Khi giáo viên không hạnh phúc

Thái Hạo

4-3-2023

Tôi không nói tất cả, nhưng đó là đa số. Thu nhập thấp, áp lực mưu sinh mệt mỏi. Môi trường làm việc không dân chủ, người ta phải nịnh để sống, hoặc cắn răng để sống, có khi “khiêu vũ giữa bầy sói” để sống. Đồng nghiệp thành bè cánh, sống không thật tâm, bằng mặt chẳng bằng lòng, xã giao là chính.

Công việc áp lực nhưng nhàm chán, lặp đi lặp lại từ lớp này sang lớp khác, năm này tới năm nọ cũng chừng ấy cái gạch đầu dòng. Nó vắt kiệt hứng thú, tình yêu và sự sáng tạo.

Tha việc về nhà. Lúc tôi còn đi dạy, bố mẹ tôi ngạc nhiên và luôn sốt ruột khi đêm nào cũng thấy con mình thức tới 1 – 2 giờ sáng: soạn bài, chấm bài, vào điểm, làm báo cáo, giấy tờ sổ sách hàng núi, mà toàn thứ vô bổ. Dạy chính, dạy luyện thi, dạy bồi dưỡng; họp tổ, họp đoàn, họp hội đồng; họp thường xuyên, họp bất thường. Họp, kiểm điểm, thi đua. Mỗi người vừa là một dây đàn chùng, vừa là một quả bộc phá nổ chậm.

Người ta phờ phạc ra, mệt mỏi, chán nản. Một cơn điên có thể thình lình kéo tới bất cứ lúc nào. Không dám đụng tới kẻ đã gây ra đau khổ cho mình, họ trút vào gia đình, trút vào học trò, trút vào bất cứ ai có thể trút. Hi hữu có trường hợp xách dao rượt hiệu trưởng.

Bạo hành, mà bạo hành đến giết chết những đứa trẻ thì lại càng không có lời nào để biện minh.

Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 có truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Ông chồng cứ 3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng, đánh vợ như một con thú dữ lên cơn. Khi người nghệ sĩ nhiếp ảnh và bạn thân của anh ta là một thẩm phán muốn giải cứu cho người đàn bà bất hạnh ấy, thì thật ngạc nhiên, bà này một mực van lơn “Đừng bắt con phải bỏ nó”.

Với bà thì chồng mình là một người tốt, hiền lành. Hắn trở nên như thế cũng bởi khổ quá, đông con, có khi suốt tháng cả nhà phải ăn cây xương rồng luộc chấm muối… Cuộc sống đày đọa, gã đàn ông trút nó vào vợ con mình. Hắn là một con thú bị thương bởi dày đặc những những vết sẹo ngang dọc mà xã hội đang ngày ngày để lại trên thân thể và linh hồn.

Nguyễn Minh Châu viết Chiếc thuyền ngoài xa năm 1985, như một hồi chuông cảnh tỉnh và báo động về hiện tình xã hội và sự sa đọa tất yếu của con người do cái xã hội ấy.

Bây giờ, mỗi ngày những người giáo viên vẫn đang du dương giảng bài ấy trên bục, tố cáo xã hội, lên án nạn bạo hành, ca ngợi chủ nghĩa nhân đạo… Nhưng tôi luôn có cảm giác, họ nói như những chiếc máy được cài sẵn, vô hồn và khô khốc. Khi tha thiết rao giảng rằng cảm thông với nhân vật, họ quên mất rằng mình cũng cần được chữa lành, được yêu thương và xoa dịu. Và hơn hết, là thay đổi cái xã hội bất công khốn khổ mà chính họ đang sống. Nhưng họ quên.

