Thi vào lớp 10

Nguyễn Thông

8-6-2024

Đã đến lúc, thậm chí quá muộn, phải dồn tiền bạc định dùng vào việc xây tượng đài, nhà lưu niệm, cổng chào, mua sắm hoa hoét, cờ đèn kèn trống, tiền chi cho hội nghị hội nghiếc, đón rước ông nọ bà kia, hội thảo kỷ niệm ngày sinh ngày mất, in sách không ai đọc, thậm chí cả quốc tang tỉnh tang… để xây thêm xây đủ trường cho trẻ con có chỗ học hành.

Phải làm sao, bất cứ đứa trẻ nào học hết cấp 1 thì có ngay chỗ học tiếp cấp 2, hết cấp 2 thì có ngay chỗ học cấp 3. Không phải thi. Cần dẹp ngay việc tổ chức thi chuyển cấp, cụ thể là thi tuyển sinh vào lớp 10. Đày ải bọn trẻ thì cũng đày vừa vừa thôi, chứ như đang đày thi vào lớp 10 thì bụt đất cũng phải mở miệng.

Bộ Giáo dục – Đào tạo, cụ thể là Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hãy nghĩ đến điều bình thường mà vĩ đại ấy, chứ không phải những thành tích này nọ rất vô bổ, không thực chất. Đó mới là vì tương lai đất nước. Quanh năm suốt tháng chỉ quấn vào chuyện thi cử, thì phá nát cả nền giáo dục mất thôi.

Phải làm thế nào, tất cả các trường ở mọi chỗ đều là nơi đón nhận mọi học sinh, nơi dạy con người đủ kiến thức và đạo đức để vào đời. Không còn thứ trường chuyên trường điểm, trường loại 1 loại 2, trường chiếu trên chiếu dưới. Không còn sự mặc cảm của thầy cô giáo dạy trường hạng A hạng B.

Đừng biến giáo dục, biến nhà trường thành nơi phân biệt đối xử, chia hạng học sinh, chia hạng thầy cô. Để học trò và phụ huynh không phải băn khoăn nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, chọn trường này, trường nọ.

Muốn thế, trước hết phải có đủ trường lớp (chứ không phải đủ tượng đài hay cổng chào, khẩu hiệu, hoa hoét). Điều này chính phủ phải lo. Bộ trưởng Sơn cũng như bộ của ông chỉ cần làm nhiệm vụ tổ chức, điều hành, quản lý cho tốt. Và việc đầu tiên, dẹp bớt thi cử, trước hết là thi tuyển vào lớp 10. Dẹp.

__________

Bài liên quan: Sáng nay 6-6, hơn 98.600 học sinh TP.HCM thi vào lớp 10 (TT). – Hơn 105.000 học sinh Hà Nội thi lớp 10, đông nhất cả nước (VNE).

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Học tập vất vả nhưng kết quả hạn chế ,nguyên nhân chính gây nên tranh cãi từ rất lâu rồi .Một lời giải thích chính xác không có ,đơn giản bởi cái truyền thống văn hóa “uống rượu bình thơ “cùng với những kinh nghiệm từ ruộng đồng…. là không đủ để giúp người ta tiếp thu nền khoa học của phương tây, nói gì đến chuyện giải thích. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho cái “dám nghĩ dám làm “nhưng không đủ trình độ và kinh nghiệm. Khi người ta giỏi, tiền bạc nhiều, mọi thứ đều “xông xênh “:làm gì thì làm, ăn gì thì ăn, xây gì thì xây…..mặc gì phải tiết kiệm,nhưng để giỏi giang là một việc không đơn giản …

  2. Chào Thầy Thông,
    Cách đây ngót 38 năm mình cũng có một người thầy tên Thông, dân gốc Sài Gòn, thầy Thông dạy bọn mình từ những món vặt vẵn như toán ,lý, hóa và cả anh văn, pháp văn..
    Hôm nay vào đây lại gặp thêm một thầy Thông khác cũng bận bịu chuyện tương lai đất nước, khính chúc 2 ông thầy luôn an mạnh, chân cứng đá mềm giúp đời, giúp người.

  3. Phải thi phải đua chứ! Vì mục đích của cs là tự hào với mọi thứ còn dân chúng thì họ dồn vào con đường tự…tử. Với mọi thứ từ cổng chào, hội nghị, hoa hoè… họ sẵn sàng chi ra chỉ trừ trường học là họ hạn chế xây, mặc dù cái nào họ cũng có thể kiếm chác được như nhau. Đố tác giả biết tại sao?
    Đơn giản vì nếu nhiều đứa trẻ được học hành đến nơi đến chốn để hiểu rõ bản chất của cs thì chế độ của họ toang sao!

  4. In sách để các thư viện trưng bày cũng là hảnh diện lắm lắm rồi . Nhưng mà, có ngu gì mà tự bỏ tiền in nhỉ, tiền chùa đó thôi . Biết rằng viết ra cũng chả ai đọc , thích thì cứ viết vun vít để chứng tỏ mình có chút tài nag8 viết lách ấy mà . Chán bỏ mẹ !
    Nền giáo dục nầy, vài mươi năm nữa cũng cứ nát bét vậy thội . Anh bộ trưởng nào có đầu óc, có tài năng muốn cãi cách thì cũng đâu có dễ, phải qua bao nhiêu hệ thông . Thôi thì, cứ kệ mẹ chúng nó, ai muốn chửi thì cứ chửi, tao ngồi hết nhiệm kỳ thì tao xuống . Vậy thôi .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây