Biến động nhân sự cấp cao ở Trung ương

Nông Văn Tiềm

6-6-2024

Cuộc chiến ở cung đình Cộng sản Việt Nam đang từ từ đi vào hồi kết. Phe công an đang chiếm thế thượng phong. Các phe khác thúc thủ, chờ cơ hội phản công, nhưng xem ra sức tàn lực kiệt, khó có khả năng xoay chuyển tình thế.

Phe thắng cuộc

Mọi người đều biết rằng, ông Tô Lâm chính là đạo diễn kịch bản có một không hai trong lịch sử đảng CSVN, khi ông ta lần lượt “cưa” ghế của bốn nhân vật chóp bu: Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai để ông ta nhảy lên ngồ ghế chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2021-2026.

Là nhân vật A2, Tô Lâm chắc chắn hưởng suất “nhân sự đặc biệt” để vào tiếp tại đại hội đảng khóa 14. Tuy nhiên, tham vọng của Tô Lâm chưa dừng lại ở đây, cái đích mà ông ta nhắm tới là ghế A1 – Tổng bí thư. Vì vậy, mọi chướng ngại vật trên đường đua, cần phải bị dỡ bỏ.

Sau khi Vương Đình Huệ bị “cưa” ghế, rời chính trường về quê nuôi mẹ già ở Nghệ An và Tô Lâm đăng quang chủ tịch nước, cục diện cung đình thay đổi chóng mặt.

Trong nhóm chóp bu, lãnh đạo chủ chốt hiện nay được mặc định là nhóm gồm 6 nhân vật: Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trần Thanh Mẫn, Lương Cường và Lê Minh Hưng.

Ảnh: Sáu nhân vật chóp bu: Từ trái qua: Cường, Chính, Trọng, Lâm, Mẫn, Hưng. Nguồn ảnh: TTXVN

Nguyễn Phú Trọng hiện nay nằm viện 108, không dự họp quốc hội, không có mặt tại các sự kiện quan trọng gần đây ở trụ sở Trung ương đảng. Các đồ đệ của ông ta là Huệ, Thưởng, Mai đã bị đốn ngã, ông Trọng hiện giờ xem như chỉ còn là biểu tượng, mà không có quyền lực.

Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Lê Minh Hưng cùng một phe và là phe mạnh nhất hiện tại, tạm gọi họ là “phe thắng cuộc”.

Trần Thanh Mẫn là nhân vật trung dung, không có gì nổi trội. Mẫn được đôn lên ghế chủ tịch Quốc hội, chẳng khác gì “buồn ngủ gặp chiếu manh”, do Vương Đình Huệ bị phế bỏ, Trương Thị Mai bỏ cuộc chơi vì quá mệt mỏi, nhân sự “trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị” không còn ai. Hơn nữa, đưa Mẫn lên, mang tính cơ cấu vùng miền, có đại diện Nam Bộ trong tứ trụ.

Trần Thanh Mẫn có nhiều “tì vết” trong quá khứ, giờ khôn ngoan thì ngồi im hưởng lộc, nếu không thì sẽ bị nghiền nát.

Còn Lê Minh Hưng thì sao? Hưng quê Hà Tĩnh, nhưng từ lâu đã là người của phe công an. Hơn chục năm qua, Hưng công tác trong ngành công an.

Hưng là con trai Lê Minh Hương, bộ trưởng Bộ Công an giai đoạn 1996-2002. Tốt nghiệp cử nhân tiếng Pháp từ trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Hưng được tuyển vào Bộ Công an, thuộc biên chế của Cục Tình báo Đối ngoại. Sau đó Hưng được biệt phái, cài cắm sang làm chuyên viên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Vụ Quan hệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lê Minh Hưng có hai anh trai:

– Trung tướng Lê Minh Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam.

– Thiếu tướng Lê Minh Hà, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2022-2025.

Cả hai anh trai của Hưng đều nhờ ơn Tô Lâm nâng đỡ, đưa lên. Vì vậy từ lâu, Hưng đã là người của “phe thắng cuộc”.

Lương Cường phe quân đội, từng là Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng (BQP) khoá 12. Tại đại hội 13, khi Ngô Xuân Lịch nghỉ, Lương Cường gần như chắc chắn nhận suất bộ trưởng BQP. Tuy nhiên, vì uy tín thấp nên Hội nghị cán bộ chủ chốt quân đội đã gạch Lương Cường và bầu cho Phan Văn Giang. Giang vượt qua Cường, vào Bộ Chính trị khoá 13, nắm ghế bộ trưởng BQP. Lương Cường cay lắm, nhưng đành thúc thủ.

May cho Cường là bà Mai bỏ cuộc, do hết người nên ông Trọng đành đưa Cường ngồi vào ghế Thường trực Ban Bí thư. Lương Cường cũng có nhiều “tì vết”, nên biết thân biết phận, ngồi im đó mà hưởng đặc quyền đặc lợi đến đầu năm 2026.

Cặp Tô Lâm – Phạm Minh Chính hiện đang làm chủ cuộc chơi. Cán cân quyền lực đang nghiêng hẳn về họ. Bốn nhân vật được bổ sung vào Bộ Chính trị tại hội nghị Trung ương 9 vừa qua là Lê Minh Hưng và Đỗ Văn Chiến thuộc “phe thắng cuộc”, Lương Cường và Nguyễn Trọng Nghĩa thì đã bị “phe thắng cuộc” nắm thóp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn làm chủ tình hình.  Trong một diễn biến hôm 28-3-2024, con rể của ông Chính là Hoàng Ngọc Phương đã thôi chức Phó Tổng Giám đốc VietinBank để chuyển sang làm thư ký của ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tảo thanh

Tình hình nhân sự cấp cao hiện đang rất “nóng”. Những thông tin rò rỉ gây bất ngờ đối với những người quan tâm tới thời cuộc.

Lê Minh Khái có thể sắp bị “cưa” ghế phó thủ tướng, xin thôi tất cả các chức vụ để về quê. Khái là đệ tử ruột của Vương Đình Huệ từ hồi Huệ còn ngồi ghế Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Thay Khái sẽ là Lê Thành Long, bộ trưởng Bộ Tư pháp và là đồng hương xứ Thanh của Phạm Minh Chính.

Trần Lưu Quang cũng sẽ rời ghế Phó Thủ tướng để nắm ghế Trưởng Ban Kinh tế Trung ương hiện đang bỏ trống. Quang đang đà đi lên, được quy hoạch vào Bộ Chính trị khoá 14.

Thay Trần Lưu Quang là nhân vật gốc Huế, Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đảng.

“Xô viết Nghệ Tĩnh” là địa danh nức tiếng và lừng danh về phong trào cách mạng. Đảng Cộng sản có 12 nhân vật làm Tổng bí thư, thì Nghệ Tĩnh góp mặt bốn nhân vật: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập.

Bộ trưởng Bộ Công an khét tiếng trong lịch sử cũng là người xứ Nghệ: Trần Quốc Hoàn.

Khoá 13 có 200 Uỷ viên Trung ương, Hà Tĩnh chiếm 12, Nghệ An chiếm 14. Bộ Chính trị có 18 thành viên, thì Nghệ Tĩnh được 4: Nghệ An 3, Hà Tĩnh 1.

Nhưng từ khi các trận đấu đá, tranh giành quyền lực diễn ra, phe Nghệ Tĩnh bị đánh cho tan nát. Hiện “phe thắng cuộc” đang tập trung tài liệu, chứng cứ sai phạm để “bứng” Trần Hồng Hà ra khỏi cái ghế Phó thủ tướng. Kinh hoàng hơn, nhiều hướng tấn công đang nhắm vào Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Cả Hà và Tú đều là dân Hà Tĩnh.

Đánh cờ trong bóng tối

Không để rơi vào cái kết tệ hại như Trần Đại Quang, nên Tô Lâm đã tính trước các nước cờ. Trần Quốc Tỏ, em trai Trần Đại Quang, mặc dù là thứ trưởng thường trực, nhưng không có thực quyền. Các chức danh Thủ trưởng Cơ quan An Ninh điều tra, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, đều do người của phe Tô Lâm nắm.

Khi lên vị trí A2, ngồi ghế chủ tịch nước, Tô Lâm vẫn quyết giành ghế Bộ trưởng Công an cho đàn em số 1 là Lương Tam Quang.

Một đàn em khác của Tô Lâm là tướng Nguyễn Duy Ngọc, được đưa lên Chánh Văn Phòng Trung ương đảng. Một Uỷ viên Trung ương “vé vớt” như Ngọc lại ngồi ghế thủ trưởng. Trong khi đó, Nguyễn Đắc Vinh quê Nghệ An, Uỷ viên Trung ương ba khoá 11, 12, 13 lại làm cấp phó cho Nguyễn Duy Ngọc!

Sắp tới, thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ bổ nhiệm hai tân thứ trưởng Bộ Công an thay cho Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc. Một người là đệ tử của Phạm Minh Chính là Nguyễn Ngọc Lâm; người còn lại là đệ tử của Tô Lâm, tướng Phạm Thế Tùng.

Bàn cờ chính trị Việt Nam, được các cao thủ lão luyện giấu mặt, ra tay sắp đặt quá hoàn hảo. Giới theo dõi chính trường kháo nhau, ông Nguyễn Phú Trọng đã thua hoàn toàn trong ván cờ cân não này!

Từ nay đến đại hội 14, mọi thế đánh đều phụ thuộc vào cách chơi nhanh hay chậm của phe thắng cuộc mà thôi.

Tin nóng: Phó Ban Nội chính Trung ương bị bắt?!

Mai Hoa Kiếm

4-6-2024

Chúng tôi vừa nhận được tin, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra ông Nguyễn Văn Yên, Phó Ban Nội Chính Trung Ương. Được biết, ông Yên bị mời về trụ sở công an điều tra hôm thứ Bảy ngày 2-6-2024 và bị câu lưu cho đến nay.

Mong anh Huy Đức vượt qua kiếp nạn

Võ Xuân Sơn

2-6-2024

Cả ngày nay mạng xã hội râm ran vụ anh Huy Đức bị bắt. Tôi khá ngạc nhiên khi nghe tin này, vì anh, vẫn như mọi khi, đăng những status khá là nảy lửa.

Nạn “kiêu binh” dưới triều đại Nguyễn Phú Trọng

Thu Hà

2-6-2024

Từ vua Lê, chúa Trịnh

Sử Việt chép rằng, thời Lê Trung Hưng, vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền lực thật sự nằm trong tay chúa Trịnh. Tuy nhiên còn có một lực lượng khác từng thao túng cả vua Lê lẫn chúa Trịnh, thậm chí thế lực này còn quyết định chọn người lên ngôi, hoàn toàn thao túng Triều đình, đó chính là lực lượng kiêu binh.

Quốc hội và… ‘gỗ quý’

Blog VOA

Trân Văn

31-5-2024

Tuần này, thiên hạ tỏ ra hết sức bất bình khi ông Phạm Văn Hòa (Phó Đoàn đại biểu của tỉnh Đồng Tháp tại Quốc hội, kiêm Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) đề nghị dùng luật pháp vạch “lằn ranh đỏ” để “cán bộ, doanh nghiệp đã có những việc làm không đúng quy định pháp luật, thu lợi bất chính từ đấu thầu, giao đất không qua đấu giá, bắt tay nhau để đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động để tiêu cực” dừng lại, tự thú và hoàn trả những khoản tiền đã chiếm đoạt.

Một con người xuất hiện mà làm lộ ra bao nhiêu điều

Blog RFA

Song Chi

31-5-2024

Sư Minh Tuệ, một người 6 năm qua lặng lẽ thực hành lối tu khổ hạnh (Hạnh đầu đà) — ngày ăn một bữa, áo mặc là những mảnh vải rách vá lại với nhau, đêm ngủ ngồi ở gốc cây, nghĩa địa, ngày đi lang thang từ nơi này sang nơi khác khất thực mà ăn, không nhận vật dụng, không nhận tiền cúng dường — bỗng nhiên vì có người quay phim, chụp hình đưa lên mạng xã hội mà thành “hiện tượng”, thành ra “nổi tiếng” bất đắc dĩ. Điều đáng nói là “cơn sốt” của xã hội Việt Nam về sư Minh Tuệ cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thu tiền ‘khắc phục’ và hệ thống vô phương ‘khắc phục’ (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

30-5-2024

Ông Phạm Văn Hòa – đại biểu Quốc hội – vừa đề đạt chuyện chưa từng có từ cổ chí kim: Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nên dùng luật pháp vạch “lằn ranh đỏ” mà bên này là “cán bộ, doanh nghiệp đã có những việc làm không đúng quy định pháp luật, thu lợi bất chính từ đấu thầu, giao đất không qua đấu giá, bắt tay nhau để đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động để tiêu cực”, còn bên kia là những người, những doanh nghiệp tự giác khai báo, tự nguyện nộp lại tài sản từng chiếm đoạt.

‘Dám nghĩ, dám làm’ trong một hệ thống rệu rã

Blog VOA

Trân Văn

28-5-2024

Vì sao có quốc hội, có chính phủ, rồi hoạt động lập pháp, lập quy của cả hai còn được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của đảng CSVN mà còn phải khuyến khích cán bộ, đảng viên “dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá, sáng tạo và dám đương đầu? Nhiều cán bộ, đảng viên cùng dám đủ thứ như thế thì còn gì quốc pháp? Diện mạo pháp chế XHCN sẽ thế nào?

Ngôn ngữ của miền Nam Việt Nam đang tiếp tục bị xâm thực

Đỗ Thái Nhiên

27-5-2024

Tháng 3/2022, Bến Bạch Đằng Saigon bị đổi tên thành “Ga Tàu Thủy Bạch Đằng”. Sự kiện này đã dẫn đến những tranh luận trong dân gian chung quanh đề tài: Ngôn ngữ Hà Nội (ngôn ngữ miền Bắc) đang làm mờ dần sắc thái đặc biệt của ngôn ngữ miền Nam Việt Nam.

Tranh vòng tứ kết

Lê Minh Nguyên

26-5-2024

Chính trường của đảng CSVN trong 19 tháng tới, từ bây giờ cho tới Đại Hội 14 (ĐH14), còn lại bốn người tranh chức tổng bí thư (TBT). Đó là: Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Phạm Minh Chính và Lương Cường.

Sắp đặt nhân sự và nhân tâm

Blog VOA

Trân Văn

24-5-2024

Tuần này, những diễn biến xoay quanh việc bầu Chủ tịch Quốc hội (CTQH) và Chủ tịch Nhà nước (CTNN) Cộng hòa XHCN Việt Nam trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội.

‘Quy hoạch nhân sự’ và ‘từ bất ngờ này đến bất ngờ khác’ (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

24-5-2024

Tiếp theo phần 1

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức ngày 20-5. Nguồn: Chính phủ

‘Quy hoạch nhân sự’ và ‘từ bất ngờ này đến bất ngờ khác’ (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

23-5-2024

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Hà Nội sáng 22-5-2024. Nguồn: AFP

Bắt ông Tiến, ông Bình, là ‘phản bội người lao động’

Blog VOA

Trân Văn

23-5-2024

Ông Vũ Minh Tiến, Trưởng Ban Chính sách – Pháp luật của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời nguyên là Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU). Photo: The 88 Project.

Sau tuyên thệ của Tô Lâm, ‘cuộc chiến cung đình’ có đảo chiều?

Blog VOA

Trần Đông A

23-5-2024

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Quốc hội Việt Nam ngày 22-5-2024. Nguồn: AFP

Chính trị Việt Nam ‘lửa cháy leo bàn cờ’

Blog VOA

Lê Quốc Quân

22-5-2024

Hai trong bốn nhân vật này đã từ chức, gồm Vương Đình Huệ (thứ hai từ trái) và Võ Văn Thưởng (bìa phải). Hình chụp ngày 15-1-2024 tại Hà Nội. Nguồn: AFP

Việt Nam: Độc diễn chính trị và thảm họa (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

22-5-2024

Tiếp theo phần 1

Hội nghị lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN kết thúc vào thứ bảy 18/5/2024 thì ngày chủ nhật 19/5/2024, ông Bùi Văn Cường (Tổng Thư ký Quốc hội) tổ chức họp báo về Nghị trình kỳ họp thứ bảy của Quốc hội khóa 15 khai mạc vào ngày hôm sau (20/5/2024).

Cuộc đua vào các chức vụ hàng đầu ở Việt Nam: Ứng viên mới, thách thức cũ

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trúc Lam, chuyển ngữ

21-5-2024

Việt Nam đã thực hiện hai vụ thay ghế ở hàng chóp bu. Nhưng câu hỏi là, ứng viên nào sẽ nắm ghế Tổng bí thư kế tiếp của đất nước.

Việt Nam: Độc diễn chính trị và thảm họa (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

21-5-2024

Chấp nhận bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước và vẫn để ông kiêm nhiệm Bộ trưởng Công an đồng nghĩa với việc tạo ra thực trạng, Thủ tướng phải báo cáo công việc với thuộc cấp. Hình minh họa, chụp ngày 21-12-2023, khi ông Tô Lâm phát biểu tại Quốc Hội Việt Nam. Nguồn: AFP

Dư âm Hội nghị Trung ương 9 khóa 13

Lê Văn Đoành

20-5-2024

Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 bế mạc vào buổi sáng 18-5-2024, nhưng dư âm “hậu trường” hội nghị vẫn còn đó những dư luận xôn xao.

