Kiểm soát tài khoản người dân và minh bạch từng đồng tiền thuế

Báo Sạch

4-12-2020

Từ ngày mai, 5/12/2020 Nghị định 126/2020/NĐ- CP về Hướng dẫn Luật Quản lý thuế sẽ có hiệu lực. Đáng chú ý là Khoản 2 Điều 30 quy định, theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số tài khoản theo mã số được cấp, ngày mở, đóng tài khoản…

Vàng trong dân, dần trong quan?

Mai Quốc Ấn

23-11-2020

Có bạn cho rằng tiền mặt sẽ lên ngôi sau khi Nghị định 126/2020 áp dụng. Cụ thể: Nghị định 126 cho phép ngành thuế nắm thông tin số dư, chi tiết giao dịch qua tài khoản ngân hàng của các cá nhân – một công cụ giúp thu thuế thương mại điện tử.

Giải cứu airlines

Hoàng Tư Giang

16-11-2020

Giải cứu Vietnam Airlines hay không không còn là chuyện phải bàn vì theo lịch trình, QH sẽ thông qua Nghị quyết kỳ họp, trong đó bao gồm các giải pháp cứu hãng hàng không quốc gia.

Người thắng, kẻ thua trong nền kinh tế đại dịch

Project- Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

21-8-2020

Lời người dịch: Hiện nay, chỉ số thị trường chứng khoán của Mỹ đang lên cao. Đối với các nhà đầu tư, tin này là một tín hiệu khích lệ khởi đầu trong một số lĩnh vực nhất định, nhưng nó sẽ không bảo đảm đem lại tình trạng phục hồi nhanh chóng cho toàn diện nền kinh tế.

Quá khứ oai hùng

Hoàng Tư Giang

2-9-2020

Mấy tút vừa rồi về kinh tế dường như làm cho không ít bạn FB buồn dù tôi mới chỉ thử phác họa ra vài con số mà thôi. Buồn mới là hay, còn nếu không thì chấm hết.

Nhìn lại kinh tế ngầm ở Việt Nam

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

24-8-2020

Phần 1: Giải mã hiện tượng kinh tế ngầm

Kinh tế ngầm là một chủ đề khó, không chỉ với những người ngoại đạo mà còn với các chuyên gia kinh tế và quản trị kinh doanh. Trong khi tài liệu tham khảo về kinh tế ngầm còn thiếu, quan niệm về kinh tế ngầm có nhiều bất cập. Điều đó phản ánh bản chất phức tạp và khó nắm bắt của kinh tế ngầm. Gần đây các chuyên gia tuy đề cập nhiều hơn đến quy mô và tầm quan trọng của kinh tế ngầm, nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về động cơ và phương pháp thống kê. Bức tranh về kinh tế ngầm vẫn còn nhiều ẩn số, cần được giải mã để làm rõ hơn.

Những biện pháp kích hoạt kinh tế nào sẽ vận hành?

Project Syndicate

Tác giả: Joseph E. Stiglitz & Hamid Rashid

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

8-6-2020

Trong cú sốc ban đầu do COVID-19 gây ra, các chính phủ và ngân hàng trung ương ứng phó bằng những đợt bơm tiền mặt khổng lồ là chuyện có thể dễ hiểu. Nhưng hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần lùi một bước và xem lại các hình thức kích hoạt nào thật sự cần thiết và nguy cơ nào gây nhiều hại hơn lợi.

Nouriel Roubini: “Thị trường chứng khoán đang tự lừa mình”

Der Spiegel

Dịch giả: Phạm Vũ Mai

13-6-2020

Kinh tế gia nổi tiếng người Mỹ, Nouriel Roubini (1), không tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhanh chóng. Ông cho rằng thực trạng tồi tệ sẽ tạo ra một mùa hè của những cuộc biểu tình ở Mỹ và năm tháng khó khăn ở châu Âu.

Giá thịt lợn không ở trên TV, nó ở trong não bộ

Hoàng Tư Giang

14-6-2020

Một ngày cuối năm 2013, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận được một câu hỏi của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: “Quy luật chính của kinh tế thị trường là gì?”. Ông Thiên, sau một hồi suy nghĩ, đáp ngắn gọn “cạnh tranh”.

Quan hệ Mỹ – Trung nóng lên và cơ hội cho Việt Nam

Võ Ngọc Ánh

18-5-2020

Căng thẳng Mỹ – Trung thêm gia tăng khi dịch virus Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, gây thiệt hại lớn chưa từng có tại Mỹ.

Trong mối bất hòa Mỹ – Trung và cả thế giới đang giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam đang có được nhiều lợi thế.

Nhìn từ lịch sử

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump và Trung Quốc của Tập Cận Bình không ngừng xấu đi trong cuộc chiến tranh thương mại, thuế quan từ khi Trump vào Nhà Trắng.

Để phủ đám mây mù lên sự thất bại của chính phủ Mỹ hiện tại trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán, Trump tăng cường công kích Trung Quốc đã không trung thực khiến dịch bệnh lây lan trên toàn cầu. Điều này đang đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới xuống mức xấu nhất trong nhiều chục năm qua.

Quan hệ Mỹ – Trung hiện nay phần nào giống căng thẳng Liên Xô – Trung Quốc trong thập niên 1960 thế kỷ trước. Đỉnh điểm, hai bên đã nã súng vào nhau đầu tháng 3/1969.

Để khoét thêm mâu thuẫn Xô – Trung, Mỹ đã để qua một bên mâu thuẫn với Trung Quốc, mâu thuẫn mà không ít lần đã rất nóng, súng đã nạp đạn trong chiến tranh Triều Tiên, rồi tình hình eo biển Đài Loan và cả cuộc chiến đang xảy ra ở Việt Nam. Người Mỹ xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc, siết chặt vòng vây Liên Xô.

Việc này được bắt đầu từ chuyến bí mật thăm Trung Quốc của Henry Kissinger hồi tháng 7/1971. Hơn nửa năm sau, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã có chuyến thăm chính thức đến quốc gia cộng sản đông dân nhất này hồi tháng 2/1972.

Sau chuyến thăm của Nixon, khác biệt được gác sang một bên. Bằng nhiều cách, các đời tổng thống Mỹ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày một lớn mạnh.

Cái ‘bắt tay’ Mỹ –Trung là sự mở đầu cho việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa sau đó một năm, bằng Hiệp định Paris. Hiệp định dẫn đến sự bức tử chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đồng minh của nước Mỹ.

Trong khi Liên Xô ngày càng khó khăn trong cuộc chạy đua, cạnh tranh với Mỹ, thì một đối thủ khác của Liên Xô là Trung Quốc lại dần thoát ra khỏi khó khăn. Đặc biệt từ khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền.

Thòng lọng chạy đua với Mỹ ngày càng siết chặt Liên Xô, khiến nước này phải làm ngơ trước sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại châu Âu. Và cuối cùng Liên Xô cũng tự tan rã.

Được Mỹ tạo điều kiện, Trung Quốc trở thành một thế lực mới của thế giới, với quy mô nền kinh tế vươn lên thứ hai thế giới đúng 10 năm trước. Hiện nay nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ… Trung Quốc đang cạnh tranh trực tiếp, ngang ngửa mới Mỹ.

Gần 50 năm qua, không phải quan hệ Mỹ – Trung lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng chưa bao giờ mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên xấu, thù nghịch như lúc này, kể cả sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Căng thẳng Mỹ – Trung, lợi thế cho Việt Nam

Với tranh chấp dai dẳng trên biển Đông, quan hệ Việt – Trung trong những năm qua phần nào giống quan hệ Xô – Trung trong thập niên 1960 của thế kỷ trước. Việt Nam đang đứng ở vị trí như Trung Quốc vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20.

Mối quan hệ Mỹ – Việt hiện nay có nhiều thuận lợi hơn so với Mỹ – Trung trước đây. Gần 25 năm qua hai quốc gia cựu thù chưa xảy ra bất đồng nào đáng kể và ngày càng tốt hơn. Quan hệ Mỹ – Việt đã trở thành đối tác toàn diện.

Kể từ khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump chưa có bất kỳ lên án nào đối với chính quyền Cộng Sản Việt Nam về vấn đền nhân quyền, tự do ngôn luận. Đây vốn là sự khác biệt cơ bản, lớn nhất của hai nước.

Lên án mạnh mẽ nhất của ông Trump dành cho Việt Nam là vào ngày 26/6/2019 trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network, ông ta nói: “Việt Nam lợi dụng Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”. Tuy nhiên Trump không có bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Việt Nam.

Ngược lại ông Trump còn đưa hình mẫu Việt Nam để vương triều họ Kim ở Bắc Triều Tiên học hỏi. Trước đó, hồi cuối tháng 2/2019, ông đã chọn Việt Nam làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều với Kim Jong-un. Trump sẵn sàng giơ cao lá cờ Cộng Sản Việt Nam trong cuộc viếng thăm đó.

Ông Trump chẳng đánh cho Cộng Sản Việt Nam lên bờ xuống ruộng như nhiều người Việt đang kỳ vọng trong mấy năm qua.

Nước Mỹ từ các chính phủ trước, đặc biệt từ thời Donald Trump luôn xem Việt Nam như một đối tác hàng đầu trong khu vực, trong việc đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc.

Việt Nam đã nhận được nhiều sự ưu ái của Mỹ và cả liên minh châu Âu, từ thương mại đến việc cung cấp tàu chiến. Nhiều tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Việt Nam. Mới nhất, vào đầu tháng Ba, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã cập cảng Đà Nẵng. Năm 2020 này, Mỹ đã mời Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2020), dự kiến diễn ra trong hai tuần cuối tháng 8.

Báo chí trong và ngoài nước đưa tin, ngày 6/5, Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với nhau. Theo thông tin tường thuật từ báo chí, hai bên không tiếc lời khen ngợi, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán. Mong muốn mở rộng hơn mối quan hệ hiện nay, sớm gặp lại nhau.

Việc Trump đánh thuế cao vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vào thị trường Mỹ, đã giúp Việt Nam trở thành bãi đáp hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp muốn chạy khỏi Trung Quốc. Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội và đã đạt được nhiều kết quả ban đầu.

Cuộc khủng hoảng do đại dịch virus corona, xuất phát từ Trung Quốc đầu năm nay trao thêm lợi thế cho Việt Nam, bởi các nước phát triển muốn giảm sự lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, phơi bày rất rõ qua đại dịch này. Nhiều quốc gia, doanh nghiệp đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Việt Nam trở thành nơi thu hút, nhờ chi phí nhân công thấp, không quá khó trong các quy định về môi trường, an toàn lao động, lực lương lao động trẻ.

Việt Nam tận dụng tốt cơ hội hiện nay sẽ có được bức phá để phát triển. Vấn đề nhân quyền, dân chủ sẽ tạm thời được chính quyền Mỹ làm ngơ, hoặc phản đối lấy lệ, không thật sự gây sức ép. Mỹ tạm gác qua những khác biệt cơ bản về thể chế, điều hành đất nước để xem nhau như đối tác hàng đầu trong việc đối phó với Trung Quốc trên quy mô toàn cầu.

Điều này chẳng phải quá lạ, bởi Mỹ cũng đã từng, đang bỏ qua vấn đề nhân quyền để chọn đồng minh, nếu đem lại cái lợi cho nước Mỹ, nshư Philippines thời tổng thống Ferdinand Marcos, vương triều tại Saudi Arabia trong quá khứ và hiện tại…

Chủ nhân của Nhà Trắng dù Donald Trump hay Joe Biden vào đầu năm tới, giá trị của Việt Nam vẫn không thay đổi, bởi những mâu thuẫn Mỹ – Trung quá lớn, không thể giải quyết nhanh chóng. Cả thế giới đã thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, chỉ muốn giảm lệ thuộc vào quốc gia này, hơn là đặt niềm tin như thời gian qua.

China Policy Limited hay câu chuyện “Chó sói gửi chân”

Mạnh Quân

17-5-2020

Chắc chẳng còn mấy ai lạ gì câu chuyện “chó sói gửi chân”- một chuyện khá hay ho về việc giả danh, “đặt chân giữ cửa” để từng bước, gửi các chân còn lại, mở được cửa và chén thịt con mồi.

Đó là đại dịch mà, đồ ngu!

Atlantic

Tác giả: Derek Thompson

Dịch giả: Bùi Như Mai

8-5-2020

Người dân xếp hàng giãn cách trong mùa đại dịch. Nguồn: Nick Oxford / Reuters

Việc đóng cửa quốc gia không phải là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng.

Phải chăng tụt hậu kinh tế là nguy cơ số một?

Nguyễn Đình Cống

7-5-2020

Xin nói ngay rằng đã từng đúng như thế, nhưng nay không còn đúng nữa.

Bao giờ nông dân Việt Nam sẽ bằng nông gia Thái Lan?

Mai Bá Kiếm

28-4-2020

Năm 1995, tôi được sang Thái Lan học khóa “Viết báo về môi trường” do Quỹ Tưởng Niệm Ký giả Đông dương – IMMF (Indochina Media Memorial Foundation) tổ chức.

“Nền kinh tế vỉa hè”

Lê Quang

20-4-2020

Hình ảnh người bán hàng rong bị lực lượng chức năng “xử lý” hàng hóa (hôm qua) gây phản cảm và bức xúc trên mặt báo. Vụ việc này phản ánh thực tế khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề cho nhóm kinh tế phi chính thống trong giai đoạn chuyển giao.

Ai chịu trách nhiệm về dự trữ gạo quốc gia năm 2020 mới chỉ mua được 7.700 tấn?

Nguyễn Ngọc Chu

19-4-2020

Nhờ con virus Vũ Hán mà toàn dân mới biết, một vấn đề quốc gia hệ trọng như Dự trữ Lương thực Quốc gia lại có “Phận bé hơn chiếc móng tay”!

Góp ý với Chính phủ về giãn cách xã hội sau ngày 15/4/2020

Trần Vũ Hải

14-4-2020

Hiện nhân dân và doanh nghiệp rất quan tâm về hiệu lực Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ “cách ly xã hội” nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19 sau ngày 15/4/2020. Được biết Chính phủ đang thu thập ý kiến các ban ngành, các giới về việc này, nên với tư cách một công dân, tôi có mấy ý kiến, đề nghị như sau:

Cần phải xét nghiệm lớn-rộng để tránh thiệt hại kinh tế quá lớn

Phạm Quang Tuấn

14-4-2020

Vì lợi ích kinh tế và xã hội, Việt Nam cần bỏ ra một số tiền lớn – có thể tầm cỡ trăm triệu USD – để thiết lập càng sớm càng tốt một hệ thống xét nghiệm Covid-19 nhanh và rộng. Bài viết này sẽ lý giải tại sao, dựa vào những khái niệm căn bản của lý thuyết điều khiển (control theory).

ĐH Ngân hàng TP.HCM: Những điều cần biết để tránh thuyết âm mưu

Đoàn Kiên Giang

9-4-2020

Mình biết TS Bùi Quang Tín khoảng giữa 2017, nhưng chỉ gặp anh đúng 1 lần dịp 21.6 vừa qua. Anh lại bàn, ngờ ngợ hỏi tên mình, rồi “À…” rất dài, rồi anh em bắt tay, ôm vai nhau. Đau xót vì đó lại là lần đầu anh em ngồi nhậu, cũng là lần cuối.

Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo

Trương Châu Hữu Danh

6-4-2020

Năm 1996, cô giáo dạy Hóa Võ Thị Ánh Xuân chuyển sang làm chuyên viên văn phòng, sau 4 năm dạy học rất tốt tại An Giang.

Với virus corona, một lần nữa Trump lại đối đầu với Mẹ Thiên Nhiên

New York Times

Tác giả: Thomas L. Friedman

Dịch giả: Châu Minh Dũng

31-3-2020

Thất bại của Tổng thống trong việc hiểu được giới hạn của ông ta, phải trả cái giá rất đắt.

Câu hỏi dành cho báo chí hôm nay: Các dữ liệu sau đây có điểm chung nào?

Nên mở cửa xuất khẩu gạo trở lại, đồng thời đánh thuế xuất khẩu

Nguyễn Đức Thành

2-4-2020

Những ngày này, Việt Nam đóng cửa xuất khẩu gạo nhìn Thái Lan tung hoành giữa thị trường thế giới như Triệu Tử Long cưỡi ngựa trắng trong trận Trường Bản.

Gạo dư không lo thiếu

Báo Sạch

30-3-2020

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản xuất lúa năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn, trong đó: Vụ Đông Xuân sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn, sản lượng ĐBSCL ước đạt 10,8 triệu tấn; Vụ Hè Thu ước đạt 11 triệu tấn, riêng ĐBSCL ước đạt 8,7 triệu tấn (đã xuống giống được 0,3 triệu héc ta, tập trung ở vùng không bị ảnh hưởng hạn mặn); Vụ Thu Đông tại ĐBSCL ước đạt 4,2 triệu tấn; Vụ mùa ước đạt 8,2 triệu tấn, tập trung ở ĐB sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Kinh tế trong cơn đại dịch Covid 19

