23-8-2024
Tôi vừa nghe được ý kiến của một số nhà báo, đề nghị chúng ta phải qui định làm luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh, và phải mời các giáo sư nước ngoài vô hội đồng.
23-8-2024
Tôi vừa nghe được ý kiến của một số nhà báo, đề nghị chúng ta phải qui định làm luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh, và phải mời các giáo sư nước ngoài vô hội đồng.
23-8-2024
Ông con trai đưa cho bố cuốn photocopy nên đọc mờ hết cả mắt. Cuốn Trại Súc Vật của ông này đã được xuất bản ở Việt Nam. Cuốn 1984 này thì chưa.
22-8-2024
Nửa đêm về sáng, đọc phải bài báo về việc “dàn xếp huy chương” trong trận chung kết nội dung đối kháng cá nhân nữ lứa tuổi 10-11 giải Karate Năng khiếu – Trẻ TP.HCM 2024, mà mất ngủ.
17-8-2024
Nếu bằng tiến sĩ của ông Việt đúng, chuẩn chuyên môn thì sẽ thế nào?
17-8-2024
Bộ Chính trị vừa chỉ đạo các cấp nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
14-8-2024
Bạn ở nhà ngạc nhiên thấy nhiều vận động viên Mỹ đoạt huy chương vàng Olympic có học vấn cao, học trường nổi tiếng. Thực ra chuyện đó là chuyện thường, là logic ở xứ sở này.
13-8-2024
Tôi không ngạc nhiên về sự việc này khi mà xã hội Việt Nam đầy rẫy tính háo danh, ưa chuộng sự khoe mẽ, bằng cấp, danh hiệu…
13-8-2024
Trong quá trình giao tiếp với bạn đọc mua sách, câu hỏi bên lề mà có lẽ tôi gặp nhiều nhất là về việc học “môn văn” của con cái các bạn ấy. Rất nhiều than thở, rất nhiều lo lắng, rằng con học yếu văn quá, viết câu cú lủng củng, tạo lập một văn bản đơn giản không được, có sách gì không hay phải làm thế nào, v.v…
13-8-2024
Trả lời Báo Pháp Luật TP. HCM, ông Tô Văn Hoà, PGS.TS – Phó Hiệu trưởng (Chủ tịch Hội đồng buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt) cho rằng:
Nguyễn Huy Cường
12-8-2024
Giờ giảng hôm đó, tôi nói về chủ đề “tre già, măng mọc” và nhấn mạnh thời nay, có chuyện “măng già tre mới mọc” là thực. Ví như lãnh vực điện toán, lớp U60 – U70 không thể nào bằng đựợc các loại U thấp thấp, kể cả “U” chưa biết làm ra đồng tiền nhưng về vi tính, U con giỏi hơn U lớn nhiều.
18-7-2024
Một nhà báo nhắn cho tôi: “Điểm môn Văn cả nước tăng phi mã, chỉ sau môn GDCD. Do học sinh đột nhiên giỏi môn Văn? Do đề thi môn văn quá dễ? Do thầy cô chấm thi phóng tay? Do chương trình và phương pháp dạy – học Ngữ văn quá đơn giản? Do phạm vi ra đề thi chỉ giới hạn loanh quanh trong mấy bài văn lớp 12?”. Và anh kết luận, “Do tất cả những cái do ấy”.
15-7-2024
(Im lặng có phải là vàng?)
Môn Văn là môn thường được/ bị bàn luận nhiều nhất sau mỗi kỳ thi. Lý do có vẻ khá đơn giản: vì văn, hiểu theo nghĩa rộng, là việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, và bất kỳ ai là người Việt thì cũng đang nói và đọc tiếng Việt hàng ngày. Vì thế, ai cũng ít nhiều có “thẩm quyền” về môn này, hay ít nhất là có một sự quan tâm. Bởi thế, ta nên thấy rằng việc xã hội thường bàn luận sôi nổi về đề Văn cũng là điều dễ hiểu, và có phần lành mạnh nữa. Tuy nhiên, đây không phải lý do duy nhất, mà vấn đề chủ yếu nằm ở chỗ khác: chất lượng của đề thi. Trong bài viết này, chúng tôi xin lấy dẫn chứng ngẫu nhiên, là ba đề thi: Đề tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Thanh Hóa, đề thi tuyển sinh lớp 10 trường chuyên KHXH&NV Hà Nội, và đề thi Tốt nghiệp THPT 2024. Ở bài viết này, chúng tôi cũng chỉ chọn bàn về chất lượng ngữ liệu và đề cập những vấn đề có liên quan đến nó.
15-7-2024
Tiếp theo Phần 1
II. Việc tuyển nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019, có dấu hiệu ĐHLHN liên tục “bẻ ghi” nhằm mục đích tạo điều kiện để ông Vương Tấn Việt được công nhận nghiên cứu sinh đợt này, trong đó có những vi phạm của chính quy định 261/QĐ-ĐHLHN ngày 24/1/2019 của ĐHLHN (“QĐ 261”).
1. “Bẻ ghi” lần thứ nhất
Ngày 7/6/2019, ĐHLHN có thông báo tuyển nghiên cứu sinh trong đó người dự xét tuyển phải có bằng cử nhân luật hệ chính quy. Ngày 30/9/2019, lấy lý do không phù hợp với QĐ 261 về việc ban hành quy định chi tiết về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, ĐHLHN ra Thông báo số 3679/TB-ĐHLHN đính chính thông tin về điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh. Theo đó đính chính thông tin về điều kiện người dự tuyển nghiên cứu sinh là chỉ cần có bằng cử nhân luật loại giỏi trở lên do các trường đại học trong nước cấp, không cần phải là hệ chính quy, tức ông Vương Tấn Việt tốt nghiệp văn bằng 2 hình thức vừa học vừa là (VHVL) loại giỏi có thể đạt yêu cầu này.
2. “Bẻ ghi” lần thứ hai
Sau đó ngày 8/11/2019, ĐHLHN ra Thông báo gia hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh kỳ cho đến ngày 20/12/2019. Trong khi theo thông báo ngày 7/6/2019, thời hạn thu nhận hồ sơ dự tuyển là đến ngày 11/10/2019, công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển là từ ngày 21/10/2019 đến ngày 25/10/2019, tổ chức xét tuyển từ 5/11/2019 đến ngày 6/11/2019. Như vậy thời điểm ngày 8/11/2019 lẽ ra ĐHLHN đã phải chấm dứt việc thu nhận hồ sơ dự tuyển, đã công bố thí sinh đủ điều kiện dự tuyển và đã tổ chức xét tuyển, tức không thể gia hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển (nếu gia hạn thì phải thông báo gia hạn từ trước ngày 11/10/2019 là thời hạn cuối cùng thu nhận hồ sơ). Lần “bẻ ghi” này rất nghiêm trọng vì ĐHLHN đã tự phá luật của chính mình một cách tùy tiện, vô nguyên tắc, với mục đích để ông Vương Tấn Việt đủ thời gian lo hợp thức hóa hồ sơ của ông.
3. “Bẻ ghi” lần thứ ba
Ngày 18/11/2019, Nhà xuất bản Công an Nhân dân xuất bản Kỷ yếu hội thảo “Vấn đề pháp luật đặt ra với lao động di cư – Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc” nộp lưu chiểu quý IV năm 2019, người trình bày và chế biên là Phòng Quản lý khoa học và trị sự tạp chí của trường ĐHLHN. Trong kỷ yếu này có ghi tên ông Vương Tấn Việt được coi là tác giả của một báo cáo khoa học của hội thảo quốc tế có phản biện. Việc này nhằm cho ông Vương Tấn Việt có đủ tiêu chí có một báo cáo khoa học in trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện năm 2017 theo như TCBC.
Tuy nhiên, tại sao sau hai năm, ĐHLHN mới cho in kỷ yếu hội thảo là một nghi vấn lớn, đề nghị quý Bộ xem xét thẩm tra; ngoài ra cần làm rõ báo cáo khoa học của ông Vương Tấn Việt có thực sự do ông Vương Tấn Việt thực hiện hay không vào năm 2017 như chúng tôi đã nêu ở trên, ai là người phản biện cho báo cáo khoa học này và việc phản biện có diễn ra vào ngày 28/11/2017 (ngày diễn ra hội thảo) hay không?
4. “Bẻ ghi” lần thứ tư
Ngày 26/11/2019, ĐHLHN có quyết định số 4567/QĐ-ĐHLHN phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển nghiên cứu sinh và ngày 27/11/2019, website của ĐHLHN công bố danh sách những người trúng tuyển nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019-2023) trong đó có ông Vương Tấn Việt.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 7.2 của QĐ 261, hồ sơ đăng ký phải theo các trình tự sau:
(i) Chuyển cho Ban thanh tra tuyển sinh kiểm tra và xác nhận;
(ii) Sau đó Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét, phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển;
(iii) Công bố công khai danh sách này trên Cổng thông tin điện tử của trường;
(iv) Chuyển cho Tiểu ban chuyên môn để xem xét tuyển nghiên cứu sinh; tiếp đó theo Điều 13 và Điều 14 QĐ 261 theo các trình tự;
(v) Từng thành viên Tiểu ban chuyên môn đánh giá hồ sơ dự tuyển của thí sinh;
(vi) Toàn thể Tiểu ban chuyên môn họp đánh giá hồ sơ của thí sinh; thí sinh trình bày dự định nghiên cứu và trả lời câu hỏi của các thành viên Tiểu ban;
(vii) Tiểu ban chuyên môn có văn bản nhận xét, đánh giá, phân loại thí sinh, từng thành viên Tiểu ban cho điểm đánh giá;
(viii) Thư ký của Tiểu ban tổng hợp kết quả đánh giá của các thành viên đối với từng thí sinh, lập danh sách thí sinh và chuyển kết quả đến Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh;
(ix) Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh kiểm tra lại hồ sơ tuyển sinh, chuyển kết quả đánh giá cho Hội đồng tuyển sinh cho ý kiến phê duyệt và xác định danh sách trúng tuyển;
(x) Hội đồng tuyển sinh họp, phê duyệt kết quả đánh giá, xác định danh sách thí sinh trúng tuyển;
(xi) Khoa đào tạo sau đại học trình Hiệu trưởng ký quyết định phê duyệt danh sách trúng tuyển trên cơ sở danh sách do Hội đồng tuyển sinh thông qua;
(xii) Hiệu trưởng ký quyết định phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển nghiên cứu sinh.
Như vậy từ khi kết thúc nhận hồ sơ dự tuyển của các thí sinh, có ít nhất 12 bước, trình tự như trên. Nhưng có vẻ ĐHLHN đã không tuân thủ những bước và trình tự này do chính mình quy định trong QĐ261, chúng tôi xin làm rõ khi phân tích những lần “bẻ ghi” tiếp theo sau đây.
5. “Bẻ ghi” lần thứ năm
Nếu theo đúng thông báo gia hạn nhận hồ sơ nghiên cứu sinh ngày 8/11/2019 của ĐHLHN, ngày cuối cùng thí sinh nộp hồ sơ là ngày 20/12/2019 thì ĐHLHN chỉ được phép tiến hành các bước, trình tự như đã nêu trên sau ngày 20/12/2019; tuy nhiên ngày 26/11/2019, ĐHLHN đã thực hiện trình tự (xii) là bước cuối cùng trong các trình tự này (Hiệu trưởng quyết định phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển nghiên cứu sinh).
6. “Bẻ ghi” lần thứ sáu
Thực tế ĐHLHN đã không thực hiện bước (iii) Công bố công khai danh sách các thí sinh đủ điều kiện dự tuyển trên Cổng thông tin điện tử của trường
7. “Bẻ ghi” lần thứ bảy
Do không thực hiện bước (iii) nêu trên, theo quy định chưa được thực hiện các bước, trình tự tiếp theo. Chúng tôi cũng tin rằng, nếu giả thiết ngày 18/11/2019 thí sinh Vương Tấn Việt đủ điều kiện về một báo cáo khoa học đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện (vì nhà xuất bản Công an đã xuất bản kỷ yếu này vào ngày 18/11/2019), thì từ ngày 19/11/2019 đến ngày 26/11/2019 (ngày Hiệu trưởng ra quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển nghiên cứu sinh), không thể có cách nào ĐHLHN thực hiện được tất cả 12 trình tự trên, kể cả khoảng một nửa số trình tự đó cũng không thể thực hiện được nếu như mỗi ngày làm việc trong tuần, các nhân sự, đơn vị của ĐHLHN đều thực hiện được một bước trong 12 trình tự đó.
15-7-2024
Chúng tôi đã nghiên cứu một số văn bản pháp luật, thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc này, nhận thấy Đại học Luật Hà Nội (ĐHLHN) có nhiều dấu hiệu vi phạm, không minh bạch trong quá trình tuyển sinh, đào tạo và cấp cho ông Vương Tấn Việt văn bằng 2 trình độ đại học, hình thức vừa học vừa làm (“VHVL”) và bằng Tiến sĩ Luật.
