Số phận của Bình có khác Thăng?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

13-9-2017

Nguyễn Văn Bình, hình chụp năm 2016. Nguồn: Reuters

Nguyễn Văn Bình – cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và được tạp chí Global Finance có uy tín quốc tế về phân tích tài chính liệt vào “một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới” vào năm 2012 – có phải chịu “một số phận vinh quang và cay đắng” như Đinh La Thăng hay không, đây vẫn là một dấu hỏi rất lớn cho tới thời điểm này.

Cửa thoát mong manh

Trong khi số phận của Đinh La Thăng đã trở nên rất chông chênh từ tháng Chín năm 2016 khi Bộ Công an bắt Vũ Đức Thuận là trợ lý của Thăng, và số phận này đã chính thức an bài vào cuối tháng Tư năm 2017 khi Tổng bí thư Trọng bật đèn xanh cho Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với trách nhiệm chính thuộc về ông Thăng, thì đương kim Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình lại được báo giới nhà nước ưu ái không đả động gì, cho dù vào thời gian đó đã xảy ra hàng loạt vụ ra tòa của hai đại án Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây Dựng – và Hà Văn Thắm – Ngân hàng Đại Dương.

Cũng vào thời gian trên, có dư luận cho rằng Nguyễn Văn Bình đã “thoát”.

Khách quan mà nói, có một cửa thoát cho ông Bình. Tại đại hội 12 vào đầu năm 2016 của đảng cầm quyền, cả Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng đều bất ngờ lọt vào Bộ Chính trị, cho dù hai nhân vật này được nhiều dư luận khẳng định là người của “anh Ba Dũng”. Tuy nhiên sau đó, đường công danh của hai nhân vật này lệch hẳn nhau: Đinh La Thăng về “trấn” ở TP.HCM – một cứ điểm kinh tế – chính trị quan trọng hàng đầu ở miền Nam và ảnh hưởng cả một phần Trung Nam Bộ, nhanh chóng trở thành “sao” với tần suất xuất hiện trên báo chí dày đặc hơn hẳn các ủy viên bộ chính trị khác. Còn Nguyễn Văn Bình lại về Ban Kinh tế trung ương – một cơ quan đảng mà trong nhiều năm đã năm lần bảy lượt bị đảng đe dọa đóng cửa vì thực ra chẳng có tác dụng gì ngoài chuyện “định hướng” và trà lá nhậu nhẹt, về thực chất chẳng có thực quyền gì. Về đây, xem ra Nguyễn Văn Bình đã được “đá lên” và vĩnh viễn xa rời cái ghế thống đốc quyền lực của Ngân hàng nhà nước – địa chỉ có thể chi phối toàn bộ huyết mạch tín dụng và tài chính của nền kinh tế, kể cả thế giới ngầm. Về thực chất, Bình bị xem là “đã cháy”.

Hẳn đó là nguồn cơn mà Đinh La Thăng được Nguyễn Phú Trọng soi xét hơn nhiều trong chiến dịch “chống tham nhũng – thanh lọc nhân sự” của đảng. Vậy là Thăng “đi” trước.

Chỉ có cách “đi” là còn có vẻ gây khó hiểu. Hóa ra Tổng bí thư Trọng đã quyết định tạo ra một màn bi hài kịch: Đinh La Thăng được “luân chuyển” từ ghế bí thư thành ủy TP.HCM về làm phó ban kinh tế trung ương, hay nói cách khác là ông Trọng đã “nhốt quyền lực vào lồng” cả Bình chung với Thăng.

“Đi” như thế nào?

Ngay sau khi xảy ra kết quả “Trịnh XuânThanh đầu thú” ở Hà Nội vào cuối tháng Bảy cho dù Bộ Ngoại giao Đức tố cáo mật vụ Việt Nam đã ra tay bắt cóc Thanh, số phận Đinh La Thăng một lần nữa nổi sóng. Khi đó đã rộ lên tin đồn về việc ông Thăng không còn đi làm ở Ban Kinh tế trung ương mà bị quản thúc. Cùng lúc đó, một số tờ báo nhà nước bắt đầu làm “nhiệm vụ”: lần đầu tiên sau nhiều năm cấm khẩu, đặc biệt dưới thời Nguyễn Tấn Dũng còn là thủ tướng, giờ đây báo chí trở nên “dũng cảm” hơn nhiều để bắt đầu hé miệng về trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước khi để xảy ra quá nhiều sai phạm và tham nhũng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần. Dù chưa thấy nêu tên Thống đốc Nguyễn Văn Bình…

Nhưng căng thẳng và nguy hiểm là thấy rõ. Chỉ ít ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh “về”, một đại gia mà trước đó ít ai nghĩ là có thể bị hề hấn gì – Trầm Bê – đã bị Bộ Công an bắt. Trầm Bê lại được xem là người thân, thậm chí là “tay hòm chìa khóa” của “nhà anh Ba Dũng” và có mối quan hệ thân thiết không kém với Nguyễn Văn Bình.

Mạch truyện lướt nhanh và hấp dẫn hơn hẳn. Lần đầu tiên từ sau đại hội 12, Nguyễn Văn Bình dường như bị hất khỏi thế “an phận”, để cho dù có thực tâm an phận cũng đã muộn. Vấn đề đang trở thành ý đồ tái sắp xếp cả bàn cờ chính trị chứ không còn thuần túy là những vụ án lẻ tẻ và những cá nhân quan chức đơn lẻ, do vậy bất kỳ con cờ nào cũng có thể được những ý đồ tính toán nào đó móc xích lại với nhau, cho một vụ án chung. Thậm chí có thể dẫn đến một “phiên tòa lịch sử”.

Trầm Bê – nhân vật có thời được xem là “bất khả xâm phạm” và nghe nói đã từng thoát bắt bớ ít ra vài lần, khi đã bị bắt thật thì Nguyễn Văn Bình – nhân vật bị xem là phải chịu trách nhiệm về rất nhiều hậu quả trong các chiến dịch sáp nhập thâu tóm ngân hàng, mua lại ngân hàng với giá 0 đồng, điều hành thị trường vàng và đô la, gắn với nhiều dư luận về “trùm tài phiệt Bình Ruồi”… đương nhiên khó mà thoát.

Chỉ còn là chuyện Bình có “đi” như Thăng, hay sẽ khác Thăng.

“Dê tế thần”?

Vào đầu tháng 9/2017, một loạt quan chức cấp cao của PVN bị bắt, càng xác nhận khả năng Đinh La Thăng khó mà giữ được ghế ủy viên trung ương, ngay cả khả năng được “tại ngoại hậu tra” cũng khó.

Một tuần sau biến động “bắt PVN”, đến lượt một cựu quan chức Ngân hàng nhà nước – phó thống đốc Đặng Thanh Bình và là cấp phó trước đây của Nguyễn Văn Bình – bị khởi tố.

Chưa bao giờ Nguyễn Văn Bình lại “gần” với vòng tố tụng hình sự như lúc này. Dù cả hai đều là Bình, nhưng một khi Nguyễn Phú Trọng đã không còn muốn “giữ bình nguyên vẹn” nữa thì sẽ có những con chuột bị đập, thậm chí bị đập chết tươi.

Vào tháng 9/2017, tướng Lê Quý Vương – thứ trưởng bộ công an – bất chợt toát ra một phán ngôn hiếm có “đang giải quyết lợi ích nhóm, sân sau của thời kỳ trước”.

“Thời kỳ trước” là thời kỳ nào? Những gì mà tướng Vương đề cập về các vụ án tham nhũng đều rơi vào thời gian mà Nguyễn Tấn Dũng còn tại vị thủ tướng. Bộ sậu khi đó của Thủ tướng Dũng lại là những cái tên quá quen thuộc như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng, Trầm Bê…

Vào năm 2016, cũng tướng Lê Quý Vương đã chỉ như ấp úng về vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, và như thể “năn nỉ” Thanh về để được hưởng lượng khoan hồng của đảng và chính phủ.

