“Đánh trống bỏ dùi”

Nguyễn Khắc Mai

6-9-2023

Tôi viết nhận xét ngắn này tặng riêng anh Võ văn Thưởng và tất cả các anh chị lãnh đạo cao thấp của nước ta, những người đã đi đánh trống khai giảng năm học mới 1923-1924, nhân ngày khai trường.

Tôi thấy hình ảnh họ rất đẹp, lời phát biểu cũng có cánh. Và tôi có cảm giác vì có cánh, nên những lời ấy đã vụt bay mất hút, không để lại chút ấn tượng nào cho thiên hạ!

Ảnh: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh trống khai giảng năm học 2023-2024 của Trường PTDT nội trú tỉnh Gia Lai. Nguồn: TTXVN

Tôi chợt nhớ câu tục ngữ: “Đánh trống bỏ dùi” của ông bà ta bao đời. Họ lấy hình ảnh người đánh trống. Cố nhiên đáng trống xong, dù là trống chầu, trống trường, trống lệnh, trống thu không, trống lễ hội v. v… Đánh xong thì không ai lại cứ cầm mãi cái dùi trống làm gì.

Nhưng cái hình tượng ấy lại được chuyển vào một ngụ ý rất triết học. Để nói về một hiện tượng tâm lý xã hội. Việc làm bết bát, không đến đầu đến đũa, không đến nơi, đến chốn. “Đánh trống bỏ dùi” trở thành một tục ngữ, một thành ngữ để nói cái hiện tượng và hành vi xã hội của con người.

Tôi thấy, chưa bao giờ câu tục ngữ ấy lại có được sự minh họa hết sức cụ thể, rất rõ ràng, như trong trường hợp những người đi đánh trống khai giảng. Tôi nhớ ngày trước đi học, tôi chưa hề thấy bất cứ cụ tuần, cụ sứ, quan huyện, quan đốc nào đi đánh trống khai giảng cả. Tôi nhớ vào năm học lớp ba trường huyện, tôi đã được thầy hiệu trưởng giao cho đánh hồi trống khai giảng, và cũng đôi lần trong năm học được cắt cử đánh hồi trống vào học, và hết giờ học. Học trò luân phiên nhau làm việc ấy hoặc bác cai trường. Còn nhớ bài “Xuân đi học”, có câu: “Trống chưa nghe đánh đến trường làm chi”.

Tôi dám đoán với tất các bạn rằng, họ đánh xong bỏ dùi và không hề nghĩ tới giáo dục nữa. Họ quên giáo dục ngay lập tức, quên chuyện lương không đủ sống của giáo viên, quên chuyện phải đóng góp méo mặt của phụ huynh học sinh, quên luôn chuyện sách giáo khoa bất hợp lý, quên cả trường lớp trên vùng cao nơi đồng bào các dân tộc ít người đang sinh sống. Đặc biệt họ cũng quên luôn việc học hành của họ. Nên nhiều người chẳng những viết không thành câu, nói năng kém văn hóa, mà việc tu thân, tề gia của họ rất bê bối.

Chưa bao giờ tôi thấy họ đã minh họa một cách sinh động, đầy ấn tượng như thế về một câu tục ngữ: “Đánh trống bỏ dùi”!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Hình ảnh này chợt gọi nhớ đến nữ tiếp viên xinh đẹp VÕ TÚ QUỲNH, một trong 4 nàng thơ “mai thúy” của Vietnam airlines, ko biết nàng đang làm gì ở phương trời xa bên châu ÂU…

  2. Cho phép tớ được đóng góp 2 hào kẹo mè xửng .

    Giáo sư Nguyễn Khắc Mai là chủ tịch Viện nghiên cứu tính triết học của tư tưởng Hồ Chí Minh, hence, Minh Triết khá là chính xác trong chuyện này, và bài này đã đưa ra những lời khuyên rất xác đáng .

    “chưa hề thấy bất cứ cụ tuần, cụ sứ, quan huyện, quan đốc nào đi đánh trống khai giảng cả”

    Thời đó là phong kiến . Cụ Hồ nói dân TA đã theo Bác, Đảng làm cách mạng, nên từ bỏ những lề thói phong kiến, thực dân . Quan phong kiến ngày xưa xem mấy chiện này là hổng xứng với mình . Nhưng bi giờ TA đã có cách mạng, cán bộ gần với quần chúng nên những chiện này gần đây đã trở thành bình thường . Có điều trong mắt những người thoái hóa thì bình thường đã trở thành tầm thường, kiểu gần chùa gọi Bụt bằng anh, gần lăng gọi Bác là Ku Nghệ . Dân bi giờ cũng gian sảo lém, chớ cũng chả có đàng goàng gì, nên lấy những chiện như thế này ra châm biếm .

