“Cầu nguyện vaccine lưu hành” là thiếu trí tuệ và xa rời triết lý phật giáo

Phạm Lê Vương Các

18-9-2021

Đạo Phật là đạo “duy tuệ thị nghiệp”- tức sự nghiệp duy nhất mà Phật và các đệ tử cần đeo đuổi trọn đời, đó là TRÍ TUỆ. Lấy việc khám phá và nhận thức đúng để ứng xử theo nhân quả khách quan chứ không ảo tưởng.

Vậy mà một người “đức cao vọng trọng” trong Giáo hội như thầy Thích Nhật Từ lại dẫn dắt các Phật tử đi vào con đường mộng tưởng, bằng nghi lễ “cầu nguyện cho Vaccine Nanocovax sớm được lưu hành”, hôm 17/9.

“Cầu nguyện” như vậy – một hình thức cầu xin thánh thần siêu hình, cho dù bằng sự thành tâm hay lễ vật đều thể hiện sự VÔ MINH. Nghi lễ này là sự mê tín- rời xa con đường chánh pháp. Sự vô minh còn thể hiện qua việc đi cầu nguyện cho một thứ hoàn toàn thuộc về chuyên môn Khoa học – Vaccine – nó không có chỗ cho tâm linh chen vào.

Đức Phật chưa bao giờ truyền dạy các đệ tử của Ngài thực hành “nghi lễ cầu nguyện”. Mà trái lại, khi các đệ tử thắc mắc về vấn đề siêu hình, cố tình thực nghiệm tâm linh, Đức Phật thường hay quở phạt và dạy rằng, điều hệ trọng nhất là phải tự tin tiến lên để được giải thoát giác ngộ, đừng phí thì giờ và tâm lực vào những vấn đề siêu hình. Ngài nhấn mạnh: “Dù thế giới nầy là hữu hạn hay vô hạn, là hữu cùng hay vô cùng, thì điều mà chúng ta phải nhận thực có ở giữa đời nầy, vẫn là những khổ đau sinh-lão-bệnh-tử”.

Vì vậy, ngày nay khi tu tập, các đệ tử của Phật hết sức cận trọng khi thực nghiệm tâm linh siêu hình như lễ cầu nguyện, cúng kiếng. Có thể cầu nguyện những điều tốt đẹp cho chúng sanh, nhưng không cầu nguyện PHI NHÂN QUẢ. Tức bệnh cầu nguyện để hết bệnh, nghèo cầu cho giàu, học dốt cầu đỗ đại học, rồi “cầu cho vaccine được lưu hành”. Như vậy là sai, rất sai với triết lý Phật giáo, vấn đề này không chỉ riêng thầy Thích Nhật Từ, mà cả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đang dẫn dắt Phật tử ngày càng lún sâu vào sự mê tín, mộng tưởng.

Đứng trước đại dịch Covid-19, sao các Sư không sử dụng phép quán vô thường trong Phật pháp để giáo hoá chúng sanh mà lại dẫn dắt đệ tử rời xa con đường trí tuệ, lạc vào cõi u mê như vậy?

Rõ ràng, đối với Phật tử, khi thực tập phép quán vô thường sẽ giúp họ không sợ hãi trước các biến cố, nhận thức đúng về biến cố, chấp nhận đường đi của nhân quả khi nó xảy ra, để giữ tâm an định khi đối diện hoàn cảnh sẽ có cách hoá giải, và ít khổ đau phiền não khi mất mác.

Kiểu “cầu nguyện” mà thầy Thích Nhật Từ đang thực hiện là hoàn toàn không có tuệ quán và vô thường quán, do đó thiếu một sự sâu sắc trong từ bi quán. Nó không là nhận thức đúng của bậc giác ngộ!

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Thấy vậy mà không phải vậy. Nanocovax chỉ cầu được thông qua thôi mà! Đâu dẽ chiếm phần của người khác

  2. Bài viết rất đúng. “Sư” và chùa kiểu này chỉ là đội lốt tôn giáo.
    Hình như chữ ‘ Vô Minh’ dùng cho họ không đúng ạ, phải nói là ‘U Minh’ mới đúng?

  3. Ta đang sống giữa thời Mạt Pháp.
    Tượng Như Lai ngồi giữa quán bar.
    Tên đồ tể hóa thân Bồ Tát.
    Giữa tòa sen Phật lẫn với Ma.
    (Như Không)

  4. Chính xác. Phật pháp thuộc về trí tuệ hay nói rõ hơn là một hệ thống triết lý thâm
    sâu nhưng không biết vì lý do gì mà đạo Phật đã biến thành mê tìn như vậy, tức là
    làm ngược lại với những bài thuyết pháp của Đức Phật lúc sinh thời Ngài ?
    Viếc làm trên không những xem thường Đức Phật mà còn cả gan biến Ngài thành
    “thủ phạm” cho những nạn nhân của thuốc chủng ngừa chưa được chứng mình là
    chắc chắn và được bảo đảm về mặt khoa học !

  5. Có lẽ thấy tay nhạc sĩ Hồng Quân đẻ ra phong trào “tiếng hát át covid” nên lão hòa thượng Nhật Từ nầy cũng muốn “trăm nhà đua tiếng” . Lẽ nào chịu thua hội nhạc sĩ nên hội Phật giáo cũng phải tổ chức cầu nguyện ì sèo cho nó ồn ào một chút, mặc dù cái ý nghĩa của nó thì trớt quớt .
    Chả ra làm sao !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây