Lãnh đạo CSVN cần thay đổi cách tiếp cận thế giới, các nhà hoạt động Việt Nam cũng vậy

BTV Tiếng Dân

27-11-2020

Ảnh: internet

Quan hệ Việt – Mỹ – Trung gây chú ý dư luận nhiều hơn trong những ngày qua, bắt đầu bằng sự kiện trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam dẫn lời ông David R.Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng, “Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay có quan điểm thù địch với các nước láng giềng, Hoa Kỳ cũng như phần lớn các nước còn lại. Mục đích của ĐCS Trung Quốc không phải vì sự ổn định hoặc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia tôn trọng luật pháp“.

Mỹ gửi tuần duyên hạm vào Biển Đông khiêu khích Trung Quốc

Vũ Ngọc Yên

6-9-2017

Mỹ khiêu khích Trung Quốc hay quyết tâm thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông? Từ nhiều năm qua, Trung Quốc tự cho quyền sở hữu các đảo và ghềnh đá ở Biển Đông, nơi một số quốc gia trong vùng cũng xem là lãnh hải của mình. Trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, chính quyền Mỹ đối đáp bằng cách ứng gửi tàu tuần tra và việc này có nguy cơ gây ra tranh chấp giữa hai nước.

Trong thập niên qua, Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng qua các vụ bồi đắp đảo nhân tạo cũng như xây dựng các căn cư quân sự ỡ Biển Đông. Các hành động này đã làm cho các quốc gia trong vùng bất bình phản đối. Mỹ cho biết, Trung Quốc đã mở thêm biên cương ngoài biển hơn 1300 mẫu qua việc chiếm cứ đảo, bãi san hô và các ghềnh đá trong vùng giao lưu thương mại. Không chỉ vì lý do kinh tế mà Trung Quốc kiên trì chíến lược giành chủ quyền trên Biển Đông.

Cấp cao Mỹ – Trung có ảnh hưởng tới Việt Nam?

Cấp cao Mỹ – Trung có ảnh hưởng tới Việt Nam?

Đinh Hoàng Thắng

18-10-2021

Các Nhóm Công tác từ Chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt tay chuẩn bị cho cuộc Thượng đỉnh qua hình thức trực tuyến giữa hai Nguyên thủ vào cuối năm. Trung Quốc trao “tối hậu thư”, trong đó cho phía Mỹ biết: Tân Cương, Đài Loan, Hong Kong và Biển Đông là những vấn đề Mỹ không có quyền can thiệp. Liệu Mỹ có chấp nhận các đòi hỏi này không?

Vì hai nước lớn tranh cãi, Hội nghị Apec 2018 kết thúc không tuyên bố chung

Vũ Ngọc Yên

20-11-2018

Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation- APEC) lần thứ 26 đã diễn ra trong trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng (TC) vào ngày 17. 11. 2018 tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea (PNG) với sự tham dự của lãnh đạo 21 quốc gia thành viên. Sau hai ngày thảo luận chung về những chương trình hợp tác kinh tế, hội nghị đã kết thúc mà không công bố một tuyên bố chung.

Trump không nghĩ hoặc hành động về Trung Quốc một cách chiến lược. Biden cần phải làm cả hai.

Washington Post

Tác giả: John Bolton

Dương Lệ Chi, chuyển ngữ

24-1-2021

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình với Phó TT khi đó là Joe Biden tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Nguồn: Lintao Zhang / AP

John Bolton từng là Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump và là tác giả của cuốn sách: “Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký của Nhà Trắng“.

Việt Nam bị kẹt giữa hai cường quốc, cố gắng tìm một con đường giữa Mỹ và Trung Quốc

New York Times

Tác giả: Hannah Beech

Dịch giả: Trung Nguyễn

11-11-2017

Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Đà Nẵng hôm thứ Sáu để tham dự Hội nghị APEC. Ảnh: Ye Aung Thu/ AFP — Getty Images

Hà Nội, Việt Nam – Cuộc chiến tổng lực của Việt Nam với Hoa Kỳ đã diễn ra trong một thập kỷ. Căng thẳng với người láng giềng phương Bắc, Trung Quốc, đã kéo dài hàng ngàn năm – từ một ngàn năm bị đô hộ bởi Trung Quốc và một cuộc chiến biên giới đẫm máu vào năm 1979 cho đến những cuộc đối đầu gần đây trên biển Đông.

Chiến lược ba quả đấm của Mỹ

Lê Minh Nguyên

26-1-2022

Chúng ta thử khảo sát cách nhìn của giới học giả Trung Quốc về chiến lược mà Tiến sĩ Zhang Jiadong thuộc Fudan University gọi là ba quả đấm của Mỹ để đấu với Trung Quốc. Bởi vì nếu Trung Quốc áp dụng chiến lược chống đỡ theo đề nghị của vị học giả này thì Trung Quốc sẽ đi vào con đường dân chủ hoá, và điều này có thể là đảng Cộng sản Trung Quốc không dám làm.

Tại sao Trung Quốc muốn Trump làm tổng thống thêm 4 năm nữa

Luật Khoa

Trần Hà Linh

18-11-2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump được chào đón trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2017. Ảnh: ARTYOM IVANOV/TASS/GETTY IMAGES.

Trung Quốc muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử, bởi vì ông rất yếu đuối.

Ngày 17/2/1979, khởi đầu của chính sách đu dây

Jackhammer Nguyễn

17-2-2021

Ngày 17/2 lại đến với hàng chục triệu người Việt Nam. Một cảm xúc lẫn lộn rất khó tả trên không gian mạng, trên báo chí nhà nước và báo chí hải ngoại. Người Việt cảm thấy tự hào vì đã đuổi được kẻ xâm lược đông hơn mình, bực tức vì Hà Nội và Bắc Kinh vẫn giao hảo, vẫn ý thức hệ tương thông và không biết tương lai sẽ như thế nào.

Trump gây ra xung đột bằng cách chơi trò hòa giải

Foreign Policy

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Trúc Lam

14-11-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một cuộc họp song phương ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/11/2017. Ảnh:Jim Watson / AFP / Getty Images.

Hoa Kỳ đang tạo ra những vấn đề [rắc rối] ở Châu Á, bằng cách đề nghị hòa giải những căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Donald Trump có ý gì khi ông ta đề nghị làm “trung gian” trong tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông? Hôm Chủ Nhật, trong chuyến thăm chính thức tới Hà Nội, Tổng thống Trump nói với người đồng nhiệm Việt Nam rằng: “Nếu tôi có thể giúp hòa giải hoặc phân xử, xin vui lòng cho tôi biết … Tôi là người làm trung gian rất tốt và là người phân xử rất giỏi“.

Quan hệ Mỹ – Trung khiến ‘nhiệt độ’ biển Đông càng lúc càng cao

Blog VOA

Trân Văn

14-2-2023

Tin mới nhất liên quan đến “nhiệt độ” càng lúc càng cao ở khu vực Đông Á nói chung và biển Đông nói riêng là hôm chủ nhật, một tàu khảo sát của hải quân Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển thuộc tỉnh Kagoshima của Nhật trong khoảng thời gian từ…

Mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh và OSS

Đỗ Kim Thêm

8-1-2020

Hồ Chí Minh (thứ 3 từ trái sang – hàng đứng) và Võ Nguyên Giáp (thứ 5 từ trái) chụp cùng với OSS Deer Team. Nguồn: Wikipedia

Điều gì có thể gây ra chiến tranh Mỹ-Trung?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

2-3-2021

Gần đây, khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi tái lập các mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Toà Bạch Ốc đã trả lời rằng, Hoa Kỳ coi mối quan hệ là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ, nó đòi hỏi một vị thế mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden không chỉ đơn giản là đảo ngược các chính sách của Trump.

Tổng thống Trump, vị thế nước Mỹ và nhân quyền ở Việt Nam

Blog RFA

Nguyễn Tường Thụy

15-11-2017

Người dân Mỹ biểu tình chống Donald Trump. Ảnh: NY Daily News

Vậy là Hội nghị APEC 2017 họp tại Đà Nẵng đã bế mạc không một chữ nhân quyền nào được nhắc tới. Ngoại trừ một mẩu tin Thủ tướng Canada Justin Trudeau có đề cập vấn đề nhân quyền nhưng là trong cuộc gặp riêng với Thủ tướng Việt Nam (VN) mà lại là ở Hà Nội chứ không phải Đà Nẵng, nơi đang diễn ra Hội nghị.

Trước thềm Hội nghị

Ngày 7/11/2017, 17 hội nhóm Xã hội Dân sự và đảng phái chính trị trong và ngoài nước đã ký tên vào một bức thư gửi các nhà lãnh đạo APEC đề nghị lưu tâm đến tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ của quốc gia chủ nhà (VN), thúc đẩy VN ngưng ngay đàn áp đối với giới đấu tranh ôn hòa.

Mối quan hệ Mỹ – Trung sau vụ nổ khinh khí cầu

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

2-3-2023

Nguồn ảnh: Ryan Seelbach/U.S. Navy via Getty Images

Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, người ta có thể nói rằng Mỹ và các đồng minh lâu đời đã chơi cao tay, đặc biệt là trong bối cảnh các thách thức chính trị, dân số và kinh tế ngày càng gia tăng đối với Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi ở thế cao tay cũng có thể thua nếu chơi tệ.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tập Cận Bình, người đồng cấp Trung Quốc, gặp nhau tại Bali hồi tháng mười một năm ngoái, họ đã đồng ý tổ chức các cuộc họp cấp cao để thiết lập các lằn ranh bảo vệ cho cuộc cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến sẽ công du Bắc Kinh hồi tháng trước để mở đầu cho nỗ lực đó. Nhưng khi Trung Quốc đưa một quả khinh khí cầu gián điệp (có thể nhìn thấy bằng mắt thường) vào trong lãnh thổ Mỹ, chuyến thăm của Blinken đã bị hủy bỏ, thậm chí còn nhanh hơn cả việc bắn hạn khinh khí cầu này.

Mặc dù chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc triển khai một khinh khí cầu theo cách như vậy, nhưng thời điểm không thích hợp là điểm đáng chú ý. Tuy nhiên, có lẽ sẽ tốt đẹp hơn nếu Blinken tiếp tục chuyến viếng thăm.

Đúng vậy, Trung Quốc tuyên bố một cách đáng ngờ rằng thiết bị này là một khinh khí cầu theo dõi thời tiết, nó đã đi chệch hướng; nhưng việc che đậy thông tin về hoạt động tình báo hầu như không phải là lần duy nhất đối với Trung Quốc. Vụ việc tháng trước gợi lại chuyện của năm 1960, khi Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower và Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev dự kiến gặp nhau để thiết lập các lằn ranh trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng sau đó Liên Xô đã bắn hạ một chiếc máy bay do thám của Mỹ mà Eisenhower ban đầu cố bác bỏ, cho rằng đó là một chuyến bay thời tiết bị lạc. Hội nghị thượng đỉnh đã bị huỷ bỏ, và các lằn ranh thực sự đã không được thảo luận cho đến sau cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Một số nhà phân tích so sánh mối quan hệ Mỹ – d Trung hiện tại với Chiến tranh Lạnh, vì nó cũng đang trở thành một cuộc cạnh tranh chiến lược kéo dài. Nhưng sự tương tự có thể gây hiểu lầm. Trong thời Chiến tranh Lạnh, hầu như không có vấn đề thương mại hay đàm phán nào giữa Mỹ và Liên Xô, cũng như không có sự tương thuộc về sinh thái trong các vấn đề như biến đổi khí hậu hoặc đại dịch. Đối với Trung Quốc, tình hình gần như là đối nghịch. Bất kỳ chiến lược ngăn chặn nào của Mỹ sẽ bị hạn chế bởi thực tế Trung Quốc là đối tác chủ yếu về thương mại của nhiều quốc gia, nhiều hơn so với Mỹ.

Nhưng trong thực tế, khi so sánh tương tự tình trạng trong Chiến tranh Lạnh là phản tác dụng, vì một chiến lược không loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới. Chúng ta vẫn có thể theo đuổi con đường đó một cách tình cờ. Do đó, sự tương đồng về mặt lịch sử một cách thích hợp cho thời điểm hiện tại không phải là năm 1945 mà là năm 1914, khi tất cả các cường quốc đều mong có một cuộc chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi, mà thực ra nó chỉ kết thúc với Thế chiến thứ nhất, kéo dài bốn năm và phá hủy bốn đế chế.

Vào đầu những năm 1910, các nhà lãnh đạo chính trị đã không chú tâm nhiều đến sức mạnh của tinh thần dân tộc ngày càng tăng. Ngày nay, các nhà hoạch định chính sách sẽ hành xử tốt đẹp để không lặp lại sai lầm này. Họ phải cảnh giác với những tác động của tinh thần dân tộc đang trỗi dậy ở Trung Quốc, tinh thần dân túy ở Hoa Kỳ và sự tương tác đầy nguy hiểm giữa hai thế lực này. Với sự vụng về trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc và lịch sử lâu dài hơn của các cuộc đối đầu và các sự cố đối với Đài Loan, các triển vọng về một tình trạng leo thang không có chủ tâm sẽ khiến tất cả chúng ta lo lắng.

Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh nổi loạn. Kể từ chuyến Hoa du của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1971, chính sách của Mỹ đã được đề ra để ngăn chặn việc Đài Loan tuyên bố độc lập về mặt pháp lý và việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để thống nhất. Nhưng hiện nay, một số nhà phân tích lập luận rằng, chính sách răn đe hai mặt đã lỗi thời, với lý do là sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc có thể cám dỗ nước này tấn công ngay vào khi nào có cơ hội.

Các nhà phân tích khác tỏ ra hoài nghi. Họ cảnh báo rằng, một sự bảo đảm an ninh của Mỹ đối cho Đài Loan sẽ kích động cho Trung Quốc hành động, thay vì răn đe, và họ lo ngại rằng các công du chính thức của các giới chức cấp cao đến hòn đảo này không phù hợp với “chính sách một Trung Quốc” mà Mỹ đã tuyên bố từ thập niên 1970.

Ngay cả khi Trung Quốc tránh một cuộc xâm lược toàn diện và chỉ cố gắng ép buộc Đài Loan bằng một cuộc phong tỏa, hoặc bằng cách chiếm một hòn đảo ngoài khơi, chỉ cần một vụ va chạm tàu hoặc máy bay  gây tổn thất sinh mạng có thể đủ để kích hoạt cho một sự leo thang rộng lớn hơn. Ví dụ như, nếu Mỹ phản ứng bằng cách phong toả các tài sản của Trung Quốc hoặc viện dẫn Đạo luật Giao dịch với kẻ thù, hai nước có thể nhanh chóng rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh thực sự, hoặc thậm chí là một cuộc chiến tranh nóng.

Một binh pháp về cách khởi động cho chiến tranh gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, D.C. nghiên cứu, cho thấy, Mỹ có thể giành chiến thắng trong một cuộc thi đấu như vậy, nhưng với phí tổn rất lớn cho cả hai bên (và cho nền kinh tế thế giới). Do đó, giải pháp tốt nhất cho vấn đề Đài Loan là kéo dài hiện trạng.

Cựu Thủ tướng Úc Kenvin Rudd lập luận, mục tiêu của phương Tây là không nên đạt được chiến thắng hoàn toàn trước Trung Quốc, mà là điều hướng tình trạng cạnh tranh với nước này. Chiến lược hợp lý là tránh bôi nhọ Trung Quốc và thay vào đó đóng khung mối quan hệ theo khía cạnh “cùng tồn tại trong cạnh tranh”. Nếu trong dài hạn, Trung Quốc thay đổi tốt hơn, đó chỉ đơn giản là một phần thưởng bất ngờ cho một chiến lược nhằm xử lý các mối quan hệ cường quốc trong thời đại có các tương thuộc theo truyền thống cũng như kinh tế và sinh thái.

Một chiến lược tốt đẹp phải dựa trên đánh giá thuần tuý cẩn thận. Trong khi đánh giá quá thấp tạo ra tự mãn, đánh giá quá cao sẽ tạo ra sợ hãi, một trong hai điều này có thể dẫn đến tính toán sai lạc. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế quốc gia lớn thứ hai trên thế giới; nhưng ngay cả khi GDP của Trung Quốc dường như đang trên đà vượt quá mức của Mỹ vào một ngày nào đó, thu nhập tính bình quân theo đầu người của Trung Quốc vẫn chưa bằng một phần tư so với Mỹ, và phải đối mặt với một số cơn gió ngược về kinh tế, dân số và chính trị.

Dân số trong tuổi lao động của Trung Quốc không chỉ đạt tới đỉnh vào năm 2015, mà tăng trưởng năng suất kinh tế cũng đang chậm lại và nước này có rất ít đồng minh chính trị cam kết. Nếu Mỹ, Nhật Bản và châu Âu phối hợp các chính sách của họ, họ vẫn sẽ đại diện cho phần lớn nhất của nền kinh tế thế giới và sẽ giữ năng lực tổ chức một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ có thể giúp định hình hành vi của Trung Quốc. Những liên minh lâu đời này là chìa khóa để xử lý sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong thời gian tới, với các chính sách ngày càng quyết đoán của ông Tập, bao gồm cả những hành động ngu ngốc như gởi khinh khí cầu không đúng lúc, chúng ta có thể sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc quân bình trong các khía cạnh cạnh tranh. Nhưng nếu chúng ta duy trì các liên minh và tránh thoá mạ về mặt ý thức hệ và gây hiểu lầm, cho các phép suy luận tương tự như trong Chiến tranh Lạnh, chúng ta có thể thành công.

Nếu mối quan hệ Trung – Mỹ là một ván bài, người ta có thể nói rằng chúng ta đã chơi cao tay. Nhưng ngay cả khi cao thế cũng có thể thua nếu chơi tệ. Nhìn trong bối cảnh lịch sử năm 1914, biến cố về khinh khí cầu gần đây sẽ nhắc nhở chúng ta rằng tại sao chúng ta cần các hạn mức để bảo vệ.

_______

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr. là Giáo sư Đại học Harvard và cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ. Tác phẩm xuất bản gần đây nhất của ông là  Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Do nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành năm 2020).

Virus corona và biến dị cộng sản

Jackhammer Nguyễn

26-2-2020

Tôi ủng hộ việc can dự của người Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cuộc chiến đó từ khi tôi bắt đầu … biết đọc. Cũng không sớm đâu. Cuộc chiến ấy lớn quá, nó làm thay đổi nhiều quá, cho nên bất cứ người Việt nào quan tâm đến vận mệnh quốc gia cũng đều như tôi cả. Tôi chắc điều đó.

Đông Nam Á: Trọng điểm tranh chấp Mỹ-Trung

Economist

Người dịch: Phan Sinh

27-2-2021

Và ưu thế của Trung Quốc không lớn như người ta nghĩ

Trong 45 năm xung đột trước đây, Mỹ và Liên Xô đã đụng độ nhau qua các cuộc chiến uỷ nhiệm quanh thế giới. Nhưng điểm nóng nhất trong chiến tranh lạnh lại là châu Âu, nơi Liên Xô không ngừng lo ngại các chư hầu sẽ quay lưng rời khỏi quỹ đạo, còn Mỹ thì lại sợ đồng minh nhân nhượng, mềm yếu.

Vì sao CSVN có thể thân thiện với Mỹ hơn Trung Quốc?

SCMP

Tác giả: Cary Huang

Dịch giả: Trúc Lam

18-11-2017

Có một điều khôi hài trong quan hệ Việt – Trung, đó là Trump chen vào giữa “môi với răng”

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean ở Manila. Ảnh: Reuters

Có vài điều buồn cười trong chính trị quốc tế hơn, khi một cựu thù lại đề nghị hòa giải các tranh chấp giữa hai đồng minh cũ. Nhưng nó đã xảy ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với người đồng nhiệm Trần Đại Quang rằng, ông có thể giúp giải quyết những tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông. Hơn 40 năm trước, hai nước cộng sản này đã từng là đồng chí chống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Mỹ – Việt – Tàu: Chứ còn gì nữa!

Jackhammer Nguyễn

19-11-2023

Con gấu Panda

Hoa Kỳ nói rằng, cuộc gặp thượng đỉnh Joseph Biden – Tập Cận Bình, bên lề APEC (Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) đã khai thông một số bế tắc trong quan hệ Mỹ – Trung, trong đó quan trọng nhất là nối lại đối thoại quân sự giữa hai quốc gia.

Trung Quốc thời bất chấp

Đặng Sơn Duân

18-3-2020

Những diễn biến gần đây cho thấy mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc có thể đã tiến tới một bước ngoặt không thể quay đầu, xoay quanh nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát tán thuyết âm mưu hòng đổ vấy trách nhiệm cho Mỹ trong đại dịch Covid 19.