    Nhưng thật ra chiện này -cán bộ đánh trống khai giảng- có nhiều ý nghĩa khá tích cực . Tất nhiên, có thể làm tốt hơn . Có điều đối với loại tư di “xứng đáng được hưởng hạnh phúc” thì chả có gì vừa lòng được tụi nó . Ngay cả tái gơ dâng lên tận miệng tới độ xem hiếp dân là chiện bình thường cũng phải bới lông tìm vết để mà chê . Có lẽ chỉ có chê bai chính những thứ mình dựng/tạo/kiến tạo lên mới đem lại cho họ được tâm lý trí thức, xứng đáng cho người đời kính trọng . Nói theo Đoàn Bảo Châu là cảm giác “bố đời, cha thiên hạ”, tiếng u gọi là self-righteous prick.

    Tuy vậy, bài này thể hiện rõ 1 ước muốn khá mãnh liệt của hổng ít dân mềnh, thể hiện qua phương pháp ẩn dụ Mạc Văn Trang, đó là Đảng, chánh chủ của chánh phủ, cần quan tâm hơn nữa về cái nền giáo dục bốn làn của mình . Since Giáo sư Hoàng Tụy là 1 trong những người đặt nền móng cho giáo dục của cái “Việt Nam” của các bác, Gs Nguyễn Minh Triết có xứng đáng là truyền nhân của những người như Gs Hoàng Tụy hay không, câu trả lời vưỡn để ngỏ . Quan trọng hơn, và là chủ đề của bài này, hình ảnh “đánh trống bỏ dùi” có đúng trong tình trạng hiện nay hay không ?

    Kiến thức của tớ, more like the lack of it -được hân hạnh kêu là “vô học” bởi những người có thể xem là “có học” qua ngôn ngữ của họ- hoàn toàn hổng đủ để đưa ra bất cứ câu trả lời nào, nên chỉ “mua vui cũng được 1 vài trống canh”, trích Kim Vân Kiều truyện, aka 2 hào kẹo mè xửng . Thui thì tớ đưa ra 1 mệnh đề khác, đó là cái dùi trống . Vốn nó có 2 đầu . Thời bộ sách của nhà giáo Phạm Toàn, những người đánh trống biết cầm dùi đúng cách, đánh trống cũng đánh đúng bằng đầu dùi, có nghề & chuyên môn hẳn hoi . Dù gì Phạm Toàn cũng là nhà giáo nhân dân, tới bi giờ vẫn được nhân dân các bác kính trọng, kể cả Nguyễn Đức Tùng . Bộ sách nitemare-inducing của nhà giáo Phạm Toàn cho miền Nam sau ngày giải phóng đã chứng tỏ Nhà giáo Phạm Toàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng & đất nước giao phó . Tuy vậy, bộ sách đó đã đưa ra biết bao nhiêu là vấn đề, đó là it set the bar too Đamn high, nên tất cả những gì sau nó đều fall short, gây ra hổng ít tiếng tăm . Vì vậy, chuyện “đánh trống bỏ dùi” khá đúng, nhưng not quite. Và fixable. Điều này cũng lý giải tại sao Cù Huy Hà Vũ sống ở đâu bất đồng chính kiến ở đó, aka đ chơi được với ai, nhưng lại rất đồng chính kiến với Đại tướng Lê Đức Anh & Chủ tịch Hồ Chí Minh . Cũng có thể dùng để giải thích hiện tượng bđck ở VN hiện giờ, có nghĩa đem họ ra khỏi VN dont mean jack. Vì họ vẫn còn tư di của thế hệ vàng, nên Đổi Mới đã biến họ thành những kẻ mắc chứng OCD, hoài nghi tất cả những cố gắng của Đảng .

    If it dont break, dont fix it. Luật sư trước khi quy mã nói lời khôn, Đặng Đình Mạnh khuyên nên Đổi Đúng thay vì Đổi Mới . Đảng nên đem lại bộ sách của Nhà giáo Phạm Toàn . Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, làm Cộng Sản chân chính vẫn hơn mạo danh Cộng Sản . Bring it back, bring it all back chính là khẩu hiệu của thời đại . Nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Hữu Liêm, lập lại nền Dân Chủ Cộng Đồng đệ nhị chính là sứ mệnh của Thời-Sử-Tính ngày hôm nay

  3. Tôi nghi ngờ bà Ngân đã học được trung học trước1975. Việc bà cho Quóc hội thông qua nghị quyết công nhận bằng chuyên tu ,tại chức,từ xa có giá trị như bằng chính quy là hạ thấp …giáo dục. Tiếp đó,không công nhận tiếng Anh là ngoại ngữ chính mà cho dạy tiếng tàu từ cấp 1 thì bà càng không phải là kẻ có học…
    – vói chính sách từ buổi đầu cướp được chính quyền Đảng cs đã đưa ra khẩu hiệu TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO đào tận gốc trốc tận rễ để BẦN CỐ NÔNG LÀM NÒNG CỐT là tội ác ngàn thu với Tổ quốc Việt nam! Mọi tệ nạn hôm nay từ đó mà ra…!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây