Thuyết Nhân – Quả ‘độc hại’

Vũ Thế Dũng

3-4-2024

Thuyết Nhân – Quả đang được truyền bá rộng rãi trong cộng đồng Phật giáo. Tuy nhiên lắng nghe kỹ cách giải thích thuyết nhân quả hiện nay của một số tu sĩ Phật giáo thì khá “độc hại”. Phổ biến kiểu diễn dịch như sau:

– Vì sao một người kiếp này giàu có?

– Không phải vì nỗ lực, mà vì kiếp trước người đó đã bố thí và cúng dường, nên kiếp này họ hưởng quả giàu sang.

Vì sao nói kiểu diễn dịch trên là “độc hại” và đi ngược Chánh pháp của Đức Phật?

1. Một cách cố ý, nó bóp méo nhân quả thành định mệnh. Kiếp này nghèo là do không bố thí, cúng dường, muốn kiếp sau giàu có thì bây giờ dù nghèo đến mấy cũng phải bố thí, cúng dường.

2. Định mệnh vì nó coi thường và phủ nhận nỗ lực hiện tại – đây là điều rất trái với quan điểm của Đức Phật. Ý nghĩa quan trọng nhất của nhân quả là chính những hành động/ suy nghĩ/ lời nói hôm nay – lúc này sẽ quyết định chất lượng cuộc sống hay sự giác ngộ của mỗi chúng ta.

3. Bỏ qua vai trò của nỗ lực hiện tại mà chỉ tập trung vào một quá khứ mơ hồ nào đó (kiếp trước), và một tương lai giàu có mơ hồ (trong tương lai) thì không thể là chánh pháp. Nhân quả loại này chính là đang ru ngủ quần chúng. Đưa cho họ một cái bánh vẽ về một tương lai mơ hồ, rồi nhân đó xúi họ phải mang tiền ra để bố thí, cúng dường. Mà tất cả bố thí, cúng dường đó đều tập trung vào “túi thầy”, “chùa thầy”. Xã hội, quần chúng sẽ phát triển thế nào với loại thuốc ngủ độc hại này? Sẽ thế nào khi quần chúng chỉ lo cúng dường, bố thí, tụng kinh mà không lo chăm chỉ làm việc?

4. Nhân quả cụ thể nhất và chính xác nhất chính là: Tay làm thì hàm nhai.

5. Quá mức đề cao vai trò của phước báu từ bố thí, cúng dường, và cái bánh vẽ về một kiếp sau tươi sáng, về bản chất là một loại tà kiến. Nó không giúp Phật tử giải thoát – giác ngộ, mà khiến họ tưởi tẩm hạt giống tham lam của bản ngã – tham lam phước báu.

Ngược lại, vẻ đẹp lung linh của Đức Phật và Đạo Phật chính là:

– Đức Phật là một con người – là Phật đã thành, còn chúng ta là Phật chưa thành. Nghĩa là trong mỗi chúng ta đều có Phật tính, đều có hạt giống giác ngộ. Ai cũng có thể tự mình giác ngộ.

– Để thành Phật, để giác ngộ, thì chúng ta có thể tự mình nỗ lực, quay về soi sáng bản thân, thì tự động chúng ta có thể giác ngộ. Giác ngộ ngay bây giờ, ngay lúc này, chứ không phải kiếp nào khác.

– Pháp của Đức Phật là hiện trú tức là cái thấy biết sáng suốt ở thời điểm hiện tại, chứ không lo lắng về quá khứ hay tưởng đến tương lai.

– Đức Phật cũng không bao giờ khuyến khích chúng ta lễ bái, cầu xin gia hộ, trông mong vào tha lực mà chủ yếu phải tự thắp đuốc lên mà đi.

– Bố thí, cúng dường đúng pháp là tất cả những gì chúng ta làm với lòng từ bi, vô ngã hàng ngày. Phật nào chờ chúng ta cúng tiền, cúng vàng, cúng USD để ban phước báu? Ma tăng mới chờ đợi và khát khao hút đến đồng cuối cùng của Phật từ.

Tiến trình tham gia vạch mặt xàm tăng này, cũng là lúc mình tự phản biện các giáo lý của Phật giáo để tự soi sáng.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. GS VL

    Ma tăng ơi hỡi ma tăng
    Sao bay lắm vậy như măng vào hè.
    Làng quê giờ vắng bóng tre
    Bay ra phố thị lập bè lừa dân.

    Mượn danh lời thánh lời thần
    Lừa người mê muội cõi trần rối ren.
    Bay dạy cách sống bon chen
    Cúng dường tiền lắm bay khen nức lời.

    Nhân gian đẹp nhất đạo đời
    Đạo trọng cha mẹ trọng lời thẳng ngay.
    Bay là một đám tăng say
    Say tiền làm bậy đắng cay cho đời.

    Bay rước xá lợi à ơi
    Lừa người nhẹ dạ dối trời hại dân.
    Chân tu xa lánh bụi trần
    Ma tăng hại đạo thánh nhân nói gì?

    Nguồn Mạng

  2. Mấy thằng ch* trọc ác tăng này phải cho dựa cột mới xúng tầm cái tội ác của chúng, trong dám này khốn nhất vẫn là thằng Thích Chân Quang, mẹ nó chứ cái dồng hố Rolex Daytona trên bảy trăm củ mà mở miệng nói chuyện Phật Pháp tào lao cái gì cúng dường cho chùa rồi ra chòi mà ở. Còn có thằng trọc nói cầm 5 củ cúng dường mà thấy tủi trong lòng. Đm nó, cúng 5 củ mà nó chê ít.

  3. Rất mừng vì độc giả BTD có vẻ ủng hộ bài này, chứng tỏ họ hổng cần khai dân trí .

    Sao nhẩy, … ờ thì mọi người nên yên tâm

    “vẻ đẹp lung linh của Đức Phật và Đạo Phật chính là:

    – Đức Phật là một con người – là Phật đã thành, còn chúng ta là Phật chưa thành. Nghĩa là trong mỗi chúng ta đều có Phật tính, đều có hạt giống giác ngộ. Ai cũng có thể tự mình giác ngộ”

    Hỉu chít lìn, tại chỗ lun . “Ai cũng có thể tự mình giác ngộ”, Sure man, kể cả độc giả BTD

    And then, “Tiến trình tham gia vạch mặt xàm tăng này, cũng là lúc mình tự phản biện các giáo lý của Phật giáo để tự soi sáng“, có nghĩa ta cần phản biện “vẻ đẹp lung linh của Đức Phật và Đạo Phật”?

    Ever heard about solution is worse than the problem? Rứa đo, rứa đo

  4. Đám tu hú này ngày càng phát triển và lợi nhuận khủng khiếp mang lại . Đám tu hú này lấy kinh phí đó để chia nhau , biếu xén , chạy chức , đóng tiền bảo kê .

  5. Cãi lý với các ma tăng, mấy tên đầu trọc chuyên nói bậy để lừa hưởng lợi cho bản thân , liệu có ích và có hiệu quả gì không ? Bởi vì, cái tâm của chúng là tà tâm , là dối trá , giả tu dối thế . Đó là bản chất của chúng .
    Mà đã là bản chất thì khó đổi dời .

  6. Sự phản động của tà thuyết cúng dường là cho phép các con nhang đệ tử cứ làm điều ác, cứ buôn gian bán lận, cứ tham ô trộm cắp khoét túi dân lành… rồi bỏ chút tiền bố thí cúng dường thì sẽ gột sạch mọi tội lỗi.
    Thuyết nhân quả chỉ nói con người ta phải chịu trách nhiệm về mọi việc làm của mình ngay ngày hôm nay, ngay kiếp này chứ không phải một kiếp mơ hồ nào khác.
    Các thày tu không khuyên nhười ta chăm lo hạnh phúc gia đình, chăm lo cho bản thân mà chỉ chăm lo cúng dường, thì chính các thày tu ấy đang làm điều ác vậy.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây