26-10-2024
Sáng dậy, mở điện thoại, đã thấy một người anh nhà báo gửi cho bài viết nói về “đề xuất cộng điểm thi lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đọc xong, tôi nhắn lại “Điên rồ. Vô vọng!”.
Mai Bá Kiếm
24-10-2024
Đại Đoàn Kết, Báo Mới, Pháp Luật, Tuần Tin Tức, Đại Biểu Nhân Dân… cùng đặt tựa bài trùng ý nhau “Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp 3 BTVH không hợp pháp và tự nguyện nộp lại các bằng không hợp pháp“.
17-10-2024
Hồi xưa ở miền Bắc, báo Văn nghệ có mục “Dọn vườn”, ví nơi chữ nghĩa như mảnh vườn, lúc này lúc khác bị cỏ dại, lá khô, rác rưởi… thì dọn dẹp cho nó sạch sẽ. Nhưng cũng chỉ chủ yếu dọn vườn văn nghệ văn gừng, chứ không mấy khi dám thò liềm ra vườn ngoài (báo Nhân Dân chả hạn).
13-10-2024
Han Kang, người Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn học, đã từ chối lời đề nghị họp báo sau giải thưởng Nobel Văn chương, mà bà nói là chẳng có lý do gì để vui, khi cuộc sống chung quanh là những thảm kịch, như những cuộc xung đột không ngừng giữa Ukraine-Nga hay Israel-Palestine.
Đỗ Thành Nhân
12-10-2024
Nhiều năm làm quan giáo dục, ông đau đáu một điều, rằng sản phẩm giáo dục ông góp phần sản xuất ra không được thị trường chấp nhận. Điều ông đau đầu, trăn trở nhất là ngay cả nhiều quan triều đình và những người trong ngành của ông cũng không chọn sản phẩm này; lại sẵn sàng chi nhiều tiền để mua sản phẩm giáo dục nước ngoài. Cho đến khi ông lên chức Thượng thư và tình cở gặp người bạn cũ…
6-10-2024
Thấy cộng đồng mạng ào ào chửi bài thơ này, bất đắc dĩ tôi phải đọc. Đọc rồi ngẩn người ra bởi không hiểu tại sao họ chửi. Lòng tự nhủ, mình vốn ngu về thơ nhưng có lẽ không phải ngu mà là đại ngu, bởi thấy bài thơ hay đấy chứ và có thể ông nhà thơ nào đúng khi nói “Việt Nam là cường quốc thơ”.
3-10-2024
“Yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu”. “Dân gian” nói câu trên để chỉ mối quan hệ nhân quả giữa yêu và ôm. Nhưng “quan gian” nghĩ không cần phải yêu mới được ôm. Mà, chỉ cần “có boa là có ôm” và càng ôm thì càng mạnh, bởi không yêu thì không thể yếu! Từ đó, “bia ôm” mọc lên, các cô gái cho khách ôm lấy tip, tự xóa đói giảm nghèo.
1-10-2024
Tôi đã có bài viết về vụ cô giáo đòi phụ huynh phải góp tiền để cô mua laptop, rằng đó là những cá nhân lẻ tẻ, hành động không có tổ chức… sử dụng quyền lực để trấn lột người khác, nhưng vì quyền lực của chúng nhỏ nhoi, nên những đòi hỏi của chúng nó cũng vụn vặt.
Võ Xuân Sơn
29-9-2024
Sự việc cô giáo yêu cầu phụ huynh cung cấp tiền để mua cái laptop, rồi không chịu soạn đề cương bài giảng do phụ huynh không đáp ứng yêu cầu, được dư luận đặc biệt quan tâm.
27-9-2024
Tháng Chín, mùa nhập học ở Việt Nam. Nhiều tờ báo ở Việt Nam – vẫn trung thành với đường lối sợi chỉ đỏ xuyên suốt – lại mở chiến dịch tấn công phương Tây với chủ đề mập mờ là trẻ em ở các nước đó, luôn khốn khổ vì tiền ăn học. Cách trình bày thì khang khác, nhưng nội dung chung vẫn một giọng.
