Nhiệm vụ bất khả thi (Mission impossible)!

FB Mạnh Kim

9-1-2018

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Một nghiên cứu về tội phạm kinh tế tại Bắc Việt thời chiến tranh (*) cho biết, tình trạng tham nhũng của cán bộ lẫn quân đội từng là vấn đề được xem là sống còn. Một báo cáo cho thấy, những năm 1960, “tham nhũng là vấn đề xã hội nghiêm trọng nhất Bắc Việt và đa số cán bộ đều nhận hối lộ”. Đáng chú ý là nhiều con cái cán bộ đã dính vào các vụ trộm cắp. “Có 1.500 thiếu niên móc túi ở Hà Nội. Hầu hết là con cán bộ, thậm chí cán bộ cấp cao. Những thiếu niên này liên quan 30-40% các loại tội hình sự như tội phạm chuyên nghiệp”…

Con cái cán bộ bây giờ không chỉ móc túi ngoài phố và tham nhũng ngày nay không phải hối lộ vặt. Một ghi nhận chi tiết (GAN Business Anti-Corruption Portal, 9-2017) – tổng hợp từ báo cáo World Bank, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Minh bạch Quốc tế, Diễn đàn Kinh tế Thế giới… – đã cung cấp một bức tranh ảm đạm về tham nhũng Việt Nam. Tham nhũng mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi ban ngành, mọi tổ chức… Các định chế kiểm soát trật tự xã hội và luật pháp lại là nơi xảy ra tham nhũng đặc biệt tồi tệ. Trừ các bản án chính trị và tội phạm kinh tế quốc gia, gần như chẳng có án hình sự nào là không thể “chạy”.

Khi chính trị bảo thủ cản trở VN hóa thành con Hổ kinh tế Á châu

Phương Thơ

6-1-2018

Ảnh: Getty Images

Tại Á châu là cái nôi có sức mạnh tăng trưởng kinh tế kỳ diệu, có nhiều nền kinh tế con Hổ hình thành khá sớm, đó là Hàn Quốc, đó là Đài Loan, sau này muộn hơn thì có con Rồng TQ, kinh nghiệm xa hơn là Nhật Bản, gần đây là Malaysia,…

Đặc tính những con Hổ, con Rồng kinh tế này nó xuất phát cũng không có gì đặc biệt cả, nó cũng giống như VN thôi. Tuy nhiên khác biêt ở đây là rất lớn, đó là chính trị bảo thủ của VN, là tôn sùng chủ nghĩa cá nhân quá điên dại khiến quốc gia này bị triệt tiêu mọi thứ trong sáng kiến đổi mới kinh tế, chinh trị. Thí dụ ta hay nghe những lãnh đạo nhà nước, hay tất cả những cơ quan cấp bộ, rồi đến khoa học, giáo dục,… đều chi phối bởi tư tưởng Hồ Chí Minh, Lý luận cao cấp chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lênin ,… đó là những chủ thuyết áp đặt quá cực đoan lên hầu hết mọi lĩnh vực của đất nước này và người tài giỏi thì lại không thông mấy thứ đó lên bỏ chạy ra nước ngoài làm việc.

Chuyện của xăng

FB Bùi Văn Thuận

6-1-2018

Ảnh: internet

Như quý vị đã biết, xăng RON 92 đã bị cấm bán, xăng RON 95 tăng giá chóng mặt. Cả hai việc này đều nhằm mục đích: Hoặc phải móc thêm nhiều tiền cống nạp để đổ RON 95 an toàn; hoặc đổ xăng E5 (chưa kiểm chứng về an toàn) nhằm cứu các nhà máy ethanol nghìn tỷ công nghệ Tàu đang đắp chiếu, bù lỗ.

Đầu năm “chém gió” hiệu xe VinFast

Phương Thơ

2-1-2018

Mẫu xe của VinFast được độc giả Việt Nam lựa chọn nhiều nhất. Ảnh: internet

Trong hành động đầu năm mới Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “chém gió” về xe hơi thương hiệu Việt Vinfast, và họ khoe khoang thành tích Tập đoàn Vinfast  này sẽ chuẩn bị sản xuất 100.000 – 200.000 xe/năm. Đến 2025, công suất xe VinFast được nâng lên 500.000 chiếc. Và hiệu xe  VinFast của VinGroup sẽ hướng đến quy mô dẫn đầu về sản xuất xe và xuất khẩu xe hơi tại Đông Nam Á, với thương hiệu Việt, là một thương hiệu VN nổi tiếng tinh khiết, đẳng cấp, được tôn trọng, được đáng giá cao trên thế giới,…

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gian dối trơ trẽn!

FB Ngô Nguyệt Hữu

31-12-2017

Ảnh: internet

Vẫn như mọi khi, EVN ra thông báo việc EVN cố tình hạch toán sai để trốn 1.935 tỷ tiền thuế (theo kết luận thanh tra và quyết định truy thu của Bộ Tài Chính) là nhằm “nỗ lực giảm chi phí”.

Việc hạch toán sai của EVN cụ thể:

Kinh tế Việt Nam 2017: bóng ma Trung Quốc ám ảnh

Blog VOA

Lê Anh Hùng

29-12-2017

Chủ tịch Trần Đại Quang phát biểu tại buổi tọa đàm về họp tác kinh tế VN-TQ. Ảnh: Quang Tùng, báo TG&VN

Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê đã công bố các số liệu về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2017.

Với một loạt chỉ số ấn tượng, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% và cao nhất kể từ năm 2008 đến nay, cơ quan thống kê quốc gia xem ra đã xua tan những nghi ngờ trước đó rằng chính phủ phù phép số liệu hay báo cáo láo.

Bán cổ phần SABECO – Sự phá sản của chính sách quả đấm kinh tế

FB Nguyễn Ngọc Chu

21-12-2017

Ảnh: internet

Chiều ngày 18/12/2017, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, 343 662 5b7 cổ phần của SABECO (53,59% vốn điều lệ) đã được nhà tỷ phú Thái gốc Hoa mua trọn với tổng số tiền tương đương 4,85 tỷ USD.

Tại Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam hôm qua ngày 20/12/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “ Vì sao thương vụ bán cổ phần Sabeco thành công lớn như thế? Nhà đầu tư họ thấy niềm tin thị trường, niềm tin xã hội vào Chính phủ, vào kinh tế vĩ mô của Việt Nam”…

Chuyện tình Việt – Thái

FB Lê Nguyễn Hương Trà

20-12-2017

Ông Don Lam (bìa trái) và thủ tướng Phúc. Ảnh: internet.

Gây chấn động mấy ngày qua là việc Vietnam Beverage – do ThaiBev gián tiếp sở hữu 49%, đã mua trọn lô cổ phần Sabeco từ Bộ Công Thương với mức giá 320.000 đồng/cp; tương ứng tổng giá trị gần 5 tỉ USD trong phiên 18/12. Theo đó, tỉ phú Thái ông Charoen Sirivadhanabhakdi vừa thâu tóm xong 53,59% vốn Sabeco.

Đây cũng là thương vụ thoái vốn có giá trị lớn nhất của Nhà nước từ trước tới giờ. Vậy ai đứng sau tư vấn…kèo thơm này!?

Vũ “nhôm” – anh là ai?

FB Ngô Nguyệt Hữu

19-12-2017

Vũ “nhôm”. Ảnh: internet

Sau thời Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bí Thanh, Đà Nẵng phút chốc rơi vào chốn “quần ngư tranh thực” trong mắt của đám đông với bữa tiệc mang tên “Biệt thự trên bán đảo Sơn Trà” – bàn thiêng của xứ Quảng Đà xưa.

Bí thư Nguyễn Bá Thanh mất, người được nhắc nhiều nhất tại Đà Nẵng không phải là Bí thư mất chức Nguyễn Xuân Anh hay Chủ tịch tại vị Huỳnh Đức Thơ, mà chính là ông Vũ “nhôm”.

Về chuyện “Trung Quốc đã trở thành siêu cường công nghệ”

Nguyễn Thái Nguyên

19-12-2017

Alibaba là tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc. Ảnh: internet.

Nhân đọc bài báo: Đáng sợ: Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu” của David Dodwell đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Shouth China Morning Post) do Hồng Thủy dịch đăng trên Giáo dục Việt Nam ngày 29/3/2017. Bài báo này thật ra đã đăng trên rất nhiều tờ báo cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh không chỉ ở HK mà cả ở TQ và nhiều nước khác như là một phát kiến mới, một sự kiện gây chấn động…. Cũng đã đăng bằng tiếng Việt trên một vài trang mạng khác ở VN. Gần đây, ngày 14/12, một bạn đọc đã chuyển cho anh Trần Đức Nguyên bài báo này và anh Trần Đức Nguyên đã nêu một gợi ý khó với chủ ý: chúng ta đánh giá thế nào nội dung bài viết này? Đây là một vấn đề không đơn thuần về mặt khoa học công nghệ mà có những nội dung thật giả được pha trộn vào nhau bằng nghệ thuật chữ nghĩa phục vụ cho ý đồ chính trị nên hết sức phức tạp.

Uber và Grab đang làm rạn nứt lý thuyết kinh tế học chính trị marxist

Bauxite VN

Vũ Cao Đàm

17-12-2017

Ảnh: internet

1. Dẫn nhập

Năm 1990, sau “Future shock” (1970) và “The Third Wave” (1980), Alvin Toffler cho ra mắt cuốn sách đặc sắc “Powershift”. Bản dịch tiếng Việt đặt tên cuốn sách là “Thăng trầm quyền lực”, nhưng thực ra cuốn sách không nói về sự thăng trầm của quyền lực, mà nói về sự chuyển dịch của quyền lực, đúng như tên gọi tiếng Anh “Power-shift”. – Ở đây, Toffler bàn về sự chuyển dịch từ quyền lực tài chính sang quyền lực thông tin, bản chất sự chuyển dịch về quyền lực đang diễn ra từng ngày trong thế giới đương đại. Nó được thể hiện ngày càng rõ nét từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ Tư.

Khi Thailand chính thức tước đoạt quyền sở hữu thương hiệu Sabeco của VN

Phương Thơ

17-12-2017

Ảnh: internet

Tổng Trọng đang trên đà của đỉnh cao quyền lực. Nhiều người hay nói bác Trọng là Lú lẫn thì nhầm lẫn tai hại, mà trái lại ông Trọng là con người cực kỳ tỉnh táo.  Một mình ông ta có thể làm lu mờ APEC khi im lặng. Nhiều tin vịt đồn đoán bác Tổng nhà ta bị quản thúc tại gia khi VN tổ chức APEC, vì sợ bác quậy phá. Rốt cuộc phút chót bác Tổng Trọng mới là diễn viên chính trên sân khấu chính trị và kinh tế VN khi bác dành mấy chục quả đại bác chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình, đó là đặc cách tiếp đãi lãnh đạo mà Tổng Trọng đại diện cho chế độ CSVN dành cho “quốc khách đặc biệt nhất”.

Ông Tổng thống Mỹ Donald Trump dù trước ấy ghé thăm TQ theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình, dù Trump có được Tập Cận Bình và chóp bu lãnh đạo cao cấp nhất của đảng CS Trung Quốc tiếp đón như một vị Hoàng đế Trung Hoa là thảm đỏ trải dài và dày hơn bất cứ những gì từ trước tới nay kể từ khi lịch sử Trung Hoa ra đời. Vậy mà Trump tới VN chỉ là hạng cò con là tới VN đúng giờ đi về vội vã nhanh hơn dự kiến.

Thế lực nào bảo kê cho ông Trịnh Văn Quyết?

LTS: Công cuộc đốt lò của cụ Tổng có vẻ như không phải củi nào cũng bị mang ra đốt, bởi có nhiều cây củi khô, chỉ cần cho vào lò là cháy ngay, nhưng chúng vẫn còn nằm lăn lóc đâu đó, bởi sự ưu ái của phe nhóm lò. Tuy nhiên, cũng có những cây củi tươi, chưa sẵn sàng để đốt, nhưng chúng cũng bị cho vào lò, cháy trụi.

Trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC là một khúc củi khô to tướng, lăn tới miệng lò nhưng có vẻ như vẫn chưa sẵn sàng để phe nhóm lò cho vào đốt, vì sao? Xin giới thiệu hai bài viết của blogger Lê Nguyễn Hương Trà và Ngọc Bảo Châu, để quý độc giả có cái nhìn rõ hơn về công cuộc đốt lò này.

Hệ thống mậu dịch đa phương sẽ đi về đâu?

Project Syndicate

Tác giả: Daniel Gros

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Lời Người Dịch: Hung đồ Hán hoá dân Việt và xâm chiếm biển Đông của Trung Quốc là một thảm hoạ cho Việt Nam. Chính sách viện trợ phát triển của Trung Quốc cho châu Phi không hỗ trợ cho một khuôn mẫu dân chủ, kinh tế thị trường tự do và tinh thần trọng pháp, nên triển vọng dân chủ hoá và phát triển tiêu tan.

Trung Quốc đã hưởng lợi nhất trong thời kỳ toàn cầu hoá vì tận dụng các nguyên tắc tự do trong luật mậu dịch quốc tế để xuất cảng. Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ luật lệ khi đạt vị thế hàng đầu trong nền kinh tế quốc tế.

Nợ? Không lo! Đã có dân trả

Blog VOA

Trân Văn

20-11-2017

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. Hình: Trích từ website của The Economist

11 bộ (Kế hoạch – Đầu tư, Tài nguyên – Môi trường, Khoa học – Công nghệ, Giao thông – Vận tải, Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Thông tin – Truyền thông, Công Thương, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Xây dựng), chính quyền hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và hai tập đoàn nhà nước là Than – Khoáng sản (TKV), Điện lực (EVN), vẫn chưa khảo sát xong và chưa có báo cáo cuối cùng về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Việt Nam thì 11 bộ, chính quyền hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và TVN, EVN sẽ phải kháo sát, báo cáo về năm khía cạnh có liên quan tới dự án này: Chủ trương, hiệu quả sử dụng vốn, công nghệ, thị trường, sản phẩm.

Hỏi ông Lê Minh Hưng – Thống đốc ngân hàng Việt Nam?

Blog RFA

VietTuSaiGon

19-11-2017

Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc ngân hàng NNVN. Ảnh: internet

Một chế độ chính trị mạnh hay yếu được biểu hiện qua 3 khả năng cơ bản: Khả năng cung cấp dịch vụ an sinh thiết yếu; Khả năng bảo tín an ninh tiền tệ và bí mật an ninh tiền tệ cho nhân dân; Khả năng ổn định chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong quốc gia. Ba khả năng này là một tam giác đều không thể xê dịch, chỉ cần một trong ba cạnh co giãn thì dẫn đến tam giác này không còn là tam giác đều và quốc gia sẽ có những biến chuyển theo chiều hướng xấu đi. Nếu mất một trong ba cạnh, quốc gia tự tan rã. Mà chỗ tan rã đầu tiên chính là chế độ chính trị đang ngự trị trên quốc gia đó.

Nhận diện giới ‘tư bản đỏ’ tại Việt Nam

Người Việt

Văn Lang

30-10-2017

Công viên Chi Lăng (đường Tự Do cũ), bị tư bản đỏ xâm lăng “xẻ thịt” xây thành trung tâm thương mại để kinh doanh. Hình: Văn Lang/Người Việt

Khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, tại một quán cà-phê “cóc” gần hội sở của một tờ tuần báo Văn Nghệ tại Sài Gòn. Bữa đó, tình cờ có sự hiện diện của mấy gương mặt “lớn” một thời sáng giá của thành phố này.

Nhân bàn luận thời cuộc, chính trị (tình hình lúc đó đang sau “đổi mới” của Cộng Sản). Một ai đó đưa ý kiến, rằng hiện nay thì công an chỉ biết bảo vệ đảng, nhưng sau này kinh tế thị trường phát triển, thì công an sẽ “chuyển sang” bảo vệ các ông chủ doanh nghiệp, theo nguyên tắc: “Kẻ nào có tiền thì kẻ đó có… quyền!” Nhà văn S.N đã “gạt” đi, cho rằng ai đó vừa phát biểu là kẻ “nói bậy, nói bạ.”

Thực tế, sau mấy chục năm “đổi mới” – Theo đuổi kinh tế thị trường, định hướng cái đuôi “xã ngãi” của CSVN đã cho thấy nhận định của người bạn trẻ năm xưa nay đã là… hiện thực.

Cạn tiền, giảm biên chế, mở ra xáo trộn gay gắt

Blog VOA

Bùi Tín

1-11-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Dân ta có câu châm ngôn «khỏe vì gạo, bạo vì tiền». Khi hết tiền, mọi khó khăn sẽ đến, không còn sống bình thường được nữa .

Đất nước Việt Nam hiện ngân sách cuối năm đã cạn tiền. Nhiều huyện, tỉnh, thành phố nợ lương của cán bộ, viên chức 2, 3 tháng ròng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kéo còi báo động về nguy cơ «sụp đổ tài chính quốc gia» Do quản lý lỏng lẻo, các nhóm lợi ích chia chác ngân sách, tiền của của xã hội, các cấp quan chức đua nhau tham nhũng hàng nghìn, chục nghìn đồng, bị truy tố không ít, nhưng tiền thu hồi không đáng kể, tẩu tán hết rồi, thu lại chỉ chừng 3%!

Rất cần những vụ “Khải Silk”

FB Mai Quốc Ấn

27-10-2017

Chú thích của Mai Quốc Ấn: Anh Khải nói lấy dân làm gốc nhưng tôi thấy anh lấy gốc làm củi 30 năm nay… Ảnh: Soha

Ông Hoàng Khải, chủ thương hiệu Khaisilk đã cúi đầu xin lỗi và thừa nhận lụa Khaisilk là lụa Trung Quốc nhập vào 30 năm nay. Vụ việc này là một cú tát vào niềm tự hào hàng Việt. Đau đớn và… cần thiết!

Cần thiết để rà soát có bao nhiêu doanh nghiệp nhập hàng Trung Quốc rồi gắn mác “made in Vietnam” để gây ra sự đau đớn ấy? Điều này nhà báo Vũ Kim Hạnh – người vô cùng am hiểu hàng Việt gọi là “cây kim trong bọc”. Một trong vô số các “cây kim” lòi ra thôi. Tuy nhiên, xin phân biệt gia công hàng tại Trung Quốc (như iPhone) với nhập trực tiếp hàng Trung Quốc rồi thay nhãn mác.

Vụ Khai Silk – lời cảnh báo chậm về một thảm họa

FB Vũ Kim Hạnh

27-10-2017

Hàng hóa TQ đã đánh bại hành VN tên đất VN. Ảnh: internet

Ngày 26/10/ 2017, tôi ngồi trong hội trường diễn đàn Mekong Connect từ sáng đến chiều mà có đến 3 cú điện thoại gọi phỏng vấn và 2 nhà báo chờ trước cửa phòng họp về Khai Silk. Một tờ báo điện tử gọi giật người từng chập như đòi hợ hết hạn. Tôi từ chối hết. Vì mọi người đã nói đúng và đủ. Giờ nghĩ lại, tôi thấy cần nói một điều khác, theo tôi là thảm khốc hơn, cấp thiết hơn. Đó là sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc và sự thống lĩnh hung hãn của hàng Tàu.

Tại sao Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ năm 1999 bị trì hoãn?

FB Nguyễn Công Khế

22-10-2017

Ảnh: internet

Sáng hôm đó, tôi ngồi ăn sáng với chú Sáu Dân (tức TT Võ Văn Kiệt). Có điện thoại reo, chú Sáu đứng dậy nghe máy. Nghe điện thoại xong khoảng 5 phút. Ông ngồi xuống bàn nói: Sáu Khải (TT Phan Văn Khải) cho biết là lên đường đi New Zealand bằng tay không, tức là Bộ Chính trị lúc ấy không đồng ý ký Hiệp định song phương Việt-Mỹ nhân Hội nghị Apec tại đây mà hai bên đã thỏa thuận từ trước.

Ông Sáu rất phiền và thất vọng. Ông tiếp tục buổi ăn sáng và nói với tôi: bây giờ nếu muốn biết ký, ai có lợi và ai không có lợi, phân tích ra thì biết liền hà. Mỹ là một nền kinh tế lớn, ký hay không ký với ta họ không quan trọng lắm. Ta là một nền kinh nhỏ, èo uột và rất cần thị trường Mỹ. Ta không ký thì ta thiệt hại, Mỹ không bị ảnh hưởng gì cả. Ta không ký thì người có lợi nhất là Trung Quốc…Tôi còn biết ngay thời điểm đó, đại sứ Trung Quốc, luôn thăm dò lúc nào ta ký Hiệp định song phương với Mỹ, và họ muốn ngăn cản ra mặt.

