệm không nguôi
    Nhìn xem Em dù bên kia Thế giới
    Một Ngày Mới đang bắt đầu … nơi Sài Gòn !
    Hãy cười vui lên Em ! Cười nức nở Tin yêu cùng Anh bên này
    Cổ vũ động viên khích lệ Thế hệ Trẻ Hôm nay
    Canh tân hiện đại hóa Sài Gòn Ngày mai và Mai sau
    Cho Sài Gòn bất tử bất diệt !
    Trong Niềm thương Nỗi nhớ Kỷ niệm không nguôi của chúng mình

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Comments are closed.