Biển Đông: “Hoạt động dầu khí thuộc chủ quyền VN”

Bill Hayton: “Điều mà tôi nghe được nhưng tôi không có cách nào biết được có đúng hay không là khi Bộ Chính trị bàn luận về sự việc, thì 17/19 (?) ủy viên đã muốn tiếp tục tiến hành khoan dầu, nhưng hai (ủy viên) thì không. Và hai người đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Tôi không có cách nào biết được việc đó là chân thực hay không, vì có các viết lách khác nhau từ mọi người. Nhưng tôi nghĩ người ta đã nhắc đến rằng những người thực sự quyết định việc này là Tổng Bí thư và Bộ trưởng Quốc phòng“.

BBC

28-7-2017

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol – hình chụp không phải ở Biển Đông và chỉ có tính minh họa. Nguồn: Bloomberg

Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng trong lúc trả lời báo chí chiều 28/07/2017 giờ Hà Nội đã khẳng định rằng hoạt động dầu khí gần đây diễn ra tại khu vực ‘hoàn toàn thuộc chủ quyền’ Việt Nam ở Biển Đông.

Tuy không nói rõ vị trí của các điểm mà truyền thông nước ngoài cho là có hoạt động khai thác khí và khoan tìm dầu của Talisman – Vietnam thuộc công ty Tây Ban Nha Repsol, bà Lê Thu Hằng được trích lời nói:

Đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy như thế nào?

Carnegie-Tsinghua Center for Global Policy

Tác giả: Yan Xuetong

Dịch giả: Hoàng Việt

08-06-2017

Ảnh: Getty

Trường phái tư tưởng được biết đến là chủ nghĩa hiện thực đạo đức giải quyết câu hỏi làm thế nào một cường quốc đang trỗi dậy có thể tham gia cạnh tranh hiệu quả với nước thống trị trong một hệ thống quốc tế. Nó cũng tập trung vào việc cường quốc đang trỗi dậy này có thể một ngày nào đó vượt qua nước thống trị như thế nào.

“Đồng minh Việt Nam nên sớm cắt đứt quan hệ với Ấn Độ”

LTS: Bài báo này đưa những thông tin quan trọng nhưng không thấy nó xuất hiện trên những tờ báo “lề phải” lớn như Tuổi Trẻ, Thanh niên, VnExpress…, chỉ thấy báo Pháp Luật đăng bài này. Cứ tưởng đây là báo của “thế lực thù địch”, tung tin thất thiệt, nhưng thấy tờ báo có ghi, “cơ quan chủ quản: Sở Tư Pháp Thành phố Hà Nội“. Tiếng Dân xin được giới thiệu bài này để quý độc giả có thêm thông tin.

____

Pháp Luật

Huy Nam

25-7-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016. Ảnh: báo PL

Trong khi căng thẳng biên giới giữa Trung- Ấn kéo dài từ tháng 6 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, báo chí Trung Quốc như thường lệ, liên tục xuất hiện các luận điệu đe dọa dùng vũ lực với Ấn Độ. Đồng thời có những lời lẽ kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, ngày 24/7 xuất hiện bài viết: “Đồng minh Việt Nam nên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ấn Độ trước khi Trung Quốc tiến hành chiến tranh”.

Biểu tình lớn bất thường ở Bắc Kinh trước Đại hội 19

Trí thức Việt Nam

Hồng Ngọc

26-7-2017

Gần đây, tại Bắc Kinh đã diễn ra một cuộc biểu tình quy mô lớn nhất trong nhiều năm qua. Hàng chục ngàn “nhà đầu tư” lo lắng tiền vốn của mình không lấy lại được, đã đổ về Bắc Kinh tiến hành kháng nghị trước trụ sở các cơ quan nòng cốt của chính quyền ngay trước Đại hội 19.

Ngày 24/7/2017, hàng chục ngàn người người đã đổ về biểu tình tại khu vực Trung tâm Triển lãm Quốc tế Đại Hồng Môn ở Bắc Kinh. Ảnh internet

Thiện Tâm Hối là một chương trình đầu tư với tiêu chí “giàu nghèo cộng sinh”, đã kêu gọi được hơn 6 triệu hội viên tham gia trên toàn quốc. Thiện Tâm Hối bị Bộ Công an Trung Quốc gán cho là tổ chức đa cấp theo mô hình kim tự tháp (Pyramid scheme) bất hợp pháp. Họ cho rằng đây là một vụ lừa đảo nguy hiểm, lợi dụng sự cả tin và hào phóng của những người yêu thích ý tưởng vừa kiếm tiền vừa giúp đỡ người khác.

Tân Hoa xã ngày 21/7 đã đăng bài viết nói rằng đại diện Công ty TNHH Thiện Tâm Hối là ông Trương Thiên Minh bị nghi ngờ có liên quan đến hoạt động phạm tội cùng lãnh đạo một số tổ chức khác, những người bị tình nghi đã bị tiến hành các biện pháp cưỡng chế hình sự. Bộ Công an đã kết luận Thiện Tâm Hối là phi pháp và bắt giữ ông Trương Thiên Minh, đại diện hợp pháp của công ty, đồng thời đóng băng tài khoản ngân quỹ của Thiện Tâm Hối. Lo lắng về việc ông Trương bị bắt giữ cũng như cảm thấy vô vọng trước việc thu hồi lại vốn, từ ngày 21/7, hàng loạt thành viên của Thiện Tâm Hối đã bắt đầu đến Bắc Kinh để biểu tình. Đến ngày 24/7, ước đoán có hơn 60.000 người tham gia biểu tình trước Trung tâm Triển lãm Quốc tế Đại Hồng Môn Bắc Kinh, Viện Kiểm sát tối cao và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương yêu cầu trả tự do cho ông Trương.

Rất nhiều người tham gia biểu tình đã vẫy cờ Trung Quốc, một số thì cầm các tấm băng rôn thỉnh cầu chủ tịch Tập Cận Bình lật lại lệnh xử phạt chương trình đầu tư của họ, đồng thời trả tự do cho ông Trương Thiên Minh.

Theo lời của hội viên Thiện Tâm Hối có mặt tại hiện trường, có khoảng 60.000 người đã tham gia biểu tình, yêu cầu cảnh sát ở Vĩnh Châu, Hồ Nam trả tự do cho những thành viên cốt cán của Thiện Tâm Hối. Một phụ nữ 31 tuổi sống tại Hà Bắc đến Bắc Kinh biểu tình đã phát biểu:“Họ gọi chúng tôi là mô hình đa cấp, nhưng thực tế hoàn toàn không phải. Chúng tôi hôm nay đến đây biểu tình một là để cứu bản thân mình và chương trình này, thứ nữa là yêu cầu trả tự do cho ông Trương. Ông ấy là một người tốt.”

Bà Lý, một nhà đầu tư đã giải thích cho mục đích thành lập Thiện Tâm Hối: “Nhiều người không hiểu chúng tôi và gọi chúng tôi là đa cấp, nhưng những gì chúng tôi bán chính là ‘sự từ bi’. Khi lần đầu tiên tham gia chương trình, mục đích chính của bạn có thể là để kiếm tiền, nhưng sau khi tìm hiểu thêm về Thiện Tâm Hối, trọng tâm chính của bạn có thể sẽ trở thành mong muốn giúp đỡ người khác. Tôi đã giúp cho 17 thành viên trong nhóm bằng chính số tiền tôi kiếm được từ chương trình này.”

Ông Triệu, một thành viên khác tham gia biểu tình cũng cho hay:“Chúng tôi đến Đại Hồng Môn hôm nay là muốn gây áp lực cho chính phủ, để họ thả lãnh đạo của Thiện Tâm Hối và để công ty này được vận hành bình thường.”

Sau một vài giờ biểu tình vào ngày 24/7, cảnh sát đã điều hàng loạt xe buýt đến và đưa những người biểu tình đi, giải tán đám đông.

Trong bối cảnh hiện nay ở Trung Quốc, sự kiện này quả thực đã gây chấn động Trung Nam Hải. Tờ New York Times cùng ngày cũng đưa tin và nhấn mạnh: “Quy mô và thời điểm phát sinh cuộc biểu tình này hết sức bất thường”. Cuộc biểu tình diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Đại Hồng Môn Bắc Kinh, chỉ cách Quảng trường Thiên An Môn vài dặm, nơi mà trong vòng vài tháng tới, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng sẽ tổ chức Đại hội 19. Cuộc biểu tình dường như cố ý khiến chính quyền rơi vào thế khó.

Hàng vạn người đã đến biểu tình ở Trung tâm Triển lãm Quốc tế Đại Hồng Môn ở Bắc Kinh ngày 24/7:

Người biểu tình rất đông. Ảnh: internet
Hàng vạn người đã biểu tình ở Bắc Kinh ngày 24/7. Ảnh: internet

“Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông”

Trương Nhân Tuấn

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tuần trước tôi có viết status ngắn, nói rằng CSVN đã thất bại trong sách lược “quốc tế hóa Biển Đông”, nhân việc nhà báo Greg Rushford đăng trên trang web của ông một bài tường trình có nội dung đưa ra ánh sáng các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” dư luận quốc tế, nhứt là ở Mỹ. Mục đích để tạo dư luận “tốt” cho sự hiện diện hải quân Mỹ trong khu vực, trước sự hung hăng của TQ.

Từ lâu tôi đã cảnh báo rằng việc “quốc tế hóa” theo “cái cách của CSVN” sẽ chỉ đem lại thất bại.

Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

BBC

24-7-2017

Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp. Ảnh: AFP

Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Trump chấp thuận kế hoạch cho Hải quân Mỹ kềm chế Bắc Kinh ở biển Đông

LTS: Trong bản tin hôm qua, Tiếng Dân có điểm bài viết của tờ báo cực hữu Breitbart News về kế hoạch của TT Trump thách thức các tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông.

Như đã nói hôm qua, tờ báo này từng nằm dưới sự điều hành của Steve Bannon, cánh tay phải của Trump. Họ có thể có những thông tin độc quyền, nhưng có những chi tiết trong bài cần kiểm chứng lại mà bài dịch dưới đây, dịch giả Song Phan đã đưa ra chú thích cuối bài để giải thích rõ hơn.

____

Business Insider

Tác giả: Alex Lockie

Dịch giả: Song Phan

23-7-2017

USS Tàu USS Lassen (DDG 82) tuần tra ở phía Đông Thái Bình Dương. Nguồn: Huey D. Younger Jr./ Hải quân Mỹ

Tổng thống Donald Trump đã phê duyệt một kế hoạch để kềm chế Bắc Kinh trong việc tiếp tục quân sự hoá và các hành động của họ ở biển Đông, Kristina Wong từ Breitbart News, cho biết.

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã có tham vọng xây đảo trên các rạn đá và san hô ở biển Đông và quân sự hóa chúng bằng tiền đồn radar, đường băng quân sự và các hầm trú ẩn để phòng thủ tên lửa.

Các nhà phân tích quân sự tin rằng, Trung Quốc hy vọng sẽ mở rộng vùng nhận diện phòng không của họ vào phía Tây Thái Bình Dương và xây dựng một lực lượng hải quân biển xanh để cạnh tranh với Mỹ, nhưng sáu quốc gia khác cũng đưa ra yêu sách các phần của khu vực này.

Logic đằng sau cách Trung Quốc đối xử với ông Lưu Hiểu Ba

Financial Times

Tác giả: Jamil Anderlini

Dịch giả: Song Phan

18-7-2017

Lưu Hiểu Ba. Ảnh: Alex Hofford/ EPA

Đối với chế độ, biến ông thành một thánh tử đạo an toàn hơn là để cho những ý tưởng của ông lan rộng ra

Lưu Hiểu Ba, nhà trí thức Trung Quốc vĩ đại và là người đoạt giải Nobel qua đời vào tuần trước trong lúc đang chịu hình phạt 11 năm tù vì đã không đồng ý một cách hòa bình với chính quyền độc đảng ở nước ông.

Cải biến chính quyền thông qua cải biến xã hội

Trẻ Online

Phạm Thị Hoài

20-7-2017

Lưu Hiểu Ba. Ảnh: internet

Bài viết sau đây được nhiều lần nhắc đến trong bản án ngày 25.12.2010 của Nhân dân Pháp viện số 1 tại Bắc Kinh đối với nhà văn và nhà hoạt động chính trị Lưu Hiểu Ba, như một chứng cứ về tội “xúi giục lật đổ chính quyền”. Trong lời tự bào chữa trước đó, ông Lưu Hiểu Ba cũng dẫn ra chính bài viết này để bác bỏ lập luận trên, song tranh tụng trong một vụ án chính trị ở một quốc gia độc tài dĩ nhiên là vô nghĩa. Ông không còn sống nữa để thấy thành tựu của con đường cải cách hòa bình mà mình theo đuổi. Tất cả những điều ông nói về Trung Quốc dường như đều trùng khít với Việt Nam. Tôi cũng muốn tin rằng đó là con đường khả dĩ hơn cả với quê hương tôi, dù các chế độ độc tài châu Á những thập niên qua chỉ đổi màu mà trước sau không thay đổi bản chất và thậm chí đang quyến rũ thế giới.

Khói ở biên giới Trung-Ấn, nhưng lửa có thể ở Biển Đông?

Bùi Quang Vơm

21-7-2017

Binh sĩ Ấn – Trung tại đường ranh giới kiểm soát trên thực tế. Nguồn: internet

Mâu thuẫn bùng nổ tại biên giới Trung Ấn từ hơn một tháng nay. Căng thẳng bắt đầu nổ ra khi một trung đội Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hôm 8/6 lợi dụng đêm tối lặng lẽ tiến vào cao nguyên Doklam nằm giữa biên giới Trung Quốc và Bhutan, phá bỏ những lô cốt mà quân đội hoàng gia Bhutan đã xây dựng cách đây nhiều năm để phục vụ cho kiểm soát biên giới.

Đến ngày 16/6, một đơn vị công binh Trung Quốc với xe ủi, xe lu và máy xúc tiến vào Doklam nhằm xây dựng một con đường chạy xuyên qua cao nguyên, nhưng vấp phải sự phản đối của quân đội Bhutan. Cho rằng Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận không thay đổi nguyên trạng được hai nước ký năm 1998, lính Bhutan đã tranh cãi, thậm chí xô xát với lính Trung Quốc. Tuy nhiên, lính Trung Quốc không chịu rút đi, buộc Bhutan phải nhờ Ấn Độ giúp đỡ. Hai ngày sau, khoảng 300-400 lính Ấn Độ tiến vào Doklam, ngăn chặn đơn vị công binh Trung Quốc, khởi đầu cho cuộc khủng hoảng đang kéo dài tới tuần thứ tư.

Hành trình vạn dặm của ASEAN đi tới Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông

Maritime Issues

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

18-7-2017

Asean và Trung Quốc. Ảnh: Marintime Issues

Nếu quá khứ là khúc dạo đầu, thì việc Trung Quốc xem thường phán quyết và tiếp tục quân sự hóa các thể địa lí đang chiếm đóng ở biển Đông có nghĩa là hành trình vạn dặm của ASEAN đi tới Bộ Quy tắc ứng xử sẽ vẫn còn là một hành trình kéo dài.

Giới thiệu

Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, các nước thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dấn bước vào “Hành trình vạn dặm” để có được một Bộ Quy tắc Ứng xử ràng buộc về pháp lý ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Tiến độ chậm một cách nhức nhối nhưng đà tiến tới đã tăng lên trong 18 tháng qua. Tháng 5 năm 2017, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN đạt được thoả thuận về một dự thảo khung cho COC tại cuộc họp các quan chức cấp cao lần thứ 14 của họ về việc thực hiện Tuyên bố Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (DOC), tổ chức tại Quý Dương, tỉnh Quý Châu. Giai đoạn tiếp theo là mở ra các cuộc tham vấn chính thức về văn bản này và các mốc thời gian để hoàn thành COC.

Về Đồng Tâm: nghe, nhìn, ngẫm… buồn, vui…

Nguyễn Nguyên Bình

20-7-2017

Đến địa phận xã Đồng Tâm, hỏi thăm đường về làng Hoành, may gặp một chị người làng, chị tận tình chỉ đường, nhưng lại dặn chúng tôi đừng hỏi thăm nhiều nữa, cứ đi như thế là đến nơi. Chị còn nhỏ giọng: “Hôm qua công bố kết quả thanh tra, ‘họ’ chặn đường ghê lắm, trong cuộc họp, chỉ họ nói là chính, dân nói mấy câu là họ cắt luôn không cho nói”. Trời, chưa đi đến nơi mà đã nghe “mùi thuốc súng” rồi, lạ thế!

Biển Đông sau bảy năm

East Asia Forum

Tác giả: Michael McDevitt, CNA

Dịch giả: Song Phan

19-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tháng này, 7 năm trước, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton đã thực hiện một sự can thiệp vào biển Đông công khai và gây ngạc nhiên cho Trung Quốc. Hành động này ngầm cho thấy, Washington theo cách có lẽ không lường trước được ở Washington và trong khu vực vào lúc đó.

Trong khi mục tiêu của tuyên bố của bà Clinton là để chỉ ra rằng, hòa bình và ổn định ở biển Đông là lợi ích của Hoa Kỳ, khi nhìn lại, qua việc chọn cách can dự thật công khai — luôn kêu gọi Trung Quốc hành xử theo luật lệ; ngừng xây dựng và quân sự hoá các đảo; và tuân theo các phán quyết của Tòa Trọng tài — Washington tự tìm cách định hình hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn không dùng đòn bẫy thực tiễn nào (thiếu việc sử dụng vũ lực hoặc áp dụng các hình phạt về thương mại hoặc kinh tế – những hành động mà Washington không muốn có).

20 câu hỏi của GS Carl Thayer dự định đưa ra tại hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 của CSIS

LTS: Như đã đề cập trong bản tin ngày 15-7-2017, về chuyện GS Carl Thayer, một diễn giả có uy tín, thường xuyên có mặt tại hội nghị Biển Đông do CSIS tổ chức hàng năm ở Washington, rằng ông không được mời tham dự Hội thảo Biển Đông do CSIS tổ chức hôm nay. Lý do theo ông, có lẽ là do ông chỉ trích chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền, nên CSIS, nơi nhận tài trợ của Bộ Ngoại giao VN đã ngăn không cho ông tham dự.

Dưới đây là 20 câu hỏi của GS Carl Thayer, dự định nêu ra tại hội nghị Biển Đông hôm nay ở Washington, do dịch giả Song Phan dịch, giới thiệu với độc giả Tiếng Dân.

____

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

18-7-2017

GS Carl Thayer. Ảnh: internet

Do tôi sẽ không tham dự hội nghị, nếu dự, tôi nghĩ tôi sẽ hỏi 20 câu hỏi này tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 của CSIS-DAV về biển Đông:

Câu hỏi 1: Sự phát triển kinh tế của Philippines phụ thuộc vào việc bảo đảm nguồn tài nguyên năng lượng hóa thạch từ bãi Recto tới mức độ nào? Sự phát triển kinh tế Philippines có đang bị những lời đường mật của TQ sẽ không khoan và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines giữ làm con tin hay không?

Đồng Nai: Chủ người trung Quốc đánh công nhân và mỗi năm vài công nhân chết “bí ẩn”

FB Lao Động Việt

18-7-2017

Khu vục xưởng sơn nơi người Trung Quốc đánh công nhân. Ảnh VTC

Sáng chủ nhật ngày 16/7/2017, tại xưởng sơn phun sơn 3- Công ty Shing Mark ViNa tại Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), đã xảy ra vụ việc một chủ quản người Trung Quốc đánh 2 công nhân người Việt Nam, khiến hàng trăm công nhân bức xúc, đình công.

Bằng chứng vi phạm luật lệ của Trung Quốc trên Biển Đông

The Diplomat

Tác giả: Ankit Panda

Dịch giả: Song Phan

17-7-2017

Ảnh: Tòa Trọng tài Thường trực.

Sau một năm, phán quyết biển Đông vẫn được coi là bằng chứng cho hành vi vi phạm luật lệ của Trung Quốc

Hành vi của Bắc Kinh vẫn tiếp tục coi thường phán quyết ngày 12 tháng 7, nhưng nó vẫn sẽ là một sự kiện lịch sử.

Khoảng một năm trước, một ban trọng tài gồm 5 thẩm phán tại Toà Trọng tài Thường trực The Hague thông báo quyết định của họ trong một vụ kiện do Philippines khởi xướng vào năm 2013 đối với Trung Quốc về các yêu sách tranh chấp của họ ở biển Đông.

Di sản yêu thương của Lưu Hiểu Ba

“Ai rồi cũng chết. Vậy thì cái còn lại chính là di sản cho đời. Di sản của Lưu Hiểu Ba thật vĩ đại đối với đất nước Trung Quốc. Vậy chúng ta sẽ để lại di sản gì cho đất nước Việt Nam này, cho con cháu đời sau? Có phải đó là bản hiến pháp chuẩn mực để làm nền tảng quốc gia cho muôn đời sau hay không?”

Trung Nguyễn

15-7-2017

Ông Lưu Hiểu Ba và vợ Lưu Hà tại một địa điểm không được tiết lộ. Ảnh của Ye Du đăng trên twitter. Nguồn: EPA

Tôi chỉ dành sự lưu tâm đặc biệt tới Lưu Hiểu Ba vào những ngày gần đây, khi cái chết vì bệnh ung thư gan của ông thu hút sự chú ý của toàn thế giới, trừ đa số người dân Trung Quốc vẫn đang bị bức tường lửa bưng bít thông tin. Tôi đã đọc ngấu nghiến các tác phẩm của Lưu Hiểu Ba và thật sự rất xúc động trước một nhân cách, một tài năng phi thường nhưng tràn đầy tình cảm con người.

Sự kiện Lưu Hiểu Ba cũng khiến tôi nhớ lại trường hợp của cố Giáo sư Hoàng Minh Chính. Tháng 8 năm 2005, GS Hoàng Minh Chính và vợ được nhà cầm quyền cho qua Mỹ chữa bệnh vì họ tin rằng GS Chính đã quá yếu và sẽ mất ngay khi tới Mỹ. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là sức khỏe của GS Chính đã phục hồi. Thậm chí ông còn gặp gỡ các dân biểu Mỹ, phát biểu tại đại học Harvard, thành lập Phong trào Dân chủ Việt Nam, và phục hoạt đảng Dân Chủ Việt Nam.

Thế giới vinh danh Lưu Hiểu Ba

Vũ Ngọc Yên

15-7-2017

Ảnh ông Lưu Hiểu Ba. Nguồn: ABC.

Nhà phê bình chế độ Trung Cộng nổi tiếng Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người đoạt giải Nobel Hòa bình, đã chết vì ung thư gan trong bệnh viện thành phố Thẩm dương (Shenyang) vào ngày 13.07.2017, thọ 61 tuổi. Cái chết của ông là hậu quả của nhiều năm bị đầy đọa trong lao tù cộng sản. Năm 2009 ông bị kết án 11 năm tù vì tội “kích động lật đổ chính quyền”. Khoảng hai tuần trước ngày lâm chung, ông được chuyển từ nhà giam đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Các quốc gia Đức, Pháp, Mỹ kêu gọi Bắc kinh hãy cho phép ông ra nước ngoài điều trị, nhưng nhà cầm quyền cộng sản đã khước từ.

Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguyễn Huy Hoàng

15-7-2017

Liu Xiaobo in mid-2000s | Photo by Liu Xia

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên phê đấu thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba đi xa nhưng tinh thần còn mãi

Paulus Lê Sơn

14-7-2017

Các nhà hoạt động Hồng Kông tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba, trước Văn Phòng Liên Lạc của Trung Quốc ngày 13/07/2017. Nguồn: internet

Hôm thứ Năm ngày 13 tháng 7, nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã qua đời. Ông trở về với cát bụi sau 61 năm sống trong một xã hội do chế độ cộng sản Trung Quốc cai trị. Ông sinh ra và chết đi trong chế độ độc tài, phi dân chủ và không có tự do nhưng chính cuộc đời ông lại là một nhân chứng sống động và hùng hồn nhất về tinh thần, tư tưởng của tự do, hòa bình, bác ái.

Nhìn lại cuộc đời ông Lưu Hiểu Ba, người ta có thể vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc, trong đó những gam màu của tù đày như phủ đầy bức tranh nhưng nó chỉ là phần cộng hưởng để bật lên cái tinh thần cốt cách tâm phúc một con người bền bỉ trong lý tưởng của tự do, dân chủ.

Cho những người không quen

Tuấn Khanh

14-7-2017

Hình ảnh ông Lưu Hiểu Ba trưng bày tại lễ phát giải Nobel Hòa Bình năm 2010. Ảnh: internet

Tháng 12 năm 2012, tôi nhận được một email rất lạ. Người gửi cũng từ một người không quen, ở mãi tận Nam Phi. Lá thư điện tử đó từ Tổng giám mục Desmond Tutu. Ông là nhà lãnh đạo tôn giáo lừng danh chống lại chủ nghĩa kỳ thị và đấu tranh cho giá trị con người, đã từng nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1984, giải Gandhi Hòa Bình năm 2007, và nhiều giải thưởng cao quý khác.

