Ở Việt Nam, ‘thể chế’ là… quái thú bất trị! (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

24-10-2024

Tiếp theo phần 1

Ba nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Từ trái: Tân chủ tịch nước, Lương Cường, thủ tướng Phạm Minh Chính, tổng bí thư Tô Lâm. Nguồn: AP

Ở Việt Nam, ‘thể chế’ là… quái thú bất trị! (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

23-10-2024

Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Đại học Columbia, New York, Mỹ, vào ngày 23/9/2024. Ông Tô Lâm vừa phát biểu: “Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn.”

Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng thanh quy trách cho…. “thể chế” sau khi ông Tô Lâm – Tổng bí thư đương nhiệm tuyên bố: Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn. Ở ngày đầu tiên trong Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa này, ông Tô Lâm nhận diện ba “điểm nghẽn” đang kiềm chế Việt Nam là “thể chế, hạ tầng và nhân lực”, trong đó “thể chế” là “điểm nghẽn” lớn nhất, nan giải nhất [1].

Tuyên bố của ông Tô Lâm không những không mới mà còn khiến thiên hạ cảm thấy rất… tệ! Tô Lâm chỉ lặp lại điều mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam ra rả suốt từ 2011 đến giờ. Tháng 1/2011, tại Đại hội lần thứ 11 của Đảng CSVN, các đại biểu tham dự đại hội này đã xác định “thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng là ba khâu đột phá chiến lược[2].

Hãy bỏ ra vài phút dùng “thể chế” như từ khóa kèm với những “Nguyễn Phú Trọng”, “Nguyễn Xuân Phúc”, “Vương Đình Huệ”, “Võ Văn Thưởng”,… để tìm kiếm trên Google ắt sẽ thấy, “thể chế” chẳng khác gì một loại… quái thú vừa làm cho người Việt khốn khổ, vừa giúp tổ chức chính trị giành giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam không những vô can mà còn có cơ hội sắm vai… “hiệp sĩ” xả thân chống… quái thú!

Xin nhìn qua một số kết quả từ Google: Tháng 1/2011, ông Nguyễn Phú Trọng xác định “phải xem đột phá về thể chế, cải cách các chế độ và thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu là khâu trọng yếu, bảo đảm phát huy đầy đủ, đúng đắn cơ chế thị trường, tạo xung lực mới cho phát triển nhanh và bền vững”. Năm năm sau (2016) khi BCH TƯ đảng khóa 11 mãn nhiệm, tới lượt BCH TƯ đảng khóa 12 (2016 – 2021), rồi BCH TƯ đảng khóa này (2021 – 2026) nhận nhiệm vụ, đến giờ, “phát triển nhanh và bền vững” vẫn chỉ là… mục tiêu chưa biết lúc nào có thể chạm tới, bởi “hoàn thiện thể chế” vẫn là nhiệm vụ lâu dài. Khởi xướng “đột phá về thể chế” lúc 67 tuổi, ra đi ở tuổi 80 nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn thúc thủ trước “thể chế”, thành ra đồng đảng chỉ có thể ca ngợi “dấu ấn” của ông trong “công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế[3].

Chẳng riêng ông Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng vật lộn với “thể chế” từ lúc còn là Thủ tướng cho tới khi trở thành Chủ tịch Nhà nước (CTNN). Năm 2016 – năm năm sau khi BCH TƯ đảng khóa 11 xác định “thể chế” là một trong “ba đột phá chiến lược” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: Kiểm điểm xem Chính phủ còn nợ gì về thể chế [4]! Người đứng đầu bộ máy hành pháp tại Việt Nam, sau đó là người đứng đầu Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam liên tục sáng tạo ra đủ loại “thể chế” để thúc giục “đột phá”, yêu cầu “đổi mới”, đòi hỏi “hoàn thiện”, kể cả “thể chế về rác thải nhựa[5]! Năm 2018, khi tham dự đối thoại về chính sách do Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu quan điểm của Daron Acemoglu và James A. Robinson trong “Tại sao các quốc gia thất bại” và nhấn mạnh, đó là vì “thể chế, thể chế và thể chế[6].

Dường như “thể chế” dễ tạo “dấu ấn”, dễ giương danh nên ông Phúc cũng tâm đắc với “thể chế” chẳng thua gì ông Trọng. Đầu năm 2020, ông Phúc nhận định: Nút thắt lớn nhất hạn chế sự phát triển là thể chế, nút thắt về tư duy [7], đến cuối năm ông chỉ đạo: Muốn hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân phải tập trung xây dựng thể chế pháp luật [8]. Những Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng,… tất nhiên không thể đứng ngoài cuộc chiến công kích “thể chế” để vươn lên dẫn đầu công cuộc “đổi mới” và “hoàn thiện”. Có thể tìm thấy trên Internet vô số những tuyên bố rổn ràng về “thể chế” của họ. Chẳng hạn: Thể chế, chính sách, nguồn lực là điểm nghẽn lớn trong phát triển văn hoá [9]. Hay: Sẽ hoàn thiện thể chế để cán bộ không thể tham nhũng [10]

***

Về ngữ nghĩa, thể chế là hệ thống văn bản lập pháp và lập quy của một quốc gia, xác định phương thức tạo dựng, duy trì, điều chỉnh quan hệ giữa các tập thể bao gồm cả chính quyền với cá nhân. Thể chế ấn định cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ cho tất cả các bên và tất nhiên không thể thiếu cách thức chế tài. Một trong những cách thức phổ biến để dân chúng chế tài chính quyền là sử dụng lá phiếu để bày tỏ ý chí, nguyện vọng của họ.

Tại sao ở Việt Nam, thể chế lại chẳng khác gì quái thú bất trị mà những cá nhân hữu trách không thể xác định từ đâu ra, vì lẽ gì mà có thể tác oai, tác quái và lợi hại đến như vậy? “Chiến lược” của đảng CSVN thế nào, năng lực của đảng CSVN ra sao mà sắp tròn 14 năm, “ba khâu đột phá” cùng trở thành ba… “điểm nghẽn”, thậm chí “thể chế” – khâu “đột phá” đầu tiên – còn trở thành “điểm nghẽn của điểm nghẽn”? Khi dõng dạc bảo rằng “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn” ông Tô Lâm hoặc vô tình, hoặc cố ý đã phủ nhận toàn bộ cả “dấu ấn” lẫn “công trạng” của những người tiền nhiệm. Giống như các nhân vật tiền nhiệm, ông Tô Lâm chỉ tiếp tục thừa nhận sự tồn tại của quái thú, đổ sự bế tắc của quốc gia, sự lầm than của dân chúng lên đầu quái thú chứ không đề ra cách thức giải trừ!

Chú thích

[1] https://www.sggp.org.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-the-che-la-diem-nghen-cua-diem-nghen-post764593.html

[2] https://xaydungdang.org.vn/co-so-dang/dai-hoi-dang-xi-voi-3-khau-dot-pha-3276

[3] https://baophapluat.vn/dau-an-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-trong-cong-tac-xay-dung-hoan-thien-the-che-post519751.html

[4] https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/Thu-tuong-Kiem-diem-xem-Chinh-phu-con-no-gi-ve-the-che-104246.html

[5] https://cebid.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-can-co-the-che-voi-van-de-rac-thai-nhua/

[6] https://tuoitre.vn/tai-sao-cac-quoc-gia-that-bai-the-che-the-che-the-che-20180112080228529.htm

[7] https://vneconomy.vn/thu-tuong-nut-that-lon-nhat-han-che-su-phat-trien-la-the-che-nut-that-ve-tu-duy.htm

[8] https://baophapluat.vn/the-che-the-che-va-the-che-post372457.html

[9] https://baodautu.vn/ong-vo-van-thuong-the-che-chinh-sach-nguon-luc-la-diem-nghen-lon-trong-phat-trien-van-hoa-d180401.html

[10] https://dantri.com.vn/xa-hoi/ong-vo-van-thuong-se-hoan-thien-the-che-de-can-bo-khong-the-tham-nhung-20220627184628187.htm

Vì sao ông Tô Lâm bị bay chức Chủ tịch nước?

Đợt bầu Chủ tịch nước vừa rồi có mấy điểm đáng lưu ý. Thứ nhất là mình tìm kiếm suốt ngày hôm qua đến giờ mà vẫn không biết tại sao chú Tô Lâm mình lại bị bay chức Chủ tịch nước?

Ủng hộ ‘Tuyên bố chung’, liệu Việt Nam có ủng hộ cả ‘Nghị quyết về các tình huống khủng hoảng…’ của Francophonie?

Blog VOA

Trần Đông A

13-9-2024

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đón ông Tô Lâm tại Thượng Đỉnh Pháp Ngữ lần thứ 19 tại lâu đài Villers-Cotterets, Pháp, 4 tháng 10. Nguồn: Reuters

Biếm: Từ nước xả cầu đến sản phẩm giáo dục

Đỗ Thành Nhân

12-10-2024

Nhiều năm làm quan giáo dục, ông đau đáu một điều, rằng sản phẩm giáo dục ông góp phần sản xuất ra không được thị trường chấp nhận. Điều ông đau đầu, trăn trở nhất là ngay cả nhiều quan triều đình và những người trong ngành của ông cũng không chọn sản phẩm này; lại sẵn sàng chi nhiều tiền để mua sản phẩm giáo dục nước ngoài. Cho đến khi ông lên chức Thượng thư và tình cở gặp người bạn cũ…

Khi lòng yêu nước được xã hội hóa

Dương Quốc Chính

8-10-2024

Mấy hôm trước có một bài viết sấm sét được cho là của một dư luận viên (DLV) hệ dịch vụ, đăng trên Reddit (một nền tảng mà giới trẻ hay dùng, có tính bảo mật rất cao), gợi đòn đại khái là “Chúng mày có thể hỏi tao mọi thứ”. Anh em có share cho mình mấy hôm trước nhưng mới có thời gian đọc, vì cũng có vài câu hỏi về mình. Đại khái là DLV có giải pháp nào để đối phó với mình!

Thiên tai và năng lực phản ứng: ‘tâm’ và ‘tầm’ ở đâu? (Phần 3)

Blog VOA

Trân Văn

8-10-2024

Tiếp theo phần 1phần 2

Một cánh đồng lúa ngập nước tại Chương Mỹ, Hà Nội, ngày 24-9-2024. Nguồn: AFP

Một bài báo coi thường chính sử và độc giả

Lê Quang NgọLê Quí Trọng

3-10-2024

Ngày 1-10-2024 báo điện tử Người Quan Sát đăng một bài báo với tựa đề: “Cháu nội Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trường đại học danh giá vinh danh ‘Sinh viên xuất sắc nhất và có ảnh hưởng”.

Việt Nam trước viễn ảnh Donald Trump 2.0 hay Kamala Harris sẽ thế nào?

Nhã Duy

28-9-2024

Khi Tô Lâm sang Mỹ, một điểm nhỏ trong trang phục của ông ta cùng hầu hết các thành viên phái đoàn là những chiếc cà-vạt màu tím đã đeo khi gặp gỡ Tổng Thống Joe Biden.

Trong chính trị Hoa Kỳ, màu tím biểu tượng cho tính lưỡng đảng và sự trung dung. Có thể nhận thấy đó là ngầm ý của Tô Lâm và phía Việt Nam, mong muốn được hợp tác cùng cả hai bên Cộng Hòa hay Dân Chủ, bất kể ai sẽ đắc cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây.

Ông Tô Lâm mang cà vạt màu tím, phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc Khóa 79 ở New York. Nguồn: UN photo

Tuy nhiên về phía Hoa Kỳ, việc Donald Trump hay bà Kamala Harris đắc cử tổng thống sẽ hoàn toàn khác biệt trong chính sách đối ngoại giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và cả khối Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

Tháng 1 năm 2017, ngay sau khi Donald Trump nhậm chức, một trong những chính sách đầu tiên là Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nội các cựu Tổng thống Barack Obama đã bỏ nhiều công sức thiết lập trong chiến lược chuyển trục sang Châu Á. Việc rút khỏi TPP hay huỷ bỏ nhiều hiệp ước quốc tế khác theo sau là một tiền lệ hiếm hoi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vì những hiệp ước và cam kết mang tính chiến lược lâu dài giữa Hoa Kỳ cùng thế giới, không phải là các cam kết mang tính giai đoạn của riêng cá nhân một đời tổng thống tiền nhiệm nào.

Có thể nhắc lại TPP là thương ước bao gồm 12 quốc gia thành viên thuộc khối tư bản, ngoại trừ Việt Nam, quốc gia được xem là có lợi nhất trong nhóm này khi được gia nhập vào khối tự do mậu dịch cùng các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Úc… Việt Nam sẽ được miễn giảm thuế quan xuất cảng, có triển vọng nhận được các khoản đầu tư ngoại quốc to lớn khác, sẽ đổ vào, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân Việt Nam.

TPP gạt bỏ Trung Quốc khỏi thương ước này với ý định và chiến lược rõ ràng: Cô lập và làm suy yếu sự cạnh tranh cùng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, đồng thời tạo ảnh hưởng và quyền lực cho Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thông qua mậu dịch.

Việc TPP bị hủy bỏ là một thiệt hại cho các quốc gia thành viên nhóm này, nhất là Việt Nam, và tạo cơ hội cho Trung Quốc tái lập quyền lực của mình qua thương ước Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực (RCEP) về sau. Theo số liệu từ Ủy ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ (ITC), GDP của các quốc gia thuộc TPP mất khoảng 18,600 tỉ đô la khi không còn Hoa Kỳ. Không có số liệu chính thức cho riêng từng quốc gia nhưng với Việt Nam, Mỹ là thị trường xuất cảng chủ yếu và quan trọng nhất, mức thiệt hại chắc chắn đã không nhỏ từ quyết định này của Donald Trump.

