Bản tin ngày 20/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài viết trên BBC: Về ‘mệnh lệnh’ tranh cãi trận Gạc Ma 29 năm trước. Bài nêu quan điểm của Đại tá Phạm Hữu Thắng, nhà nghiên cứu từ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, về 64 người lính hy sinh trong trận Gạc Ma, khác với quan điểm của Tướng Lê Mã Lương, Đại tá Bùi Văn Bồng và quan điểm của nhiều người khác.

Ông Phạm Hữu Thắng nói rằng: “Thế nói là có ‘lệnh cấm bắn trả’, thì cũng không phải, mà thực ra là trong các hoạt động Việt Nam đảm bảo chủ quyền, thì không dùng các vũ khí lớn, không dùng tàu chiến, không dùng các hoạt động quân sự rầm rộ để bảo vệ quần đảo của mình, mà chủ yếu đưa các chiến sỹ ra để xây dựng các chốt để bảo vệ đảo“.

Bản tin ngày 19/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Hôm nay CSIS tổ chức hội thảo Biển Đông lần thứ 7 ở Washington. Có 2 người Việt Nam tham dự là ông Trần Trường Thủy (như mọi năm) và bà Đặng Cẩm Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao. Như mọi người đã biết, GS Carl Thayer không được mời tham dự hội thảo này. Đây là 20 câu hỏi của GS Carl Thayer dự định đưa ra tại hội nghị Quốc tế về Biển Đông của CSIS.

Mời độc giả xem video hội thảo vừa kết thúc:

Dự án Đại sự Ký Biển Đông có bài dịch từ bài viết của GS Carl Thayer: Một Năm sau Phán Quyết Toà Trọng Tài: Vẫn Bế Tắc. Tác giả viết: “Không nước nào trong mười nước thành viên ASEAN và ASEAN đề cập tới tòa trọng tài hay phán quyết của nó trong các tuyên bố chính thức về biển Đông cho đến nay. Điều này đã cho phép Trung Quốc tiếp tục theo đuổi việc củng cố và quân sự hóa liên tiếp Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông“.

Bản tin ngày 18/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài trên BBC, VN: Khánh thành đài tưởng niệm trận Gạc Ma và nhìn lại. Bài phỏng vấn cựu Đại tá Bùi Văn Bồng và cựu Đại tá Phạm Hữu Thắng, về đài tưởng niệm Gạc Ma.

Các chiến sỹ trẻ hải quân Việt Nam trước mô hình đảo Trường Sa lớn (hình minh họa). Nguồn: AFP/ Hoang Dinh Nam

Ông Bùi Văn Bồng cho biết, “sự hy sinh của các chiến sỹ ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử và lẽ ra tượng đài để tưởng nhớ họ phải làm sớm hơn, những việc để tưởng nhớ chiến sỹ Gạc Ma phải làm sớm hơn... Theo dư luận, tại sao lại để cho chiến sỹ Gạc Ma phải hy sinh nhiều như thế? Và cũng có dư luận nói rằng chiến sỹ Gạc Ma khi đó đã có lệnh từ ai đó là không được nổ súng và họ đã phải bắn súng chỉ thiên lên trời“.

Bản tin ngày 17/7/2017

Tin trong nước

Tin biển Đông

Trang Asean Today có bài: Nước đòi chủ quyền thầm lặng ở Biển Đông. Bài viết nói về Brunei, một trong 6 nước có tranh chấp trên Biển Đông nhưng nước này thường im hơi, lặng tiếng. Năm 2009, Malaysia và Brunei ký một thỏa thuận hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí, sau thỏa thuận đó, Brunei rất ít lên tiếng hay có hành động để khẳng định chủ quyền mà họ tranh chấp. Brunei cũng không duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực tranh chấp.

