Một trong 10 nghịch lý từ Đồng bằng sông Cửu Long: Nhân tai hay thiên tai?

FB Vũ Kim Hạnh

13-10-2017

Vỡ đâp ở Điện Biên, xe máy trôi đầy đường. Ảnh: internet

Bây giờ là đúng 0 giờ, bắt đầu ngày-thứ-sáu-mười-ba tháng 10. Báo, tivi, mạng, vẫn là những thông tin khủng khiếp về lũ lụt đổ ập càn quét các tỉnh miền bắc, trong khi ở SG trời mưa liên miên. Tôi đọc bài Mai Quốc Ấn viết về những cơn lũ trong lòng người. Gần 80 người chết, còn nhiều người mất tích và vô số tài sản thiệt hại cho tới lúc này, chỉ trong một đợt lũ vài ngày. Ấn đếm, và phân tích. Cơn lũ đầu tiên mang tên phá rừng (Tôi từng kể là những đêm ngủ trên núi Madrak, huyện cuối của Daklak, cả đêm tôi cứ nghe xa xa tiếng cưa máy bên kia đồi nghiến vào những thân cây rừng vừa bị hạ). Rừng sạch trắng trên đầu nguồn, đâu còn gì giữ nước.

Thiên tai hay kết cục được biết trước?!

FB Nguyễn Sơn

13-10-2017

Đak Glei, Kontum 6/2011. Ảnh: Nguyễn Sơn

Thiệt hại do lũ lụt mấy ngày qua về cả nhân mạng và vật chất là hết sức kinh khủng. Trong những người được cho là mất tích cũng có một phóng viên của TTXVN.

Nếu như cách đây 8-10 năm, chắc chắn mình sẽ là một trong những phóng viên “xông pha” vào hiện trường đầu tiên. Nhất là khi mình vừa kết thúc công việc cũng ở Yên Bái, chỉ cách những chỗ kia chưa đầy 100km. Tấm ảnh dưới mình chụp năm 2008 khi cuốc bộ tầm 15km giữa mưa với 13kg máy móc, đồ đạc trên lưng, ở QL279 đi từ đất Quang Bình (Hà Giang) sang Phố Ràng (Lào Kai). Đường 70 lúc ấy tan hoang, để lên được Bát Xát, mình đã phải thuê taxi từ Hà Nội đi vòng qua Bắc Quang (Hà Giang), đi bộ rồi thuê xe ôm đi từng đoạn suốt 70km tới tp Lào Kai, mượn xe máy chạy vào Trịnh Tường, Bát Xát. Không hề thấy vất vả hay mệt mỏi gì. Thế mà giờ đây mình không hề có ý định đi, dù thoáng qua.

Lũ ở trong lòng

FB Mai Quốc Ấn

12-10-2017

Gần 80 người chết, còn nhiều người mất tích và vô số tài sản thiệt hại cho tới lúc này, chỉ trong một đợt lũ vài ngày. Mưa lũ về và những tang thương giống như một sự “mặc định” đều đặn hàng năm. Bài viết này không muốn nói về sự tang thương do mưa lũ mang lại mà là những “cơn lũ” khác vẫn đều đặn xảy ra mấy mươi năm nay.

Cơn lũ đầu tiên mang tên phá rừng. Tôi viết về phá rừng chục năm nay và nhận ra rằng ham muốn phá rừng sẽ không dừng lại. Nhưng món đồ gỗ đẹp đẽ và bằng gỗ xịn thể hiện đẳng cấp là nhu cầu có thực của một số người. Có cầu, ắt có cung. Và đầu nậu gỗ hay lâm tặc xuất hiện như một tất yếu. Và kiểm lâm của nước ta thì…

Trong cơn mưa lũ!

FB Ngô Nguyệt Hữu

12-10-2017

Người thân nén nỗi đau chuẩn bị lo hậu sự cho các nạn nhân vụ sạt lở đất tại Hòa Bình sáng 12/10. Ảnh: PLTP

Dân nước Nam hiền như cây lúa trên đồng, quật cường rồi mềm mại, ngẩng cao đầu rồi ngả nghiêng, trong gian khổ ngoại xâm mới bừng khí chất.

Rồi không hiểu sao gió giông đâu mà lắm vậy, mới lũ cuốn ở Mù Cang Chải đó, mới bão bùng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đó… Nay lại là Sơn La, Yên Bái, là Hoà Bình, là Thanh Hoá…

Dân lại chết sai quy trình

FB Nguyễn Tiến Tường

12-10-2017

Trại heo hàng ngàn con ở Nông trường Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa) bị xóa sổ. Ảnh: Báo NNVN.

Cá hay thép? Một câu hỏi ngu ngơ của người ngoại bang từng làm nên làn sóng giận dữ. Đã làm một dân tộc uất hận nhưng cũng hờn tủi vì nghèo đói mà phải trả giá, phải đánh đổi quá nhiều. Càng cay đắng hơn. Kể cả là khi đánh đổi, chưa chắc thân phận, tín mạng của dân mất đi để mang lại chén cơm manh áo cho người xung quanh mình. Họ được đánh đổi để mang về lợi ích cho số ít.

Có một câu hỏi khác, thủy điện hay nhân dân? Khi những cơn lũ hung nộ vừa xé toạc những miền quê nghèo lam lũ. Đến lượt con nước nhân tai hoành hành. Thuỷ điện, những cái biển nước khổng lồ treo trên đầu dân. Và mỗi khi mực nước trở thành sự đe doạ. Họ không ngại ngần xổ những biển nước ấy xuống đầu dân. Mà cũng có cách nào khác đâu.

Những thất bại do duy ý chí trong phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long

TS Nguyễn Đức Thắng

11-10-2017

“Không tồn tại một xã hội thuần túy, chỉ tồn tại một xã hội sinh thái. Mọi quan điểm phát triển (kinh tế, chính trị, văn hóa) sẽ đổ vỡ nếu như chúng không xuất phát từ quan điểm xã hội sinh thái”, TS Nguyễn Đức Thắng, viết.

Thông tin trên TV cho thấy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi máy bay trực thăng thăm quan, khảo sát Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sau đó chủ trì 2 ngày làm việc tại Hội nghị Diên hồng về Phát triển bền vững vùng này trước những thách thức của biến đổi khí hậu. Thủ tướng cũng đã cho phép các nhà khoa học được phát biểu những ý kiến trái chiều, kể cả phê phán. Vì vậy tôi mạo muội trình bày một số suy nghĩ sau:

Trả lại thiên nhiên hoang sơ của Thành phố Đà Nẵng

Nhóm bảo vệ thiên nhiên Đà Nẵng

9-10-2017

Những chú voọc ở Sơn Trà, Đà Nẵng có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: internet

Kính gửi: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Thành phố Đà Nẵng (miền Trung Việt Nam) có những khu thiên nhiên hoang dã quý báu, trong đó bán đảo Sơn Trà là 1 trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu được Fauna and Flora International (FFI) đánh giá cao, hay núi Bà Nà là “lá phổi xanh” của thành phố.

Những năm gần đây, thiên nhiên hoang dã của Đà Nẵng bị xâm hại nghiêm trọng bởi những dự án về du lịch và xây dựng của các công ty tư nhân. Đỉnh núi Bà Nà đã biến thành một thị trấn giả tạo, kiến trúc giả châu Âu, là sở hữu độc quyền của công ty Sun Group với hệ thống cáp treo riêng, ngăn cấm người dân lên núi bằng đường bộ. Bán đảo Sơn Trà đang có nguy cơ tương tự với các dự án đang triển khai.

Cử ông Lương Duy Hanh làm phó đoàn kiểm tra Formosa có coi thường dư luận?

Nông Nghiệp VN

Quốc Dũng

5-10-2017

Điều dư luận quan tâm nhất là các kết luận, đánh giá kiểm tra mà đoàn kiểm tra của ông Hanh làm ra liệu có khách quan?

Mấy ngày gần đây, báo chí đưa tin ông Lương Duy Hanh người vừa bị cách chức Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) lại được Tổng cục Môi trường giao làm Phó đoàn kiểm tra môi trường tại Formosa. Thậm chí, trước đó ông này cũng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng vì liên quan đến sai phạm tại Formosa.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần xử lý người đưa tin thất thiệt vụ ông Nguyễn Xuân Quang

Soha

3-10-2017

Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà. Ảnh: Soha

“Trường hợp ông Nguyễn Xuân Quang theo tôi nắm bắt được thì cơ quan điều tra chỉ xác định mất bao nhiêu, còn không có từ nào liên quan đến phong bì”, Bộ trưởng Hà nói.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/10, phóng viên đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà nêu ý kiến đánh giá khi vụ việc mất trộm gần 400 triệu của Cục phó Nguyễn Xuân Quang có gây “dư luận” thắc mắc về việc khuất tất trong quá trình thanh tra không?