Biden là đối thủ mà Tập Cận Bình luôn lo sợ

Jackhammer Nguyễn

7-3-2021

Lời giới thiệu: Tổng thống Mỹ Joe Biden khởi sự chính sách đối ngoại tương phản rất rõ so với người tiền nhiệm của ông là Donald Trump. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự cạnh tranh, đối đầu toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sắp tới đây. Nhà bình luận William Pesek, một chuyên gia về Đông Á và Nhật Bản, mới đây có bài viết đăng trên báo Nikkei Asia có tựa đề: “Biden is the rival China’s Xi has been fearing all along”, tạm dịch: “Biden là đối thủ mà Tập Cận Bình luôn lo sợ”. Sau đây là bài tóm lược.

Chuyến ‘ngự du’ của Tổng thống Hoa Kỳ

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

15-11-2017

TT Mỹ Donald Trump.

Ngày xưa, khi việc làm Vua nước Anh vẫn là một công việc đáng kể, năm nào hoàng gia cũng đi theo chuyến ngự hành rình rang – đi một vòng tới các thành phố lớn trong vương quốc – đó là dịp để phô bày sự hào nhoáng ngày càng xa hoa và tuyên truyền.

Hợp tác Mỹ – Trung vẫn còn khả thi

Project – Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

6-5-2024

Mặc dù Mỹ đã từ bỏ chính sách tham gia với Trung Quốc, nhưng chiến lược cạnh tranh đại cường mà nó thay thế, không loại trừ sự hợp tác Mỹ – Trung trong một số lĩnh vực. Một ví dụ điển hình là một trận bóng đá, nơi hai đội quyết chiến nhưng tuân theo các quy tắc và ranh giới nhất định, chỉ đá bóng chứ không đá nhau.

Đừng để bị cả hai lừa

LTS: Bài viết dưới đây của GS Robert Kelly, cũng là một nhà phân tích chính trị về Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. GS Kelly cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ hơn về trò chơi Trump – Tập, cũng như nhắc mọi người rằng, đừng để cả hai đánh lừa chúng ta: Trong khi Tập Cận Bình đang tìm mọi cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, khi đổ thừa cho quân đội Mỹ mang virus vào Vũ Hán, thì Trump cũng sử dụng đúng trò chơi của Tập, bằng cách đổ thừa cho Trung Cộng, để đánh lừa cử tri Mỹ.

Quyền Lực Mềm

Lê Minh Nguyên

16-3-2021

Chuyến công du châu Á đầu tiên của ngoại trưởng Anthony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin (15/3) khẳng định, Washington muốn thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực.

Domino suy sụp quyền lực, nhìn đâu cũng thấy cửa tử

Blog RFA

VietTuSaiGon

7-12-2017

Có thể nói rằng sau gần 50 năm nắm quyền lãnh đạo toàn đất nước Việt Nam, chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam gặp tình huống khó xử như hiện nay. Và đáng sợ hơn cho họ là họ đang gặp thế chân vạc ngoại giao, một trong những thế khó phá nhất của người độc tài bởi họ cũng là một trong những phần tử nằm trong thế chân vạc này.

Thế chân vạc ngoại giao gồm nhiều thành tố nhưng trong đó, ba yếu tố quan trọng: Đối ngoại Hoa Kỳ; Đối ngoại Trung Quốc và; Sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam làm nên thế chân vạc này, và nó không phải là một chân vạc vững chãi mà là một loại chân vạc không đồng chất, các chân vạc có thể trụ không nổi và đổ sầm, dẫn đến đổ vạc, đổ bể mọi thứ…

Có những “bên thua cuộc” khác

Thế giới là cuộc cờ vĩ đại mà các cường quốc thường là những tay “chơi cờ độn nước”. Kẻ thức thời nên biết chọn loại cờ nào. “Ai cho kén chọn vàng thau tại mình”. Cờ Tàu, tốt muôn đời vẫn là con tốt, kể cả khi nó chiếu được tướng. Cờ Tây, chơi đến tận hàng cuối, tốt có thể về hậu. Nhưng cờ Tây thì phải đi với nhau đến tận cùng mới có kết quả. Phải biết gắn mình vào thế trận chung với các quân cờ khác, dù đó là vua hay hậu, tượng, xe, để đi đến thắng lợi.

Đấu khẩu Mỹ – Trung trong buổi khai mạc 18/3 ở Alaska

Lê Minh Nguyên

20-3-2021

Bốn nhân vật chính tại đối thoại Mỹ – Trung. Từ trái qua: Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì và ngoại trưởng Vương Nghị

Phía Mỹ là ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan. Phía TQ là ngoại trưởng Vương Nghị và ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì.

Người Việt mộng mơ

Lò Văn Củi

6-3-2018

Ông Hai Xích lô vỗ đùi bôm bốp:

– Đã nha đã nha, tàu sân bay USS Carl Vinson đã vô vịnh Đà Nẵng, rồi tuần dương hạm có tên lửa USS Lake Champlain và Khu trục hạm tên lửa USS Wayne E. Meyer cũng đã cập cảng Đà Nẵng bữa nay nha.

Quan hệ Mỹ – Trung nóng lên và cơ hội cho Việt Nam

Võ Ngọc Ánh

18-5-2020

Căng thẳng Mỹ – Trung thêm gia tăng khi dịch virus Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, gây thiệt hại lớn chưa từng có tại Mỹ.

Trong mối bất hòa Mỹ – Trung và cả thế giới đang giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam đang có được nhiều lợi thế.

Nhìn từ lịch sử

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump và Trung Quốc của Tập Cận Bình không ngừng xấu đi trong cuộc chiến tranh thương mại, thuế quan từ khi Trump vào Nhà Trắng.

Để phủ đám mây mù lên sự thất bại của chính phủ Mỹ hiện tại trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán, Trump tăng cường công kích Trung Quốc đã không trung thực khiến dịch bệnh lây lan trên toàn cầu. Điều này đang đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới xuống mức xấu nhất trong nhiều chục năm qua.

Quan hệ Mỹ – Trung hiện nay phần nào giống căng thẳng Liên Xô – Trung Quốc trong thập niên 1960 thế kỷ trước. Đỉnh điểm, hai bên đã nã súng vào nhau đầu tháng 3/1969.

Để khoét thêm mâu thuẫn Xô – Trung, Mỹ đã để qua một bên mâu thuẫn với Trung Quốc, mâu thuẫn mà không ít lần đã rất nóng, súng đã nạp đạn trong chiến tranh Triều Tiên, rồi tình hình eo biển Đài Loan và cả cuộc chiến đang xảy ra ở Việt Nam. Người Mỹ xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc, siết chặt vòng vây Liên Xô.

Việc này được bắt đầu từ chuyến bí mật thăm Trung Quốc của Henry Kissinger hồi tháng 7/1971. Hơn nửa năm sau, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã có chuyến thăm chính thức đến quốc gia cộng sản đông dân nhất này hồi tháng 2/1972.

Sau chuyến thăm của Nixon, khác biệt được gác sang một bên. Bằng nhiều cách, các đời tổng thống Mỹ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày một lớn mạnh.

Cái ‘bắt tay’ Mỹ –Trung là sự mở đầu cho việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa sau đó một năm, bằng Hiệp định Paris. Hiệp định dẫn đến sự bức tử chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đồng minh của nước Mỹ.

Trong khi Liên Xô ngày càng khó khăn trong cuộc chạy đua, cạnh tranh với Mỹ, thì một đối thủ khác của Liên Xô là Trung Quốc lại dần thoát ra khỏi khó khăn. Đặc biệt từ khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền.

Thòng lọng chạy đua với Mỹ ngày càng siết chặt Liên Xô, khiến nước này phải làm ngơ trước sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại châu Âu. Và cuối cùng Liên Xô cũng tự tan rã.

Được Mỹ tạo điều kiện, Trung Quốc trở thành một thế lực mới của thế giới, với quy mô nền kinh tế vươn lên thứ hai thế giới đúng 10 năm trước. Hiện nay nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ… Trung Quốc đang cạnh tranh trực tiếp, ngang ngửa mới Mỹ.

Gần 50 năm qua, không phải quan hệ Mỹ – Trung lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng chưa bao giờ mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên xấu, thù nghịch như lúc này, kể cả sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Căng thẳng Mỹ – Trung, lợi thế cho Việt Nam

Với tranh chấp dai dẳng trên biển Đông, quan hệ Việt – Trung trong những năm qua phần nào giống quan hệ Xô – Trung trong thập niên 1960 của thế kỷ trước. Việt Nam đang đứng ở vị trí như Trung Quốc vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20.