Chính trị sẽ… ổn định? (Phần 2)

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

19-5-2024

Tiếp theo phần 1

Chính trị sẽ… ổn định? (Phần 1)

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

19-5-2024

Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa loan báo kết quả hội nghị lần thứ chín của BCH TƯ đảng CSVN nhiệm kỳ 13. Theo đó, các thành viên trong BCH TƯ đảng nhiệm kỳ này “thống nhất rất cao” về việc “giới thiệu” để các đại biểu Quốc hội khóa 15 “bầu”  ông Tô Lâm (Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Bộ trưởng Công an) làm Chủ tịch chính thức thứ 12 của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1).

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Blog VOA

Hoàng Trường

19-5-2024

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương Đảng Cộng Sản VN ngày 18-5-2024 vừa giới thiệu nhân vật này để được bầu làm Chủ tịch nước. Nguồn: Báo CP

Trung ương Đảng ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút’. Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Tham nhũng và chống tham nhũng: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!”

Vượng Lưu

19-5-2024

Trước năm 1975 tôi đọc một cuốn truyện được dịch ra tiếng Việt, có tựa đề “Trại Súc Vật”, của nhà văn George Orwell. Nội dung câu chuyện đáng để mọi người suy ngẫm vì tôi thấy có những nét tương đồng đến sự phát triển và tha hóa của lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay. Trong bài góp nhặt này, tôi chỉ xin phép được bàn đôi chút cốt lõi của vấn đề sau khi thấy đảng CSVN sửa đổi hết nghị quyết này, đến ban hành nghị quyết khác nhưng tham nhũng vẫn hoàn tham nhũng.

Toàn cảnh bất chiến tự nhiên thành của sư thầy Thích Minh Tuệ

Blog RFA

NamViet

18-5-2024

Sự kiện vị hành cước tu sĩ Thích Minh Tuệ khởi cuộc hành pháp đơn độc xuyên Việt Nam lần thứ 6 đã trở thành cái gai trong mắt Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước cộng sản dựng lên, vốn nhằm kiểm soát tín ngưỡng theo mô hình của Trung Quốc: Tôn giáo – trại lính.

Vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam cáo buộc sư Minh Tuệ “không phải là tu sĩ Phật giáo”?

Blog RFA

Gió Bấc

18-5-2024

Dưới sự lãnh đạo “sáng suốt” của đảng, mấy chục năm qua Phật giáo Nhà Nước đã biến tướng theo mô thức chùa to phật lớn, pháp giới buông lung. Bầy đàn Thích Cúng Dường, Thích Chuyển Khoản, Thích xe sang … nặn ra những cơn mê cúng vong, giải hạn, cầu siêu, biến phật tử thành con nhang cuồng tín, kích hoạt lòng tham điên đảo hối lộ thần linh như một cuộc đầu tư.

‘Ổn định chính trị’ giá bao nhiêu?

Blog VOA

Trân Văn

17-5-2024

Từ trái: Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (đã từ chức), TBT Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (đã từ chức). Hình chụp ngày 15-1-2024. Nguồn: AFP

Mấy sai lầm trong quản lý cán bộ và quản trị xã hội

Mạc Văn Trang

17-5-2024

Tất cả những gì diễn ra trong thời gian gần đây về việc xử lý các quan chức từ cấp xã/ phường đến huyện, tỉnh, trung ương, “tứ trụ”, cho thấy chiến lược đào tạo, tuyển chọn, quản lý cán bộ và quản trị xã hội của Đảng và Nhà nước ta mắc những sai lầm kéo dài vài chục năm và bây giờ bộc lộ ra như căn bệnh trầm kha.

Chuyện về ‘quà’ của thiên hạ và ở xứ ta

Blog RFA

Trân Văn

17-5-2024

Chính quyền thành phố Hà Nội vẫn ngậm tăm, không thèm hồi đáp vấn đề mà dân chúng đã nêu cả trên mạng xã hội [1] lẫn hệ thống truyền thông chính thức [2] suốt tuần vừa qua: Tại sao lại phung phí hàng trăm tỉ vào chuyện sắm cờ để tặng mỗi gia đình một lá chỉ vì 20 tháng 10 sắp tới là 70 năm “giải phóng thủ đô”?

Hội nghị Trung ương 9, cuộc sống mái giữa các phe nhóm?

Blog RFA

Gió Bấc

16-5-2024

Bí mật vĩ đại của đảng mà ai cũng biết là Hội nghị Trung ương 9, diễn ra từ ngày 16 đến 18-5 để cho phép thêm một trụ thứ năm xin nghỉ theo nguyện vọng và điền vào chỗ trống những chiếc ghế bị cưa chân.