Góc nhìn khác về Trung Quốc

FB Nguyễn Lân Thắng

13-7-2017

Một nhà hoạt động kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba. Ảnh: internet

Như các bạn đã biết, ông Lưu Hiểu Ba, người từng được giải Nobel Hoà Bình lúc trong tù vừa mới qua đời bên Trung Quốc. Có một nghịch lý là tỷ lệ dân Trung Quốc biết đến, chứ chưa nói là tiếc thương Lưu Hiểu Ba rất ít so với dân Việt Nam.

Sự khác biệt này là do Trung Quốc cấm Google, Facebook… và tự làm ra các sản phẩm tương tự rất tốt để đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như kiểm soát chặt chẽ các nội dung mà chế độ không mong muốn.

Lưu Hiểu Ba, người được giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời

BBC

13-7-2017

Ông bị chính phủ Trung Quốc coi là tội phạm nhưng lại được phong trào dân chủ coi là anh hùng. Ảnh: Reuters.

Ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc duy nhất từ trước tới nay được trao giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời ở tuổi 61.

Ông gần đây được đưa từ nhà tới bệnh viện để điều trị bệnh ung thư.

Ông Lưu bị kết án 11 năm tù vì viết và phát tán trên mạng thư kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng tại Trung Quốc.

Chính phủ các nước phương Tây và các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kêu gọi Bắc Kinh để ông được ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng Trung Quốc khước từ.

Những trận đánh ở Vị Xuyên, Hà Giang, liên quan gì tới các nhóm trong Bộ Quốc phòng Hà Nội 1980-1990 (bài 1)

Phạm Viết Đào

12-7-2017

Trận Vị Xuyên 1984-1986. Nguồn: PVĐ/ internet

Chiến trường Quân khu 2, gồm 6 tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước luôn đóng một vai trò trọng yếu.

Trong các cuộc xâm lăng lớn từ phương bắc, quân Trung Quốc cất quân sang đánh Việt Nam chủ yếu 2 hướng: Đường bộ vào cửa ải Nam quan Lạng Sơn, đường thủy hướng Vân Đồn-Quảng Ninh-Hải Phòng; Chỉ một lần lịch sử chép lại đó triều nhà Minh cử tướng Mộng Thạnh từ Vân Nam vào mạnh Lào Cai để vào giải cứu cho Vương Thông bị nguy khốn ở Đông Đô. Đội quân này đã nhanh chóng rút về nước sau khi nhận được tin Liễu Thăng bị chém đầu ở ải Nam quan.

Trong khi đó thì lần xuất quân đầu tiên của đại quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Thái úy Lý Thường Kiệt đánh sang đất Trung Quốc, để bóp chết âm mưu xâm lược lại được xuất hành từ Lũng Cú, Hà Giang.

Bài báo đã bị gỡ: Đường sắt đô thị Hà Nội “thiếu bóng dáng doanh nghiệp Trung Quốc là điều đáng tiếc!”

LTS: Bài này đăng trên báo Tiền PhongInfonet nhưng chẳng bao lâu thì bị gỡ bỏ. Xin được đăng lại tại đây để phục vụ những độc giả chưa kịp đọc.

7-7-2017

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc thiếu vắng bóng dáng các DN Trung Quốc trong danh sách các DN muốn làm đường sắt đô thị là “một điều đáng tiếc” vì tiềm năng của Trung Quốc về tài chính cũng như kỹ thuật đang đứng nhất nhì thế giới.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội. Ảnh: infonet

Nếu Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri Tôn…

Trương Nhân Tuấn

7-7-2017

Đảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa. Ảnh: VCG/Getty Images

Đôi điều về lịch sử, pháp lý và hệ quả kinh tế chiến lược nếu VN từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri tôn, nhân đọc bài báo “Đảo Tri tôn và năm điều cần biết” trên BBC Việt ngữ.

