22-11-2022
Đội tuyển quốc gia Iran đã không hát quốc ca trước trận gặp Anh tại Cúp Thế giới. Một hành động được cho là can đảm của các tuyển thủ nhằm ủng hộ phụ nữ Iran trong cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết, không trùm khăn Hijab tại quê nhà.
22-11-2022
Đội tuyển quốc gia Iran đã không hát quốc ca trước trận gặp Anh tại Cúp Thế giới. Một hành động được cho là can đảm của các tuyển thủ nhằm ủng hộ phụ nữ Iran trong cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết, không trùm khăn Hijab tại quê nhà.
21-11-2022
Năm nào có giải thể thao lớn, VTV lại một điệp khúc: Chúng tôi lo ngại người dân không được xem vì không đủ sức mua bản quyền.
1-11-2022
Báo chí Việt Nam hiện thời đang bàn tán về các “bảo vật quốc gia” của Việt Nam đang rao bán (đấu giá) trên sàng nước ngoài. Nếu có theo dõi các bài viết của học giả Phạm Cao Phong trên BBC hôm qua (và hôm kia) thì các “bảo vật quốc gia” được rao bán gồm có cái ấn “hoàng đế chi bảo” và cái chén vàng. Quan trọng là cái ấn, vì nó nặng trên 10 kí vàng. Cái chén thì đã bán xong, giá được đấu khoảng 680.000 euros. Cái ấn thì chưa bán được. Nghe nói là vụ đấu giá cái ấn bị dời lại cho tới tháng 11, vì sự “khiếu nại” của phía Việt Nam.
21-10-2022
Quân Nga đã bắn chết một nhạc sĩ nổi tiếng của Ukraine tại nhà riêng, sau khi ông này từ chối tham gia một buổi hòa nhạc do chính quyền tạm chiếm Nga tổ chức ở Kherson, theo thông cáo Bộ Văn hóa Ukraine ở Kyiv.
17-10-2022
Đảng cai trị bên Tàu đang đại hội để củng cố quyền cai trị. Đại hội lần thứ 20 (nhị thập), cứ tính cả trước lẫn sau bình quân nhiệm kỳ 4 năm thì nó đã tồn tại hơn 80 năm, còn trụ được bao lâu, nói theo kiểu ông cụ, “nhưng ai mà biết được nó còn sống được bao lâu nữa”. Chỉ có điều, lịch sử nhân loại từ xưa đến nay, chả có đám độc tài phát xít nào vạn tuế muôn năm được mãi.
14-9-2022
Trên Tuổi trẻ, ngày 13.9, phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM Nguyễn Thị Thanh Thúy nói về dự án xây nhà hát giao hưởng, nhạc – vũ kịch ở Thủ Thiêm (đang tạm dừng): “…Trong tương lai gần, mọi thứ sẽ được xúc tiến trở lại. Đó là nhiệm vụ đã được HĐND TP đặt ra qua nhiều nhiệm kỳ và chúng tôi vẫn đang theo đuổi”.
10-9-2022
Mấy hôm nay đọc tin tức thấy ngôi sao điện ảnh Thẩm Thuý Hằng, người từng một thời được mệnh danh là Người đẹp Bình Dương, vừa qua đời tại Sài Gòn, khiến cho tôi cảm động và bồi hồi nhớ lại vài kỷ niệm với gia đình cô.
9-9-2022
Ngoài chuyện tiền bạc, về tâm lý thôi mà nói, tôi thường đã rất ngại, không dám tính đi du lịch các nước giàu có bên trời Tây. Lý do là vì đi về chỉ thấy buồn, sao ở đó người ta sướng thế, tử tế thế mà nước mình con người hư hỏng và xã hội trì trệ đến thế.
6-9-2022
Hôm qua, sinh nhật lần thứ 90 của nhà văn Nguyên Ngọc cũng là ngày khai trường. Hôm nay, đọc tin “Không tiêu hủy 29 bức tranh của họa sĩ Bùi Chát”. Ngày mai, giỗ tổ sân khấu. Chợt nghĩ…
Trần Thị Nguyệt Mai
1-9-2022
Thời giờ thấm thoát thoi đưa
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai…
Ôi thời gian! Thế là hôm nay Thư Quán Bản Thảo (TQBT) đã ở ngất ngưởng con số 100. Con số của một đời người. Tôi thỉnh thoảng vẫn hay ngâm nga câu thơ đầu của Kiều: “Trăm năm trong cõi người ta”… để nghe lòng ngậm ngùi quá đỗi:
29-8-2022
Theo tin từ các báo, năm nay lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định thành, được tổ chức trọng thể vào các ngày 26, 27 và 28.8.2022. Lễ giỗ có sự tham dự và thắp hương tưởng niệm đức Tả quân của các vị lãnh đạo cao nhất thuộc Thành ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân, cùng nhiều viên chức cao cấp khác tại thành phố.
24-8-2022
Cách Thành phố Hồ Chí Minh giải thích, “buộc tiêu hủy 29 bức tranh của Bùi Chat có căn cứ pháp luật” là hiểu một cách máy móc Điều 4 của Nghị định 38. Những bức tranh này không phải có được “do vi phạm hành chánh” mà Bùi Chat đã sáng tác chúng trước khi triển lãm diễn ra. Đối tượng tiêu hủy thuộc điều 4 phải là những thứ như thư mời, banners, posters… được làm khi triển lãm.
23-8-2022
Định không nói vì đã quá nhiều người viết nhận xét về cái bài của anh Hải về ông sư chùa Ba Vàng rồi. Nhưng mà ngứa miệng, ngứa tay nên cũng xin gõ vài dòng cho đỡ ngứa.