Ông Sáu nói tiếp: Hồi chuẩn bị ký Hiệp định với các nước Asean, ông Đỗ Mười cho Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đem văn bản hỏi ý kiến vào đây, ông Sáu viết chữ “đồng ý” to tổ bố, và kéo dài chữ ký từ đầu trang kéo xuống cuối trang, như để hả hê vậy. Ông nói với tôi theo cách thường thấy ở ông: những việc như vậy “tao” ủng hộ hai tay hai chân.

Tôi có đọc Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, việc Hiệp định song phương với Mỹ không ký được theo lý giải này, thì do trước đó bà ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright trong một buổi gặp gở với TBT Lê Khả Phiêu đã hỏi một câu không tế nhị lắm về việc CNXH còn tồn tại được bao lâu, và ông Phiêu liền trả lời là còn lâu dài và CNXH sẽ là tất yếu. Tôi nhớ không được nguyên văn cho lắm, dù tôi cũng đã được nghe Ông Lê Khả Phiêu nhắc lại nhiều lần trong những buổi nói chuyện chính thức và không chính thức câu chuyện này. Nhưng tôi vẫn không tin là ông TBT lại tự ái cho dừng Hiệp định song phương quan trọng này lại, chỉ vì câu nói của bà ngoại trưởng Mỹ. Qua cách nói của ông Nguyễn Chí Trung trợ lý của TBT lúc đó về việc chuẩn bị đón tiếp TT Bill Clinton và ông Trung cho biết quan điểm của ông khi ông ấy đọc toàn văn bản Hiệp định Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định song phương với Mỹ ông đã khóc vì cho rằng VN đã mất độc lập và lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ và phương Tây. Như anh Hoàng Hải Vân có viết về nhân vật Nguyễn Chí Trung, thanh liêm không ai bằng mà bảo thủ cũng không ai sánh được. Tất nhiên không thể nhìn quan điểm của ông Trung để đánh giá hành động của ông Phiêu lúc đó. Nhưng tôi cũng xin nói một điều chắc chắn rằng, mọi việc vận hành trong cơ chế này, TBT luôn là người quyết định cuối cùng. Dù cứ cho cho rằng ông Đỗ Mười và có một vị tướng nữa có ảnh hưởng can ngăn.

Cái kịch bản đón tiếp vợ chồng TT Bill Clinton được chuẩn bị và phát biểu của TBT trong buổi tiếp đó cho chúng ta thấy được sự lúng túng và thái độ với Mỹ của ông Phiêu mà sau đó trong hồi ký của Bill Clinton có thuật lại một phần.

Sau khi đi dự Hội nghị Apec ở New Zealand về, ông Sáu Khải kể tôi nghe về chuyện ông phải nói như thế nào với TT Bill Clinton về việc đình hoãn ký HĐ song phương lần này. Ông nói nghe cũng hợp lý lắm: Ngài biết không, ở Mỹ có hội chứng Việt nam, còn ở Việt nam chúng tôi cũng có hội chứng Mỹ. Các cựu chiến binh của chúng tôi cũng còn một tâm trạng nặng nề lắm với cuộc chiến tranh vừa qua giữa Mỹ và VN. Chúng tôi cũng từng bước thuyết phục họ để hai nước chúng ta sớm ký được Hiệp định song phương này trong thời gian sớm nhất . Ông Sáu Khải kể: Mày biết không, Bill Clinton rất tình cảm với VN mình, ông ta dắt tao đi giới thiệu với nguyên thủ các nước: Ngài có biết đây là ai không? Đây chính là Ngài Phan Văn Khải, Thủ tướng của Việt nam. Ông còn đề nghị ông Khải rằng: Quan hệ VN và Mỹ có được như hôm nay là phải cảm ơn ông Thượng nghị sĩ John Kerry và ông John McCain, các ông ấy đổ xương máu ở chiến trường Việt nam và hiểu biết nhiều về VN, nên các ông ấy lên tiếng thúc đẩy quan hệ với VN, không ai nói gì tới các ông được. Còn tôi mà lên tiếng thì lập tức có người sẽ nói rằng tôi là người không đi chiến đấu ở VN, rất là khó thuyết phục họ.

Ông Sáu Khải thuật lại, khi Bill Clinton kể câu chuyện về một người bạn ông đi quân dịch sang chiến đấu ở Khe Sanh đã viết thư cho ông báo việc người bạn ấy sắp sửa rời VN vì đã làm xong nghĩa vụ quân dịch và sẽ rời khỏi Việt nam vào tháng 12 -1972. Bill Clinton nói rằng trong bức thư đó bạn của ông cho biết: Cuộc chiến tranh ở VN, sau khi đã được chứng kiến tận mắt, không đúng như những gì người ta đã nói với tụi mình ở Mỹ. Nhưng mình cũng xin báo với Bill một tin vui, tháng 12-1972 này, mình đã hết hạn quân dịch và sẽ sớm trở về nước Mỹ để gặp lại bạn bè và Bill. Bill Clinton nói đến đoạn đó và rút khăn lau nước mắt, bằng một kết thúc: người bạn đó đã vĩnh viễn nằm lại ở Khe Sanh VN, và không có ngày về, như đã hứa.

Khi nói chuyện với chúng tôi, nhiều lần chú Sáu Dân vẫn nói: Mình ở trong Bộ Chính trị nhiều năm và đã từng làm Thủ tướng, nhưng khi rời khỏi BCT, mình cảm thấy có quá nhiều điều còn luyến tiếc vì chưa làm được. Ví như năm 1997, khi Hồng Kông được trao trả về cho lục địa TQ, nếu thời cơ ấy, mình cho mở cửa Cam Ranh, biến Cam Ranh thành cảng thương mại, tranh thủ lúc các nhà kinh doanh lớn ở HK đang lúc hoang mang có thể rút khỏi nơi đây, ta mở được Cam Ranh lúc đó sẽ rất có lợi cho nền kinh tế. Và có thể ta tranh thủ lấy được khách hàng vào cảng biển từ Singapore nữa. Thế mà ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội vào tay các nước khác.

‘Cờ vây’ nhắm vào ông Đinh La Thăng?

Người Việt

15-9-2017

Ông Đinh La Thăng. Hình: Báo Tuổi Trẻ

Việc các báo Việt Nam đồng loạt tường thuật lời của Luật Sư Nguyễn Minh Tâm, người bào chữa cho cựu Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Đại Dương (OceanBank) Nguyễn Xuân Sơn được mạng xã hội cho là đòn “cờ vây” nhắm vào ông Đinh La Thăng – “người chỉ đạo” trong vụ này.

Ông Thăng là cựu chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PetroVietnam), cựu ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, cựu bí thư Thành Ủy Sài Gòn.

Những người giàu ở đâu?

FB Luân Lê

4-9-2017

Ngày càng nhiều người giàu Việt Nam tìm cách ra nước ngoài sinh sống. Ảnh: Oaken Financial.

Hãy trả lời cho tôi những câu hỏi dưới đây, chúng ta sẽ rõ vị trí của họ trong xã hội.

Đó là những tỷ phú, họ ở đâu khi cả đất nước còn tới 25% hộ nghèo, đói ăn? Hàng chục vạn (hàng trăm ngàn) cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp và ngày càng tăng lên? Tỷ lệ làm việc trái ngành là trên 70%?

Những chiến binh “phát đạt”: Từ may mắn lịch sử đến tha hoá thể chế

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

17-07-2017

Tổng Giám đốc Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, tại một sự kiện ra mắt sản phẩm của tập đoàn. Ảnh: NetNews.

Các tướng lĩnh quân đội đang liên tục “nã pháo” vào nhau trong cuộc khẩu chiến về việc quân đội có nên làm kinh tế hay không.

Câu chuyện quân phiệt cũ

Thủ tướng Việt Nam ‘tự thóa mạ’ khi nhận định về kinh tế

Người Việt

3-7-2017

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: giaoduc.net

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong cuộc họp giữa chính phủ với giới lãnh đạo chính quyền các địa phương, thủ tướng Việt Nam tự thóa mạ mình dối trá khi đưa ra hàng loạt nhận định mâu thuẫn với nhau.

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai, 3 Tháng Bảy, chính phủ Việt Nam họp suốt ngày để thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội trong sáu tháng đầu năm 2017 và định hướng cho hoạt động của bộ máy công quyền trong sáu tháng sắp tới.