LTS: Quy hoạch năng lượng Việt Nam đề cập đến năng lượng tái tạo và phát triển bền vững, nhưng kế hoạch dự án lại hầu như hoàn toàn dựa vào điện than, bất chấp xu hướng thế giới chuyển sang điện gió và điện mặt trời.
Điện than đang đi vào thời kỳ cáo chung ngay tại Trung Quốc nhưng lại được chào đón ở Việt Nam, dù nó gây ô nhiễm môi trường, tăng nợ công và tổn hại sức khoẻ người dân, hiện gây ra hàng ngàn trường hợp tử vong hàng năm.
Hội thảo về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng diễn ra hôm qua đã đánh thức công luận về các tai hoạ đó, nhưng rất tiếc không có kiến nghị yêu cầu chính quyền gấp rút sửa sai, bằng cách thay đổi quy hoạch. Để tránh tổn thất về người và của, không thể chỉ tìm cách giảm ô nhiễm, mà phải đình chỉ và huỷ bỏ ngay các dự án đang làm.
LTS: Bài viết “Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét” đăng trên báo Pháp Luật TP của tác giả Phương Nam đã cung cấp những thông tin để mọi người thấy rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – Môi trường qua việc cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ chất thải. Bài viết cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa từng được người nào trong 22 thành viên hội đồng thẩm định chấp nhận.
Ngay từ đầu, sự việc này đã được tiến hành bí mật, báo cáo ĐTM đã không được công bố, người dân và xã hội dân sự không được tham vấn. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN và Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường bất chấp khuyến cáo của các thành viên trong hội đồng thẩm định, đã đề nghị và Thứ trưởng Bộ TN-MT, ông Nguyễn Linh Ngọc cấp phép cho Vĩnh Tân 1. Qua đó có thể nói, Hội đồng thẩm định đã bị Bộ TN-MT lợi dụng danh nghĩa để cấp phép cho Vĩnh Tân 1.
Đã đến lúc chính quyền ở cấp cao nhất vào cuộc, thu hồi giấy phép đổ chất thải của Vĩnh Tân 1, cũng như tiến hành khởi tố vụ án, đưa các nghi phạm và đồng phạm ra xét xử một cách nghiêm minh.
Sự chần chừ của chính quyền trong lúc này, là dấu hiệu cho thấy, lãnh đạo đất nước đã không còn quyền kiểm soát, để cho nhà đầu tư Trung Quốc làm mưa làm gió, tàn phá môi trường sống của người dân.
Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét
Phương Nam
24-7-2017
Dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển gần Hòn Cau không có báo cáo đánh giá tác động môi trường ở vị trí nhận chìm.
Ngày 23-7, tin từ Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết đã có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng liên quan đến hai dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 và EVNGENCO 3.
Theo đó, văn bản này đề nghị trung ương xem xét, chỉ đạo, nghiên cứu phương án sử dụng vật chất nạo vét để san lấp mặt bằng làm các công trình lấn biển. Bình Thuận sẽ khảo sát, chọn và đề xuất các bộ, ngành chức năng vị trí sử dụng vật chất nạo vét để lấn biển.
LTS: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là yếu tố quan trọng để chính quyền thẩm định, giúp giảm thiểu những tác động của một dự án xảy ra đối với môi trường, bảo vệ dân cư và xã hội. ĐTM phải duyệt xét toàn bộ quy trình xây dựng, hoạt động và bảo trì, xét các phương án đối phó, nhằm giảm thiểu và kiểm soát những tác động gây ra.
Nếu để chính các nhà đầu tư hay bất kỳ cố vấn nào của họ biên soạn ĐTM, không thể tránh khỏi mâu thuẫn lợi ích, khi đó ĐTM sẽ không có độ trung thực và tính chính xác. Ở Mỹ, để ĐTM có giá trị và độc lập, các nhà đầu tư thường phải trình cho chính quyền duyệt xét, chấp thuận trình độ, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm và tư cách độc lập (arm length, no conflict) của các cố vấn tham gia. Các cố vấn sẽ chịu trách nhiệm và phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đủ số tiền bồi thường, nếu phạm sai lầm.
Bản video clip này tóm tắt lại toàn cảnh thảm họa nhiễm độc biển do Formosa gây ra, với câu hỏi xuyên suốt: “Tại sao nhà cầm quyền CSVN lại ưu ái cho Formosa đến mức sẵn sàng tấn công vào nhân dân VN để bảo vệ công ty này?”
Sự kiện tàn phá môi trường của Formosa diễn ra ở Việt Nam, không thể bị lãng quên.
LTS: Sau một loạt bê bối vừa được phơi bày trước công chúng, về chuyện mạo danh các nhà khoa học, để công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 được cấp phép đổ chất thải xuống vùng biển Bình Thuận, có thể thấy sự thật này đã không được phơi bày nếu người dân không lên tiếng, xã hội dân sự không gửi kiến nghị và báo chí không phổ biến những nỗi lo ngại của các nhà khoa học.
Việc khảo sát, làm báo cáo gian dối để được cấp giấy phép đổ thải là trách nhiệm của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1. Họ đã báo cáo láo, mạo danh các nhà khoa học để đánh lừa hội đồng thẩm định. Do đó, việc đầu tiên cần phải làm là Bộ Tài nguyên Môi trường phải rút giấy phép Công ty Vĩnh Tân 1, yêu cầu cơ quan công quyền vào cuộc điều tra, truy tố hình sự công ty này và các cá nhân đã mạo danh, đệ trình báo cáo gian, coi thường luật pháp và dư luận.
Tình hình liên quan đến nhà máy thép Formosa Vũng Áng gần đây vẫn không giảm bớt căng thẳng và phức tạp, tuy thảm họa do Formosa gây ra đã hơn một năm và nhà máy đã được phép chính thức đi vào hoạt động. Vẫn liên tục có những cuộc tập họp của những người dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đòi giải quyết những quyền lợi chính đáng. của họ. Bên cạnh đó, cũng đã có những cuộc biểu tình do chính quyền địa phương tổ chức cùng những cuộc đấu tố, phá phách của một số lực lượng không rõ tông tích, thể hiện ý đồ răn đe, đàn áp giáo dân, linh mục mà chính quyền, công an không xử lý.
Quốc hội khoá 14 của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửi các quý vị
– Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN,
– Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCNVN,
– Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN,
– Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khoá 14
Xin thưa,
I
Vì những thảm hoạ môi trường đã, đang xảy ra và những hệ luỵ đang uy hiếp sự tồn vong của đất nước, tôi là công dân Nguyễn Trung, xin trân trọng đề nghị Quốc Hội khoá 14 tiến hành trưng cầu ý dân cho 3 (ba) vấn đề sau đây:
LTS: Để có thông tin đa chiều, chúng tôi xin giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của PGS.TS Vũ Thanh Ca, đăng trên báo VnMedia ngày 11-7-2017, “Nhận chìm chất thải của nhiệt điện Vĩnh Tân: Đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn“. Do báo cáo tác động môi trường không được công bố cho dân chúng tham khảo, nên bài viết của TS Vũ Thanh Ca có thể xem như quan điểm chính quyền.
Kính mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây, rồi so sánh với bài của tác giả Đăng Nguyễn, đã đăng trên Tiếng Dân vài ngày trước: Sau Vĩnh Tân 1: Nguy cơ nguồn tài nguyên hải sản bị xóa sổ. Cả hai bài viết đều bàn về vấn đề pháp lý của kế hoạch xả thải xuống biển, nhưng khác với bài của TS Vũ Thanh Ca, bài của Đăng Nguyễn nêu lên quan điểm phía dân sự và dư luận.
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã đưa ra những cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của quyết định cho phép nhận chìm cũng như đánh giá sơ bộ những thiệt hại về môi trường, sinh thái biển do hoạt động nhận chìm chất nạo vét gây ra.
LTS: Vùng biển Nam Trung bộ là một kho hải sản thiên nhiên mà tạo hoá đã ban cho dân tộc Việt, khi gió vào mùa hè thổi từ Nam lên Bắc, tạo áp lực cho nước bề mặt chảy ra và nước lạnh dưới đáy trồi lên chảy ngược vào bờ. Luồng nước lạnh này cuốn theo các chất dinh dưỡng ở tầng đáy chuyển lên, giúp hải sản sinh sôi nảy nở, nhờ đó vùng biển này là vùng kinh tế biển giá trị nhất và là một di sản thiêng liêng thiên nhiên của Việt Nam.