19-8-2022
Một lần trong ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh, tôi đang vãn cảnh thì thấy một bà kéo áo từ phía sau, giọng gắt gỏng:
19-8-2022
1. Văn hoá là trí tuệ. Khoa học là khám phá, sáng tạo. Người thực sự có văn hoá không thể coi thường giá trị văn hoá, không thể coi thường sáng tạo nghệ thuật. Chỉ người ngu dốt, không thể tiếp nhận kiến thức văn hoá, văn hoá thực sự thấp kém mới rẻ rúng, coi thường giá trị văn hoá, mới ngạo mạn mang bạo lực quyền uy ra ứng xử với sáng tạo nghệ thuật.
18-8-2022
Có câu chuyện thế này. Một bà vợ kiện chồng bởi cưỡng ép bà ấy “quan hệ” khi bà ấy mệt, mà theo luật thì như thế là người chồng có tội hiếp dâm.
17-8-2022
Trên đời có rất nhiều thứ trở nên hấp dẫn hoặc khiến ta tò mò chỉ vì nó là thứ bị cấm đoán.
17-8-2022
Nhiều tháng qua tôi có để tâm tìm hiểu xem ai là người có trách nhiệm ở Sài Gòn về phòng chống Covid-19. Vài chục ngàn người đã chết thê lương. Chết một mình trong nhà thương, hay chết cả nhà trong căn hộ chật hẹp. Vợ, chồng chết không kịp vuốt mắt nhau. Con cái mồ côi, cả cha lẫn mẹ, không người nương tựa.
14-8-2022
Ông Trần Sỹ Thanh mới về nhận chức Chủ tịch Hà Nội.
Dư luận xã hội đã không ngừng lên tiếng về thất bại nối tiếp của nhiều đời Chủ tịch Hà Nội. Đỉnh điểm của sự thất bại đó là việc vào tù của liên tiếp hai vị Chủ tịch Hà Nội gần đây nhất.
14-8-2022
Việc anh Thái Minh đi khất thực, nhận tiền, con nhang quỳ lạy, thực ra nhiều người chửi không đúng chỗ. Hình ảnh này không có gì lạ ở các nước theo Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Lào, Campuchia. Sư đi khất thực ngoài đường và Phật tử quỳ mọp ở lề đường để trao đồ ăn. Tức là đối với Phật giáo Nam tông (nguyên thủy) thì hình ảnh này quá là bình thường, không có gì phản cảm.
13-8-2022
Vừa rồi Hội Kiến trúc sư Việt Nam mới có ý kiến về việc quy hoạch và thiết kế nhà hát này trong Công văn gửi HN. Ý kiến của Hội nghề nghiệp là rất quan trọng trong việc phản biện xã hội liên quan đến kiến trúc, quy hoạch. Hiện tại Hội Quy hoạch vẫn chưa lên tiếng. Trong công văn của Hội KTS Việt Nam, ký bởi ông chủ tịch Hội là Phan Đăng Sơn, có một số điểm đáng quan tâm như sau:
12-8-2022
Mê tín dị đoan có từ thời cổ sơ, mông muội. Dù các vĩ nhân tìm cách khai sáng nhiều lần, nhưng con người mông muội thì vẫn mông muội. Sự mông muội tàn sát con người hơn bất cứ sự tấn công nào từ bên ngoài.
Mạc Văn Trang
12-8-2022
Ông bạn Vũ Khánh của tôi kể, chiều tối qua bà xã bảo đem ít tiền, vàng ra lò đốt vàng mã của chung cư để hoá. Thế mà cũng xếp hàng khá dài. Mấy bà đem nhiều đồ lắm: Nào quần áo, mũ mão, ngựa, xe, hàng xấp đô-la… Một bà nhìn ông bạn ái ngại, bác đốt cho các cụ ít thế thì làm sao các cụ đủ chi dùng? Sao con cháu tiết kiệm quá. Ít thế thì các cụ túng thiếu, khốn khó…
10-8-2022
Bị chất vấn đề văn hóa – đạo đức xã hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thừa nhận, “văn hóa, đạo đức xã hội có mặt đang xuống cấp”. “Chúng ta cũng nhìn thấy có nhiều vấn đề cần được đầu tư, xem xét, phối hợp giữa các bộ ngành. Xây dựng văn hóa là vấn đề lâu dài. Con người vừa là chủ thể, vừa là động lực”, ông Hùng nói, cho rằng khi hình thành được môi trường gia đình, nhà trường, xã hội tốt thì sẽ có được môi trường văn hóa, hạn chế sự xuống cấp”. (hết trích)
8-8-2022
Một bạn nhắn: “Anh ơi, em thấy cái toà nhà 58 Tây Hồ trông được đấy chứ, sao thấy anh ác cảm với nó thế?”
1-8-2022
Loa phường xoá bỏ cá nhân
Thành tựu vĩ đại nhất của cách mạng tư sản dân quyền là giải phóng cá nhân. Trước cách mạng tư sản dân quyền, người dân không có cá nhân, chỉ là bầy đàn công cụ dưới sự chăn dắt và sử dụng của chủ nô, lãnh chúa. Chỉ có cá nhân của lãnh chúa, chủ nô. Đến cách mạng tư sản dân quyền bắt đầu từ nước Pháp năm 1789, rồi lan ra nhiều nước châu Âu, kết thúc chế độ phong kiến, mở ra chế độ tư bản ở châu Âu, con người mới được nhìn nhận là những cá thể tách ra khỏi bầy đàn. Cá nhân có mặt trong cuộc đời là bước tiến vĩ đại của lịch sử loài người. Cá nhân có mặt trong cuộc đời cũng vĩ đại như ngọn lửa trong cuộc sống loài người.