Ngu dốt thường dẫn tới cái ác. Đau khổ cũng dẫn tới cái ác. Cả sự tối tăm lẫn khốn khổ cộng lại thì cái ác có mặt khắp nơi, như những bóng ma có thể vụt ra ở bất cứ đâu, từ bóng tối mênh mông…

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Cho tớ được phép phủ định sạch trơn Thái Hạo

    – Đầu tiên tiền đâu, về khái niệm “hạnh phúc”. Nếu có 1 ai đó có đủ thẩm quyền để có thể cho ra được 1 định nghĩa tạm-gọi-là “được” về “hạnh phúc”, it aint Thái Hạo . Và theo thống kê không chính thức, có vẻ mỗi trường phái triết học có 1 định nghĩa khác nhau về “hạnh phúc”, vd “hạnh phúc là đấu tranh”, “hạnh phúc là được dí … vào Lăng”, ví dụ vậy . 1 số thinkers thuộc trường phái Tân Tự Do còn muốn để cho cá nhân quyết định riêng cho mình thế nào là “hạnh phúc”, và cho chuyện mưu cầu hạnh phúc là của riêng mỗi cá nhân, nhà nước hổng nên xen vào . Họ cho rằng Nhà nước chỉ nên làm tròn nhiệm vụ của mình là quản lý xã hội, làm những việc mình phải làm . Ngoài ra hổng nên xía vô chuyện mưu cầu hạnh phúc của cá nhưn . Vì vậy, TH phàn nàn Nhà nước hổng tạo ra được “hạnh phúc” cho giới giáo viên/sư hoàn toàn đi ngược lại tư di của thế giới . But then we shouldnt be surprised. TH, cũng như trí thức XHCN, WTF you expect, rite?

    – Bây giờ ở VN thì đã 2 năm rõ 10, người ta hổng đi vào nghề dạy học với mục tiêu làm giàu . Thường họ chọn thi vào sư phạm vì những thứ như thiên chức, muốn có tiếng nhưng không có miếng … Chứ ít ai nghĩ mình có thể giàu được bằng nghề dạy học . Chu Mộng Long có mẹ bán hàng rong nuôi cả nhà, các cô giáo thường lập gia đình với người ngoài ngành, đàn ang thì thường chuột chạy cùng sào . Duy có 1 số cá nhân như Thái Hạo lại vớ bẫm nhờ trúng mánh, trúng mung gì đó . Thay vì viết bài công kích Đảng (đang cổ trở thành) Ta, tại sao Thái Hạo hổng chỉ cách nào mà mình có thể về hưu sớm nhưng vẫn phè phỡn, nhàn cư vi bất thiện kiểu này . Như vậy có tốt hơn không ?

    “tố cáo xã hội, lên án nạn bạo hành, ca ngợi chủ nghĩa nhân đạo…”

    Thêm 2 chữ “Cộng Sản” sau “chủ nghĩa nhân đạo”. Có sao đâu . Những tác phẩm của Nguyên Ngọc mà Tưởng Năng Tiến khen nức nở vẫn là niềm tự hào của mọi người tụi bay, lộn, các bác . Hổng lẽ TH muốn họ làm ngược lại, phải lên án văn hóa cách mạng, phải vinh danh văn hóa phản cách mạng ? r u nuts? Họ là giáo viên XHCN chớ có phải giáo viên phản động, giáo viên Ngụy đâu mà bắt họ phải làm trái với lương tâm & lương tri của mình ?

    “Ngu dốt thường dẫn tới cái ác”

    Cả 2 khái niệm đều chủ quan hết . Thế nào là “ngu dốt”, và ai xứng đáng được/bị kêu là “ngu dốt”? Và ngay cả tồn tại 1 nội hàm cho “ngu dốt” được 1 cộng đồng nào đó, ví dụ như các bác, chấp nhận, “ngu dốt” cũng không phải là cái tội . Nếu trách ông Trời play favoritism, then 1 trong 10 điều nghiêm cấm trong Thiên Chúa Giáo là gì ? Không ganh tị, aka Trời kêu ai nấy dạ . Bắt phong trần phải phong trần . Ở bên Mỹ này, thày cô giáo nào mà mắng học sinh “ngu dốt”, Gone in 2 seconds flat. Đây, TH đem cả ngành giáo dục nước nhà ra nhục mạ … Cơ quan chức năng hoàn toàn có lý khi không muốn tác giả tham gia những thảo luận về giáo dục . Trí thức các bác cũng muốn nếu Đảng làm tốt cũng phải khen cho công bằng . Tớ bắt chước đồng chí Tiến sĩ Phạm Chí Dũng la toáng lên “Ơn Đảng, ơn chính phủ!”.