Bài viết cho biết, lý do của sự im lặng này là vì Brunei phụ thuộc vào TQ quá nhiều, không muốn chọc giận TQ. Tài nguyên dầu của của Brunei chiếm 60% GDP và 95% xuất khẩu, giá dầu thô rớt khiến cho Brunei tìm đến sự giúp đỡ của TQ để đa dạng hóa nền kinh tế.

Bản tin ngày 16/7/2017

Tin trong nước

Hoàng Sa – Trường Sa – Biển Đông

Tưởng niệm các tử sĩ bỏ mạng hơn 29 năm trước tại trận Gạc Mạ: Khánh thành tượng đài tưởng nhớ 64 chiến sĩ Gạc Ma. Sáng hôm qua, chính quyền tỉnh Khánh Hòa tổ chức khánh thành giai đoạn 1 Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Hơn 29 năm trước, ngày 14/3/1988, 64 người lính Hải quân Việt Nam đã bị quân xâm lược TQ thảm sát tại đá Gạc Ma để đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung sĩ Phạm Ngọc Đa, là người đã nằm lại trên biển trong trận Hoàng Sa năm 1974. Ảnh: internet

Nhà báo Huy Đức đưa tin, cụ Phan Thị Thê, mẹ của tử sĩ Hoàng Sa cuối cùng, qua đời lúc 14:40 ngày 15-07-2017 ở Long Xuyên, An Giang. Ông Huy Đức cho biết: “Cụ Phan Thị Thê, thân mẫu trung sỹ Phạm Ngọc Đa là bà mẹ tử sỹ Hoàng Sa duy nhất còn sống cho tới ngày hôm nay mà chúng tôi được biết kể từ khi chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa bắt đầu. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa bị thương ngày 19-1-1974, trong trận Hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Ông được đưa xuống bè cứu sinh. Sau nhiều giờ lênh đênh trên biển, ông trút hơi thở cuối cùng chỉ không lâu trước khi bè này gặp được tàu Hà Lan“.

Bản tin ngày 15/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Tạp chí The National Interest có bài viết: Ba sĩ quan Hải quân TQ tiết lộ điều mà TQ muốn làm trên Biển Đông, nói về bài “Khủng hoảng quân sự trên Biển Đông: đánh giá, phân tích và đáp trả“, của 3 sĩ quan TQ là ông Jin Jing, một nhà nghiên cứu, thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải TQ, hai sĩ quan chỉ huy là Xu Hui và Wang Ning thuộc Hạm đội Nam hải của Hải quân Trung Quốc. Báo Tiền Phong có bài tóm lược: Rò rỉ tài liệu nội bộ tiết lộ tính toán của Trung Quốc trên biển Đông.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bản tin ngày 14/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Như đã hứa với độc giả Tiếng Dân hôm qua, dịch giả Song Phan đã có bài dịch: Bàn tay vô hình của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào? Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị, về chuyện Hà Nội đã bí mật chi tiền cho hội thảo Biển Đông của CSIS ở Washington hàng năm.

Chuyện chi tiền đóng góp tổ chức hội thảo, để Việt Nam có tiếng nói trên một diễn đàn quốc tế, lên tiếng về chủ quyền biển đảo, là quan trọng và cần thiết, tuy nhiên, có hai vấn đề lớn mà Greg Rushford đã đặt ra, đó là:

Bản tin ngày 13/7/2017

Tin trong nước

Tình hình Biển Đông

Đúng một năm sau phán quyết của Tòa PCA, bài trên RFI, Biển Đông: Bắc Kinh toàn thắng khi chống phán quyết La Haye? dẫn lời giáo sư luật Julian Ku, cho rằng, Trung Quốc dù đã thua kiện Philippines, nhưng họ đã biến sự thất bại này thành một chiến thắng về chính sách, bằng cách vẫn duy trì các hoạt động hung hăng trên Biển Đông mà không hề bị trừng phạt vì không tuân theo luật quốc tế.