14-7-2024
Quý vị nghe có vẻ rất giống khẩu hiệu “chính thống” phải không ạ? Kiểu như “toàn Đảng toàn dân quyết tâm chống dịch sốt rét thắng lợi” ấy? Nhưng khẩu ngữ này, tựa đề này hơi khang khác. Đối tượng cần quyết tâm ở đây là các cơ quan Đảng và Đoàn thanh niên (chứ không có món “toàn Dân”) vì dân không có hứng, không có thì giờ.
13-7-2024
Cái video short Vietcetera tung lên là họ muốn viral cho video full podcast phỏng vấn ông GS Phan Văn Trường thôi. Đại khái cắt một đoạn gây tranh cãi để câu view trước. GS Trường thì cũng muốn PR bán sách, nên cũng cần có view.
13-7-2024
Trong bất kỳ xã hội nào, cử nhân luật luôn là một tấm bằng danh giá. Để được vào trường luật, sinh viên phải đấu chọi dành giật từng 0,25 điểm với hàng vạn người khác.
5-7-2024
Trong những ngày này hầu như cộng đồng bàn rất rôm rả đề tài “Lò ấp Tiến sĩ” liên quan đến bằng tiến sĩ của Vương Tấn Việt.
5-7-2024
“Đại ca” tóc trắng trong hình là thầy tui, thầy Hoàng Dũng. Hơn 10 năm trước, tụi tui học ở Huế, thầy ra dạy hai chuyên đề liên quan đến Âm vị học, chắc mười mấy ngày, xong đứa nào cũng xanh lè, vì khủng hoảng! Mấy đứa con gái bảo nhau, nếu muốn giảm cân thì tìm thầy Dũng mà học!
Gió Bấc
29-6-2024
Cơn thịnh nộ về các bài giảng nghiệp báo, cúng dường xàm xí chưa yên, dư luận lại bùng nổ về bằng tiến sĩ luật siêu tốc của Thích Chân Quang. Chỉ sau hai năm, ngay trong mùa Covid, anh cử nhân luật hệ tại chức bỗng dưng trở thành tiến sĩ. Trường Đại học Luật Hà Nội (ĐHL) lên tiếng phân bua, tất cả đều đúng quy trình nhưng Bộ Giáo dục – Đào Tạo yêu cầu báo cáo chi tiết. Mạng xã hội điều tra đào bới và nhiều dấu hiệu cho thấy bằng tiến sĩ này bốc mùi hương khói cúng dường rất nặng.
Khanh Duy/ LCKH
28-6-2024
Hồ sơ bảo vệ luận án của ông Vương Tấn Việt công bố trên Chuyên trang Luận văn – Luận án của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm 6 tài liệu: https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.33&view=38582
28-6-2024
Thích Chân Quang viết trong cái gọi là “Luận án tiến sỹ luật học” của mình như sau:
Võ Xuân Sơn
26-6-2024
Những ai đã từng làm Tiến sĩ ở Việt nam đều biết các quy định liên quan đến việc này.
24-6-2024
“Trao đổi với VietNamNet chiều 24/6, PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) cho hay: Toàn bộ quá trình đào tạo, công nhận trình độ tiến sĩ đều được hội đồng đánh giá thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bước theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT” (Báo VNN).
22-6-2024
Một số điểm không ổn của đề thi Ngữ văn, tuyển sinh vào lớp 10 THPT (tỉnh Thanh Hóa năm 2024)
11-6-2024
Không hiểu vì lý do gì Nhã Nam lại chọn cách “méc công an” để xử lý nghi án quấy rối tình dục liên quan tới Tổng Giám đốc Nguyễn Nhật Anh. Phương án này là tăm tối về đủ mọi mặt.
8-6-2024
Đã đến lúc, thậm chí quá muộn, phải dồn tiền bạc định dùng vào việc xây tượng đài, nhà lưu niệm, cổng chào, mua sắm hoa hoét, cờ đèn kèn trống, tiền chi cho hội nghị hội nghiếc, đón rước ông nọ bà kia, hội thảo kỷ niệm ngày sinh ngày mất, in sách không ai đọc, thậm chí cả quốc tang tỉnh tang… để xây thêm xây đủ trường cho trẻ con có chỗ học hành.