Còn giờ đây, sau khi Thanh về thật, có vẻ vai trò ủy viên thường vụ trong Đảng ủy công an trung ương của Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Những vụ bắt giam giới đại gia ngân hàng và quan chức dầu khí theo lệnh ông Trọng được thi hành nhanh hơn và rốt ráo hơn hẳn năm ngoái. Cũng có vẻ ông Trọng, sau một thời gian chật vật, đã bắt đầu “nắm” được ngành công an.

Giờ đây, số phận Nguyễn Văn Bình như đang gắn chặt với cảm xúc và những tính toán riêng của ông Trọng.

Nếu Đinh La Thăng đã từng trở thành mối đe dọa đối với Tổng bí thư Trọng trong trường hợp Thăng nắm được địa bàn TP.HCM – không chỉ là một trung tâm kinh tài mà còn như một “thể chế chính trị riêng”, Nguyễn Văn Bình có thể phần nào an toàn, được cho “rửa tội” ngay tại Ban Kinh tế trung ương nếu Bình vẫn chấp nhận vai trò trưởng ban ở đây mà không còn dám đoái hoài gì đến cái ghế ủy viên bộ chính trị.

Đã có bài học nhãn tiền đẹp như mơ. Ngay cả “Trai Kim Cự, gái Kim Tiêm; kẻ thì giết biển, ả chuyên giết người” mà còn được “cụ tổng” bỏ qua êm ái, dù bị dân chửi không còn thiếu từ nào…

Tuy nhiên như đã đề cập, không chỉ Đinh La Thăng đóng vai trò một “trục” mà cả Nguyễn Văn Bình cũng đặc trưng cho một “trục” khác – hai con đường này đều dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng mà Nguyễn Phú Trọng sẽ khó lòng bỏ qua. Bàn cờ chính trị cũng vì thế sẽ tùy thuộc phần lớn vào quyết định cuối cùng của ông Trọng.

Nếu đưa được Đinh La Thăng ra tòa và do đó có thể “rửa mặt’ trước Nguyễn Tấn Dũng, xóa được hình ảnh tổng bí thư phải rơi lệ tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012, không chừng Nguyễn Phú Trọng sẽ cảm thấy thỏa mãn mà “buông” Nguyễn Văn Bình.

Nhưng nếu Đinh La Thăng vẫn là chưa đủ, sẽ cần thêm ít nhất một “con dê” nữa phải chịu “tế thần”. Khi đó, không chỉ bị loại khỏi Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, mà cách “đi” sắp tới của Nguyễn Văn Bình có khi cũng sẽ giống hệt Đinh La Thăng vào thời điểm hiện nay: “một đi không trở lại”.

Vì sao Võ Kim Cự lại được trọng dụng?

Blog VOA

13-9-2017

Ông Võ Kim Cự. Ảnh: báo Tuổi Trẻ.

Từ việc Kim Cự được thêm chức vụ…

Võ Kim Cự là một trong những nhân vật chính đứng đằng sau thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung năm 2016.

Dưới áp lực của dư luận, ngày 21/4/2017 nhân vật đầy tai tiếng này đã bị Ban Bí thư kỷ luật bằng hình thức xoá bỏ tư cách ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 – 2010 và nhiệm kỳ 2010 – 2015 (bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh theo quy định), trước khi buộc phải xin thôi nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết cho thôi nhiệm vụ ĐBQH khóa 14 vào ngày 15/5/2017) rồi bị Thủ tướng Chính phủ xoá tư cách nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 – 2010 và nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010 – 2015 vào ngày 16/8/2017.

Vợ nguyên Tổng Bí thư và cổ phần chợ Bưởi

FB Trần Đình Triển

13-9-2017

Thông thường, những chợ truyền thống ở Thị trấn, Thị xã, Thành phố có vị trí đất đai đắc địa, thuận lợi cho việc giao lưu mua bán hàng hoá. Chính vì lẽ đó mà luôn có kẻ nhòm ngó muốn nuốt chửng chợ.

Với nhiều lý do khác nhau: mất vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, xây dựng mới cho khang trang hơn, phục vụ mua bán được nhiều hơn,… Thế là nhóm lợi ích nhảy bổ vào lập dự án chiếm lĩnh chợ hoặc giải tán chợ cũ buộc tiểu thương thuê điểm kinh doanh của chúng. Có chợ hàng ngàn hộ tiểu thương sống dở chết dở ngửa mặt lên trời mà than.

Đối thủ nguy hiểm của tổng bí thư chính là ông “Trọng Lú”!

Bùi Tín

13-9-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: DĐDN

Đất nước đang đứng trước những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Các đại án tham nhũng được hứa hẹn giải quyết dứt điểm trong năm 2017 vẫn kéo dài vô hạn định, dậm chân tại chỗ. Vụ án Trịnh Xuân Thanh, theo lệnh tổng bí thư, bị băt cóc về để xét xử vẫn đình trệ. Thanh bị tống giam, cách ly triệt để tuy chưa bị tuyên án, vì sợ ra trước tòa anh ta sẽ khai tung hê tất cả các quan tham các cấp. Do đó vụ đại án số 1 của PetroVN  có thể bị treo vô thời hạn.

Vụ án Formosa vẫn nóng bỏng, khi công ty tội ác hủy hoại môi trường vẫn ngang nhiên họat động, tiền bồi thường nửa tỷ đô la vẫn chưa đến tay tất cả ngư dân bị hại. Hàng triệu ngư dân ven biển miền Trung phẫn uất mất niềm tin ở chế độ.

Cựu Thủ tướng Dũng bỏ qua, không kỷ luật Trịnh Xuân Thanh

VOA/ Reuters

13-9-2017

Cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (đứng) và ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Ông Trịnh Xuân Thanh, người mà chính phủ Đức nói đã bị Hà Nội bắt cóc tại thủ đô Berlin và đưa về nước xử lý, đã được chính phủ tiền nhiệm bỏ qua, không kỷ luật về cáo buộc gây thiệt hại tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PetroVietnam (PVC).

Chính cung cách nhà nước đẩy họ vào tù

Blog VOA

Trân Văn

13-9-2017

Phiên xử sơ thẩm lần hai vụ Hà Văn Thắm và 47 cá nhân bị cáo buộc “tham ô tài sản”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, khiến Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) thiệt hại gần 2.000 tỉ đồng đã bước sang ngày thứ 11.

Toàn cảnh phiên tòa xử đại án Oceanbank. Ảnh Bảo Thắng/ báo LĐ

Lưỡi kéo kiểm duyệt tệ hại

Blog VOA

Bùi Tín

12-9-2017

Tác giả Thomas Bass. Courtesy Photo

Tôi có anh bạn Mỹ khá thân, Thomas Bass, giáo sư tiếng Anh, giảng dạy môn báo chí Đại học Albany ở bang New York, Hoa Kỳ.

Chúng tôi quen nhau từ năm 1976, khi cùng nhau gặp Trung tá Hai Trung – Phạm Xuân Ẩn, cán bộ tình báo huyền thoại, tại Sài Gòn để viết bài.

Tướng nguyễn Trọng Vĩnh … “tự chuyển hóa”!

FB Mạc Văn Trang

12-9-2017

Tác giả Mạc văn Trang và cô Nguyễn Nguyên Bình, con gái cụ Nguyễn Trọng Vĩnh. Ảnh: FB Mạc Văn Trang.

Gặp chị Nguyễn Nguyên Bình, con gái rượu của Cụ Vĩnh, hỏi chuyện về Cụ rất hay. Cụ năm nay 102 tuổi, vẫn chưa bị lú lẫn. Những chuyện ngày xưa, Cụ nhớ rõ lắm, chuyện vừa nói thì Cụ hay quên. Nhưng Cụ vẫn chăm chú nghe chuyện thời sự và đưa ra những nhận định sáng suốt, minh mẫn… Thì ra nhận thức của Cụ cũng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo quá trình, có tính quy luật…

Gây bất ổn ở Đồng Tâm: Các phe nhóm lợi ích đang toan tính gì?

Nguyễn Đăng Quang

12-9-2017

Người dân Đồng Tâm vừa báo tin: Chiều qua, 11/9/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra CAHN lại tống đạt Giấy Triệu tập đến người dân. Lần này không phải là giấy triệu tập chung chung, mà là “Giấy triệu tập BỊ CAN” đối với 3 công dân xã Đồng Tâm, trong đó có ông Lê Đình Công là trưởng thôn Hoành, con trai cụ Lê Đình Kình.

Giấy triệu tập ông Lê Đình Công. Nguồn: tác giả gửi tới.

Tôi đã nhầm ở đâu?

Nguyễn Đình Cống

12-9-2017

GS Nguyễn Đình Cống tại một buổi nói chuyện. Nguồn: infonet

Ngày 2/9/2017 GS Tương Lai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản (ĐCS) của Nguyễn Phú Trọng và “tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh”. Điều này tạo ra dư luận ủng hộ và phản bác.

Lịch sử nào, mà tha thứ cho ngày hôm nay? (*)

Tuấn Khanh

12-9-2017

Thật khó tưởng tượng được rằng, khi chứng kiến đồng loại với những dấu vết bị trói và đánh đập đến chết nhưng ông Nguyễn Tiến Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận lại nhanh chóng đưa ra một kết luận đơn giản rằng “đã xảy ra một vụ đánh nhau” tại nhà tạm giữ công an của TP Phan Thiết.

Hình ảnh anh Võ Tấn Minh bị đánh chết ở đồn công an. Ảnh: FB Châu Đoàn

“Người đốt lò” & Chính phủ minh bạch

FB Mai Quốc Ấn

11-9-2017

“Người đốt lò” Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Cai Lậy xả trạm, Quốc lộ 5 “thất thủ”, Biên Hòa cũng bị các tài xế “chiếu tướng”.v.v… Những nỗ lực mang tính vô vọng của các chủ BOT khi nhờ công an địa phương (đa phần không nhờ được) mời hoặc triệu tập người dân lên, không làm dịu tình hình. Bộ Công an hoàn toàn cùng là không có chủ trương nào “giải cứu” BOT.

Ngay cả người trong ngành công an cũng nói về sự bất cập của BOT. Và chỉ có thể nói “chưa” chẳng có nghĩa là “không”, về việc nhóm lợi ích sẽ bị sờ đến. Đừng “quên” mất lý do vì sao có “cuộc chiến tiền lẻ”. Mức phí cao chưa đủ mà lý do lớn là trạm BOT đặt sai vị trí khiến người dân phải trả thứ họ không xài. Vấn đề bản chất của BOT cần phải được đưa ra và phá vỡ nó: “mảnh đất màu mỡ của quan hệ thân hữu”. 

Sự kiêu ngạo cộng sản

FB Nguyễn Thông

11-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Những chữ trên không phải do tôi nghĩ ra, cũng không phải do thế lực thù địch nào vu cáo, mà là chữ dùng của ông Phan Diễn. Ông Diễn người Quảng Nam, con cụ Phan Thanh – một nhân vật nổi tiếng thời Mặt trận Dân chủ 1936-1939.

Ông Diễn từng là Ủy viên Bộ Chính trị, đóng đến chức Thường trực Ban Bí thư (tức nhân vật số 2 của đảng, chỉ sau Tổng bí thư). Họ hàng ông Diễn còn có những người là yếu nhân của chế độ, chẳng hạn ông Phan Bôi (tức Hoàng Hữu Nam), em ông Phan Thanh, là Thứ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền sau cách mạng tháng 8, Chánh văn phòng chính phủ, người được cụ Hồ hết sức tin cậy…

Đảng CS ‘cần kỷ luật thép’ để không tan rã?

BBC

11-9-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng (phải) bắt tay Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines. Ông Trọng đang đề cao chiến dịch chống tham nhũng và trừng trị mạnh ‘quan chức tham nhũng’. Ảnh: AFP

Trong khi phong trào diệt trừ tham nhũng đang được lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam thúc đẩy, Tạp chí Cộng sản nói tới nhu cầu thiết lập ‘kỷ luật thép’.

Bốn sai lầm lớn của Ngô Bảo Châu

LTS: Một người quen gửi tới bài viết của nhà văn Đào Hiếu (tác giả của cuốn tự truyện “Lạc Đường”) phê bình GS Ngô Bảo Châu. Với chủ trương phổ biến thông tin khách quan, đa chiều, chúng tôi xin được đăng bài viết này ở đây, để quý độc giả tham khảo.

_____

Đào Hiếu

11-9-2017

GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: internet

Khi viết: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”, rõ ràng là giáo sư Ngô Bảo Châu muốn dùng thứ ngôn ngữ lịch sự cho dễ nghe, bởi vì: có hay không có hai chữ “đặc biệt” thì đó vẫn là một lời chê. Một sự biểu lộ không đồng tình.

Ông Châu là người đã từng ký vào kiến nghị phản đối vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên vậy mà khi ông Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cho phép Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác bauxite thì ông Châu lại thấy là “không có tính thuyết phục”. Vậy là sao? Chúng ta có cần phải xem lại nhân cách của vị giáo sư trẻ tuổi này không?

Việt Nam không phải là Miến Điện

FB Trần Trung Đạo

11-9-2017

Cuộc biểu tình vì môi trường ngày 8/5/2016 tại Sài Gòn. Ảnh: internet

Mỗi khi có một cuộc cách mạng dân chủ hay thắng lợi của phong trào dân chủ tại một nước độc tài nào đó, những người Việt quan tâm đến tương lai đất nước thường ngậm ngùi tự hỏi tại sao không phải là Việt Nam.

Tương Lai: Thế Sự Du Du

Tương Lai

10-9-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi. Số 12

GS Tương Lai. Ảnh: internet

Chuyện đời, thì còn dài lắm. Biết thế nào mà nói hay nói dở một cách quyết đoán chỉ bằng vào cảm tính và mong muốn chủ quan. Thế giới đang biến đổi quá nhanh vượt khỏi mọi tính toán của những cái đầu thông minh nhất, khiến cho một phương thức vừa tạo nên thành công hôm nay thì cũng bằng chính nó có thể sẽ dẫn đến thất bại khi đem vận dụng cho một toan tính sắp tới.

Mà thật ra, chịu khó ngẫm lại thì do thấm nhuần triết lý phương đông, các cụ ta xưa cũng từng đưa ra những lời răn liên quan xa gần đến điều này còn thâm thúy hơn nhiều:

Bắt Sơn, bắt Quỳnh mà không bắt Thăng thì coi như chỉ đánh “thủ túc”, tha kẻ chủ mưu

FB Huy Đức

10-9-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Khoản tiền 246 tỷ – “phần nổi của tảng băng” – mà Nguyễn Xuân Sơn cầm về đưa Ninh Văn Quỳnh có thể phần nào giải thích vì sao Đinh La Thăng lại cho phép góp 800 tỷ, tương đương 20% vốn điều lệ, vào OceanBank [Cho dù khoản tiền 100 tỷ sau cùng được góp khi Đinh la Thăng “vắng mặt kỹ thuật” hai ngày, 12-5-2011, thì lúc đó ông ta vẫn là Chủ tịch Hội đồng thành viên và kiểm soát mọi quyền lực ở PVN].

Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại đi Nhật chữa bệnh

Ngọc Thu

10-9-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Cuba, Herminio Lopez Diaz, hôm 28/8/2017. Nguồn: báo Tuổi Trẻ.

Một nguồn tin khả tín từ Nhật, báo cho Tiếng Dân biết: Tối thứ Năm 7/9 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bay qua Nhật chữa bệnh. Chuyến đi này dự định kéo dài khoảng một tuần, đến ngày 14/9 ông Quang sẽ trở về Việt Nam, nhưng không rõ lần này ông Quang có về được không.