Sau phán quyết, “chỉ có 7 quốc gia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết và 6 nước công khai ủng hộ Trung Quốc, nhưng đại bộ phận các nước còn lại phần lớn đều im lặng hoặc trung lập, điều mà Bắc Kinh mong muốn. Ngay cả khối Liên Hiệp Châu Âu, bình thường rất năng nổ trong việc yêu cầu tôn trọng luật quốc tế, cũng đã không đưa ra được tuyên bố nào đòi Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông“.

Bản tin ngày 12/7/2017

Tin trong nước

Tình hình Biển Đông

Bài viết trên RFI, Biển Đông: Việt Nam tìm hậu thuẫn từ Ấn Độ. Dẫn nguồn từ trang Interpreter thuộc viện nghiên cứu Lowy của Úc, nói rằng, trong lúc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang làm cho quan hệ Việt – Trung căng thẳng trở lại, thì Việt Nam đang tìm hậu thuẫn từ Ấn Độ trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh (trái) và ngoại trưởng Ấn Sushma Swaraj ở New Delhi hôm 4/07/2017. Ảnh: Prakash Singh/ AFP

Trang Interpreter cũng nhắc lại tuyên bố của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở New Delhi hôm 4/7, rằng Việt Nam “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”. Và rằng “ ASEAN sẽ hưởng lợi từ kinh nghiệm của Ấn Độ, giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình”.

Bản tin ngày 11/7/2017

Tin trong nước

Tình hình biển Đông

Về lệnh cấm đánh cá ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông mà Trung Quốc cho là của họ, sẽ hết hạn ngày 16/8, trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á – AMTI, một think tank của Mỹ, thuộc CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế), đưa ra báo cáo, nói rằng, cần phải theo dõi thật kỹ lệnh cấm này, vì Trung Quốc thường hành xử thô bạo khi đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá lên các nước.

Báo cáo cũng có liệt kê hai vụ đụng độ giữa Trung Quốc với ngư dân Việt Nam hồi tháng 6, trên quần đảo Hoàng Sa: “Ngày 15/6/2917, các viên chức TQ leo lên tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, hủy hoại ngư cụ, gây thiệt hại hơn 6.000 Mỹ kim“. Và “ngày 18/6/2017, các viên chức mặc đồng phục trên hai tàu nhỏ của Trung Quốc đã leo lên tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam gần đảo Hoàng Sa, đập vỡ ngư cụ và thân tàu, tấn công thuyền trưởng“.

Bản tin ngày 10/7/2017

Tin trong nước

Tình hình Biển Đông

Với âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, biến nó thành cái ao nhà của mình, nên biển Đông dù chứa đầy nước nhưng vẫn luôn nóng như ở sa mạc. Bài viết trên RFA, Biển Đông không yên tĩnh một năm sau phán quyết của toà PCA, phỏng vấn các nhà nghiên cứu Biển Đông, cho thấy TQ vẫn tiếp tục leo thang sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Các nước có quyền lợi liên quan thì ngại TQ, và chỉ có Mỹ đang thi hành phán quyết này.

Ảnh minh họa vụ kiện Philippines – Trung. Nguồn: internet

Các nhà nghiên cứu cho biết, Trung Quốc vẫn phớt lờ phán quyết của tòa PCA, tiếp tục tung hoàng trên Biển Đông. Việt Nam dường như đang âm thầm thực thi chủ quyền bằng cách ký hợp đồng với các công ty nước ngoài, cho phép thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế. Riêng Philippines, nước thắng kiện tại PCA, thay vì sử dụng phán quyết này để thực thi chủ quyền, lại bắt tay với Trung Quốc.

Bản tin ngày 9/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Sự kiện tàu Mỹ USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017, dịch giả Song Phan cũng là người theo sát các vấn đề Biển Đông, cung cấp thêm cho độc giả thông tin về trường hợp này.