    Kế tới, thế nào là “ác”? Nhà văn Phạm Đình Trọng đã làm 1 phép tính nhẩm 5000 người bỏ mạng ở Huế thời Mậu Thân hổng làm các bác nộ khí xung thiên bằng 1 ông đảng viên lăn kềnh ra . Và các bác hoan nghênh túi bụi . Ai có lương tri ở VN có đủ thẩm quyền để định nghĩa “ác” với nội hàm như thế nào ngoài Gs Mạc Văn Trang hay Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu ?

    Kế tới, “ngu dốt” có tạo ra “ác” không ? Đúng, ở Mỹ này những khu có tỷ lệ tội ác cao thường tỷ lệ nghịch với thu nhập thấp . Nhưng Ted Bundy có số IQ được xem là genius, look it up. Chủ nghĩa Mác-Lê, theo gs Nguyễn Đình Cống, thu hút tinh hoa của đất nước theo Đảng, rùi bi giờ thoái hóa aka chuyển qua hướng đối lập, aka Ngụy, lại được xem là có trí tuệ . You figure that xít out, & lemme know. Có nghĩa chỉ cần hơi sơ khảo về các bác là … Phái Xuyên Quyền Thế muôn năm! Toàn bộ nhận định “Ngu dốt thường dẫn tới cái ác” xụp đổ trên chính sức nặng của nó .

    See, lô dít của bài này như a ginormous heap of xít, & smell like it too.

    Tại sao Thái Hạo hổng stick to what ya know best, là tư tưởng Hồ Chí Minh ? Anh có cả giải thưởng của Tổng cục Chính trị làm bảo đảm . Mấy thứ anh (ráng) viết ra như bài này aint yo forte, nên thôi đi là hơn . Bắt chước Dương Tường, Im Lặng & làm thơ có tốt hơn không ? Văn Việt+ từ lâu đã dẹp mảng xã hội, chỉ chú trọng phát triển văn học/hóa cách mạng rùi, why dont các bác follow tút xuỵt nhẩy ?

  2. Nội dung bài, tác giả TH đã nêu đúng với hiện trạng nền giáo dục phổ thông. Nói riêng môn Văn, GV trở thành cái máy phát – truyền đạt . Còn HS là máy thu – tiếp nhận . Cứ lặp đi, lặp lại mãi đến chán chường .
    GV phải phát cho đúng với tài liệu hướng dẫn giảng dạy (TL HDGD) của các ông, bà giáo sư soạn sách. Đố anh, chị nào dám phát sai . Mất việc như chơi . Có khi còn phải làm việc với CA nữa ấy chứ . Ôi dào, thế mà bảo phải sáng tạo, sáng tạo cái nỗi gì ?!
    Nói chung là, dạy cái gì đều đã có định hướng. Kể cả cảm xúc yêu – ghét cũng định hướng rõ ràng nhé: phải ghét phong kiến, ghét đế quốc Mĩ, phải yêu XHCN . Cứ thế, cứ thế . GV phải biết hạnh phúc ở trong cái lồng .
    Hẳn là, TH có tìm hiểu cách dạy Văn trong nhà trường trước 1975 ở mN ?
    Cả hai phần, kim văn và cổ văn, bộ GD ( cụ thể là Nha Trung học ) chỉ nêu tên một số tác giả với một vài tác phẩm lơ thơ. Mọi môn học, đều có nhiều bộ sách của nhiều tác giả khác nhau. GV muốn chọn tác gia nào thì tùy thích.
    HS học cái phương pháp phân tích, bình giảng tác phẩm để mà làm được bất cứ đề nào của bộ GD cho chứ không học cách trả lời theo bài mẫu. Thế mà, chẳng thấy báo chí kêu ca là ra đề ngoài chương trình, hay bài làm HS vi phạm chính trị v.v..
    GV không cảm thây bị áp lực nào cả, ngoại trừ dạy lớp 11 và 12 thì HS của môn mình dạy cần phải đậu TT1 và TT2 càng cao càng tốt .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây