Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 17/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo GDVN có bài: Mỹ lập nhóm chuyên gia công tác, đề xuất khu bảo tồn Biển Đông. Bài này tóm lược từ báo Diplomat, đưa tin, Trung tâm CSIS của Mỹ đã lập một nhóm chuyên gia công tác Biển Đông, giúp bảo vệ môi trường biển hiện đang bị khai thác cạn kiện, phá hủy các hệ sinh thái, cũng như quản lý các tranh chấp ở Biển Đông.

Cập nhật tin về cơn bão số 10

Theo báo Thanh Niên, tính đến 21h31 đêm 16/9, đã có 11 người chết, 1 người mất tích và 28 người bị thương. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Hải Phòng và Quảng Trị đã có khoảng 7000 ngôi nhà bị ngập úng, cùng hàng chục phương tiện, tàu thuyền bị chìm, hư hỏng.

Bản tin ngày 16/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFA cho biết: Chiến hạm Gepard thứ 3 đang về Việt Nam. Theo bài báo, cặp tàu chiến thứ 2 này được phía Việt Nam đặt hàng với Nga từ tháng 10 năm 2012. So với cặp tàu trước, cặp này có thêm chức năng săn ngầm.

BBC có bài tìm hiểu sự tương đồng giữa Hungary và Việt Nam với TS Đinh Hoàng Thắng về sự cố gắng tồn tại khi ở một vị thế mất cân bằng, bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ: Tinh thần dân tộc Hungary và Việt Nam.

Bản tin ngày 15/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Wire đưa tin, cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật và Thủ tướng Ấn Độ không nhắc tới Biển Đông trong tuyên bố chung, mặc dù Thủ tướng hai nước có chỉ trích gián tiếp Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Thủ tướng Modi và Abe chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi như Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Báo Philstar của Philippines đưa tin: Ngành thủy sản trên bờ vực sụp đổ ở Biển Đông. Tổ chức Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) cho biết, Biển Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng do đánh bắt quá mức đã làm lượng cá giảm đáng kể: Tổng trữ lượng cá ở Biển Đông giảm 70-95% kể từ thập niên 1950 và tỷ lệ khai thác đã giảm 66-75% trong 20 năm qua“.

Bản tin ngày 14/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Thêm tin về hội thảo quốc tế diễn ra ở Hà Nội hôm 12/9, báo Tuổi Trẻ có bài: Bộ quy tắc cho Biển Đông phải có tính ràng buộc pháp lý. Về chuyện TQ liên tục thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, ông Abhijit Singh, viện trưởng Viện Sáng kiến an ninh hàng hải của Ấn Độ nói rằng, Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) phải có tính ràng buộc pháp lý, bởi thiết lập COC mà không thực thi được thì điều đó trở nên vô nghĩa.

Vnexpress có bài: Chuyên gia Philippines cảnh báo Trung Quốc tăng đe doạ dùng vũ lực ở Biển Đông. GS Renato Cruz De Castro, Đại học De La Salle, Philippines, nói: “Tình hình ở Biển Đông đang yên tĩnh nhưng đó là khoảng lặng của cơn bão. Căng thẳng có thể gia tăng từ nguy cơ Trung Quốc đe doạ sử dụng vũ lực với nước cùng có tranh chấp“.

Bản tin ngày 13/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Hội thảo với chủ đề: “Hướng tới những vùng biển mở và tự do ở châu Á: Vai trò của Luật Quốc tế trong việc Duy trì Trật tự trên Biển”, do Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Nhật Bản và Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 12/9, tại Hà Nội, với sự tham dự của các chuyên gia quốc tế đến từ các nước: Anh, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn Độ và Indonesia. VOV có bài: Phát huy vai trò của Luật Quốc tế trong duy trì trật tự trên biển.

Bài trên báo Tiền Phong: Trung Quốc sẽ phải tính toán lại trên biển Đông. TS Kentaro Nishimoto, Phó giáo sư ngành luật quốc tế, ĐH Tohoku, Nhật Bản, nhận định: Trung Quốc sẽ phải tính toán lại vấn đề biển Đông, dù họ liên tục bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế vụ Manila kiện Bắc Kinh, nhưng quyết định của tòa ảnh hưởng đến TQ.

Bản tin ngày 12/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang VnExpress có bài: Phó thủ tướng Việt Nam, Trung Quốc bàn về Biển Đông. Sang thăm Trung Quốc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã “đề nghị hai bên tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo hai nước về kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, thực hiện ‘Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển“.

Trong khi các tàu hải giám của TQ liên tục tấn công, cướp bóc, khủng bố, đánh đập ngư dân VN, cũng như Hải quân TQ đưa quân tới tập trận sát sân nhà VN, nhưng khi qua bên đó, đối mặt với họ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ dám thỏ thẻ, mở miệng “đề nghị” thôi sao? Nó đè mình ra nó nện, lại còn mang vũ khí ra dọa nữa, mà mình chỉ dám “đề nghị” nó đừng nện mình nữa!

Bản tin ngày 11/9/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Báo Người Lao Động có bài: Quyết giữ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Anh Võ Bá Nha, 34 tuổi, chủ tàu QNg-90045TS, kể rằng, tàu của anh đã nhiều lần bị Trung Quốc đập phá tài sản, nhưng anh vẫn không chùn bước: “Nếu chuyến biển nào bị tàu Trung Quốc phá tài sản, khi trở về có đi vay, đi mượn hay bán nhà cũng phải sửa lại tàu tiếp tục ra Hoàng Sa. Đó là nơi nuôi sống mình, gia đình bao thế hệ ngư dân chúng tôi. Không thể vì Trung Quốc dọa nạt dùng vũ lực, bỏ tù mà bỏ biển được“.

CLB bóng đá NO-U ra sân chiều Chủ nhật lần thứ 250, ngày 10/9/2017 trên sân Viettel. Tuy nhiên, cũng như nhiều lần trước đó, khi gần hết trận thì an ninh đến doạ nạt chủ sân và cấm không cho thuê sân nữa và chủ sân bóng không dám lấy tiền sân dù đã cho thuê gần hết giờ.

Bản tin ngày 10/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo GDVN có bài viết của TS Trần Công Trục: Đôi điều trao đổi với học giả Trung Hoa về “thượng sách, hạ sách” ở Biển Đông. Bài viết nói về ý kiến của ông Lăng Đức Quyền, học giả Trung Quốc, đề nghị: Việt Nam – Trung Quốc nên “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”.

TS Trần Công Trục cho cho rằng, “thượng sách” là Trung Quốc nên dẹp bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý. “Nhược bằng, nếu Trung Quốc khăng khăng theo đuổi yêu sách ‘lưỡi bò’ phi lý đó thì chỉ có thể là ‘hạ sách’ trong nhìn nhận của đại đa số dư luận tiến bộ của nhân loại trong thời đại văn minh“.

Bản tin ngày 9/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT, phát biểu thay cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển: Lực lượng chấp pháp Việt Nam sẽ xử lý nếu 18.000 tàu cá TQ vi phạm. “Tất cả những tàu cá không riêng của Trung Quốc, mà kể cả tàu cá của nước khác nếu vi phạm vùng biển đặc quyền của Việt Nam, tức từ bờ ra 200 hải lý đều vi phạm chủ quyền Việt Nam và đều bị lực lượng chấp pháp như cảnh sát biển, kiểm ngư xem xét vi phạm để xử lý”.

Không có vũ khí mà đòi xử kẻ cướp đang lăm le súng ống trong tay. Còn những người có vũ khí thì không thấy có động tĩnh gì. Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết: “Ông Oai chỉ là người của Tổng cục thủy sản, có tư cách gì mà khẳng định hay ra lệnh cho phía quân đội hành động? Một câu nói mang tính bảo vệ chủ quyền như vậy sao không là của Bộ Ngoại giao hay của phía Tư lệnh Cảnh sát biển?

Bản tin ngày 8/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt đưa tin: Ngư dân Quảng Nam tố bị tàu Trung Quốc quấy phá. Ngư dân Trần Phi, chủ tàu QNa-91297, ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, kể rằng, tàu của ông cùng các tàu ra khơi theo từng nhóm, nhưng khi đánh bắt cá thì mỗi tàu chia ra từng khu vực.

Ông Trần Phi nói: “Nhiều khi đơn lẻ mà thấy tàu Trung Quốc lừng lững đến quấy phá thì chỉ có cách tìm đường gần nhất tránh thoát và phát tín hiệu cho các tàu gần đó được biết, chủ động tránh xa. Bọn chúng hung hãn lắm, rầm rộ đi trên biển Hoàng Sa, sẵng sàng tấn công ngư dân chúng ta”.

Bản tin ngày 7/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Sau khi Trung Quốc tập trận xong, ngày 5/9, VN ‘mạnh mẽ phản đối’ TQ tập trận trên Biển Đông qua lời của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN. Trước đó, ngày 31/8, sau khi TQ tập trận được 3 ngày, bà Hằng chỉ dám “quan ngại” thôi: “Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ...” Bây giờ TQ tập trận xong, bà Hằng mới dám “mạnh mẽ phản đối”!

Trong lúc TQ tập trận ở Vịnh Bắc Bộ (từ 1/8-23/8) thì bà Hằng im lặng. Khi TQ đang tập trận ở vùng biển Hoàng Sa và ngay trên sân nhà của Việt Nam, cách bờ biển Đà Nẵng 75 hải lý (từ ngày 29/8 đến 4/9), thì ngày 31/8, bà Hằng phản đối chuyện TQ tập trận ở Vịnh Bắc Bộ! Chờ cho TQ tập trận xong ngày 4/9, thì ngày 5/9, bà Hằng mới dám mở miệng “phản đối mạnh mẽ”!

Bản tin ngày 6/9/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Báo Đất Việt đặt câu hỏi: Trung Quốc đang hợp thức hóa hoạt động bành trướng Biển Đông? Bài báo có đoạn, “việc đội tàu cá ‘đông như kiến’ của Trung Quốc tràn xuống biển Đông chính là một phần của âm mưu chủ quyền, tiến tới thâu tóm các đảo và bãi cạn của Trung Quốc trên Biển Đông… Nói cách khác, tàu cá Trung Quốc sẽ được trang bị vũ khí một cách công khai, tràn ra khắp Biển Đông để xác thực cái mà Bắc Kinh gọi là đường chín đoạn (đường lưỡi bò)”.

Báo Dân Việt có bài: Ngư dân Việt bình thản trước 18.000 tàu cá TQ tràn xuống Biển Đông. Ông Bùi Thanh Ninh (Hoài Nhơn, Bình Định) quản lý đội tàu mang tên Sáu Ninh, nói: “Chuyện tàu bị phía tàu Trung Quốc rượt đuổi, quấy phá thì thường xuyên nhưng ngư dân vẫn ra khơi. Đơn giản ngư trường đối với chúng tôi nhà, mà đã là ngôi nhà thì chúng ta phải bảo vệ, giữ lấy”.

Bản tin ngày 5/9/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ và vài tờ báo khác đưa tin: 18.000 tàu cá Trung Quốc lại tràn xuống Biển Đông. Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của TQ kết thúc ngày 16/8, thì ngày 17/8 đã có tin này từ đài “địch” về chuyện tàu cá TQ tràn xuống Biển Đông. Báo Thanh Niên cũng đã đưa tin này ngày 17/8, Tiếng Dân cũng có nhắc lại trong bản tin ngày 19/8, bây giờ Tuổi Trẻ mới đưa tin.

Trích từ bài báo Thanh Niên ngày 17/8: “Hoàn Cầu thời báo đưa tin hơn 18.000 tàu cá, 66.000 thủy thủ và 260.000 ngư dân thuộc tỉnh Hải Nam đã quay về cảng nhà khi cái gọi là lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 1.5“.

Bản tin ngày 4/9/2017

Tin trong nước

Biển Đông

PGS TS Hoàng Ngọc Giao có bài: Chính quyền Việt Nam đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo? Tác giả điểm lại các mốc thời gian kể từ ngày 1/5/2014, khi TQ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng Đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, khi TQ đang tập trận sát sân nhà VN, kể từ ngày 29/8 đến ngày 4/9.

Tác giả viết: “Như vậy, sau 03 ngày Trung quốc mang quân vào nổ súng trong Vùng Biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, nhưng Việt Nam mới chỉ tuyên bố là ‘hết sức quan ngại’, là ‘mọi hoạt động của nước ngoài… cần phải tuân thủ LPQT’, và ‘đề nghị TQ chấm dứt và không lặp lại hành động này'(!). Tuyên bố như vậy, quá yếu ớt, nếu như không nói là với tâm thức sợ hãi! Giặc vào nhà, nhưng vẫn đề nghị giặc đừng làm thế, nên tôn trọng pháp luật!

Bản tin ngày 3/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Dân Việt: TQ diễn tập quân sự ngoài cửa vịnh Bắc bộ, ngư dân nghe ngóng. Bài báo đưa tin, Trung Quốc đang “diễn tập quân sự trên vùng biển Hoàng Sa“, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao quan ngại chuyện Trung Quốc “diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ“.

Hình ảnh TQ diễn tập ở Vịnh Bắc Bộ hồi tháng 8. Nguồn: East Pendulum

Ông Trần Văn Mười, chủ tàu vỏ sắt ĐNa 90777, cho biết, ngày 30/8, khi tàu của ông đang đánh bắt ở cách Đà Nẵng khoảng 80 hải lý về phía đông, “các thuyền trưởng gọi bằng ICOM báo về có rất đông tàu vỏ sắt của Trung Quốc trong khu vực. Họ dùng loa, hú còi, xịt vòi rồng đe dọa yêu cầu các tàu của dân mình rời khỏi khu vực đó. Nghe vậy tôi yêu cầu các thuyền trưởng di chuyển lên phía bắc khoảng 40 hải lý”.

Bản tin ngày 2/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông. Vừa tập trận trước cửa nhà Việt Nam suốt 23 ngày, nhưng không nhận bất kỳ sự phản đối nào, nên Trung Quốc tiếp tục ùn ùn kéo tới tập trận tại sân nhà, thử xem chủ nhà có dám làm gì không. Cuộc tập trận đã diễn ra 4 ngày, nhưng vẫn chưa nghe chủ nhà lên tiếng phản đối.

Hôm 31/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằngquan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ“. Không rõ bà Hằng “quan ngại” vụ gì, vì TQ diễn tập ở Vịnh Bắc Bộ đã xong (từ 1/8 đến 23/8), còn TQ đang tập trận hiện tại ở địa điểm thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có nơi cách bờ biển Đà Nẵng chỉ 75 hải lý, không phải Vịnh Bắc bộ.

Bản tin ngày 1/9/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Bộ Ngoại giao VN đưa tin, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng lên tiếng về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. “Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ… Việt Nam đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông“.

Cuộc diễn tập này, được biết có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 km, đã chấm dứt, chứ không phải “tiến hành diễn tập” như lời của bà Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tựa đề bài báo của tác giả Henri Kenhmann, đăng trên East Pendulum: Sắp tròn một tháng tập trận đổ bộ ngay trước cửa ngõ Việt Nam.

Hình ảnh di chuyển của Hải quân TQ trên Vịnh Bắc Bộ từ ngày 1/8/2017, cho thấy cuộc diễn tập sát biển VN ở khu vực Móng Cái. Nguồn: Google Eart/ East Pendulum.

Bản tin ngày 31/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Blog Foreign Policy có bài: Bắc Kinh đe doạ Hà Nội qua việc khoan dầu ở Biển Đông. Cuối bài, tác giả Gary Sands đặt câu hỏi: “Qua việc Hà Nội bị buộc phải lùi bước, liệu các công ty khai thác dầu khí nước ngoài khác có sợ mất quyền khoan dầu từ những sự nhượng bộ của Hà Nội?

RFI đưa tin: Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển? Blog Pháp East Pendulum, chuyên về Trung Quốc, cho biết, lực lượng Thủy quân Lục chiến Trung Quốc tiến hành tập trận từ đầu tháng 8 đến 23/8, tại khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, với một loạt bài tập đổ bộ, bắn đạn thật.

Bản tin ngày 30/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Dân Việt có bài: Cần có chính sách đặc biệt bảo vệ ngư dân khi đánh bắt tại Hoàng Sa. Ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP. Đà Nẵng “Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đối với hộ ngư dân đánh bắt trên ngư trường của Việt Nam bị tàu nước ngoài đâm va, xua đuổi, bắt giữ, hỗ trợ chi phí lai dắt tàu cá bị nạn vào bờ, chi phí trục vớt, hỗ trợ chi phí sửa chữa, khôi phục ngư cụ bị mất hư hỏng do tàu nước ngoài gây ra“.

Chưa đầy một tháng, Quảng Ngãi có 14 tàu cá với hàng trăm ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản, bây giờ ông Phó Giám đốc Sở NN & PTNT thành phố mới dám thỏ thẻ: “Cần có chủ trương, cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản tại ngư trường quần đảo Hoàng Sa để động viên ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển khai thác hải sản, kết hợp với tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa Việt Nam“.

Bản tin ngày 29/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VTV đưa tin: Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân bám biển. Bài báo cho biết, “thời gian gần đây, một số vụ cướp biển đã đe dọa sự an toàn của các tàu hàng và bà con ngư dân. Hiện đã xuất hiện tình trạng các tàu nước ngoài bán xăng dầu lậu trên biển có trang bị súng quân dụng, đối tượng khống chế và cướp tài sản của bà con ngư dân“. Cho nên, tạm thời lực lượng cảnh sát biển không để ‘Ngư dân bám biển, Hải Quân bám bờ’ nữa.

Như đã hẹn với độc giả hôm qua, Tiếng Dân đã có bài của dịch giả Trung Nguyễn: Kế hoạch của Trung Quốc để chiến thắng trong cuộc chiến ở Biển Đông là gì?Một chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển sẽ đối đầu với một liên minh đa dạng trong đó những nước bên ngoài – Mỹ, và có thể thêm Nhật Bản hoặc Úc – cung cấp phần lớn sức mạnh chiến đấu. Philippines hoàn toàn không đủ lực. Việt Nam có quân đội dũng cảm và ghê gớm, nhưng cũng khó có thể kháng cự người khổng lồ phương Bắc mà không có giúp đỡ“.

Bản tin ngày 28/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Washington Post có bài, được dịch giả Trúc Lam dịch riêng cho Tiếng Dân: Khi Hoa Kỳ rút lui, người Việt lo ngại Trung Quốc kiểm soát. Bài viết nói về chuyện Hoa Kỳ không quan tâm nhiều đến tình hình Biển Đông và khu vực kể từ khi ông Trump nhậm chức, đã làm cho Việt Nam ở vào thế không còn nhiều lựa chọn, mà phải “bí mật đầu hàng một nước Trung Quốc hung hãn“, qua sự kiện công ty Repsol rút lui khỏi dự án khoan dầu ngoài khơi VN.

Một nhân vật nổi tiếng, có quan hệ với các quan chức đại diện của ba nước Mỹ – Việt – Trung, nói: “Có rất nhiều tin đồn xung quanh vụ Repsol, như những tin đồn luôn có khi nói đến Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng chẳng có lý do nào khác ngoài sức ép từ Bắc Kinh“. Người này cũng nói rằng VN đầu hàng là vì họ không còn nhiều sự lựa chọn, sau khi ông Trump lên làm tổng thống Mỹ.

Bản tin ngày 27/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trước khi ngăn chặn ngư dân đánh bắt bất hợp pháp ở nước ngoài, Chính chủ Việt Nam hãy ngăn chặn tàu Trung Quốc cướp bóc, khủng bố, đe dọa ngư dân VN đánh cá hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trong vài tuần qua, đã có hàng chục tàu đánh cá của ngư dân VN bị Trung Quốc tấn công, cướp bóc, nhưng không hề thấy Chính phủ VN mở miệng phản đối, hay bất kỳ “cơ quan chức năng” VN nào lên tiếng. Ngăn chặn ngư dân VN đánh bắt bất hợp pháp ở nước ngoài là cần thiết, nhưng điều này không quan trọng bằng Chính phủ VN ngăn tàu Trung Quốc tấn công, đuổi ngư dân VN ra khỏi lãnh hải Việt Nam.

Bản tin ngày 26/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về thông tin bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam  phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình, RFI có bài: Biển Đông: Đài Loan tái khẳng định chủ quyền trên đảo Ba Bình.

Bài báo đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan ra thông cáo “khẳng định là đảo Thái Bình (tên Đài Loan gọi đảo Ba Bình) là một phần lãnh thổ quốc gia và Đài Bắc hoàn toàn có quyền tiến thành các cuộc tập trận thường xuyên trên đảo này. Thông cáo của họ còn cho rằng Trung Hoa Dân Quốc có chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh những đảo này”.

Bản tin ngày 25/8/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Báo Zing: Ngư dân Quảng Ngãi liên tục bị tấn công ở Hoàng Sa. “Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho hay thời gian gần đây, phía Trung Quốc gia tăng rượt đuổi, tấn công ngư dân Quảng Ngãi khi hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa. Chưa đầy 3 tháng qua, địa phương này có 21 tàu cá với 136 ngư dân bị một số lực lượng của Trung Quốc tấn công, trong đó ba tàu cá bị tông va, đập phá dẫn đến chìm“.

Gần 3 tháng qua, ngư dân VN bị TQ tấn công, cướp bóc trên vùng biển mà VN khẳng định chủ quyền, nhưng vẫn chưa thấy lãnh đạo đảng và nhà nước hay Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối.

Bản tin ngày 24/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động đưa tin: Tàu Trung Quốc tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Cuối cùng thì vào lúc 12h06′ chiều 23/08/2017 cũng có một tờ báo “lề phải” đã dám gọi đúng tên con tàu ôn dịch 46106 là “tàu Trung Quốc”, không còn gọi là “tàu lạ” như các tờ báo khác đã đưa tin trước đây.

Tàu 46106 là một trong ba tàu hải giám Trung Quốc, đã liên tục tấn công 13 tàu cá của ngư dân Việt Nam, mà trang Tiếng Dân đã nhiều lần nói tới trong các bản tin hàng ngày. Gần hai tháng qua, vẫn chưa thấy lãnh đạo đảng và nhà nước, Bộ Ngoại giao VN hay “cơ quan chức năng” nào mở miệng lên tiếng, phản đối hành động cướp bóc của con tàu hải tặc này và những tàu hải giám khác của Trung Quốc.

Bản tin ngày 23/8/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Báo Inquirer của Philippines đưa tin: Dân biểu Gary Alejano cáo buộc Trung Quốc cắm cờ trên cồn cát của Philippines. Ông Alejano nói rằng, một nguồn tin cho ông biết, trong tuần thứ 3 của tháng 7/2017, Trung Quốc đã cắm cờ TQ cao 3 mét lên cồn cát thuộc chủ quyền của Philippines, cách đảo Kota khoảng 7 hải lý. Vẫn không rõ hiện tại cây cờ TQ có còn đó hay không.