Trung Quốc giảm ô nhiễm môi trường, chấp nhận tăng trưởng chậm, còn Việt Nam thì sao?

LTS: Trung Quốc đã có quốc sách phát triển năng lượng sạch, chấp nhận phát triển kinh tế chậm, khi họ đề raKế hoạch mới của Bộ Bảo vệ Môi trường đặt mục tiêu xử lý không khí ô nhiễm ở Bắc Kinh, Thiên Ân và các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây và Sơn Đông. Kế hoạch sẽ giảm dùng than cho hoạt động phát điện và giảm khí thải các phương tiện giao thông“.

Trong khi Bộ TNMT Việt Nam vẫn theo đuổi và phát triển nhiệt điện than, với dàn khoa bảng quan chức ra sức nguỵ biện cho việc khai thác loại năng lượng này trước những bộ óc mù quáng của giới lãnh đạo.

Góp ý với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc

Lê Phú Khải

2-10-2017

Góp ý của tôi chỉ gói gọn trong một câu phát biểu của Thủ Tướng ở Hội nghị quan trọng về Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua.

TT Nguyễn Xuân Phúc thị sát Đồng bằng Sông Cửu Long bằng trực thăng. Nguồn: Tin tức 24h

Khi nói đến khái niệm con đê thì đa số người Việt Nam chúng ta nghĩ ngay đến hệ thống đê điều ở Miền Bắc. Vì thế, trong cuốn sách nhan đề “Đồng bằng sông Cửu Long- 40 năm nhìn lại” (NXB Thanh Niên-2015) tôi đã giải thích rõ ràng “Đê ở miền Bắc là để ngăn nước dâng tràn hai bên bờ sông về mùa lũ. Còn khái niệm đê bao ở Đồng bằng sông Cửu Long là để ngăn cách vùng nhiễm mặn với vùng ngọt. Đê bao lửng ở Đồng bằng Sông Cửu Long là con đê đắp tạm thời để làm lúa hè thu rồi cho nước chảy tràn đón cá, đón phù sa bón ruộng…Sau đó lại làm lúa đông xuân. Đê ngậ mặn như ở vùng Sóc Trăng là để chống mặn xâm nhập đồng ruộng. Nhiều người hông hiểu những khái niệm này nên hễ cứ nói đến đê ở Đồng bằng sông Cửu Long là dị ứng!!!

Yêu cầu ngừng chặt hạ cây cổ thụ, di sản vô giá và là Lá Phổi Xanh của Hà Nội

Change.org

Thỉnh nguyện thư gửi ông Nguyễn Đức Chung và ông Eric Sidgwick Giám đốc ADB tại Việt Nam

29-9-2017

Những cây xanh đã được đánh dấu để chặt hạ. Nguồn: internet

Hà Nội ngày 16 tháng 9 năm 2017

Thưa  các ông:

– Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Eric Sidgwick, Giám đốc ngân hàng Phát triển châu Á/ADB tại Việt Nam

Chúng tôi, những công dân Việt Nam và yêu Hà Nội, đồng ký tên sau đây nghiêm túc và khẩn cấp yêu cầu ông Chung, với tư cách người đứng đầu chính quyền TP Hà Nội, ra lệnh ngừng ngay việc chặt phá và di chuyển cây xanh cổ thụ cho tuyến đường sắt Metro 3 để tìm phương án giải quyết những sai lầm nghiêm trọng của dự án mà nhóm công dân HN đã đề nghị & liên lạc qua lại suốt 1 năm nay với Ban quản lý (BQL) Dự án và ngân hàng ADB (nơi cho vay tiền dự án):

“Đắm đò nhân thể rửa trôn”!

Lê Phú Khải

29-9-2017

Nước biển dâng và xâm nhập mặn đang đe dọa sinh kế của người dân ĐBSCL. Nguồn: Dân Trí

Tôi mượn câu tục ngữ này của ông bà ta xưa kia làm đầu đề cho bài viết về Đồng bằng sông Cửu Long, nhân cuộc hội nghị lớn diễn ra vào hai ngày 26 và 27 tháng 9 vừa qua do thủ tướng CP Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với những khẩu hiệu mới như: Chuyển đổi sản xuất, “Chung sống với mặn”!

Trong cuốn sách nhan đề: “ Đồng bằng sông Cửu Long- 40 năm nhìn lại” (360 trang, NXB Thanh Niên ấn hành năm 2015) tôi đã nhấn mạnh:

Hải Dương: ‘Vòi rồng, roi điện giải tán biểu tình’

BBC

26-9-2017

Hình ảnh quan tài đặt ngay lối vào cổng công ty dệt Pacific Crystal hồi tháng 7. Phía sau là căn lều người dân Hải Dương dựng lên để phản đối. Ảnh: Reuters

Tin nói 500 công an được huy động ngày 25/9 để giải tán người biểu tình phản đối ô nhiễm liên quan nhà máy dệt Pacific Crystal ở Hải Dương.

Trong khi đó, báo địa phương Hải Dương lại nói cơ quan chức năng “đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích nên việc giải tỏa không gặp sự phản đối của người dân”.

Phải bảo vệ các nhà báo trước cái bẫy tài liệu mật ở Đà Nẵng

FB Hoàng Hải Vân

25-9-2017

Ảnh: Báo PLO

Khi báo chí đồng loạt đăng tải Công văn của cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an gửi chính quyền TP. Đà Nẵng đề nghị hợp tác cung cấp tài liệu để điều tra 9 dự án và 31 nhà, đất công sản, có nghĩa là cuộc điều tra này không thuộc diện “Mật”, “Tối mật” hay “Tuyệt mật”. Kèm theo đó là danh sách 9 dự án và 31 địa chỉ công sản cũng được báo chí đăng tải, có nghĩa là các địa chỉ này cũng không nằm trong ba cấp độ Mật nói trên.

Một số báo còn nêu các công sản này được bán mà không qua đấu giá và nêu cụ thể những số tiền chênh lệch mua đi bán lại lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tên doanh nghiệp và tên người được ưu ái hưởng sự chênh lệch khủng này cũng được nêu ra, đó là ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) và công ty của ông ta. Nhưng báo chí thông tin tới đó thì dừng lại, mặc dù từ các đầu mối được chỉ ra, các nhà báo rất dễ dàng dùng nghiệp vụ của mình để tìm hiểu tiếp: Vì sao công sản được bán cho tư nhân mà không qua đấu giá? Cơ quan nào, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về sự thiệt hại nghiêm trọng của tài sản quốc gia trong những phi vụ này?

Trung Quốc vũ khí hóa nguồn nước

Thanh Niên

Ngọc Mai

3-9-2017

Trung Quốc được cho là đang nắm trong tay một loại vũ khí đặc biệt, đủ sức “đe dọa” 1/4 dân số thế giới mà không tốn một mũi tên viên đạn.

Sở hữu cao nguyên Tây Tạng cùng hơn 87.000 con đập lớn nhỏ, Trung Quốc đang nắm ưu thế đầu nguồn của 10 con sông lớn cung cấp nước cho gần 2 tỉ người ở các nước phương nam.

Chính phủ dừng nhận chìm, dân biển mừng rơn!

LTS: Bài trên báo Pháp Luật TP dưới đây, cho thấy dư luận đã lắng xuống sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng quyết định dừng biện pháp nhấn chìm chất nạo vét xuống biển, thay vào đó, đưa những chất ô nhiễm này lên bờ, đổ xuống cạnh bờ để lấn biển.

Sự kiện này có thể được ghi nhận: báo chí, các nhà khoa học và người dân đã thành công khi tiếng nói phản đối của mọi người đã giúp bảo vệ khu bảo tồn Hòn Cau. Nhưng sự thành công này đã che lấp mối nguy kinh hoàng hơn cho hàng triệu dân cư ở Bình Thuận, bởi chính họ là những người sẽ phải sống chung với ô nhiễm khí thải, xỉ thải từ các nhà máy và tàu than xả ra ngay trên bờ và duyên hải, đe doạ sức khoẻ họ, kể cả thai nhi.

Ánh sáng mặt trời và gió: Nguồn năng lượng ưu việt bền vững cho nhân loại trước biến đổi khí hậu

Kỹ sư Phạm Phan Long

Viet Ecology Foundation

California, tháng 8/2017

Năng lượng tái tạo từ gió và ánh sáng mặt trời đã nhanh chóng vượt qua các nguồn năng lượng hóa thạch, hạt nhân và cả thủy điện vì hiệu quả kinh tế cao và phát thải thấp. Bài này trình bày về hiện tượng biến đổi khí hậu và so sánh các nguồn năng lượng qua yếu tố y tế, môi sinh và kinh tế để kết luận: Ánh sáng mặt trời và gió là hai nguồn năng lượng ưu việt bền vững cho nhân loại trước biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu

Ngày Nước Thế Giới 2017 với chủ đề nước thải: Đi thăm khu nhà máy xử lý nước thải và hệ thống bổ sung tầng nước ngầm tại quận Cam

LTS: Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam là do xả thải trực tiếp ra môi trường ngày càng nhiều, dân số và du khách tăng, không gian nước thu hẹp dần. Cho đến nay, vấn đề vệ sinh công cộng hoàn toàn không được chính quyền trong nước quan tâm, báo cáo chính thức 2016 cho biết 95% nước thải không được xử lý.

Thực tế gần như 100% không có xử lý vì ngay Hà Nội, nhà máy nước thải chỉ đủ cho 25% lưu lượng vì không có hệ thống thu hồi nước thải riêng biệt với nước mưa. Đây là mô hình phát triển tự huỷ đã tới mức đe dọa, báo động phải cấp bách chuyển hướng. Mô hình quản lý môi sinh và an ninh nguồn nước hiện đại nhất thế giới ở ngay tại quận Cam. BS Ngô Thế Vinh và thân hữu gần đây đã viếng thăm toàn bộ hai nhà máy nước thải và nước sạch GWRS tại Fountain Valley, có viết bài tường trình, giới thiệu cùng độc giả Tiếng Dân bên dưới.

Nhà máy Advanced Treatment Plant của GWRS, đã hoàn tất việc xây dựng năm 2008. Kỹ sư Phạm Phan Long là người phụ trách thiết kế hệ thống giải nhiệt cho toàn bộ nhà máy này với những máy bơm công suất hàng ngàn mã lực, không thể để nóng quá mức báo động, máy sẽ ngừng chạy. Ông Long xác nhận, phần này là phụ (không trực tiếp thuộc vào quy trình thanh lọc nước) nhưng gặp nhiều gay go vì những giới hạn kỹ thuật khắt khe lần lượt hiện ra theo tiến trình thiết kế, lúc đó không có mô hình nhà máy nào lớn như thế đã được thực hiện để phỏng theo, hay kinh nghiệm để phòng bị.

Nóng: Không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát xuống biển!

Pháp luật TP

Phương Nam

9-8-2017

Ảnh: Pháp luật TP

Bộ TN&MT thống nhất phương án mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề xuất, toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

Ai bỏ qua thủ phạm “giết người hàng loạt”?

Blog RFA

Võ Thị Hảo

8-8-2017

Điệp khúc “bom nước”:

Lũ quét kinh hoàng ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Ảnh: Đinh Tuấn

Trong đêm ấy, khi anh Giàng A Hù (39 tuổi) phát hiện lũ quét đã đưa vợ và con chạy thoát thân. Thế nhưng nghĩ đến đàn lợn 15 con- tài sản lớn nhất và duy nhất của gia đình có thế bị đất đá đè chết, anh vội quay lại mở của cho đàn lợn chạy ra ngoài. Cùng lúc này, lũ ống và các tảng đá sập xuống khiến anh Hù nằm lại mãi trong lòng đất. Khi cả dòng họ đang tất tưởi đi tìm thi thể anh Giàng A Hù thì bàng hoàng phát hiện , 4 người cháu cũng bị lũ cuốn khi đang ngủ ở chòi chăn trâu cách nhà gần 5 km…

Hoàng Đức Bình bị khởi tố thêm một tội danh

Tuấn Khanh (ghi)

8-8-2017

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình. Ảnh: internet

Tin từ gia đình của nhà tranh đấu vì môi trường Hoàng Đức Bình cho biết, vào cuối tháng 7/2017, công an Nghệ An đã quyết định khởi tố thêm một tội danh nữa với anh. Như vậy cho đến nay, Bình đã bị khép tất cả là 3 tội danh.

Theo luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Lê Luân, thì Hoàng Đức Bình bị cáo buộc vào điều 257 (chống người thi hành công vụ), điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân) và điều 143 (hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản).

Các giải pháp công trình thủy lợi chống ngập úng TP HCM là bảo vệ khu vực giàu, đẩy ngập úng đến khu vực nghèo

TS Nguyễn Đức Thắng

7-8-2017

1- Quyền lực và ý chí chinh phục thiên nhiên:

Tp. HCM không có LŨ, LỤT, gây thảm họa chết người và thiệt hại tài sản. Thành phố chỉ có NGẬP ÚNG, gây phiền toái mà thôi. Nước cống rãnh, phân, rác các loại thực sự đã làm ướt bẩn chân người dân. Trước Đổi Mới (năm 1986) ngập úng ít xẩy ra, kể cả sau những cơn mưa lớn. Tuy nhiên khoảng 20 năm gần đây, theo đà với sự phát triển bùng nổ của Tp. HCM, ngập úng ngày càng gia tăng gây bức xúc thường xuyên cho dân.

“Dòng sông bên lở bên bồi” và “Nước chảy chỗ trũng” là hai qui luật khoa học được phát hiện không tốn 1 xu

TS Nguyễn Đức Thắng

7-8-2017

Sạt lở bờ sông ở An Giang ngày 22/4, nhấn chìm 14 căn nhà. Ảnh: Thiên Nhiên.

Tuần vừa qua, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cho chúng ta ăn no đủ những thông tin về sạt lở đất bở sông, bờ biển. Cũng đúng là còn nhiều nhà khoa học thường “tô hồng” cho những hô hào hay cao hứng của các lãnh đạo.

Bao nhiêu năm nay rất nhiều quy hoạch tổng thể/ chiến lược này, nọ, kia; cho cả nước, cho vùng, cho khu vực, cho địa phương (cho giai đoạn 5, 10, 15 và 20 năm) đã sử dụng khá nhiều nguồn lực trong và ngoài nước (thuế của dân), làm xong rồi cất ngăn kéo.

Có phải nơi bãi nhận chìm bùn cát thải từ NM điện Vĩnh Tân chỉ có cát không thôi?

TS Lê Xuân Thuyên

7-8-2017

Đâu phải ở nơi đó không có ai

Cộng đồng đang tỏ rõ sự quan tâm lo lắng trước việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát xuống vùng biển gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Bình Thuận) và đã được Bộ TN&MT đồng ý về nguyên tắc. Không chỉ có vậy, nếu vấn đề êm xuôi thì công ty này còn có thể xin đổ thêm nhiều triệu mét khối bùn thải nữa trong thời gian tới.

Bộ ‘Tàn phá’ Tài nguyên Môi trường?

LTS: Sáng nay, báo VietNamNet có đăng bài: “Bộ trưởng Trần Hồng Hà muốn ‘nói hết’ về nhận chìm”. Trong bài, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định: “Từ góc độ lập pháp, không phải chỉ qua việc này, chúng tôi đã thấy còn khiếm quyết trong quy định về ĐTM. Chẳng hạn, luật hiện hành là chưa có ĐTM thì chưa được cấp phép đầu tư. ĐTM làm sớm thế thì làm sao đã có cơ sở để làm tốt. Tôi cho rằng cần sửa đổi theo hướng khi dự án đã thiết kế xây dựng đầu tư thì đồng thời làm ĐTM“.

Ông Trần Hồng Hà phát biểu như thế, có lẽ nên đổi tên cái bộ mà ông làm bộ trưởng thành “Bộ Tàn phá Tài nguyên Môi trường”! Mục đích của ĐTM để tìm ra các tác động có khả năng xảy ra, trước khi tiến hành dự án. ĐTM làm cơ sở để quyết định có nên thực hiện dự án đó hay không, nhưng ông Trần Hồng Hà muốn sửa luật lại, cho phép doanh nghiệp đầu tư dự án rồi mới bắt đầu làm ĐTM.

Trường hợp ĐTM cho ra kết quả là dự án sẽ tàn phá môi trường, gây hiểm họa nghiêm trọng đối với đời sống người dân, nhưng dự án đã được phép đầu tư rồi (theo ý của ông Hà), thì làm sao đây hả ông? Ông có đủ tiền để đền bù thiệt hại do dự án này gây ra, như trường hợp Formosa Vũng Áng?

Formosa: Kẻ hủy diệt

Mekong Review

Tác giả: Calvin Godfrey

Dịch giả: Song PhanTrung Nguyễn

Hiệu đính: Nghĩa Bùi

1-8-2017

Ảnh minh hoạ của Oslo Davis

Mỗi sáng Chủ Nhật hồi tháng 5 năm 2016 một bầu không khí thiết quân luật bao trùm trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty viễn thông của nhà nước đã chặn các từ “Formosa”, “cá chết” và “biểu tình”.

Công an có mặt khắp nơi. Một ít người gan lì lên tiếng phản đối đã bị hốt đi trước khi kịp đi bộ vài chục thước.

Cả trăm tấn cá chết dạt vào các bãi biển miền Trung nghèo khó, đẩy đất nước vào cơn sôi sục. Hàng triệu ngón tay nhanh chóng trỏ vào một nhà máy thép khổng lồ do Tập đoàn Formosa Plastics cung cấp vốn — một con bạch tuộc dầu khí và hoá chất có trụ sở tại Đài Bắc. Không mấy ai ở Việt Nam biết nhiều về lịch sử của Formosa, nhưng họ đều sợ và ghê tởm nó.

Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000

Người Việt

4-8-2017

Biểu tình giữa tháng 4/2015 phản đối Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm, khiến quốc lộ 1, đoạn chạy qua Tuy Phong, Bình Thuận bị tắc suốt hai ngày. Sau vụ Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm trên đất liền, Vĩnh Tân 1 hứa hẹn gây ô nhiễm dưới biển. Ảnh: internet

VIỆT NAM (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Việt Nam đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.

Nhân danh khoa học để phá hoại đất nước!

LTS: Về sự kiện Vĩnh Tân 1, báo Năng lượng Việt Nam có bài viết của ba vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy Phùng, PGS TS Nguyễn Cảnh Nam và  PGS TS Vũ Thanh Ca, gửi Thủ tướng Chính phủ, nói rằng: “Trong số các ý kiến phản biện, hay thư góp ý có rất nhiều ý kiến có nội dung cảm nhận, định tính và không dựa trên cơ sở khoa học, không cung cấp những thông tin chính xác mà còn tạo ra nhiễu loạn thông tin, có khả năng gây ra những bất ổn xã hội và cản trở những hoạt động kinh tế bình thường để phát triển đất nước“.

Mặc dù mang danh là các nhà khoa học, những người có học hàm, học vị, nhưng các nhà khoa học này đã không vận dụng những kiến thức khoa học của mình để bảo vệ môi trường đất nước và người dân. Các vị này đã im lặng, không hề lên tiếng về những báo cáo gian trá đánh giá tác động môi trường, mạo danh các nhà khoa học, để Vĩnh Tân 1 có được giấy phép đổ chất thải xuống biển, tàn phá môi trường Việt Nam. Các nhà khoa học này chẳng hề bận tâm gì về chuyện Vĩnh Tân có được giấy phép nhấn chìm chất thải xuống biển nhờ sự lừa đảo!

Vụ nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải: Phải đánh giá toàn diện các tác động

LTS: Chính quyền đã không buộc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận trách nhiệm gì về các báo cáo thiếu sót và nhất là việc mạo danh các nhà khoa học. Họ cũng không rút giấy phép của Vĩnh Tân 1 về việc nhấn chìm chất nạo vét ở biển, ngược lại họ đã huy động Viện Hải dương học Nha Trang khảo sát đáy khu vực này và giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phụ trách việc khảo sát, đánh giá phương án, giải pháp bảo vệ môi trường trước hoạt động nhận chìm chất thải xuống biển của Vĩnh Tân 1.

Tại sao chính quyền có thể làm ngơ trước hành vi xem thường luật pháp của Vĩnh Tân 1, cũng như sự xúc phạm của công ty này đối với các nhà khoa học nói riêng và của người dân nói chung? Tại sao Bộ Tài nguyên Môi trường lại đưa viện khảo cứu và viện hàn lâm vào phục vụ công việc khảo sát cho Vĩnh Tân 1, trong khi Vĩnh Tân 1 đã không làm tròn nhiệm vụ, không rút báo cáo, không nghiên cứu lại và nhất là công ty này có hành vi lừa đảo Bộ Tài Nguyên Môi trường và người dân?