Sự việc tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thể hiện chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP, ngày 2 tháng bảy vừa qua, phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế. Theo đó “quyền qua lại không gây hại của tàu bè trong vùng lãnh hải” được nhìn nhận.

Trung Quốc xây dựng chỗ chứa tên lửa mới trên các đảo ở biển Đông

Financial Times

Tác giả: Demetri Sevastopulo từ Washington và Charles Clover từ Bắc Kinh

Dịch giả: Song Phan

29-6-2017

Các cơ sở quân sự Trung Quốc đang xây dựng trên đá Vành Khăn và Chữ Thập. Ảnh: CSIS/ AMTI

Trump không thể thay đổi tiến trình của Bắc Kinh dù có quan hệ thân thiện với Tập

Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự mới trên các đảo đang tranh chấp ở biển Đông, cho thấy mối quan hệ thân thiện mà Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhen nhóm tại hội nghị thượng đỉnh tháng 4, đã không thuyết phục Trung Quốc thay đổi tiến trình của họ trên biển.

Những điểm yếu của quân đội Việt Nam

Diplomat

Tác giả: Shang-su Wu

Dịch giả: Song Phan

27-6-2017

Xe tăng chủ lực kiểu 59, được sử dụng thời chiến tranh Việt Nam (cuộc chiến với Mỹ). Ảnh: Wikimedia Commons/ Bukvoed

Mặc dù có những khoản đầu tư quốc phòng đáng kể nhưng một số bộ phận bị xao lãng của Quân đội Việt Nam lại dễ bị Trung Quốc tấn công.

Trong hai thập kỷ qua, Hà Nội đã tập trung nguồn lực hạn chế của mình để tăng cường một số khả năng không quân và hải quân, nhưng những thứ khác trong thiết bị quân sự của Việt Nam đang đi tới chỗ lỗi thời do thiếu đổi mới. Mặc dù không có một định nghĩa phổ quát, tính lỗi thời quân sự có thể được xem xét từ hai cách nhìn: tuyệt đối và tương đối. Cách nhìn đầu liên hệ tới sự sẵn sàng hoạt động, và cách sau là việc so sánh các khả năng giữa một nước và kẻ địch tiềm năng của nó. Trong trường hợp của Việt Nam, cách nhìn tương đối quan trọng hơn do việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự toàn diện. Trong khi các máy bay chiến đấu, tàu ngầm, và tàu khu trục mới của Hà Nội không kém hơn các loại tương ứng của Trung Quốc thì các khả năng khác của Việt Nam sẽ là những điểm yếu cho Bắc Kinh khai thác. Tàu quét mìn, xe thiết giáp và pháo binh là ba ví dụ chính.

Căng thẳng trồi lên bề mặt trong tranh cãi Trung – Việt

AMTI

Tác giả: Murray HiebertGregory Poling

Dịch giả: Song Phan

28-6-2017

Theo kế hoạch, Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm chính thức Hà Nội kéo dài hai ngày 18-19 tháng 6 trước khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, cho một loạt các cuộc tuần tra quân sự chung dọc theo biên giới đất liền Việt – Trung từ ngày 20 đến 22. Nhưng một cái gì đó rất trầm trọng xảy ra vì tướng Long bất ngờ rời Hà Nội vào ngày 18 sau cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Quốc phòng [Ngô Xuân] Lịch.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố hủy bỏ giao lưu biên giới hai ngày sau đó, đổ lỗi cho “lý do liên quan đến bố trí công việc”. Câu chuyện thật dường như là căng thẳng âm ỉ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, nước này đã hoài nghi hơn Manila rất nhiều về màn tấn công quyến rũ gần đây của Bắc Kinh, nổ ra do bất đồng về khai thác dầu và khí đốt.

Bắt giam, đánh người biểu tình phản đối giàn khoan

VOA

27-6-2017

Biểu tình ngày 25/6/2017 tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: FB Nguyen Thanh Hung

Một cuộc biểu tình diễn ra tại T.P. Hồ Chí Minh vào sáng ngày 25/6, để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới gần cửa vịnh Bắc Bộ.

Một người tham gia biểu tình, đề nghị không nêu tên, nói với VOA-Việt ngữ rằng có khoảng 30 người tham gia cuộc biểu tình vào lúc 8g sáng ngày 25/6 tại quận Bình Thạnh.