Tạ Dzu

29-3-2020

Nhân mùa đại dịch Convid 19, kinh tế thế giới nghiêng ngả, chuỗi dây cung ứng quốc tế bị ngưng trệ hoàn toàn, thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ trồi sụt bất thường, có lúc lên hay xuống cả ngàn điểm (khi chạm vào giới hạn lên xuống 7% nên phải ‘đóng cầu giao’, hoặc trước lúc thị trường mở cửa hay ngay trong ngày, không cho trao đổi chứng khoán trong vòng 15 phút hay hơn, tuỳ mức độ lên xuống và vào lúc nào, để giới hạn thiệt hại)[1], cuối ngày lại xuống hai, ba ngàn điểm – chúng ta nên có một cuộc duyệt xét lại tình hình kinh tế thế giới để hiểu phần nào, tại sao chỉ vì dịch corona virus mà thị trường chứng khoán toàn cầu lại chao đảo kinh hoàng như vậy?

Từ sự bối rối của chính sách lúa gạo, tới sự lộn xộn của nhiều chính sách hiện nay (Phần 1)

Nguyễn Đức Thành

24-3-2020

Trong bài này, tôi sẽ đề cập đến hai nội dung. Thứ nhất là sự bối rối, bất nhất trong chính sách xuất khẩu lúa gạo ngay lúc này. Thứ hai, từ đó thảo luận tính lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp trong việc ra các chính sách quan trọng hiện nay.

Lần này liệu có khác?

Phạm Thế Anh

19-3-2020

“Khủng hoảng”, “suy thoái”, “phá sản”,… là những thuật ngữ được nhắc đến ngày càng nhiều bởi giới đầu tư và phương tiện thông tin xã hội. Tương tự như 12 năm trước, kinh tế Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn, nhưng lần này xuất phát từ một nguyên nhân phi kinh tế. Các chính sách điều hành vĩ mô không giúp chữa trị được suy thoái lần này. Tuy nhiên, những chính sách tốt lại có thể giảm thiểu được tác động tiêu cực, đặc biệt chúng sẽ quyết định nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh chóng hay không một khi bệnh dịch được kiểm soát.

Khi các nền kinh tế lớn viêm phổi cấp, cả thế giới lao đao

Vũ Thành Tự Anh

17-3-2020

Một số người so sánh tác động của COVID-19 với SARS năm 2003. Tuy nhiên, Việc so sánh này là vô cùng khập khiễng vì sức tàn phá và hệ lụy của COVID-19 ở các quốc gia chịu tác động cũng như đối với nền kinh tế thế giới là đặc biệt nghiêm trọng, đến mức không một đại dịch cận đại nào có thể so sánh được.

Thị trường chứng khoán sụp đổ trong cơn khủng hoảng virus corona và giá dầu

Vũ Ngọc Yên

15-3-2020

Với diễn biến khó lường của dịch Covid-19, cùng với việc giá dầu thế giới giảm kỷ lục hơn 30% vì cuộc tranh chấp giá giữa Ả Rập Saudi và Nga, đã khiến thị trường chứng khoán nhiều nước trên toàn cầu trong phiên giao dịch đầu tuần (9/3 – 13/3) sụt giảm kỷ lục.

Đôi lời với Thủ tướng và các tỷ phú

Mai Quốc Ấn

12-3-2020

Tôi đọc hết bản tin vài lần mà vẫn chưa hiểu chống đỡ khó khăn do dịch virus Vũ Hán cho ai? Cho người dân hay cho các siêu doanh nghiệp? Trăn trở quá mới viết đôi dòng này, nếu lời thật mất lòng xin thủ tướng và các vị siêu chủ nhân các siêu doanh nghiệp bỏ qua cho.

Virus Vũ Hán là khắc tinh của cổ phần hóa?

Nguyễn Ngọc Chu

11-3-2020

1. Bà Hồ Kim Thoa, chỉ vì nắm giữ 5,3% cổ phần ở công ty “tép riu” Bóng đèn Điện quang mà mất chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. So với những người lao động ở xí nghiệp Bóng đèn Điện quang, phải bán giá trị “ép xilon cổ phần” của mình cho những người thu gom như bà Hồ Thị Thoa, thì sự mất chức của bà Hồ Thị Thoa hoàn toàn không oan. Nhưng nếu so với hàng trăm con cá mập đang nuốt gọn cả ngàn tỷ USD tài sản của Nhà nước trong quá trình CỔ PHẦN HOÁ, thì tài sản và tội của bà Hồ Thị Thoa chỉ là “con muỗi”.