Đề án đặc khu của Việt Nam: Ảo tưởng thành công

FB Nguyễn Anh Tuấn

6-6-2018

Ảnh: Báo VnE

Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.

Giá và phí

FB Trần Đăng Tuấn

30-5-2018

Biếm họa của Lê Anh Phong

Bây giờ chuyện giá hay phí không chỉ ở đường xá, mà đã và đang, sẽ là chuyện của trường học và bệnh viện nữa.

Không nói chuyện chữ nghĩa nữa, mà nói thực chất GIÁ hay PHÍ. Quan điểm của tôi là thế này:

1- Thưa anh Thể

Đường BOT Hà Nội – Lào Cai chẳng hạn. Nó là đường mới. Đường cũ vẫn có. Đi đường cũ không phải mua vé để bù cho đường mới. Đi đường mới phải trả khá tiền. Đắt sẽ ít người đi. Hợp lý sẽ nhiều người đi. Theo tôi BOT như thế không ai thắc mắc.

Phủi tay chối bỏ trách nhiệm

FB Nguyễn Sơn

30-5-2018

Ngân hàng VietinBank phủi tay trong việc để Huyền Như giả chữ ký rút khống hàng ngàn tỷ đồng của khách hàng. Ảnh: internet

Sau một thời gian im nặng trước bao ồn ào của ngành Giáo dục, Nhạ bộ trưởng vừa gây bão tiếp bằng cách đề xuất kiểu chơi chữ hết sức nươn nẹo học được từ anh Thả-cá-trê bộ GTVT: thay “học phí” bằng giá dịch vụ đào tạo.

Cho dù dùng câu chữ như thế nào thì bộ GD-ĐT và bộ GTVT đang nhắm đến việc THU TIỀN của dân chúng. Thay vì nói chuyện chất lượng của Giáo dục, của đường xá, tính hợp lý của việc thu tiền thì các vị ấy toàn đưa ra những thứ vớ vẩn gây ồn ào dư luận về câu chữ mà thôi.

Đặc khu kinh tế, một mô hình đã lỗi thời

FB Hoàng Hải Vân

27-5-2018

Ảnh: internet

Giáo sư Trần Văn Thọ, người từng là thành viên chuyên môn Hội đồng tư vấn kinh tế của nhiều đời Thủ tướng Nhật, hiện là thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng nước ta, vừa viết thư cho tôi, hỏi bài “ĐIỀU 62 LUẬT ĐẤT ĐAI, TẬP ĐOÀN FLC VÀ NGUY CƠ MẤT NƯỚC !” có phải do tôi viết không. Ông bảo cần nhiều bài như thế này và nên đăng trên báo chính thống.

Chúng ta đang ở đâu?

FB Hoàng Tư Giang

25-5-2018

Chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng ngày càng tăng trong xã hội VN. Ảnh: internet

Một đất nước có dân số lớn 13 thế giới trong độ tuổi vàng, thì chuyện tăng trưởng cao là trong tầm tay, miễn là đừng can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh tế. “Cá nhân tôi nhận thức rằng, kinh tế phát triển cuối cùng phải do người dân và doanh nghiệp”, TTg ngẩng cao đầu nói sáng nay với các DN Châu Âu, ko nhìn vào bài diễn văn soạn sẵn.

Sau nhiều cú sốc làm người dân lao đao, doanh nghiệp gục ngã, kinh tế vĩ mô bắt đầu ổn định trở lại từ năm 2013. Đến hai năm nay, nền kinh tế đã bật lên cao hơn so với các nước láng giềng. “Kinh tế tăng trưởng cao trước hết phải nhờ vào TTg. Ổng đã chỉ đạo rất sát sao”, ông Tuyển, ông Cung nói.

Một Thông tư vô tình tiếp tay cho tham nhũng

FB Hoàng Hải Vân

22-5-2018

Ảnh: internet

Đó là trường hợp của Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3-3-2011 của Ngân hàng nhà nước quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm.

Nhiều vụ án, trong đó có vụ Bầu Kiên, vụ Hà Văn Thắm … đã và đang áp dụng Thông tư này để xét xử với sai phạm chi “lãi suất ngoài”. Mặc dù nhiều luật sư khi bào chữa cho thân chủ của mình đã chỉ ra cho tòa thấy rằng Thông tư kia không đủ căn cứ pháp lý để kết tội, rằng việc chi “lãi suất ngoài” diễn ra khắp nơi, nhưng lý lẽ của luật sư không khai thông được đôi tai của cán bộ điều tra, công tố và quan tòa.

“Gấp mười tự do”

FB Mai Quốc Ấn

22-5-2018

Ảnh: internet

Ngân sách (từ thuế dân) đang được dùng vô tội vạ!

UB Tài chính – Ngân sách Quốc hội đã lưu ý tình trạng tái diễn chi sai chế độ, sử dụng sai nguồn kinh phí trong điều hành ngân sách. Tại các bộ ngành, địa phương còn sử dụng sai nguồn kinh phí 1.952 tỷ đồng và sử dụng nguồn cải cách tiền lương cho mục đích khác 804,8 tỷ đồng. (Số liệu 2016)

Hãy lấy vài ví dụ để biết thuế sử sụng ra sao:

Dự án khu nhà ở cho học sinh, sinh viên nằm trong khu đô thị Pháp Vân-Tứ Hiệp gồm sáu tòa nhà cao 19 tầng, tổng đầu tư 1.900 tỉ đang chỉ có 10/19 tầng có sinh viên đến ở. Tuy nhiên, chỉ có tầm 10 tầng được sử dụng, còn lại chín tầng trên cao hầu như không sử dụng.

Đặc khu, à ra thế!

FB Hoàng Tư Giang

21-5-2018

Ảnh: internet

Đọc dự thảo mới nhất cứ băn khoăn mãi về (thiếu) tư tưởng, tầm nhìn. Tầm nhìn phát triển trong CM4.0 chả có dòng nào, thử nghiệm thể chế trong tổ chức nhà nước, trong luật chơi không thấy đâu… Trong khi đó lại nổi lên chuyện ưu đãi.

Ví dụ: “Hãng hàng không mở mới tuyến bay đến và đi tại Cảng hàng không Vân Đồn được hỗ trợ phí cất hạ cánh, chi phí sân đỗ máy bay và chi phí liên quan tối đa bằng 30% tổng giá vé của chuyến bay trong 06 tháng đầu tiên kể từ khi mở đường bay mới đến Cảng hàng không Vân Đồn, nhưng tối đa không quá 03 tỷ đồng/tuyến”.

Mấy lời góp ý với Báo cáo Kinh tế – Xã hội của Chính phủ

FB Trần Đức Anh Sơn

19-5-2017

Như thường lệ, trước khi Quốc hội họp, nhà cháu lại được phân công đọc bản Báo cáo về tình hình thực hiện kinh tế xã hội mà Chính phủ trình Quốc hội, được gửi trước cho các đoàn đại biểu quốc hội, để đóng góp ý kiến cho Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng.

Nhà cháu đã làm việc này trong gần 10 năm qua (trừ 1 năm đi học ở Mỹ), nhưng chưa lần nào đọc bản báo cáo nào sơ sài, cẩu thả và có nhiều vấn đề như bản báo cáo này (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp bút cho Chính phủ).

 

Đồng nghiệp của nhà cháu là TS. Nguyễn Văn Hùng còn phát biểu rằng “bản báo cáo này cho thấy một sự coi thường đại biểu quốc hội”. Gần chục thành viên khác của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng được yêu cầu tham gia góp ý trong từng lĩnh vực cụ thể, cũng đều có nhận xét tiêu cực về bản báo cáo này, và “nhặt” ra vô số “sạn”, chuyển cho Đoàn đại biểu quốc hội Đà Nẵng, để thông qua Đoàn mà phản ánh ra Quốc hội.

Nhà cháu được yêu cầu góp ý đầu tiên. Dưới đây là toàn văn bản góp ý của nhà cháu về cái báo cáo này (không kể những dẫn chứng, diễn giải và trao đổi chi tiết hơn trong quá trình thảo luận sau đó):

GÓP Ý BÁO CÁO “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2018”.

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng.

Thực hiện yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng về việc góp ý, phản biện bản Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 mà Chính phủ chuyển cho Quốc hội trước kỳ họp thứ 5, khóa XIV (sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2018) và chỉ được phân công góp ý, phản biện những vấn đề xã hội được phản ánh trong báo cáo này, nhưng sau khi đọc xong, tôi xin góp ý như sau:

A. VỀ ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Báo cáo tập trung đánh giá những kết quả đạt được nhiều hơn, với những con số rất tích cực. Trong khi phần đánh giá về những thất bại, yếu kém về kinh tế – xã hội về công tác điều hành của Chính phủ và của các bộ, ngành ở Trung ương trong năm qua, thì viết rất hời hợt, giản lược và né tránh.

2. Vấn đề nổi cộm nhất trong năm 2017 là tham nhũng và kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng thì được viết rất sơ sài (chỉ có 5 dòng), trong khi đây là vấn đề nóng nhất năm 2017, tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đến niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước, chính phủ và chế độ nói chung, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

3. Vấn đề làm ăn thua lỗ của hàng loạt doanh nghiệp nhà nước không hề có dòng nào trong báo cáo. Một ví dụ điển hình là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, thua lỗ hơn 100.000 tỉ đồng, mỗi ngày phải trả lãi vay ngân hàng đến 12 tỉ đồng… được báo chí chính thống đăng tải liên tục, cũng không hề được nhắc tới trong báo cáo.

4. Vấn đề Tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hủy hoại môi trường biển ở 4 tỉnh bắc miền Trung đã được khắc phục ra sao, kết quả kiểm tra thế nào, đời sống nhân dân ở khu vực bị ảnh hưởng bởi sự hủy hoại này đã bị tác động như thế nào, cuộc sống và nghề nghiệp của họ đã hồi phục đến đâu… đã không được phản ánh, phân tích trong báo cáo này. Thay vào đó chỉ vỏn vẹn 3 dòng về cái gọi là “sự cố môi trường biển” này với ngôn ngữ được giảm nhẹ để đánh lạc hướng dư luận. Hoàn toàn không phân tích, không đánh giá, không đưa giải pháp khắc phục và dự báo lâu dài về tác động của vụ Formosa giết chết môi trường biển đối với sinh kế của cư dân trong vùng bị ảnh hưởng, đối với kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước nói chung.

5. Việc chậm trễ hoàn thành các dự án trọng điểm quốc gia như dự án đường tàu điện trên cao ở Hà Nội, đường tàu điện ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, dự án nâng cấp quốc lộ 1 ở một số đoạn trọng yếu…, cũng không được đề cập trong báo cáo. Tình trạng các trạm BOT thu phí giao thông “mọc” dày đặc tràn lan, sai quy định pháp luật, thu phí bất hợp lý… tác oai, tác quái ở khắp nơi, gây bức xúc trong dư luận, gây thiệt hại kinh tế cho người dân… không hề xuất hiện trong báo cáo. Việc thu phí bảo vệ môi trường qua xăng dầu quá cao, thu và sử dụng phí này bất hợp lý, nay tiếp tục thu cao hơn nữa, khiến nhân dân, doanh nghiệp, đại biểu quốc hội lên tiếng phản đối, cũng bị bỏ ngoài báo cáo.

6. Vấn đề thu hồi đất đai của người sai quy định, đẩy người dân nhiều nơi vào con đường bần cùng hóa, diễn ra nhức nhối từ nhiều năm qua, luôn có nguy cơ bùng phát thành bất ổn xã hội, điển hình như vụ “dân oan Thủ Thiêm” cũng né tránh, không hề nhắc đến một dòng trong báo cáo này. Vì thế, không hề có phân tích nguyên nhân, thực trạng và đề xuất giải pháp để giải quyết thực trạng phức tạp này.

7. Bố cục báo cáo lộn xộn, chắp vá lung tung. Số liệu dẫn trong báo cáo không được xác tín; người viết báo cáo không phân biệt được đâu là giải pháp, đâu là kiến nghị khiến người đọc không hiểu, không tin tưởng cũng biết nên đánh giá, phản biện báo cáo này như thế nào cho hợp lẽ.

B. VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lĩnh vực giáo dục trong năm qua có quá nhiều bất cập, tiêu cực bị phơi bày như: nạn bằng cấp giả; đạo đức của quan chức ngành giáo dục, của nhà giáo xuống cấp; nạn giáo viên bạo hành học sinh dưới nhiều hình thức diễn ra ngày một nhiều trong các trường học trong cả nước; nạn bạo lực học đường gia tăng ở mức nguy hiểm; nạn “chạy học hàm” của quan chức và những trí thức “dổm” qua đợt xét phong GS, PGS vừa qua khiến 95 hồ sơ phải bị xem lại và bị loại; nạn đào tạo TS, ThS có chất lượng quá kém; nạn tuyển dụng giáo viên vô tội vạ, rồi sa thải cũng vô tội vạ tại một số địa phương; nạn thất nghiệp của cử nhân, thạc sĩ rất cao, phải bỏ bằng đi học lại trường trung cấp nghề để mong kiếm được việc làm đã kéo dài từ nhiều năm qua và nay có sự gia tăng đột biến… đều không được nhắc đến trong báo cáo. Vì thế mà không hề có một phân tích, mổ xẻ nguyên nhân, thực trạng và đưa ra giải pháp khắc chế những vấn nạn trên.

2. Trong lĩnh vực y tế, những hạn chế tồn đọng từ nhiều năm nay như chất lượng khám chữa bệnh, nạn bệnh nhân không có giường điều trị, phải ghép 3 – 5 người/gường bệnh vẫn tồn tại (dù lãnh đạo ngành y đã hứa với Quốc hội, với dân là sẽ chấm dứt sớm, nhưng lời hứa đó đã không thành), không được đề cập trong báo cáo. Các vụ sai sót, sự cố trong ngành y dẫn đến chết người diễn ra ngày càng nghiêm trọng; nạn bệnh nhân tấn công nhân viên y tế diễn ra ngày càng nhiều và càng nguy hiểm; nạn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả tràn lan, gây thiệt hại cho bệnh nhân và người dùng nhưng Bộ Y tế không kiểm soát được; nạn thực phẩm bẩn tràn lan gây hại cho sức khỏe của người dùng, mà Bộ Y tế phải chịu một phần trách nhiệm… Tất cả đều bị lờ đi, không thấy nhắc đến trong báo cáo này. Vì thế, không thấy ngành Y tế đưa ra giải pháp gì để khắc phục những vấn nạn trên.

3. Trong lĩnh vực văn hóa – du lịch – thể thao, ngoài việc nêu 1 số thành tích trong việc làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận một số di sản văn hóa của Việt Nam là di sản văn hóa thế giới, ngoài việc nêu một số thành tích về thể thao tại SEA GAMES và bóng đá cấp châu lục, ngoài việc nêu số du khách quốc tế tới Việt Nam đạt con số ấn tượng là 13 triệu trong năm 2017, thì báo cáo bỏ qua rất nhiều tồn tại hạn chế trong lĩnh vực văn hóa – du lịch – thể thao, như: nạn trùng tu sai lệch gây hại cho di tích (như việc trùng tu một nhóm tháp trong khu đền tháp Mỹ Sơn vừa qua, việc trùng tu chùa Bổ Đà… đang bị báo chí phản ánh và các chuyên gia bảo tồn phản ứng là những ví dụ). Đối với du lịch, thì báo cáo thì chỉ quan tâm đến số lượng du khách đến Việt Nam, mà không quan tâm đến chất lượng khách, số ngày lưu trú, mức chi tiêu của họ khi ở Việt Nam và tổng thu xã hội mà ngành du lịch mang tới là bao nhiêu… Đó là những thứ, những số liệu cần phân tích, cần thể hiện trong báo cáo thì lại không có.

4. Công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chống biến đổi khí hậu trong năm qua có nhiều vấn đề như: việc toan tính đổ gần 1 triệu m3 chất thải rắn của do Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xuống đáy biển ở khu vực Hòn Cau ở Bình Thuận, “âm mưu” đổ thêm 12 triệu tấn chất thải rắn khác xuống khu vực biển đông bắc Việt Nam; vấn đề sụt lở nghiêm trọng ở vùng ven biển miền Trung và đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long (với 33 điểm cực kỳ nguy hiểm, có tổng chiều dài hơn 110 km…), đã không được thể hiện trong báo cáo này. Vấn đề bảo vệ các di sản văn hóa, các di tích lịch sử – văn hóa ven biển trước tình trạng biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng trong tương lai gần có thể hủy hoại các di sản văn hóa ven biển của Việt Nam, đã không được nhắc đến, cảnh báo và đề xuất giải pháp khắc phục trong báo cáo này.

Ngoài ra, còn có nhiều vấn đề bất cập khác thể hiện trong báo cáo này, tuy nhiên với trách nhiệm được phân công, tôi chỉ tập trung phản biện vào những vấn đề xã hội có trong báo cáo này mà thôi.

Kính thưa Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng.

Trên đây là những điều tôi bất cập tôi nhặt ra sau khi đọc bản Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 này. Tôi xin gửi những lưu ý này đến Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng để Đoàn lưu tâm, chất vấn Chính phủ và các bộ, ngành trong kỳ họp tới.
Kính chúc quý đại biểu sức khỏe. Chúc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIV thành công tốt đẹp.

Chúng ta không phải mèo & Hải âu

FB Mai Quốc Ấn

18-5-2018

Ảnh: internet

Thông tin làm tôi bất ngờ nhất chính là việc “Các bộ đồng loạt cảnh báo Bộ Tài chính tăng thuế môi trường xăng dầu”. Khi xăng dầu tăng nghĩa là mọi thứ sẽ tăng! Các Bộ khác nhận ra điều này thì Bộ Tài chính chắc cũng có thể nhận ra…

Thêm 4.000 thuế môi trường được Bộ Tài chính lý giải là đưa giá xăng đang còn thấp lên ngang với một số nước. Nhưng hãy so GDP và các chỉ số phát triển xã hội, con người, môi trường,.v.v.. để thấy Việt Nam kém ra sao.

Cố sát và ngộ sát

FB Vũ Kim Hạnh

30-4-2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm gian hàng Cỏ May tại Hội chợ ở Singapore. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

Sáng nay, đọc ở Tuổi Trẻ tin Hiệp hội hồ tiêu lên tiếng vụ trộn “hỗn hợp pin” vào tiêu nhằm trấn an người tiêu dùng mà thấy đau lòng chi xiết.

CÀ PHÊ VÀ HỒ TIÊU

Một mũi tên trúng hai con chim: cà phê và hồ tiêu, đều là những ngành xuất khẩu (có số lượng) nhất nhì thế giới của Việt Nam. Nhiều khi chỉ vì thích gây chú ý, thích lan truyền tin giật gân mà mười ngày trước, cả xã hội FB cùng xúm nhau lên án “cà phê pin”. Công An Đắc Nông thấy chuyện phá án vụ này thật là ly kỳ? Có chăng tâm trạng bực dọc, uất ức của đám đông, bỗng kiếm được vụ dùng lõi pin nhuộm (?!?) cà phê này quá hợp thời nên cứ thế mà trút?

Sài Gòn và chính quyền đô thị

FB Huy Đức

25-4-2018

Ảnh: internet

Tại sao trong thời đại ngày nay mà vẫn có các nhà lãnh đạo tư duy theo lối “trung tâm hành chính”. Thế cái “Chính quyền đô thị” mà mấy năm ngay quý vị vẫn bàn là cái gì. Đó là một chính quyền được xây dựng để giải ngân các dự án văn phòng hoành tráng cho quý vị hay đó là một chính quyền cung cấp nhiều tiện ích cho dân.

Điều mà người dân ở một đô thị lớn như Sài Gòn cần không phải là mấy cấp, là bí thư có kiêm chủ tịch hay không mà chỉ là những vấn đề rất cụ thể: Khi một chung cư bị cháy bao nhiêu lâu có xe cứu hoả; khi một tên cướp đang uy hiếp một người dân, mấy phút có cảnh sát; một cụ già bị đột quỵ, mấy phút có xe cứu thương; phải đi bao xa để tới một nơi đăng ký kinh doanh, nộp thuế…

Chúa chổm lại vơ vét để trả nợ

FB Đỗ Ngà

25-4-2018

Tranh: Khều

Theo báo Vietnamfinance.vn phát hành ngày 02/06/2017, xác định nợ công của Việt Nam là 431 tỷ USD tương đương 210%GDP, trong đó khoản nợ của chính phủ là 131 tỷ USD tương đương 63,9%GDP, còn lại số tiền khoảng 300 tỷ USD chiếm khoảng 146,1%GDP là khoản nợ của 3.200 DNNN.

Nhìn vào danh sách các doanh nghiệp nhà nước có doanh nghiệp nào có lợi? Trừ một số rất rất ít doanh nghiệp có cổ phần nhà nước làm ăn có lợi như Vinamilk và Sabeco thì còn lại những doanh nghiệp kia thì toàn là thua lỗ. Nhưng cuối cùng 2 doanh nghiệp cổ phần làm ăn hiệu quả kia cũng đem bán đi để lấy tiền trả nợ, thì còn lại đến hàng ngàn DNNN đang là hang ổ gặm nhấm ngân sách. Nó là những đứa con của chính phủ, khi tiêu pha hết tiền thì khóc lên đòi chính phủ đi vay về cho nó xài.

Giàu hay nghèo, đều không phải là cái tội, thưa Đinh bộ trưởng!

FB Nguyễn Tiến Tường

22-4-2018

Phát biểu của ông Võ Trí Hảo. Ảnh internet

Dẫu biết rằng tất cả những phản biện với Bộ Tài chính ở thời điểm này không khác gì như rút dao chém nước như nước đổ lá khoai như nói wifi với cái ma rừng. Nhưng vẫn phải tiếp tục có đôi lời theo phản xạ như vịt sắp cắt tiết phải quác lên tiếng bi ai.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát ngôn, “Thuế tài sản không ảnh hưởng đến người nghèo”. Tưởng đâu ông là thiên bồng nguyên soái nhà giời cử xuống, chưa hiểu chuyện trần gian. Với mức khởi điểm 700 triệu mà nói không ảnh hưởng đến người nghèo, có lẽ đại ý của Đinh bộ trưởng tức là người nghèo khỏi mơ nhà, cứ túp lều tranh hai quả tim vàng cho khỏe.

Minh bạch ngân sách: Việt Nam kém hơn Campuchia và Zimbabwe

Luật Khoa

Nam Quỳnh

18-4-2018

Một đoàn giám sát của Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội trong một buổi làm việc với chính quyền tỉnh Thanh Hóa – Ảnh: youtube.com

Trong các tranh luận liên quan đến việc Bộ Tài chính Việt Nam đề xuất đánh thuế tài sản có thể dễ dàng nhìn thấy ngay các luận điểm chỉ ra… nước ngoài, với quan điểm chung rằng việc thu thuế tài sản là hợp “thông lệ quốc tế”. Theo đó, bởi vì có nước này tư bản cũng đánh thuế tài sản, hay có nước kia dân chủ cũng thu thuế tài sản, vậy nên việc thu thuế tài sản ở Việt Nam “cũng chẳng có gì lạ”.

Nếu có thể hiểu “thông lệ quốc tế” một cách dễ dãi là “những gì nhiều nước khác đều làm”, thì có một thứ “thông lệ quốc tế” khác, cũng liên quan đến thuế khóa, nhưng mà còn chưa được Việt Nam “quán triệt” cho đủ tốt để “sánh vai với các cường quốc năm châu”: bảo đảm việc công dân giám sát chặt chẽ việc chính phủ dùng tiền thuế ngân sách ra sao.

Kinh tế thị trường: Học gì từ nước Anh và nước Mỹ

FB Hoàng Hải Vân

17-4-2018

Ảnh: internet

Đất nước đã chuyển sang kinh tế thị trường mấy chục năm nay. Dù gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng nếu hiểu định hướng xã hội chủ nghĩa là sử dụng thành quả của kinh tế thị trường để hỗ trợ cho các nhóm người yếu thế nhằm giúp họ vươn lên thì phải có kinh tế thị trường đúng nghĩa của nó trước đã. Bởi vậy, nhiệm vụ “định hướng xã hội chủ nghĩa” thuộc về các nhà hoạch định chính sách xã hội, họ phải liệu cơm gắp mắm trong giới hạn không làm méo mó thị trường, đó không phải là nhiệm vụ của các chuyên gia kinh tế.

Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng

FB Nguyễn Tiến Tường

17-4-2018

Ảnh: internet

Cứ coi như các sắc thuế của Bộ Tài chính được áp dụng. Ngân sách nhà nước sẽ có thêm khoảng hơn 105 nghìn tỷ mỗi năm. Cụ thể, theo ước tính của Bộ: thuế môi trường thu được 15,6 nghìn tỷ đồng, thuế “sốc” VAT, 70 nghìn tỷ, thuế tài sản: 31 k tỷ.

Bỏ qua những cảm xúc đơn thuần, phản ứng của nhân dân là có cơ sở vì việc dòng tiền từ dân, không được tái tạo lại cho xã hội. Tỷ lệ của chính quý bộ đưa ra, trong 2 tháng đầu năm, chi thường xuyên chiếm đến 83,1%, trong khi chi đầu tư phát triển chỉ 4,2%.

Thuế và phí

FB Võ Xuân Sơn

17-4-2018

Ảnh: internet

Vụ đề xuất thu thuế nhà ở trị giá trên 700 triệu đồng vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân và dư luận. Nhiều cán bộ nhà nước dưới danh nghĩa tiến sĩ nọ, giáo sư kia lấy việc đánh thuế tài sản ở nước ngoài ra để biện minh cho đề xuất này.

Tuy nhiên, nếu muốn học nước ngoài thì học cho trót, đừng học nửa vời. Người ta thu thuế, mọi chi tiêu từ đồng tiền thuế ấy được công khai, minh bạch, được kiểm soát chặt chẽ. Mọi động thái mờ ám, xà xẻo, dù chỉ là rất ít, từ bất cứ cấp nào, đều bị bóc trần, phanh phui.

Bộ tài chính đang muốn vô sản hóa những người vừa mới thoát nghèo

FB Hoàng Hải Vân

17-4-2018

Ảnh: internet

Một nhà nước giảm thuế để khoan sức dân nhằm làm cho dân giàu nước mạnh là một nhà nước tử tế. Một nhà nước liên tục tăng thuế để tước đoạt tài sản của dân nhằm duy trì sự cồng kềnh của bộ máy quan liêu dung túng cho tham nhũng là một nhà nước phản dân hại nước, Nhà nước ta nên hết sức cảnh giác với nguy cơ này.

Việc chuẩn bị tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) tới đây cũng như ý định đánh thuế tài sản với lý do được viện dẫn là tăng nguồn thu nội địa nhằm bù đắp cho thuế nhập khẩu về 0 theo lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại đều nằm trong mưu đồ làm “xấu hóa” bộ máy nhà nước. Lẽ ra việc mất đi nguồn thu từ thuế nhập khẩu là cơ hội để người dân tăng tích lũy (do được mua hàng giá rẻ) và doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào (do vật tư, thiết bị nhập khẩu giảm giá), đồng thời là cơ hội cho Đảng và Nhà nước tinh giản bộ máy, cắt giảm chi tiêu để nâng cao hiệu quả quản lý và chống tham nhũng, thì cơ quan quản lý tài chính quốc gia lại loay hoay với việc vắt kiệt sức dân để tiếp tục duy trì sự cồng kềnh của bộ máy mà sự chi tiêu lãng phí đã lên đến đỉnh điểm kinh hoàng.

Bộ tài chính thô bạo như thế nào?

FB Nguyễn Tiến Tường

16-4-2018

Ảnh: internet

Tôi chỉ có thể nói thô bạo. Vì những sách lược của Bộ Tài chính là rất thiếu cơ sở. Điều này khiến dân tình lâm cảnh chính sách trên trời mà cuộc đời dưới đất.

Đề xuất lút khung phí môi trường 3.000 đồng/lít xăng. Cộng với thuế nhập khẩu 1.275 đồng, chi phí định mức (1.050 đồng), lợi nhuận định mức (300 đồng), quỹ bình ổn giá (300 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt (1.380 đồng), thuế VAT (1.520 đồng). Tổng, một lít xăng phải gánh 8.825 đồng/thuế phí.

Gửi ông Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng!

FB Trần Ngọc Lam Giang

15-4-2018

Ảnh: internet

Trước khi nói đến Luật Thuế tài sản đang gây phản ứng trong dư luận qua đề xuất nện thêm thuế với nhà ở trên 700 triệu, xe ô tô trên 1,5 tỉ, việc hàng chục năm qua, Bộ Tài chính áp thuế xe ô tô tới 200%, 300% tuỳ theo dung tích đã là việc kéo lùi lịch sử, kéo lùi văn minh, là điều không thể chấp nhận nổi.

Như tôi đã nói ở rất nhiều bài viết cả trên báo lẫn mạng xã hội này, việc áp thuế ô tô gấp 3 lần giá trị thực không những không hạn chế được lượng ô tô, không những không tạo ra động lực cho việc phát triển hạ tầng giao thông mà còn trái lại.

Thông lệ xảo biện

FB Nguyễn Tiến Tường

14-4-2018

Ảnh: internet

Bộ Tài Chính không biết dựa trên nghiên cứu khảo sát nào để đưa ra khởi điểm chịu thuế nhà là 700 triệu. Kể cả khu vực nông thôn, 700 triệu là mức tối thiểu. Ở đô thị, chung cư giá 1 tỷ là khát khao của bao nhiêu người thu nhập thấp. Đây là mức đánh thuế “tận diệt” và đối tượng tổn thương sẽ là những người có nhu cầu mua nhà an cư. Nó cũng sẽ góp phần bóp chết thị trường bất động sản và làm gia tăng giá trị ảo mà người nghèo sẽ lãnh đủ.

“Thông lệ quốc tế” là thứ trên cửa miệng quan chức bộ này, cứ hở một chút là đem ra khè dân. Hầu hết các quốc gia đánh thế “tài sản”. Tài sản, phải được hiểu là một khối nhà lẫn đất. Ở ta, khái niệm đất đai sở hữu toàn dân nên khi sử dụng đất người dân đã phải đóng đủ các loại thuế phí chước bạ, chuyển mục đích vân vân và mây mây.

Cần ủng hộ Bộ Tài chính?

FB Mai Quốc Ấn

14-4-2018

Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng tài chính. Ảnh: internet

Mới đây, Bộ Tài chính vừa “trình làng” dự thảo Luật đánh thuế tài sản đối với nhà trên 700 triệu đồng và xe từ 1,5 tỉ đồng.v.v… Người phân tích chính xác nhất, theo tôi, là nhà báo Hà Quang Minh khi nói đến QUYỀN SỞ HỮU CÁ NHÂN VỀ ĐẤT (dưới nhà) thay vì chỉ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ (trên đất) như hiện nay tại Việt Nam.

Điều 53, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 2013) ghi rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Đánh thuế tài sản là chống lại công cuộc đổi mới

FB Hoàng Hải Vân

14-4-2018

Biếm họa trên mạng

Phát biểu tại Diễn đàn thượng đỉnh kinh doanh GMS6 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) cuối tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố : “Chúng tôi đang cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh nhằm làm cho Việt Nam trở thành một trong những môi trường cạnh tranh và thuận lợi nhất trong các nước ASEAN. Trong đó Chính phủ Việt Nam có ý định cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn từ 20-22% xuống còn 15 – 17%”. Thông điệp đó của người đứng đầu Chính phủ rất hợp lòng dân, nó còn thể hiện những người lãnh đạo đất nước đang quyết tâm thúc đẩy công cuộc Đổi Mới đi đúng hướng.