24-9-2024
Cứ nhắc tới cái nhà xuất bản này lại trào lên sự căm giận. Núp dưới danh nghĩa giáo dục (thứ được coi là quốc sách), nó đã hoành hành, bóc lột từng xu từng hào trên đầu trên cổ dân, nhất là dân nghèo. Không ai có con đi học ở xứ này không căm hờn nó, trừ nhà giàu cho con đi học ở nước ngoài.
Mai Quỳnh
22-9-2024
Ngày 4/9/2024, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quyết định 1919/QĐ-UBND (1) về tiếp nhận, bổ nhiệm ông Trần Quốc Việt, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở GD-ĐT với thời hạn 5 năm kể từ ngày 5/9/2024. Đồng thời, cơ quan này giao quyền Giám đốc Sở GD-ĐT đối với ông Trần Quốc Việt kể từ ngày 5/9/2024 cho đến khi kiện toàn Giám đốc Sở GD-ĐT.
10-9-2024
Mỗi năm đi học chi phí chừng 50,000 đô (nếu không bay đi bay về thăm nhà). Vị chi 4 năm học sẽ mất chừng 200-250 ngàn đô. Nếu về nước đi làm mà được mức lương mơ ước của sinh viên mỗi tháng 1,000 đô đi thì sẽ phải mất 200 tháng, tức là khoảng 15-16 năm không ăn uống gì thì mới “hoàn vốn” cho cha mẹ.
7-9-2024
Tự do học thuật và tự do tư tưởng trong các ngành khoa học xã hội không chỉ đóng vai trò quan trọng, mà còn mang tính quyết định đối với trình độ văn minh và dân trí của một quốc gia.
Phạm Đình Trọng
7-9-2024
Đọc đôi điều bạn trẻ Chu Ngọc Quang Vinh ở tỉnh miền núi Yên Bái nhìn nhận về xã hội Việt Nam đang diễn ra như một sự tự thức tỉnh, tôi mừng cho thế hệ trẻ hôm nay bao nhiêu thì tôi lại buồn, lại ngán ngẩm đến phẫn nộ cho sự phản ứng bừng bừng sôi sục mang tính truy bức, đấu tố, đe doạ, xỉ vả của cả những người thầy trong nhà trường, trong môi trường giáo dục đòi hỏi mô phạm, đòi hỏi sự bao dung, nhân ái và sự vội vàng ra tay mang tính trấn áp của cả bộ máy quyền lực nhà nước cấp tỉnh trước sự bộc lộ trung thực tâm trạng rất riêng tư, rất con người, rất chính đáng, rất thường tình, rất quyền con người của bạn trẻ Quang Vinh.
6-9-2024
Đọc thông tin vụ cháu Quang Vinh chia sẻ thông tin của mình chỉ cho một nhóm rất nhỏ bạn bè, không ngờ sau đó có kẻ tố cáo, thông tin lộ ra ngoài, tôi lại nhớ đến chuyện của mình.
4-9-2024
Điều đầu tiên, tôi quan sát hình thái khi em đứng trên bục vinh quang, tay cầm cúp, đầu đội vòng nguyệt quế với đôi mắt và khuôn mặt cương nghị không cảm xúc dù vừa đạt được thành tích cao, ở độ tuổi học sinh chưa tròn 18, là hiếm thấy.
1-9-2024
Báo phỏng vấn mấy ông quan chức ngành giáo dục này thì độc giả chỉ thấy thông tin một chiều từ phía ngành giáo dục. Đọc đã thấy thông tư như trò hề thả gà ra đuổi.
Thái Hạo
1-9-2024
1. Đọc phát biểu của PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội trên báo VietNamNet, mà hoang mang quá.
27-8-2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm dạy thêm, học thêm, nay tự nhiên ban hành Dự thảo thông tư cho phép dạy thêm và học thêm. Vì vậy, tôi đặt ra mấy vấn đề sau đây:
25-8-2024
Về cái Dự thảo Thông tư mới, sửa đổi quy định về dạy thêm học thêm, trả lời báo VnExpress, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng, “cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên và học sinh. Việc này không cần phải cấm hay đáng chê trách. Vấn đề khiến dư luận bức xúc là việc học sinh phải đi học thêm lớp do giáo viên dạy bên ngoài, dù các em không muốn.
25-8-2024
Tôi vừa đọc cái Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm. Thú thật là cười ra nước mắt.