Mối quan hệ Mỹ – Việt hiện nay có nhiều thuận lợi hơn so với Mỹ – Trung trước đây. Gần 25 năm qua hai quốc gia cựu thù chưa xảy ra bất đồng nào đáng kể và ngày càng tốt hơn. Quan hệ Mỹ – Việt đã trở thành đối tác toàn diện.

Kể từ khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump chưa có bất kỳ lên án nào đối với chính quyền Cộng Sản Việt Nam về vấn đền nhân quyền, tự do ngôn luận. Đây vốn là sự khác biệt cơ bản, lớn nhất của hai nước.

Lên án mạnh mẽ nhất của ông Trump dành cho Việt Nam là vào ngày 26/6/2019 trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network, ông ta nói: “Việt Nam lợi dụng Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”. Tuy nhiên Trump không có bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Việt Nam.

Ngược lại ông Trump còn đưa hình mẫu Việt Nam để vương triều họ Kim ở Bắc Triều Tiên học hỏi. Trước đó, hồi cuối tháng 2/2019, ông đã chọn Việt Nam làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều với Kim Jong-un. Trump sẵn sàng giơ cao lá cờ Cộng Sản Việt Nam trong cuộc viếng thăm đó.

Ông Trump chẳng đánh cho Cộng Sản Việt Nam lên bờ xuống ruộng như nhiều người Việt đang kỳ vọng trong mấy năm qua.

Nước Mỹ từ các chính phủ trước, đặc biệt từ thời Donald Trump luôn xem Việt Nam như một đối tác hàng đầu trong khu vực, trong việc đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc.

Việt Nam đã nhận được nhiều sự ưu ái của Mỹ và cả liên minh châu Âu, từ thương mại đến việc cung cấp tàu chiến. Nhiều tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Việt Nam. Mới nhất, vào đầu tháng Ba, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã cập cảng Đà Nẵng. Năm 2020 này, Mỹ đã mời Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2020), dự kiến diễn ra trong hai tuần cuối tháng 8.

Báo chí trong và ngoài nước đưa tin, ngày 6/5, Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với nhau. Theo thông tin tường thuật từ báo chí, hai bên không tiếc lời khen ngợi, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán. Mong muốn mở rộng hơn mối quan hệ hiện nay, sớm gặp lại nhau.

Việc Trump đánh thuế cao vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vào thị trường Mỹ, đã giúp Việt Nam trở thành bãi đáp hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp muốn chạy khỏi Trung Quốc. Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội và đã đạt được nhiều kết quả ban đầu.

Cuộc khủng hoảng do đại dịch virus corona, xuất phát từ Trung Quốc đầu năm nay trao thêm lợi thế cho Việt Nam, bởi các nước phát triển muốn giảm sự lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, phơi bày rất rõ qua đại dịch này. Nhiều quốc gia, doanh nghiệp đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Việt Nam trở thành nơi thu hút, nhờ chi phí nhân công thấp, không quá khó trong các quy định về môi trường, an toàn lao động, lực lương lao động trẻ.

Việt Nam tận dụng tốt cơ hội hiện nay sẽ có được bức phá để phát triển. Vấn đề nhân quyền, dân chủ sẽ tạm thời được chính quyền Mỹ làm ngơ, hoặc phản đối lấy lệ, không thật sự gây sức ép. Mỹ tạm gác qua những khác biệt cơ bản về thể chế, điều hành đất nước để xem nhau như đối tác hàng đầu trong việc đối phó với Trung Quốc trên quy mô toàn cầu.

Điều này chẳng phải quá lạ, bởi Mỹ cũng đã từng, đang bỏ qua vấn đề nhân quyền để chọn đồng minh, nếu đem lại cái lợi cho nước Mỹ, nshư Philippines thời tổng thống Ferdinand Marcos, vương triều tại Saudi Arabia trong quá khứ và hiện tại…

Chủ nhân của Nhà Trắng dù Donald Trump hay Joe Biden vào đầu năm tới, giá trị của Việt Nam vẫn không thay đổi, bởi những mâu thuẫn Mỹ – Trung quá lớn, không thể giải quyết nhanh chóng. Cả thế giới đã thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, chỉ muốn giảm lệ thuộc vào quốc gia này, hơn là đặt niềm tin như thời gian qua.