Lại thuế!

FB Ngô Nguyệt Hữu

14-4-2018

Ảnh: internet

Trong khi chưa có bất cứ kế hoạch gì nhằm ngăn chặn hiệu quả sự lãng phí đầu tư công, tham nhũng, trục lợi ngân sách… Bộ Tài chính với người đứng đầu mà Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp tục bàn đến chuyện tăng thuế.

Cán bộ Bộ Tài chính mẫn cán toan tính tăng thuế từ lít xăng đến chai nước ngọt rồi thu nhập cá nhân và giờ là nhà trên 700 triệu (0,4% hằng năm) và xe ô tô trên 1,5 tỷ với cái tên rất mỹ miều, “Thuế tài sản”.

Cái gì thu được, thu hết!

FB Mạnh Quân

14-4-2018

Ảnh: internet

Trong “Hải ngoại huyết thư”, cụ Phan Bội Châu từng viết:

“Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt 
Thắt chặt dần như thắt chỉ xe…”

Tình thế này hiện nay rõ ràng đang tái hiện. Chúng ta thấy thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu tăng (mà phần nhiều phần thu được lại không chi cho môi trường), mở ra hàng loạt trạm thu phí (gọi là phí nhưng tính chất là thuế vì nộp vào ngân sách), tăng phí trông, giữ xe, tăng đủ thứ… rồi mới hôm qua thì có đề xuất tăng thuế tài sản với nhà ở trên 700 triệu, xe ô tô trên 1,5 tỷ đồng…

Lòng tham & Thông tin

FB Mai Quốc Ấn

9-4-2018

Ảnh: internet

Bạn có tham vọng/khát vọng làm giàu. Điều đó tốt! Nó ảnh hưởng đến việc “kỳ thị người giàu” của tôi. Nói rõ là tôi kỳ thị nhưng người giàu bằng xương máu người khác, bằng cướp đoạt tài nguyên hoặc lừa đảo.

Nhưng có tham vọng/khát vọng mà không có tri thức nói chung và thông nói riêng tin thì sẽ “chết”!

Mua ngân hàng 0 đồng

FB Nguyễn Quang A

28-3-2018

Ảnh: internet

Vụ mua ngân hàng 0 đồng nhiều người hiểu chưa đúng. Nói ngắn gọn như sau:

NHNN mua một ngân hàng thương mại với giá 0 đồng như vừa qua là nhà nước phải gánh nợ thay cho ngân hàng đó. (Không phải: quốc hữu hoá; chấm hết như một số người nghĩ). Lẽ ra phải để ngân hàng phá sản, thì NHNN lại mua lại 0 đồng để gánh thêm một đống nợ. Vì sao?

EximBank – ngân hàng vô đạo!

FB Ngô Nguyệt Hữu

27-3-2018

Ảnh: internet

Tôi không còn quan tâm đến những tình huống khách hàng gửi tín dụng bị chiếm đoạt tiền tại Eximbank, tôi quan tâm đến thân phận của hai nữ nhân viên bị bắt giữ nhiều hơn.

Hôm qua, khi tôi viết “Chiều nay, mẹ không về”, nhiều anh chị khẳng khái “Sai thì chịu tội, không có gì đáng thương”. Tôi đồng ý hết những đồng thuận hay phản biện của các anh chị, tôi chỉ muốn nói về những đứa trẻ ngóng mẹ, về mớ rau con cá trong tủ lạnh sẽ không được chế biến thành món ăn tối, về những dự định của họ…

Mua ngân hàng 0 đồng là phạm luật, vi hiến và trái đạo lý

FB Hoàng Hải Vân

26-3-2018

Ảnh: internet

Người dân được làm những gì luật pháp không cấm, còn công chức thì chỉ được làm những gì luật pháp cho phép. Đó là nguyên tắc hành xử của xã hội ta.

Và toàn thể cán bộ, công chức thi hành công vụ không thể không hiểu điều sơ đẳng này: Trong hệ thống luật pháp nước ta thì Hiến pháp là cao nhất. Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội không được trái với Hiến pháp. Nghị quyết, nghị định, các văn bản điều hành của Chính phủ không được trái luật và Hiến pháp. Thông tư và tất tần tật các văn bản pháp quy của Bộ và của chính quyền địa phương đều không được trái với tất cả những thứ nói trên.