Những tháng u ám cuối năm

Blog VOA

Bùi Tín

9-9-2017

Ở Việt Nam thì ngay cả Tết cổ truyền cũng bị “chính trị hoá”, và Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Ảnh: internet

Năm 2017 đang đi vào những tháng cuối. Tình hình nổi bật là có nhiều vấn đề cần giải quyết rõ ràng minh bạch, khi có cuộc họp Quốc hội cuối năm để tổng kết năm nay và chuẩn bị năm 2018, đặc biệt là có cuộc họp Trung ương VI giữa nhiệm kỳ sẽ họp trong vài tuần.

Tình hình kinh tế tài chính ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có.

Trần Đại Quang đang đóng vai gì?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

9-9-2017

Số phận ông Quang đã an bài? Ảnh: Reuters

Cuộc “tái xuất” bất ngờ

Sau đúng 1 tháng 3 ngày vắng bóng trên truyền thông, ông Trần Đại Quang đã xuất hiện trong một loạt sự kiện liên tiếp: tiếp Đại sứ Cuba và Chánh án Toàn án Tối cao Hàn Quốc ngày 28/8; tham dự Hội nghị Quân uỷ Trung ương và tiếp Đại sứ Slovakia và Đại sứ Áo ngày 29/8, v.v.

Nhà cầm quyền đang diễn lại vụ Tiên Lãng ở Đồng Tâm?

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

8-9-2017

Sai cả lý lẫn tình

Những năm 2010 giá đất ở thành phố Hải Phòng còn khá cao, tháng 9/2009 bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng về công tác Hải Phòng, lãnh đạo địa phương yêu cầu chuyển sân bay Cát Bi ra huyện Tiên Lãng vì “Cát Bi hẹp, ô nhiễm… ” được bộ trưởng đồng ý dù kế hoạch phát triển ngành HKVN đến 2020, tầm nhìn 2030 không hề có dự án sân bay Tiên Lãng.

Tháng 4/2011 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1448/QĐ- TTg cho phép nghiên cứu làm sân bay Tiên Lãng thuộc các xã Vinh Quang, Tiên Hưng, Tây Hưng dẫn đến hai hệ quả:

Vài suy nghĩ về đoàn kết trong phong trào dân chủ

Trung Nguyễn

9-9-2017

Ông Hồ Chí Minh phát biểu tại một kỳ họp QH 1946.

Sự kiện Giáo sư Tương Lai tuyên bố trung thành với đảng Lao Động của ông Hồ Chí Minh đã thu hút được rất nhiều sự chú ý những ngày gần đây. Nhiều người đã sinh hoạt lâu năm trong phong trào dân chủ đã viết bài, nêu quan điểm về sự kiện này.

Đa số các bài viết trách GS Tương Lai đến giờ này vẫn còn ca tụng “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Các bài viết khác thì bênh vực GS Tương Lai, cho rằng tác giả những bài viết trên không đoàn kết, và cho rằng trong chính trị thì “mục đích biện minh cho phương tiện”: không cần biết đảng Lao Động của GS Tương Lai trung thành với “tư tưởng Hồ Chí Minh” như thế nào nhưng chỉ cần có đảng ngoài đảng cộng sản một cách công khai là tốt rồi.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học quá đắt

BBC

8-9-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8. Nguồn: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Cần tôn trọng và thực hiện đúng luật pháp trong nước, nước sở tại cũng như quốc tế là những bài học ‘đau đớn’ cho Việt Nam sau vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam và vụ bắt ông Trịnh Xuân Thanh đem về, hai nhà quan sát Việt Nam nói với BBC.

Từ Budapest, tiến sỹ Nguyễn Quang A và tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt về hệ lụy của hai vụ việc này hôm 31/8.

Một quyết định đúng lúc của người quân tử

Phan Lê Vũ

8-9-2017

GS Tương Lai. Ảnh: internet

GS Tương Lai vừa tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản vào ngày 2 tháng 9, đúng ngày kỷ niệm ông Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, đồng thời cũng là ngày ông Hồ từ trần, để đánh thức mọi người nhớ về 6 chữ Độc lập, Tự do, Hạnh phúc còn đang thực hiện dở dang. Mọi người đều trân trọng đón nhận tin này nhưng không ai ngạc nhiên.

Đinh La Thăng chuẩn bị vô nhà đá?

FB Huy Đức

8-9-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Vô sớm đỡ đau tim, anh Thăng

“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài” nhưng một ngày thấp thỏm nằm chờ lại cũng bằng nghìn thu ở tù.

Sau buổi làm việc hôm nay của C46, hàng chục quan chức Dầu khí chắc sẽ cân não lắm. Nếu cứ luật mà làm, lại có tầm 3 chục anh em đi theo Ninh Văn Quỳnh ngay trong tháng 9 này. Anh em, chắc biết, một năm anh Quỳnh chống đỡ bên ngoài là năm anh ấy vừa phải sống trong sợ hãi, vừa vô cùng tốn kém.

Khởi tố nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình

Dân Trí

Phương Thảo – Tuấn Hợp

8-9-2017

Ngày 08/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, sinh năm 1954, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285, Bộ luật Hình sự.

Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Đặng Thanh Bình. Nguồn: Người lao động

“Dân” và “Bịp Dân Chủ Nghĩa”

Thời Đại Mới

Cao Huy Thuần

Số 36 – Tháng 9/2017

Ba nhân vật mỵ dân nổi tiếng: Donald Trump ở Mỹ, Marine Le Pen ở Pháp và, Viktor Orban ở Hungary. Ảnh: David Parkins

(Tham luận tại Hội Thảo Hè, Budapest, 31-8-2017)

“Dân”, tiếng Pháp là “peuple”, tiếng Anh là “people”. Rõ ràng. Nhưng “Bịp dân chủ nghĩa” là chữ của tôi bịa ra để tạm dịch chữ “populisme” – “populism”. Tại sao tôi bắt buộc phải bịa? Tại vì tiếng Việt không có từ. Cái nạn “populisme” đang bành trướng tại Âu Mỹ này, ta chưa biết. Ta chỉ biết, và quá biết, bà con của nó thôi: “démagogie”, ta dịch là mỵ dân; “xénophobie”, ta dịch là bài ngoại.

Bắc Việt Nam cũng có phong trào phản chiến!

Nghiên cứu Quốc tế

Tác giả: Lien-Hang Nguyen

Biên dịch: Vũ Đức Liêm

5-9-2017

Tổng Bí thư Lê Duẩn, người chỉ đạo chiến dịch “chống phản cách mạng”, tại một buổi mít tinh. Ảnh: Nehon Denpa News/ AP/ NYT

Khi nghĩ về các sự kiện tiêu biểu của phong trào phản chiến năm 1967, chúng ta nhớ về bài diễn thuyết lên án chiến tranh đầy sức mạnh của Mục sư, TS. Martin Luther King Jr. vào ngày 4 tháng 4, sự kiện hàng ngàn người trả lại thẻ đăng ký quân dịch trong tuần lễ đấu tranh “Ngừng quân dịch” (Stop the Draft), và cuộc diễu hành đến Lầu Năm Góc với số lượng kỷ lục người tuần hành tại thủ đô Washington.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Phản ứng của các tổ chức nhân quyền

Hiếu Bá Linh

8-9-2017

Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, tổ chức nhân quyền Đức GfbV yêu cầu thay đổi cách nghĩ về quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam phải giữ một vai trò lớn hơn trong những cuộc gặp gỡ trao đổi với các đại diện chính phủ Việt Nam.

Lên tiếng phê bình hôm thứ Tư, tại Göttingen, ông Ulrich Delius, Giám đốc tổ chức nhân quyền GfbV đã nói: “Thay vì khen ngợi kinh tế nhảy vọt, ca tụng Việt Nam đang trên đường tiến đến dân chủ và trở thành một đối tác chiến lược, thì cần phải nhìn thẳng vào hiện thực nhiều hơn“.