Với chính sách chống lại toàn cầu hóa (anti-globalist) và đặt quyền lợi nước Mỹ lên trên hết (America first), nhiệm kỳ thứ nhì của Donald Trump 2.0 chắc chắn sẽ được tiếp tục với các chính sách mà ông ta từng theo đuổi và qua các tuyên bố trong các cuộc tranh cử hiện nay.

Donald Trump nhắm đến việc bảo hộ và thâm thủng mậu dịch, gia tăng thuế quan hàng nhập cảng, không riêng hàng hóa Trung Quốc mà cả từ Việt Nam cùng hầu hết các quốc gia khác. Donald Trump muốn thuyết phục người dân Mỹ là ông đặt quyền lợi nước Mỹ trên hết, dù các cuộc thương chiến dưới nhiệm kỳ của ông đã không mang lại các kết quả khả quan như mong đợi.

Cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào năm 2018 đã phải đình chiến vào tháng 1 năm 2020 vì Trung Quốc trả đũa bằng cách tăng thuế quan nhập cảng từ Mỹ, tìm mua các nguồn hàng thay thế từ các quốc gia khác, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng Mỹ.

Các kinh tế gia chỉ ra rằng, các cuộc thương chiến chỉ cản trở sự phát triển nền kinh tế quốc gia và gia tăng gánh nặng lên người dân của chính quốc gia đó vì không có bất cứ quốc gia nào có thể vận hành độc lập hay có thể hoàn toàn thủ lợi trong các cuộc thương chiến.

Đặt cân bằng mậu dịch là quan trọng, Donald Trump dựa trên vấn đề kinh tế cho quan hệ đối ngoại. Đó là các thỏa thuận song phương với từng quốc gia riêng rẽ và được tin là có lợi nhất cho nước Mỹ, thay vì mối quan hệ đồng minh chiến lược bao gồm cả chính trị, quân sự và các bên cùng có lợi. Các yêu cầu đóng góp hay trả tiền của Donald Trump với các đồng minh lâu đời như khối NATO hay Nhật Bản, Nam Hàn… đã cho thấy điều này. Nội các Trump từng đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ để làm áp lực giao thương và tăng thuế quan nhập cảng.

Ngược lại, nếu Trung Quốc đồng ý các thỏa thuận thương mại, dù ở bề mặt, Trung Quốc vẫn có thể trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ dưới thời Trump. Về phía nhà cầm quyền Việt Nam, việc Donald Trump đắc cử sẽ giúp họ giảm đi các áp lực về chính trị xã hội, các yêu cầu nhân quyền và dân chủ đính kèm để được giao dịch thương mại với Hoa Kỳ.

Còn nếu bà Kamala Harris đắc cử tổng thống, quan hệ đối ngoại với vùng Châu Á-Thái Bình Dương hoàn toàn khác biệt với Donald Trump 2.0 nêu trên.

Bà Harris và ban tranh cử của bà chưa công bố chính thức về mối quan hệ đối ngoại ở Châu Á nhưng qua các chuyến công du và tuyên bố của bà khi đến Châu Á, và cả Việt Nam trong vai trò phó tổng thống trước đây, cùng các nền tảng chính sách chung, người ta có thể thấy được là bà sẽ tiếp tục chính sách các đời tổng thống Dân Chủ tiền nhiệm hoặc không quá khác biệt.

Nếu vậy, bà Kamala Harris sẽ tái lập mối quan hệ đồng minh, cô lập và làm giảm quyền lực cùng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Á và trên thế giới, mở rộng mậu dịch với các quốc gia qua chủ trương toàn cầu hóa và các bên cùng có lợi, gia tăng quyền lực lẫn ảnh hưởng chiến lược của Hoa Kỳ thông qua các mối quan hệ đa phương.

Việt Nam đã từng nhận được các giúp đỡ, viện trợ về y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật trong nhiệm kỳ Joe Biden, như đã từng nhận được lô viện trợ vaccine Covid quý giá trong đại dịch, điều mà Donald Trump từng cương quyết từ chối tham gia chương trình nhân đạo này. Các trợ giúp này có nhiều khả năng sẽ được tiếp tục trong chiến lược sử dụng quyền lực mềm của Hoa Kỳ nói chung, hay nhiệm kỳ bà Kamala Harris.

Tuy nhiên, trái với Donald Trump 2.0 chỉ chú trọng việc đáp ứng các yêu cầu mậu dịch, Việt Nam có thể phải nhượng bộ một số yêu cầu từ phía Hoa Kỳ về mặt dân chủ và nhân quyền cùng các hoạt động xã hội dân sự khác, nếu phía Dân Chủ tiếp tục cầm quyền. Việc trả tự do cho một đôi tù nhân lương tâm ngay trước chuyến đi của Tô Lâm không phải là sự ngẫu nhiên.

Việt Nam không có bất cứ tác động nào đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 nhưng việc ai sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Hiệp Chúng quốc Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng lớn lao không chỉ đến nước Mỹ mà cả với người dân Việt Nam, lẫn cục diện thế giới nói chung.

Vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn liệu nước Mỹ sẽ là Donald Trump 2.0 hay Kamala Harris cho đến tháng 11 này. Nhưng với người dân Việt Nam thì, nếu dùng lý trí thay cho cảm tính, ắt họ đã phải có câu trả lời và mong đợi ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ tương lai.

Khi Chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan chuyển ngữ

23-9-2024

Tóm tắt: Ở Việt Nam, các vụ bắt giữ có nghĩa là không dễ để có năng lượng xanh

Ông Tô Lâm đáp xuống New York. Nguồn: TTXVN

Biết ơn

Võ Xuân Sơn

3-8-2024

Sinh ra và lớn lên trong chế độ XHCN, đi học trong những ngôi trường XHCN, tôi được dạy phải biết ơn nhiều người, nhiều thứ.

Đảng phải ơn dân hay dân phải ơn đảng?

Dương Quốc Chính

3-9-2024

Nhân ngày 2/9 mà xảy ra hai sự kiện rất đáng buồn cho cái xã hội này. Bắt nguồn từ hai người, hai thế hệ ông cháu. Chuyện cháu bé Yên Bái, từng giải nhất quý Olympia và ông Bin, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Chủ tịch nước Lương Cường: “Bao giờ cho đến tháng mười”?

Blog RFA

Gió Bấc

29-8-2024

Ngày 26-8, Quốc hội công bố, Trung ương sẽ quyết định bầu Chủ tịch nước trong kỳ họp tháng 10 sắp tới. Dư luận trong ngoài nước đồn đoán, Đại tướng Lương Cường sẽ đảm nhận chức danh này. Xét về tiêu chuẩn, ông Lương Cường là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Xét về tiền lệ, từng có Đại tướng Lê Đức Anh, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước.

Nói chung, Lương Cường đủ dư tiêu chuẩn để ngồi vào chiếc ghế sang trong nguyên thủ quốc gia. Nhưng trong thể chế một đảng nhiều phe nhóm, dưới triều đại của Tô Tổng bí thư thì sẽ không có nguyên tắc, không cần tiền lệ, các quyết định nhân sự sẽ tùy thuộc vào quyền lực. Ghế Chủ tịch nước chỉ cách ông Lương Cường một bước chân nhưng đành mượn tên bộ phim nổi tiếng của Đạo diễn Đặng Nhật Minh để dự đoán “Bao giờ cho đến tháng mười”?

Do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chỉ trong vòng hai tháng, Tô Đại tướng đã thăng tiến thần tốc trong thế cục xoay chuyển đến chóng mặt. Quốc hội đã công bố Tô Đại tướng là Chủ tịch nước kiêm nhiệm Bộ trưởng Công An, thế nhưng trong cùng ngày lại mất quyền điều hành Bộ Công An vào tay ông Trần Quốc Tỏ. Tưởng đâu trở thành vua hờ bị tước binh quyền ấy, thế nhưng chỉ trong vòng một nốt nhạc, Tô Chủ đã xoay chuyển tình thế, thu hồi quyền lực cho người em đồng hương Lương Tam Quang, bất cần thông lệ, nguyên tắc Bộ trưởng Công An phải là Ủy Viên Bộ Chính Trị.

Cũng vượt lên nguyên tắc, thậm chí là luật đảng (Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị ) (1), Tô Chủ tịch đã đưa cả hai tướng đàn em là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư mặc dù cả hai đều thiếu không chỉ một mà hai tiêu chuẩn. Cả hai chưa dủ trọn một nhiệm kỳ Ủy viên Trung ương và chưa từng là lãnh đạo ngành, địa phương.

Tổng Trọng tắt thở, Tô tái lập tình thế một đít hai ghế, hiên ngang đi Tàu, tay bắt mặt mừng, bằng vai phải lứa với Tổng Chủ Tập Cận Bình. Báo đài, chuyên gia quốc tế xôn xao bàn luận, dự đoán: “Việc ông Tô Lâm vừa là chủ tịch nước, vừa là tổng bí thư có thể là sự sắp xếp của Bộ Chính trị để ông có vị thế ngang hàng, đồng cấp với ông Tập khi đi thăm Trung Quốc. Bởi lẽ, xét về bề dày kinh nghiệm và các chuẩn mực của lãnh đạo tối cao, ông Tô Lâm được đánh giá là người có hồ sơ khá mỏng…

Một số nguồn tin nói với BBC rằng, có khả năng ông Tô Lâm sẽ thăm chính thức Mỹ vào tháng 9 và việc ông Tô Lâm đi Trung Quốc nhanh chóng ngay khi mới lên chức tổng bí thư có thể là để dọn đường cho chuyến thăm Mỹ?” (2)

Suy đoán này cũng có cơ sở, chiều 26/8 ngay sau khi kết thúc Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024 theo Nghị quyết của Trung ương (3).

Vấn đề là ai sẽ được chọn vào ngôi thứ hai trong tứ trụ? Dư luận xôn xao nhắm vào Đại tướng Lương Cường. Đài RFI thậm chí còn đi xa hơn, ngay khi ông Lương Cường mới được bổ nhiệm làm Thường trực Ban bí thư, RFI đã dự báo nóng ông này là ứng cử viên chức Tổng bí thư. Theo RFI, việc bổ nhiệm tướng Lương Cường “nên được xem như một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của một liên minh chống lại sự trỗi dậy của ông Tô Lâm hơn là dấu hiệu cho thấy sức mạnh ngày càng tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam”.

Về lý thuyết, ông Lương Cường có nhiều cơ hội trở thành tổng bí thư tương lai. Nhiều tin đồn cho rằng quân đội đang gây sức ép để thanh tra tập đoàn Xuân Cầu (CTCP Xuân Cầu Holdings với công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố – CityLand) do em trai của ông Tô Lâm điều hành” (4).

Trang thoibao.de bình luận trên góc độ khác, “Tô Lâm vẫn muốn kiêm nhiệm Tổng bí thư và Chủ tịch nước nhưng nhưng liệu ông có hoàn thành tham vọng hay không?

Nếu kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước và Tổng bí thư thì phải chấp nhận sống chung với Lương Cường – một sản phẩm của Nguyễn Phú Trọng trong Ban bí thư. Còn nếu muốn đẩy Lương Cường khỏi ban bí thư, Tô Lâm phải hy sinh chức Chủ tịch nước” (5).

Quả thật là tướng Lương Cường có đủ tiêu chuẩn theo luật lệ Đông Lào để lên ngôi. Đúng là theo luật, quân đội có cơ quan điều tra, truy tố, tòa án quân sự độc lập nhưng tất cả những yếu tố này đều nằm trong quyền quyết định của Bộ Chính trị mà hiện nay Bộ này chỉ gồm những người thân cận hoặc là con tin của Tô Tổng Chủ.

Gần đây, dư luận bàn nhiều về cái dớp xui xẻo của chức Chủ tịch nước mà quên cái dớp còn xui xẻo hơn của chức Thường trực Ban bí thư dưới thời Tổng Trọng: từ Đinh Thế Huynh, Trần Quốc Vượng, Võ Văn Thưởng, Trương Thị Mai, tất cả đều bị “cưa ghế”. Người trụ lại chức này lâu nhất là Trần Quốc Vượng được 2 năm, 340 ngày, ngắn nhất là Trương Thị Mai 1 năm, 71 ngày. Võ Văn Thưởng bước lên Chủ tịch nước được hơn 1 tháng đã phải từ chức (6).

Có thể ví von rằng Thường trực Ban bí thư là chức vụ quyền rơm vạ đá. Phải nói, phải ký và phải chịu trách nhiệm về các chủ trương, quyết định của Tổng bí thư, thường là đi ngược lại quyền lợi của một số thậm chí rất nhiều cán bộ đảng viên cao cấp. Điển hình là Trần Quốc Vượng, người trụ hạng lâu nhất. Không tì vết, khuyết điểm nhưng rớt đài vì gây thù chuốc oán quá nhiều nên không đạt tín nhiệm.

Về thế lực, tiếng nói quân đội trong đảng xưa nay vốn là vô đối do vai trò quan trọng và sự đóng góp của quân đội trong chiến tranh. Thế nhưng, trong thời bình, chủ trương quân đội làm kinh tế đã xói mòn sức mạnh đó. Tướng lĩnh, thậm chí thứ trưởng Bộ Quốc phòng vào tù đông như lợn con. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bị mất chức, giam lỏng, dư luận ầm ĩ. Sự dẫm chân, va chạm giữa tình báo Công An và Tổng cục II Bộ quốc phòng trong truy bắt các đại án Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, Vũ Nhôm, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chất chồng ân oán.

Dư luận về sân sau Xuân Cầu của gia đình Tô Tổng Chủ đã bung bét từ nhiều tháng qua nhưng chẳng thấy động binh. Có lẽ đó là chiêu ném đá dò đường qua sông của ai đó nhưng đá nhỏ, sông lớn, lực ném quá yếu nên đá chìm lĩm không gây chút sóng.

Ngược lại, sự kiện chấn động nhưng ít người chú ý là “chiều 21/8, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị triển khai kiểm tra đối với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương”. Cơ quan đầu não của đảng kiểm tra cơ quan đầu não của quân đội là sự kiện hết sức nghiêm trọng.

Càng nghiêm trọng hơn là cách thức và thành phần vai vế của các bên liên quan. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thời gian tiến hành kiểm tra dự kiến trong 60 ngày làm việc.

Chủ trì triển khai quyết định là: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tham dự cuộc họp có các Ủy viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương: Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc  phòng (7).

Từ đại hội 13 cho đến tháng 5-2024, thời điểm được bổ nhiệm làm Thường trực Ban bí thư, Lương Cường là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Ủy viên thường vụ Quân ủy nhưng không được tham dự cuộc họp triển khai này. Thời gian kiểm tra 60 ngày suýt soát thời điểm diễn ra kỳ họp Quốc hội kiện toàn chức danh Chủ tịch nước. Bói ra ma, quét nhà ra rác. Kiểm tra tức là chính thức thu thập chứng cứ từ các thông tin đã có. Trong 60 ngày ấy liệu đồng chí Trần Cẩm Tú có tìm ra thanh củi to nào để lập công với lò của Tổng Chủ Tô Lâm?

Ông Lương Cường hẳn đang thắc thỏm với câu hỏi “Bao giờ cho đến tháng mười”?!

Phân tích sự kiện để thấy rõ hơn cuộc chém giết mang tên chống tham nhũng, đốt lò, thực chất chỉ là đấu đá, tranh giành quyền lực. Lương Cường hay bất cứ quan chức nào bị ngã ngựa cũng đều xứng đáng không oan ức. Đáng tiếc là bên thắng cuộc cũng không phải người sạch sẻ, chỉ đơn giản là kẻ mạnh hơn. Dân chúng không có phần, thậm chí càng nghèo khổ hơn dưới sự cai trị của thể chế độc tài, bất tài, tham ác.

_________

Chú thích:

1) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-214-qdtw-ngay-02012020-cua-bo-chinh-tri-ve-khung-tieu-chuan-chuc-danh-tieu-chi-danh-gia-can-bo-thuoc-dien-ban-6021

2) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2lp8xwyylo

3) https://baochinhphu.vn/quoc-hoi-se-bau-chu-tich-nuoc-tai-ky-hop-thu-8-thang-10-2024-102240826213151403.htm

4) https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20240610-viet-nam-ai-se-thay-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong

5) https://thoibao.de/?fbclid=IwY2xjawE7DXNleHRuA2FlbQIxMAABHYr1Nmsr1n96HCi…

6) https://vi.wikipedia.org/wiki/Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

7) https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/doan-kiem-tra-cua-bo-chinh-tri-trien-khai-kiem-tra-doi-voi-ban-thuong-vu-quan-uy-trung-uong-790428

Việt Nam – quyền lực trong tay ai? (Phần 3)

Blog VOA

Trân Văn

28-8-2024

Tiếp theo phần 1phần 2

Tháng 1/2021, các đại biểu tham dự Đại hội đảng CSVN lần thứ 13 bầu 180 cá nhân vào BCH TƯ đảng khóa 13 (Ủy viên chính thức). Sau đó, các Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13 bầu 18 tân Ủy viên BCH TƯ vào Bộ Chính trị và chọn một số Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13 vào Ban Bí thư.

Viên cảnh sát chóp bu loại bỏ các đối thủ trên đường tiến bước

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan chuyển ngữ

27-8-2024

Tóm tắt: Giờ đây, khi đang ở đỉnh cao nhất, hồ sơ bẩn của Tô Lâm có thể giữ ông ta ở đó.

Việt Nam đang có tiền đề tốt để thực hiện cuộc lột xác (Bài 2)

Trần Văn Chánh

18-8-2024

Tiếp theo bài 1

Bài 2: Xuất hiện tiền đề cho một cuộc lột xác ở Việt Nam và những nỗi trăn trở

Tòa án Việt Nam tuyên án 5 năm tù đối với nhà hoạt động chính trị nổi tiếng

Diplomat

Tác giả: Sebastian Strangio

Trúc Lam chuyển ngữ

16-8-2024

Ảnh: Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí, được thấy trong bức ảnh đăng trên Facebook ngày 2-12-2022. Nguồn: FB Nguyễn Chí Tuyến

Ông Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí, là nhà bất đồng chính kiến ​​mới nhất bị đàn áp vì chỉ trích Đảng Cộng sản trên mạng.

Mối liên hệ giữa Giá – Lương – Tiền và tham nhũng

Nguyễn Đình Cống

15-8-2024

Giá – Lương – Tiền là ba từ được đề cập nhiều nhất vào thập niên 1980, nhất là năm 1985, thời Tố Hữu giữ chức phó thủ tướng, qua kế hoạch đổi tiền, dẫn đến lạm phát hơn 700% trong năm 1986 và nhiều năm sau đó.

Ngoại giao quốc phòng trước chuyến thăm Trung Quốc của TBT – CTN Tô Lâm

Diễn đàn VOA

Đinh Hoàng Thắng

15-8-2024

Ông Tô Lâm trong lần tiếp Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken (không có trong hình), tại Hà Nội, ngày 27 tháng 7. Nguồn: AP

Với Tô Đại tướng, “sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo” ý nghĩa gì?

RFA

Trần Hiếu Chân

9-8-2024

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hôm 6/8/2024 tại trụ sở Trung ương ĐCSVN. Nguồn: TTXVN

Thánh “Đu Càng” Việt Nam

Đặng Đình Mạnh

8-8-2024

Dành tặng Dư Luận Viên và Cờ Đỏ toàn quốc

Lời phi lộ: “Đu càng”, “Cali”, “Nail tộc”… là các từ ngữ miệt thị mà nhóm dư luận viên, cờ đỏ rất ưa dùng cho những người bất đồng chính kiến có ý kiến đi ngược với quan điểm, lợi ích của chế độ. Hoặc những người có tư tưởng cởi mở, khoáng đạt, có quan điểm gần gũi với văn minh, học thuật phương tây.

Thư ngỏ gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

LS Lê Ngọc Luân

5-8-2024

Lá thư bản gốc đã gửi đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TÔ LÂM.

Hội nghị Trung ương bầu Tô Lâm làm TBT: Cái bất thường tại sao lại bình thường?

Blog VOA

Hoàng Trường

4-8-2024

Ông Tô Lâm trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hình: Tân Tổng bí thư họp báo tại Hà Nội ngày 3 tháng Tám, 2024. Nguồn: AFP

Australia: Cần gây sức ép để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền

Human Rights Watch

29-7-2024

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (bên trái) bắt tay với Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN – Australia ở Melbourne, Australia, ngày 5-3-2024. Nguồn: © 2024 Hamish Blair/AP Photo

Bác “…” đã ra đi

Kim Văn Chính

19-7-2024

Theo các nguồn tin ăn khớp nhau, bác… đã ra đi từ chiều ngày 18-7-2024, giờ mùi, 13:30’. Vì lý do an ninh quy định về tin tức chính thức đối với lãnh đạo, tên bác tạm thời để trống bằng “…”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yếu đến mức nào mà Chủ tịch nước Tô Lâm phải điều hành Đảng?

BBC

18-7-2024

Theo thông báo của Bộ Chính trị ngày 18/7, ông Trọng đã không thể điều hành các hoạt động của Đảng, thay vào đó là ông Tô Lâm

Cú ‘xuất mã’ của tân Chủ tịch Tô Lâm và phép thử Funan Techo

Blog VOA

Lê Quốc Quân

11-7-2024

Tướng Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội, 22 tháng Năm, 2024. Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông là đến Lào và Cambodia. Nguồn: AFP

Liệu Mỹ sẽ nhìn nhận Việt Nam là nền “kinh tế thị trường”?

Trương Nhân Tuấn

11-7-2024

Có câu hỏi: Mỹ có nhìn nhận Việt Nam là nền “kinh tế thị trường” vào cuối tháng 7 này hay không? Ý kiến của tôi là “tùy”. Thực tế chỉ ra rằng, cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng XHCN” ở Việt Nam không phải là “nền kinh tế đa thành phần mà kinh tế nhà nước nắm phần chủ đạo”.