Những bê bối tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Thanh Hóa, dưới “triều đại” Lê Văn Nam (Kỳ 2)

Nguyễn Thanh Hiền

25-6-2019

Tiếp theo Kỳ 1

Kỳ 2: Những “hạt giống” thối nát vẫn mọc thành cây lớn

Trong kỳ 2, chúng tôi viết về công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ nguồn, lãnh đạo cho ngành thể thao tỉnh Thanh Hóa. Và chúng tôi chỉ nêu hai gương mặt điển hình mà Giám đốc Lê Văn Nam đưa vào “nguồn” quy hoạch và bổ nhiệm.

Những cá nhân này tiêu biểu cho sự tha hóa biến chất, qua các đơn thư và các bài viết tố cáo trước đây. Những “hạt giống” hư hỏng, thối nát nhưng qua nhiều lần tẩy trắng, chúng đã được “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Đó là ai?

Người đầu tiên là Phạm Hồng Minh, hiện đang giữ chức Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thể thao.

Người thứ hai là Lê Đông Dương, Bí thư Chi bộ, Phó trưởng phòng Quản lý Thể dục Thể thao, thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Lê Đông Dương chính là con trai Lê Văn Nam.

Về Phạm Hồng Minh: Như quý bạn đọc đã biết, ông ta đã dính những sai phạm lùm xùm bê bối, được nêu tên trên các mặt báo, cụ thể là báo Thanh tra Chính phủ. Ngoài ra, chúng tôi đã cung cấp thêm thông tin, như vụ đưa hai con vào danh sách vận động viên ảo, không tập luyện mà vẫn được hưởng các chế độ tiền ăn của vận động viên, làm giả chứng từ đi tập huấn trong nước và nước ngoài để rút tiền nhà nước lên đến hàng tỷ đồng… Chúng tôi xin cung cấp thêm vài thông tin về tiểu sử “yên hùng” và thành tích vô đối của ông Minh trước khi được bổ nhiệm chức vụ hiện tại.

Từ nhỏ, do ông được nuông chiều nên bản thân ăn chơi hư hỏng không chú tâm học hành, luyện tập, vì vậy khi được vào nhập học tại Trường Đại học Thể thao Từ Sơn (nơi bố ông công tác), ông đã có thành tích đáng chú ý là học mãi đến … 7 năm mới ra trường. Trong khi trường đào tạo sinh viên chỉ trong 4 năm ra trường.

Ngoài “thành tích” kể trên, ông Minh còn được bạn bè gọi bằng biệt danh “Minh tỷ phú”, vì độ ăn chơi và tiêu tiền có số có má. Tiền ở đâu ra để ông ta xài ngông như vậy? Do lúc này là thời bao cấp, mẹ ông ta làm rạp chiếu bóng, hay tuồn vé ra ngoài bán kiếm chênh lệch, lấy tiền cung cấp cho cậu quý tử ăn tiêu bạt mạng.

Khi về công tác tại bộ môn Cờ vua, thuộc Sở Thể thao Thanh Hóa, Minh đã lừa để “oánh ngã ” ông Trần Quốc Hưng, Trưởng bộ môn Cờ vua, trong khi ông Hưng là một huấn luyện viên đã có công đào tạo vận động viên Nguyễn Thị Dung đạt Huy chương Vàng Thế giới môn cờ vua. Ông Minh ra đòn hèn bẩn, “đánh rớt đài” trưởng bộ môn này, để độc chiếm vị trí Trưởng bộ môn Cờ.

Thành tích trong những năm ông phụ trách môn Cờ là thủ đoạn đi xin huy chương về báo cáo thành tích cấp trên để lấy tiền thưởng Nhà nước. Lấy đó làm cơ sở để tiến thân, con đường quan lộ của ông cứ như vậy… cho đến ngày hôm nay. Những thủ đoạn và hành động gian trá, xảo quyệt của ông đã được phơi bày trên các đầu báo và cơ quan điều tra đã vào cuộc.

Tóm lại, khi ông Nam quy hoạch và bổ nhiệm ông Phạm Hồng Minh là đã cất công tìm kiếm và đào tạo một bản sao của chính mình: Thủ đoạn liều lĩnh, ma mãnh, lừa đảo, bịp bợm, gái gú bê tha… Hội tụ đủ “cơm thầy, vợ bạn, gái cơ quan”, (Minh có vài vụ à ơi, muốn xơi vợ bạn và đã xơi vợ bạn cũng có, chúng tôi sẽ cung cấp thêm) vào làm vị trí lãnh đạo Trung tâm.

Trường hợp thứ 2: Tuổi trẻ của ông Lê Đông Dương khá mầu sắc không kém cạnh người anh em Nguyễn Hồng Minh. Đầu tiên, Dương học đại học Thể dục Thể thao Hà Tây. Do ăn chơi đàn đúm, không chịu học, nên Dương bị nợ quá nhiều môn. Bê bối quá, Dương đã làm cho bố mình là ông Lê Văn Nam, lúc đó đang làm Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, đã phải vội vã chuyển trường cho Dương về học tại quê nhà là khoa giáo dục thể chất, trường Đại học Hồng Đức.

Tại đây Dương cũng nợ rất nhiều môn, do không theo kịp giáo trình và hay nghỉ học đi giao lưu với bạn bè chiến hữu. Ông Nam cũng rất vất vả “chạy ngược, chạy xuôi” với giảng viên khoa giáo dục thể chất, để Dương được tốt nghiệp.

Ngày liên hoan họp khóa, Dương cùng nhóm bạn nhậu nhẹt say xỉn chơi đồ và đã có quan hệ tình dục với một cô, sau đó chối chối bỏ trách nhiệm, nhưng bị gia đình cô gái dọa kiện, nên phải cưới hỏa tốc.

Con đường học vấn đã vậy, ngoài ra, Dương còn chẳng có tài cán gì. Nhưng bằng mọi thủ đoạn, bố Dương đã hố biến cho anh ta có bằng nọ, bằng kia… và dựng lên làm Phó Trưởng phòng Thể thao quần chúng, đồng thời là Bí thư Đoàn ngành, để chui vào Đảng ủy viên.

Do bản thân Dương không có năng lực, dẫn đến không điều hành được hoạt động Đoàn của ngành, nên Đoàn ngành đang từ loại GIỎI rớt xuống loại KHÁ. Vì vậy, Đại hội Đoàn sau đó, Dương bị tước chức Bí thư. Hiện tại Dương ngồi đó như một đống bù nhìn trong phòng quản lí Thể dục Thể thao của Sở.

Việc ươm giống (dự nguồn) và trồng cây (bổ nhiệm nhân sự) của ông Lê Văn Nam quả là lắm chiêu, mà chiêu nào cũng xảo trá, ma thuật và quỷ quyệt. Bất chấp mọi thủ đoạn, liều mạng… để đạt được mục đích: Chức, Quyền và Tiền.

Chức quyền để làm gì khi bản thân không có năng lực. Tiền nhiều để làm gì khi đó là những đồng tiền bẩn? Với ông Nam, có lẽ ông kiếm tiền nhiều để chạy án.

Kỳ tới: Những tấm huy chương gian xảo, lừa lãnh đạo tỉnh và những bản hợp đồng lao động ma.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây