Góp ý với đảng

Nguyễn Đình Cống

6-10-2017

1-Đặt vấn đề

Ảnh minh họa

Khi ai đó nêu ý kiến, rằng đảng nên biết việc nọ, đảng cần làm việc kia v.v… thì người ta mặc nhiên cho rằng họ nói với Tổng bí thư hoặc những người đại diện cao nhất của đảng. Nói cho các vị ấy biết để rồi nếu họ có thiện chí thì sẽ đưa ra trao đổi, thảo luận, nếu thấy đúng thì biến thành nhận thức và hành động. Điều này thể hiện khá rõ khi chuẩn bị Đại hội 6 TBT Trường Chinh chấp nhận ý kiến về khoán trong nông nghiệp và mở cửa trong phát triển, tạo ra sự đổi mới trong kinh tế chủ yếu bằng cởi trói. Còn khi người tiếp nhận ý kiến không có thiện chí, thiếu trí tuệ thì dù ý kiến có hay, có đúng đến bao nhiêu mà không phù hợp với mong muốn của họ cũng bị vứt vào rọt rác. Trong tục ngữ Việt có các câu: “Đàn gãy tai trâu” và “Nước đổ đầu vịt”. Người Việt cũng có câu: Nói điều gì, làm việc gì phải có lý có tình. Nhưng xét ra không thể nói lý với kẻ ngu và không thể dùng tình với bọn tham.

Bí thư Đà Nẵng bị cách chức, ra khỏi Trung ương Đảng

BBC 

6-10-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Xuân Anh bị Đảng Cộng sản cách chức bí thư Thành ủy Đà Nẵng, mất luôn cả vị trí ủy viên Trung ương Đảng.

Loan báo chính thức ngày 6/10 nói Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, vì ông có những “vi phạm nghiêm trọng”.

Đây là kết quả từ buổi họp trong khuôn khổ hội nghị Trung ương 6 đang diễn ra tại Hà Nội.

‘Các cơ quan Đảng phải là nơi đầu tiên tinh giản bộ máy’

VnExpress

Hoàng Thùy

6-10-2017

PGS Nguyễn Trọng Phúc: “Tinh giản bộ máy chính trị là việc cần làm ngay vì nó ảnh hưởng đến sự sống còn của chế độ”. Ảnh: Ngọc Thành

Theo PGS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên viện trưởng Lịch sử Đảng, chính sách bây giờ còn bao cấp hơn cả thời trước. Một Bộ trưởng, Bí thư… có rất nhiều chế độ.

Ngày 5/10, PGS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng chia sẻ với VnExpress về việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy chính trị – nội dung cấp bách đang được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 6.

Gần nửa thế kỷ mẹ mới biết con là liệt sĩ

LTS: Bà Lê Thị Yến có con trai là Nguyễn Văn Hùng, tử trận ở chiến trường Quảng Trị ngày 20-7-1969, mãi đến gần 50 năm sau, ngày 23-8-2017, bà mới tìm được giấy báo tử của con mình vì nó đã “bị bỏ quên trong tủ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2000 đến nay“.

Còn bao nhiêu người lính như ông Nguyễn Văn Hùng, chết trong cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam”, nhưng đến bây giờ người thân của họ vẫn chưa nhận được tin báo tử? Hơn 58.000 lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến này, sau khi cuộc chiến kết thúc 7 năm, tên của họ đã được khắc trên bức tường tưởng niệm ở Washington DC năm 1982. Nhưng còn rất nhiều người lính Việt Nam, sau 42 năm chiến tranh kết thúc, họ đang ở đâu? Những người lính đó đã ra đi, nhưng đằng sau họ còn có mẹ, cha, anh chị em, những thân nhân của họ đã và đang sống ra sao suốt 42 năm qua, mòn mỏi chờ tin của họ?

Một lời cảnh cáo khó hiểu lầm

Vũ Thạch

6-10-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VTV

Hầu như mọi tuyên bố chính sách của lãnh đạo đảng tại các cuộc họp lớn đều được nói bằng 2 phiên bản, hoặc có 2 ý nghĩa nhắm vào 2 loại đối tượng khác nhau – một cho nội bộ đảng và một để tuyên truyền đến quần chúng.

Vậy 3 điều mang tính chính sách mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa nêu tại Hội Nghị Trung Ương nên được hiểu như thế nào?

Một cách tóm tắt, ông muốn làm 3 chuyện một lúc:

Tại sao lại không cho khai số tiền chạy ghế Đại biểu Quốc hội?

FB Bạch Hoàn

5-10-2017

Lời khai “chạy” 30 tỷ đồng để được làm Đại biểu Quốc hội của bà Nga gây chấn động dư luận. Ảnh: Soha

1,5 triệu USD, tức hơn 30 tỉ đồng. Hơn 30 tỉ đồng, tương đương với 4.515 tháng thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2017.

Hơn 30 tỉ đồng ấy là số tiền mà cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga khai đã chi để chạy vào Quốc hội. Đó là tiền mà bà Nga đã lừa đảo của những người mua nhà. Đó là tiền mồ hôi công sức mà nhiều người dân đã phải vay mượn, đã tằn tiện tích cóp, đã thắt lưng buộc bụng mà có.

Bộ Ngoại giao Đức xác nhận: Chính phủ Đức đã đình chỉ Hiệp định Việt – Đức miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao

Thời Báo

4-10-2017

Tờ Thoibao.de vừa mới nhận thư trả lời của Bộ Ngoại giao Đức qua email. Trong thư, Bộ Ngoại giao Đức xác nhận, nguyên văn như sau: “Chính phủ Đức đã đình chỉ Hiệp định [Việt – Đức] miễn visa cho tất cả những người mang hộ chiếu ngoại giao”.

“Chính phủ Đức đã đình chỉ Hiệp định [Việt – Đức] miễn visa cho tất cả những người mang hộ chiếu ngoại giao”.

Như vậy, tất cả những người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam không còn được miễn visa nữa khi vào Đức. Trước đó, theo Điều 1 của Hiệp định miễn visa ký giữa hai nước năm 2013, những người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao có thể vào Đức trong 90 ngày không cần xin visa, ngoại trừ những người được bổ nhiệm hoặc được cử sang công tác nhiệm kỳ trên lãnh thổ Đức.

Những oan hồn của cuộc chiến

LTS: Sau khi đăng bài viết “Những oan hồn của cuộc chiến” của nhà báo Bùi Tín gửi, chúng tôi nhận được ý kiến phản hồi của nhà văn Nguyên Ngọc, cho rằng, trong bài viết, có một đoạn nhà văn Bùi Tín “bịa đặt”.

Chúng tôi đã chuyển thông tin đó cho nhà văn Bùi Tín và cũng đã nhận được phản hồi của ông. Cuối bài viết này là thông tin cập nhật nội dung trao đổi ý kiến giữa nhà văn Nguyên Ngọc và nhà báo Bùi Tín.

Xin các nhân chứng sống của cuộc chiến, những người đã từng đi B, cũng như các gia đình tử sĩ có con em bỏ mạng trong cuộc chiến, hãy đóng góp ý kiến, giúp làm rõ sự thật này.

_____

Blog VOA

Bùi Tín

5-10-2017

Lính Mỹ truy bắt Việt Cộng tại Đà Nẵng, tháng Tư 1965. Nguồn: AP

Bộ phim Chiến tranh Việt Nam của các đạo diễn Hoa Kỳ gây nên nhiều tranh luận, ý kiến khác nhau của người Việt trong và ngoài nước.

Đó là điều tất yếu vì cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm, liên quan đến nhiều nước, với những động cơ khác nhau, không thể làm thỏa mãn mọi người.

Ai có thể chặn được Nguyễn Phú Trọng?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

4-10-2017

Hoàng Trung Hải (trái) và TBT Nguyễn Phú Trọng.

Sau phát ngôn hùng hồn của TBT Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng ngày 31/7, “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”, công chúng Việt Nam dường như ngày càng nhận ra một thực tế: Nguyễn Phú Trọng cùng bộ sậu đang mặc sức “làm mưa làm gió” trên chính trường. Và đến các vụ bắt bớ gần đây nhất tại Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thì có lẽ ít ai còn nghi ngờ về điều đó.

Đảng Cộng sản và Đảng Lao động

Trần Gia Phụng

4-10-2017

Nguồn: giáo án điện tử môn lịch sử của trường tiểu học ở VN.

Hiện nay, đang có dư luận bàn tán về danh xưng đảng Cộng Sản và đảng Lao Động. Dưới đây xin sơ lược về hai danh xưng nầy.

1.-   ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG

Tài liệu của cộng sản Việt Nam cho rằng Đệ tam Quốc tế Cộng sản cử Nguyễn Ái Quốc (NAQ), về sau có tên là Hồ Chí Minh (HCM), từ Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đến Hồng Kông, tổ chức cuộc họp ngày 6-1-1930, thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN).  Theo báo cáo chính trị HCM viết ngày 11-2-1951, đảng CS thành lập ngày 6-1-1930. (Hồ Chí Minh toàn tập [tập] 6, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb.Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 154.) Về sau tại Đại hội III đảng Lao Động từ 5 đến 10-9-1960, bộ chính trị trung ương đảng yêu cầu đại hội thông qua quyết định thay đổi ngày thành lập đảng là 3-2-1930 theo lệnh  của Liên Xô.

Cụ Tổng tự dẫn thân vào vòng hiểm nguy

Blog VOA

Bùi Tín

4-10-2017

Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc viếng thăm Indonesia. Nguồn: Antara News

Vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc gây nên quan hệ căng thẳng trong quan hệ Việt Nam với CHLB Đức và Liên Âu đang có khả năng hòa dịu chút ít.

Tuy phía Đức tỏ ra rất kiên quyết, nhấn mạnh rằng phía Việt Nam cần công nhận sai lầm, xin lỗi và cam kết không tái phạm trên lãnh thổ Đức, nếu không phía Đức giành quyền có thêm những bước trừng phạt mới, sau khi tạm đình chỉ mối quan hệ chiến lược đã đạt được và hoãn việc xem xét thông qua hiệp định tự do buôn bán Liên Âu – Việt Nam.

Hội nghị “tinh giản biên chế”

FB Mai Quốc Ấn

4-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Internet

Hôm nay khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII tại Hà Nội. Khá nhiều nội dung vĩ mô được đưa ra tại hội nghị, trong đó, đáng chú ý nhất chính là đòi hỏi về “sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Đây là đòi hỏi mang tính nhu cầu tất yếu của nhân dân chứ không phải chỉ là vấn đề nội bộ Đảng!

Tử hình ở VN ‘không làm quan tham run sợ’

BBC

4-10-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Hoang Dinh Nam/Getty images

Một bài trên tờ The Nation (03/10/2017) của Thái Lan nói chính quyền Việt Nam dùng án tử hình như vũ khí chính trị nhưng có vẻ “không làm run sợ” những quan chức tham nhũng.

Bài báo nhắc lại bản án tử hình dành cho ông Nguyễn Xuân Sơn và chung thân cho ông Hà Văn Thắm trong phiên xử “đại án” OceanBank mới đây.

Tuyên truyền Đức quốc xã và tuyên truyền Cộng sản

FB Trần Trung Đạo

4-10-2017

Lãnh tụ Đức Quốc xã và lãnh tụ CS. Nguồn: internet

Buổi sáng ngày 19 tháng 8, 1934 là ngày nhân dân Đức đi bỏ phiếu để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo tối cao của Adolf Hitler. Một cột báo lớn trên trang nhất long trọng công bố “Hôm nay Hitler là biểu tượng của nhân dân Đức”. Tổng thống Paul von Hindenburg qua đời hai này trước đó. Hitler được chọn làm Thủ tướng vào tháng Giêng năm 1933 và chỉ cần hơn một năm để thực hiện hàng loạt các hoạt động vừa hợp pháp và bất hợp pháp để củng cố quyền lực. Sau cái chết của Tổng thống Hindenburg, Hitler nắm lấy cơ hội hủy bỏ chức vụ tổng thống và thay bằng quốc trưởng, lãnh đạo tối cao của toàn dân và toàn quân. Gần chín chục phần trăm nhân dân Đức đã bó phiếu cho Adolf Hitler vào chức vụ Quốc Trưởng và Lãnh Tụ Tối Cao.

Quan hệ Việt – Trung nổi lên tại Quốc hội Mỹ

VOA

Viễn Đông

3-10-2017

Ông Kritenbrink trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2014, khi còn làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Ảnh: AP

Đề cử đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói rằng Hà Nội “duy trì mối quan hệ phức tạp nhưng khá quan trọng với Trung Quốc”, và đã phát “tín hiệu mạnh” tới Mỹ về vai trò của Washington trong vấn đề lãnh hải và Biển Đông.

Ông Kritenbrink đã ra điều trần để được chuẩn thuận trở thành đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ ở Hà Nội trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 27/9, trong đó ông vạch ra những ưu tiên hàng đầu trong mối bang giao Việt – Mỹ.

Suy ngẫm về sự “phản tỉnh” của Trường Chinh

FB Huỳnh Thế Du

3-10-2017

Trường Chinh (ngoài cùng bên trái) được cho là người khởi xướng, nhà thiết kế chiến lược công cuộc đổi mới. Nguồn: Bảo tàng VN

Ở bối cảnh hiện nay, xem lại sự “phản tỉnh” của Trường Chinh, đặc biệt là ý kiến của một số người liên quan rất thú vị.

Có nhiều ý kiến khác nhau về ĐỔI MỚI 1.0 và vai trò của một số cá nhân, nhưng đa số đều cho rằng Trường Chinh là người có vai trò quan trọng nhất.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Chúng ta nói với ông không đủ sức thuyết phục. Nhưng ông là người biết tôn trọng sự thật, nếu ông khám phá ra sự thật thì tư duy của ông mới có thể chuyển biến.”

Mật vụ Đông Đức đã hỗ trợ mật vụ Việt Nam kiểm soát và đàn áp người dân như thế nào?

Nhân kỷ niệm ngày nước Đức tái thống nhất nhìn lại: Mật vụ Đông Đức đã hỗ trợ mật vụ Việt Nam kiểm soát và đàn áp người dân như thế nào?

Tác giả: Sử gia Đức Martin Großheim

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Biên tập: Hiếu Bá Linh

3-10-2017

Ảnh cơ quan trung tâm của mật vụ Stasi ở Berlin bị người dân Đông Đức tràn vào đập phá, sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Nguồn: Tagesspiegel.de

Giới thiệu

Sau khi Đông Đức sụp đổ, nước Đức tái thống nhất vào 03/10/1990 các nhà nghiên cứu, các sử gia được tiếp cận kho hồ sơ khổng lồ của Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức, thường được gọi tắt là “Stasi”, vốn nổi tiếng là một trong những cơ quan tình báo được tổ chức chặt chẽ và hoạt động hiệu quả nhất trong khối xã hội chủ nghĩa.

Học viên Pháp Luân Công tại Bắc Ninh bị nhóm côn đồ đánh đập dã man trước mặt công an

FB Nguyễn Văn Trung Sơn

3-9-2017

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Ninh trong lúc tặng tài liệu giới thiệu về Pháp môn tu Phật – Pháp Luân Công ở một công viên thuộc xã Phù Khê cho người dân, thì đã bị công an nơi đây can nhiễu tịch thu tài liệu. Không chỉ vậy, một người công an trong nhóm này còn bóp cổ một nữ học viên và đánh một nam học viên, đồng thời bắt giữ nam học viên này về UBND xã Phù Khê. Một học viên đã lấy điện thoại ra quay cảnh nam học viên bị đánh làm bằng chứng thì lập tức bị một “người lạ mặc thường phục” chạy lại giằng giật điện thoại và chạy đi mất.

Tỉnh Thức Về Dân Quyền Để Tránh Hoạ Diệt Vong

Đỗ Kim Thêm

2-10-2017

Hiện trạng

Nếu ĐCSVN thức thời tận dụng các tiềm lực của miền Nam đúng mức và chuyển hướng đúng lúc sau khi thống nhất, thì Việt Nam đã có một vận hội mới để xây dựng thành một quốc gia dân chủ, phú cường và văn minh.

Nhưng đến nay, thời gian qua đã quá đủ để chứng tỏ là ĐCSVN chỉ còn biết dùng bạo lực trấn áp để bảo vệ chế độ và không còn đủ sức để giải quyết các vấn đề sinh tử cho đất nước. Cụ thể là nợ công tràn ngập và thất thoát ngân sách làm cho kinh tế nội địa bế tắc, đất nước cạn kiệt môi sinh, suy đồi đạo đức, lạc hướng giáo dục, vi phạm nhân quyền, bất ổn xã hội, tất cả làm tình hình ngày càng trầm trọng hơn. Gần đây nhất là tổ chức khủng bố của công an tại hải ngoại vừa làm ô danh ngoại giao với phương Tây, vừa công khai lừa dối dân chúng.

“Hòa giải, hòa hợp” là cả một quá trình “thật lòng”

Hoàng Hưng

2-10-2017

Ảnh: Nhà văn Hoàng Hưng cho nhà văn Nhật Tiến nghe ghi âm phát biểu tại buổi ra mắt sách “40 năm Thơ Việt HN, tại nhà riêng của nhà văn Nhật Tiến, năm 2017. Ảnh: Hoàng Hưng.

Trải nghiệm bản thân:

1. Quen biết khá thân với nhà văn Nhật Tiến từ sau 1975 ở Sài Gòn, trước khi ông vượt biên (do tôi chơi rất thân với nhà văn Nhật Tuấn em trai ông). Sau khi VN “Đổi mới”, ông đã giúp tái bản một số tác phẩm Văn học Miền Nam và Văn học Hải ngoại ở VN và bị một số người “chống Cộng” lên án. Ông cũng giúp ra tập san “Văn học và dư luận” ở SG (tôi cùng Nhật Tuấn làm), ra được 3-4 số là bị rút giấy phép vì không “đúng đường lối”.

Cựu Chủ tịch Đà Nẵng Hồ Việt đem lỗi của ông Nguyễn Bá Thanh đổ hết lên đầu ông Nguyễn Xuân Anh

FB Hoàng Hải Vân

2-10-2017

Ông Hồ Việt, cựu Chủ tịch TP Đà Nẵng. Nguồn: VOV

Giữa lúc Đà Nẵng nóng lên chuyện sai phạm của lãnh đạo, chuyện thất thoát công sản và chuyện bán đảo Sơn Trà thì trên báo An ninh thế giới cuối tháng xuất hiện một bài báo “lạ”. Đó là bài phỏng vấn cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, ông Hồ Việt.

Ông Hồ Việt ca ngợi ông Nguyễn Bá Thanh lên tận mây xanh, coi ông Nguyễn Bá Thanh là “thần tượng của người Đà Nẵng”, đó là quyền tự do ngôn luận của ông Hồ Việt. Thậm chí ông Hồ Việt còn cho rằng việc tố cáo ông Nguyễn Bá Thanh tham nhũng trong xây dựng cầu Sông Hàn trước đây chỉ là một âm mưu, rằng “chúng tôi có những căn cứ để kết luận rằng đó là cuộc đấu tranh quyền lực, họ muốn hạ bệ Bá Thanh chứ không phải có sự tham nhũng của Bá Thanh”, rằng “những người có âm mưu lật đổ ông Thanh thất bại”. Do ông không nói rõ “những người có âm mưu lật đổ” này là ai, nên tôi thấy cũng không phải là chuyện đáng quan tâm.

Tham vọng của Tập Cận Bình trước thềm Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19

LS Nguyễn Văn Thân

2-10-2017

Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) lần thứ 19 được ấn định sẽ bắt đầu từ ngày 18 tháng 10 và dự trù kéo dài khoảng một tuần lễ. Trong số 88 triệu đảng viên thì sẽ có khoảng 2300 đại biểu trên khắp 31 tỉnh thành đại diện cho chính quyền địa phương, quân đội, doanh nghiệp nhà nước và các đoàn thể về Bắc Kinh tham dự Đại Hội. Các đại biểu này sẽ bầu chọn khoảng 350 Ủy viên Trung Ương Đảng. Ủy viên Trung Ương sẽ chọn 25 thành viên Bộ Chính Trị và Tổng Bí Thư. Bộ Chính Trị đề cử Ban Thường Vụ gồm có 7 thành viên của Bộ Chính Trị và được Uỷ Ban Trung Ương phê chuẩn.

Trao đổi với Nguyễn Trung

Nguyễn Đình Cống

2-10-2017

Vừa qua ông Nguyễn Trung đã công bố bài viết “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới”. Bài viết được nhiều người quan tâm, đánh giá cao. Đó là những kiến nghị tâm huyết và có giá trị của một trí thức, một cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu , còn nặng lòng với đất nước. Đối với tôi, Nguyễn Trung thuộc bậc đàn anh. Tôi yêu mến, kính trọng ông, đồng ý với ông về cơ bản và trong phần lớn đề xuất cụ thể. Tuy vậy có một vài tiểu tiết tôi chưa nhất trí được, xin nêu ra để ông và những ai quan tâm trao đổi thêm.

Đổi mới bộ máy chính trị: Không có đường lùi!

Tuổi Trẻ

Đà Trang – Đức Bình

2-10-2017

Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu – Ảnh: VIỆT DŨNG

“Đổi mới gì thì đổi mới, nhưng phải cách mạng bộ máy đi đã” – nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ trước thềm Hội nghị trung ương 6.

Khai mạc sáng 4-10, hội nghị này rất được chờ đợi bởi trung ương sẽ bàn thảo đề án “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối

FB Luân Lê

2-10-2017

Muốn tái lập cân bằng xã hội thì trước hết phải thiết lập cân bằng quyền lực trước tiên. Nó là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự thành bại của sự thịnh vượng quốc gia.

Trung Quốc trong “Vietnam War”

FB Mạnh Kim

2-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: thevietnamwar.info

Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.

Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến “nấu đậu đốt cành đậu”

Quan hệ Quốc tế

Huỳnh Tấn Bửu

1-10-2017

Từ trái qua, theo chiều kim đồng hồ: Fidel Castro, Mao Trạch Đông, Leonid Brezhnev, TBT ĐCS Liên Xô; Gustáv Husák, Bí thư Thứ nhất của ĐCS Czechoslovakia; Władysław Gomułka, Bí thư Thứ nhất ĐCS Ba Lan. Ảnh: Time

Đối với Đông Nam Á, thập kỷ 70 là những năm tháng xảy ra lắm chuyện. Năm 1964 bùng nổ chiến tranh Việt Nam, không những xảy ra thương vong cực lớn, mà ở đây đã trở thành chiến trường giao tranh giữa hai tập đoàn lớn – Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa tư bản.

Sự thất bại của Mỹ làm thành trò cười cho người đời, đây là một sự thực mà ai cũng thấy. Còn đằng sau sự thành công của Trung Quốc lại ẩn chứa vô số nguy cơ, rất cần phanh phui nó ra, rất cần nghiên cứu.

Trung Quốc luôn luôn lo sợ Việt Nam thống nhất và mạnh lên, họ càng sợ Nam, Bắc Việt Nam bắt tay hợp tác với nhau. Ý kiến khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam về chiến lược chiến tranh Việt Nam nảy sinh chính từ bối cảnh này.

Ông Nguyễn Đình Hà kể chuyện bị công an “viếng” vừa qua

FB Nguyễn Đình Hà

30-9-2017

Blogger Nguyễn Đình Hà. Nguồn: FB tác giả.

Đây là status có hai giọng văn, “chính đàn” và “đầu đường só chợ” về việc tôi bị nạn vừa qua.

Sự việc vừa qua là do Tổng cục An ninh – Bộ Công an Việt Nam cơ sở phía Nam trực tiếp thực hiện, phối hợp với công an địa phương. Khi họ phục kích trong căn hộ 11A1, chung cư Khải Hoàn, số 624 Lạc Long Quân, P.5, Q.11, Tp.HCM, có lực lượng từ chân tòa nhà, cho đến căn hộ khoảng 15-20 người, liên hệ với nhau bằng bộ đàm, có kết hợp với bộ phận an ninh tòa nhà (để thông báo có ai vào căn hộ hay thu thập dữ liệu CCTV của hành lang tầng 11). Lực lượng hiện diện trực tiếp phục kích trong căn hộ khoảng 10 người, chỉ có 1 trung úy cảnh sát khu vực có mặc sắc phục công an, còn lại đều mặc thường phục.

Hãy mở mắt ra lật xác quân thù

Trung Nguyễn

1-10-2017

GS Dennis Murphy, cựu binh Mỹ trong buổi gặp gỡ ông Nguyễn Xuân Thu, một cựu chiến binh Việt Nam. Nguồn: VietTimes.

Hai tin tức đối ngược nhau, một về chuyện nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam từ chối “hòa giải, hòa hợp” với một nhà thơ cộng sản Hữu Thỉnh, và một về chuyện những cựu chiến binh phi công Việt – Mỹ gặp mặt nhau như những người bạn, có lẽ sẽ khiến những ai còn ưu tư về dân tộc phải trăn trở.

Nói một lần rồi thôi về “hòa hợp” giữa các nhà văn trong – ngoài nước

FB Hoàng Hưng

30-9-2017

Gần đây, Facebook hơi rầm rộ về vụ “Thư ông chủ tịch Hội Nhà Văn VN (HNV) Hữu Thỉnh (HT) mời nhà văn Phan Nhật Nam (PNN) ở Hoa Kỳ và thư đáp của ông Phan”. Nổi bật là những bài của 2 người bạn tôi: nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (NTT), nhà báo Lưu Trọng Văn (LTV) rất nhiều người bình. Tôi có tham gia bình trên những stt của hai bạn. Và đọc tất cả lời bình từ trong-ngoài nước.

Nay xin nói rõ ràng, sòng phẳng một lần, rồi thôi, về việc này:

1. Chỉ đọc các lời bình, thấy rõ lòng người Việt hiện còn rất ly tán về những gì liên quan đến cuộc chiến VN. Đó là cái gốc của mọi chuyện. Nhà văn trước hết cũng là người dân VN thôi, chưa nói họ là những người nhạy cảm nhất, và nói lên mạnh mẽ nhất lòng người. Cho nên “Hòa hợp” thật sự còn xa vời. Đó là sự thật rất đau lòng, không biết bao giờ mới “giải oan cho cuộc bể dâu này” (thơ Tô Thùy Yên – TTY). Còn trách nhiệm là từ ai, ai là chính, xin bàn vào dịp khác.