Dân biểu Alejano nói: “Các hoạt động liên tục của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp, biển Tây Philippines rất đáng quan ngại. Những sự cố đã được báo cáo gần đây, tiết lộ rằng các hoạt động của Trung Quốc ở biển Tây Philippines đã không dừng lại trong khi quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc ấm áp hơn“.

Bản tin ngày 22/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo CAND đưa tin: Cứu sống 6 ngư dân tàu cá bị tàu nước ngoài tấn công, cướp tài sản và đâm chìm. Về tên thuyền trưởng của hai tàu bị TQ tấn công, thông tin trong bài này khác với các bài báo khác đã đăng hai ngày qua: ông Huỳnh Minh Tuấn, thuyền trưởng tàu cá QNg 90495 TS và ông Huỳnh Văn Canh, thuyền trưởng tàu cá QNg 95001 TS.

Thông tin từ báo Thanh Niên và các báo khác, tên của hai thuyền trưởng là: ông Huỳnh Văn Tuấn, thuyền trưởng tàu cá QNg 90495 TS và ông Huỳnh Văn Khanh, thuyền trưởng tàu cá QNg 95001 TS. 

Bản tin ngày 21/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: 6 ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa đã cập cảng an toàn. Ông Huỳnh Văn Khanh, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá QNg 95001 TS, cho biết, trong lúc tàu của ông và tàu tàu cá QNg 90495 TS do ông Huỳnh Văn Tuấn làm thuyền trưởng, đang neo đậu tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 18/8, thì bị 2 tàu Trung Quốc mang số hiệu 4610256105 (hay 46105 như báo Thanh Niên đưa tin ngày 19/8) áp sát, khống chế.

Con tàu QNg 90495 TS của thuyền trưởng Tuấn đã bị hải tặc Trung Quốc cướp 7 tấn hải sản, 2 máy định vị, máy dò cá và lương thực thực phẩm dự trữ. Riêng tàu QNg 95001TS của thuyền trưởng Khanh thì bị bọn Trung Quốc “sử dụng hung khí tấn công ngư dân, lấy hải sản, đập phá khiến tàu cá và ngư lưới cụ bị chìm“.

Bản tin ngày 20/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Cứu 6 ngư dân gặp nạn trên tàu cá bị 2 tàu Trung Quốc đâm chìm. Tàu cá QNg 95001 TS cùng 6 ngư dân đã bị 2 tàu Trung Quốc 4610546106 đâm chìm ngày 18/8, ở khu vực Đá Chim Yến, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Năm ngoái, VTV đưa tin, tàu cá QNg 95001 TS do ngư dân Huỳnh Văn Khanh làm chủ, đã từng bị con tàu “ôn hoàng” hải giám 46102 của Trung Quốc truy đuổi và sách nhiễu vào ngày 9/7/2016.

Bản tin ngày 19/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt: Ngư dân bị tàu lạ phá lưới, đổ dầu ở Hoàng Sa. Như vậy là không chỉ con tàu “ôn dịch” số hiệu 46106 tấn công ngư dân, mà còn có thêm con tàu “ôn hoàng” của Trung Quốc, số hiệu 46102, cũng đã tham gia tấn công ngư dân Việt Nam trước đó.

Bài báo cho biết: Ngày 2/7, tàu cá QNg 91727 TS của ông Võ Đắc đã bị tàu Trung Quốc 46102 cướp: có 5 người Trung Quốc trang bị vũ khí, dùi cui điện, máy quay phim, máy ảnh, nhảy lên tàu cá của ông Đắc “khống chế, dồn toàn bộ ngư dân về phía mũi tàu rồi tiến hành lục soát, chụp ảnh ngư dân, lấy 70 tấm lưới rê“.