Ông Song Phan viết: “Lưu ý là ranh giới ngoài của lãnh hải có thể xem như biên giới quốc gia trên biển. Nhưng biên giới này khác biên giới trên đất liền ở chỗ người ngoài có thể đi ngang qua mà ko cần có ‘visa’, miễn là đi qua theo kiểu vô hại, tức là phải ̣đi thẳng, liên tục và không được ‘gươm tuốt, cung giương’.”

Bản tin ngày 8/7/2017

Tin trong nước

Tình hình Biển Đông

Tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục căng thẳng hơn trong những ngày tới, khi Việt Nam gia hạn thêm hai năm nữa cho công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh, thăm dò dầu khí ở lô 128.

Lô 128 (vòng tròn đỏ) thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN. Ảnh: internet

Lô 128 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN, nhưng nó cũng nằm trong “đường lưỡi bò” của TQ. VOA dẫn lời một giới chức cao cấp của công ty ONGC Videsh, nói rằng, “khu vực này được chú trọng về chiến lược hơn là thương mại“, rằng VN muốn công ty Ấn Độ khai thác ở đây là vì yếu tố Trung Quốc. Hai năm trước có thông tin, Videsh sẽ rút khỏi lô 128 vì không có dầu.

Bản tin ngày 7/7/2017

Tin trong nước

Hải quân Mỹ không chỉ thăm cảng Cam Ranh, mà còn diễn tập

Theo tin từ RFI, dẫn tin từ trang mạng Stars and Stripes, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, sau khi tiến vào vùng đảo có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan trên Biển Đông, tàu chiến Mỹ đã tới cảng Cam Ranh, diễn tập với Hải Quân Việt Nam.

Tàu USS Coronado đã cập cảng Cam Ranh. Ảnh: © Roslan Rahman / AFP

Về vấn đề này, các báo VN như VnExpress đưa khá nhiều hình ảnh tàu tác chiến ven bờ USS Coronado (LCS-4) và USNS Salvor (T-ARS-52) của Hải quân Mỹ, nhưng chỉ viết, đây là “chương hoạt động giao lưu Hải quân (NEA) giữa Việt Nam – Mỹ”. Báo Kiến Thức đưa hình ảnh con tàu USS Coronado và tỏ ra thất vọng: Hụt hẫng dàn hỏa lực tàu chiến Mỹ đang thăm Cam Ranh.

Bản tin ngày 6/7/2017

Tin trong nước

Tin tình hình Biển Đông

Phóng viên chuyên nghiên cứu về Biển Đông, ông Bill Hayton vừa có bài trên BBC, cho biết nguyên nhân gây căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc, làm cho tướng TQ Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm VN và đột ngột bỏ về nước tối 18/6, là do tàu khoan hợp đồng với liên doanh Talisman-Việt Nam hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Bài viết cũng cho biết, liên doanh này đã từng bị từ chối cấp phép khoan dầu suốt ba năm qua, vì không muốn làm Trung Quốc phật lòng.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang (phải) tiếp tướng TQ Phạm Trường Long. Ảnh: VTV

Đài RFA có bài phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason của Mỹ, phân tích tình hình biển đông gần đây. Ông cho rằng, ý thức hệ giữa hai nước VN và TQ không còn quan trọng như trước đây, mà Mục tiêu hiện nay của Việt Nam về vấn để  biển đảo là phải bảo vệ được chủ quyền quốc gia, bảo vệ được những vùng biển đảo nào mình còn kiểm soát được, đấy là quan trọng nhất”. Ông Hùng cho rằng, có thể hai nước có đụng độ, nhưng khả năng dẫn đến chiến tranh thì rất thấp.

Bản tin ngày 5/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Có lẽ đã thấm đòn xảo quyệt của Bắc Kinh, nên “Washington đánh ván bài thách thức tại Biển Đông“. Bài phân tích trên RFI cho rằng, sau tuần trăng mật ngắn ngủi, khi ông Trump tiếp ông Tập Cận Bình hồi tháng 4/2017, Trung Quốc hứa sẽ tỏ thái độ rõ ràng trên hồ sơ Bắc Hàn.

Nhưng chờ hoài mà không thấy Trung Quốc thực hiện lời hứa, “Washington đã đưa ra một loạt biện pháp gây bất bình cho Bắc Kinh”, như bật đèn xanh bán cho Đài Loan 1,4 tỷ đô la vũ khí, thông báo trừng phạt ngân hàng Dandong của Trung Quốc, cáo buộc ngân hàng này vi phạm nghị quyết LHQ cấm vận Bắc Hàn, kêu gọi TQ tôn trọng quyền tự do của người dân Hồng Kông… Và cho khu trục hạm USS Stethem tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, nơi TQ tuyên bố chủ quyền, là hành động thách thức mới nhất của Mỹ đối với TQ:

Bản tin ngày 4/7/2017

Tin trong nước

Tình hình Biển Đông

To xác nhưng chuyên bắt nạt kẻ yếu là đặc trưng của “bạn vàng” rồi. Thái độ hậm hực của Trung Quốc đối với Việt Nam được GS Carl Thayer phân tích trên Diplomat và được đài RFI đăng tải. Theo đó, việc Trung Quốc coi “các hòn đảo ở Biển Đông đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ xưa” “yêu cầu Việt Nam dừng khoan dầu tại lô 136/03” đã làm lãnh đạo Việt Nam cho là vô lý và đã bác bỏ. Cũng chính vì thế mà ngay lập tức ông Phạm Trường Long đã bỏ về nước, đồng thời cũng hủy luôn cuộc “Giao Lưu Hữu Nghị Quốc Phòng Biên Giới” được hai nước chuẩn bị kỹ lưỡng.

Bản tin ngày 3/7/2017

Tin trong nước

Tình hình Biển Đông

Tác giả Nguyễn Quang Dy có bài phân tích trên trang Viet-studies, nêu quan điểm của một số học giả cho rằng “đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc là ‘diều hâu’, sẽ dẫn đến chiến tranh, vì vậy phải nhân nhượng Trung Quốc“. Theo tác giả, “đó là quan điểm nhầm lẫn“.

Đã từng xảy ra cuộc chiến vòi rồng giữa tàu hải giám TQ với tàu kiểm ngư VN năm 2014. Ảnh: internet

Ông Dy dẫn chứng một số chính sách nhân nhượng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc như thương mại hay tuần tra trên biển Đông cho thấy, càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới và chính những sự nhân nhượng này, chính quyền Trump sẽ làm cho Trung Quốc “Vĩ đại trở lại“.

Bản tin ngày 2/7/2017

Tin trong nước

1. Tin chủ quyền Biển Đông

Chuyện chủ quyền biển đảo, Hải quân Việt Nam đã yên tâm rồi! Bởi vì, Quân chủng này khẳng định, họ có “đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao“.

Theo tin từ chính báo Hải Quân Việt Nam, ngày 29/6 Bộ tư lệnh hải quân tổng kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới phải “bảo vệ vững chắc mục tiêu, khu vực biển trọng điểm“.

Thế các “đồng chí” đã đọc bài Những điểm yếu của quân đội Việt Nam chưa? Cả một bờ biển dài và rộng lớn, mà chỉ có 4 loại tàu quét mìn cũ xì, từ thời Liên Xô, thì không ổn rồi.

Bản tin ngày 1/7/2017

Tin trong nước

1. Tin chủ quyền biển đảo 

Không giống như lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam nói hôm 29/6, rằng lý do ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam “vì công việc đột xuất trong nước“, một bài phân tích chi tiết được báo Tiếng Dân dịch, cho biết lý do “rằng Long bỏ về sau khi quan chức Việt Nam từ chối đòi hỏi ngưng tất cả các cuộc thăm dò dầu khí trong đường 9 đoạn“. Và Hà Nội cho rằng “các lô 118 và 136 không những không có cơ sở mà còn xúc phạm“.