Việc cho phép nạo vét 1 triệu mét khối bùn cát tại bờ biển Vĩnh Tân để tàu mang than vào, sẽ khuấy động môi trường biển, bùn mịn sẽ lan tỏa rộng ra xa hàng trăm hải lý, tác động rất xấu vào hệ sinh thái này. Việc thải số bùn cát này xuống đáy biển gần đó, bùn cát sẽ bao phủ trên rạn san hô vốn hình thành ổn định đã lâu đời. Chất thải thô lẫn mịn sẽ làm rối loạn khiến vùng biển này không còn giữ được khả năng sinh sản đang có của nó.
LTS: Mặc dù đã có những khuyến cáo của các nhà khoa học quốc tế, của giới trí thức, báo chí trong và ngoài nước về vấn đề ô nhiễm không khí, đất đai, sông hồ, biển cả, cũng như nguy hiểm cho sức khoẻ của người dân; mặc dù điện năng tái tạo từ gió và mặt trời có giá thành rẻ hơn, có thể tránh được các nguy hiểm do điện than gây ra, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn giữ quy hoạch xây dựng các nhà máy năng lượng điện than tại hàng chục địa điểm trên khắp ba miền đất nước.
Đây là môt chính sách chẳng những tốn kém hàng chục tỉ Mỹ kim, mà còn gây thiệt hại cho xã hội hàng trăm tỉ USD. Thật phi lý khi chính quyền giúp cho các nhà đầu tư có lời nhiều hơn, bằng cách buộc người dân phải trả tiền điện cao hơn, lại còn bắt dân phải gánh chịu ô nhiễm, bệnh tật và môi trường suy thoái.
Cả một vùng đất khô cằn bên bờ biển giờ đây sáng bừng mỗi đêm với ánh điện của nhà máy nhiệt điện khổng lồ. Cũng không còn nhiều cảnh đứa trẻ đuổi bầy dê đi giữa sa mạc khô nóng với hàng cây lúp xúp mà thay vào đó là ống khói khổng lồ thải khói dày đặc lên trời cao với bãi xỉ than mênh mông. Một vùng đất đang thay đổi và sự thay đổi ấy tác động trực tiếp đến những con người sống bao đời nơi đây.
Ngày 28-6-2017, Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) phát ra thông cáo báo chí về việc cấp giấy phép nhận chìm (bùn, chất thải) số 1517/GP-BTNMT cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Bộ TNMT cho biết khu vực nhận chìm thuộc vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có diện tích 30 héc ta, cách khu bảo tồn Hòn Cau là 8 ki lô mét, nằm trong diện tích 300 héc ta đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận thống nhất đề nghị cho nhận chìm và xác định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư xây dựng bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được Bộ trưởng Bộ TNMT phê duyệt tại Quyết định số 1571/QĐ-BTNMT ngày 24-7-2014.
Dự án nhiệt điện đốt than mới nhất, dự định đặt tại Long An, cách Sài Gòn chỉ 30 cây số. Dự tính mỗi giờ thải ra 120 tấn tro than độc vào bầu không khí. Không chỉ người dân Long An sẽ bị đầu độc, mà cả người dân Sài Gòn cũng bị uy hiếp…
Sáng nay đọc nhằm bài báo tự nhiên thấy ớn lạnh xương sống. Lạnh xương sống vì sợ. Sợ chính quyền Đà Nẵng “ăn hết của thiên nhiên không chừa lại một thứ gì”.
Tác giả bài báo nói về Sơn Trà. Tác giả ví Sơn Trà như là “kho vàng”, như “nàng tiên ngủ trong rừng”. Tác giả cho rằng phải “khai thác Sơn Trà” vì “Sơn Trà” là “bao tử nuôi sống cơ thể”.
Xin thưa: Sơn Trà không phải là “kho vàng”. Mà nếu Sơn Trà là “kho vàng” thì cũng không thể khai thác.
Đất nước này là của dân tộc này. Ông bà tiên tổ ngàn năm trước dựng lên đất nước, không phải để lại chỉ cho thế hệ này, chỉ cho nhà nước này. Mà để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam tương lai, của ngàn vạn năm sau.
Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng, nhưng riêng đối với Trung Quốc, thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào, mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả, ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.
Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cộng sản bên Đông Âu sụp đổ, nó đã khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự sụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, kéo nhau sang Trung Quốc, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cộng sản của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn, là việc ký gia kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.