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Nguồn: Trí Dũng/TTXVN

Bản tin ngày 30/6/2017

Tin trong nước

1. Tin Biển Đông

Về những đồn đoán căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông, sau khi Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển đến cửa Vịnh Bắc Bộ, trong buổi họp báo chiều qua 29/6, bà Lê Thị Thu Hằng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng, “không có những thông tin như vậy“.

Trong khi đó, Bắc Kinh khoe đã bắt tay xong với Philippines về Biển Đông. Ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, hai nước TQ – Philippines đã “thiết lập được cơ chế tham vấn song phương về vấn đề Biển Đông và cơ chế hợp tác giữa tuần duyên hai nước“.

Bản tin ngày 29/6/2017

Tin trong nước

1. Tình hình biển Đông vẫn phức tạp, Việt Nam cần cảnh giác

Tình hình Biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ khôn lường, và xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ông Nguyễn Quang Dy có bài phân tích đăng trên trang Viet-studies, với tham vọng bành trướng ảnh hưởng của mình trên Biển Đông, Trung Quốc đang gây sức ép mạnh mẽ lên các nước có liên hệ làm ăn với Việt Nam.

Giàn khoan 981 của TQ đang hoạt động tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh: internet

Và mặc dù theo tác giả, Việt Nam cần liên minh với Mỹ, Nhật nhưng “điều đáng lo ngại nhất không phải ta thua vì thiếu tàu chiến hay máy bay, mà sợ “quân đội nhân dân” đánh mất lòng tin của dân, không còn “trung với nước, hiếu với dân”.

Bản tin ngày 28/06/2017

Tin trong nước 

1. Chủ quyền đất nước 

Mộ cai đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh và các cộng sự. Ảnh: báo Kiến Thức

Trong khi Quân Đội đang mải lo làm kinh tế, thì những ngôi ‘mộ gió’ làm nhiệm vụ khẳng định chủ quyền Biển Đông. Mộ gió là những ngôi mộ chỉ có hình nhân, được người dân lập nên để tưởng niệm những người đã khuất khi không tìm được thi thể để an táng.

Để hiểu thêm về tình cảnh của những ngư dân ngày đêm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo, độc giả có thể xem lại bộ phim tài liệu rất cảm động, mà tác giả đã trày vi, tróc vảy mới “được phép” giới thiệu với công chúng.

Bản tin ngày 27/06/2017

Tin trong nước

1. Mỏ Cá Voi Xanh chặn Đường Lưỡi Bò, Trung Quốc nổi giận

Công ty Mỹ ExxonMobil đã ký hợp đồng với Việt Nam, thực hiện dự án Mỏ Cá Voi Xanh, khai thác dầu khí ở lô 118, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 88 km. Do “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc nằm giữa lô này, nên đã làm Trung Quốc nổi giận.

Ảnh: internet

Tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đến thăm Việt Nam theo lịch trình hai ngày 18 và 19/6/2017, nhưng chiều 18/6 ông ta bất ngờ rời khỏi Hà Nội mà không cho biết nguyên nhân.

Bản tin ngày 26/06/2017

Tin trong nước 

1. Sự kiện sân golf Tân Sơn Nhất: 

Sân golf Tân Sơn Nhất. Ảnh: internet

Báo Zing dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM trả lời cử tri rằng dự án sân golf là đúng quy trình, được Bộ Quốc phòng trình đề xuất lên Chính phủ và các bộ ngành.

Hôm qua, Thượng tướng ông Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tuyên bố quân đội có chủ trương không làm kinh tế nữa, sẽ tiến hành thoái vốn ở các đơn vị kinh tế. Không biết tiến trình này như thế nào, nhưng hiện tại có một số Tập đoàn Quân đội đang nắm giữ nhiều tài sản và lợi ích kinh tế cao, chẳng hạn như Viettel.