Lệnh cấm hay lời quảng cáo ngầm?

Blog VOA

Bùi Tín

12-10-2017

Bìa sách “Mối Chúa” bị cấm phát hành ở Việt Nam. Ảnh chụp màn hình báo Dân Trí

Một số báo lề phải trong nước mới đây có đăng công văn của Cục trưởng Cục xuất bản in và phát hành thuộc Bộ Thông tin truyền thông gửi Hội nhà văn Hà Nội và nhà xuất bản Nhã Nam về đình chỉ phát hành tác phẩm «Mối chúa» của tác giả Đãng Khấu đã được in xong.

Đãng Khấu là tên mới của nhà văn Tạ Duy Anh khá nổi tiếng trước đây với các tác phẩm «Lão khổ», «Thiên thần sám hối», «Sinh ra để chết», «Bước qua lời nguyền», nói lên nỗi đau khổ nhọc nhằn bế tắc của nông dân Việt Nam thấp cổ bé họng bị tầng lớp cường hào mới cướp đất, hà hiếp, bi đát hơn cả thời phong kiến, thực dân cũ.

Nhạo báng tôn giáo từ bao giờ?

Blog RFA

VietTuSaiGon

11-10-2017

Một trong những hình ảnh hôm 08/10/2017, tại Câu lạc bộ Fame Club ở quận Hoàn Kiếm, HN. Nguồn: kênh 13

“Buổi trình diễn thời trang vào tối ngày 8 tháng 10 tại Fame Club, ở quận Hòan Kiếm, Hà Nội do một nhóm thanh niên nam nữ biểu diễn với trang phục hở hang kèm theo các biểu tượng của Công giáo. Họ đeo chuỗi mân côi, đội khăn giống nữ tu, nhưng phô bày thân thể trong trong các bộ đồ nội y, thậm chí có “người mẫu” nam đính hình cây Thánh giá bên phần hông trái, ngay cạnh bộ phận nhạy cảm của cơ thể…” (trích từ RFA).

Vấn đề nhạo báng tôn giáo có từ bao giờ? Thiết nghĩ lúc này cũng nên có câu hỏi như vậy và ai là kẻ nhạo báng tôn giáo nặng nề nhất? Bởi những câu hỏi này làm rõ hơn vấn đề tự do tôn giáo cũng như nó cho thấy tầm mức văn hóa của người Việt đang ở đâu trong thế giới văn minh này.

‘Dựng phim’ giữa công đường

Blog VOA

Trân Văn

11-10-2017

Phiên tòa xử bà Châu Thị Thu Nga. Ảnh chụp màn hình.

Ngày 9 tháng 10, hệ thống truyền thanh giúp báo giới theo dõi cuộc tranh luận giữa các luật sư và công tố viên trong phiên xử bà Châu Thị Thu Nga và chín thuộc cấp bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt 348 tỉ đồng lại tiếp tục bị… trục trặc.

Theo tường thuật của báo giới Việt Nam thì trục trặc lại xảy ra đúng vào lúc luật sư bào chữa cho một trong mười bị cáo đề cập đến chuyện chi tiền “chạy chọt” thành ra các nhà báo theo dõi phiên xử không đủ thông tin để tường thuật với công chúng.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 4: một câu chuyện buồn)

David Tran Hieu

11-10-2017

Lời mở đầu: Các bài đã đăng: Phần 1 “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, về Nguyễn Đình Việt thăng tiến Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học; Phần 2: về bổ nhiệm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Ảnh; Phần 3 về Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiêp, bê bối cổ phần hóa… phần nào cho bạn đọc thấy được sự tùy tiện và hậu họa của công tác cán bộ mà Tư lệnh Đinh La Thăng để lại.

Phần 4 của chuyên đề “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, sẽ đề cập đến một câu chuyện buồn ít năm trước. Con số 4, bản thân nó không có tội, nhưng tâm lý của người Á Đông muốn tránh nó vì gần với nghĩa của chữ “tử”trong âm Hán – Việt…

Ông Nguyễn Phú Trọng có chỉnh đốn nổi Đảng?

BBC

11-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP

Hàng triệu đảng viên cộng sản ở Việt Nam vẫn thờ ơ, bàng quan trước công cuộc chống tham nhũng, bất kể ông Nguyễn Phú Trọng ‘tả xung hữu đột’, một nhà quan sát từ TPHCM bình luận tin Hội nghị Trung ương 6 vừa kết thúc.

Nếu công cuộc chống tham nhũng thất bại thì vị thế chính trị của ông Trọng cũng bị ảnh hưởng, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói với chương trình thảo luận của BBC Tiếng Việt chiều 11/10/2017.

Liệu TBT Nguyễn Phú Trọng có làm hợp lòng dân để bảo vệ được chế độ và Đảng?

FB Nguyễn Ngọc Chu

11-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AFP/BBC

Nếu không trị được những kẻ tham nhũng với tội trạng rành rành tày trời, mà lại để cho chúng nghênh ngang trong phòng họp Diên Hồng trước mắt hơn 90 triệu nhân dân thì Đảng sẽ không có được lòng dân.

Phát biểu bế mạc Hội nghị 6 vào sáng 11/10/2017, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.

Chạm trán với Việt Nam

Tác giả: Odd Arne Westad

Dịch giả: Song Phan

10-10-2017

Bìa sách: “The Cold War: A World History” từ Amazon.

Đây là bản dịch của chương 12, trang 313-338, sách “Chiến tranh Lạnh: lịch sử thế giới, nhà xuất bản Basic Books, xuất bản ngày 5-9-2017.

Cuộc cách mạng Việt Nam (VN) bắt đầu là một cuộc nổi dậy chống lại sự áp bức của thực dân và kết thúc bằng một loạt các cuộc chiến tranh vướng víu sâu đậm với Chiến tranh Lạnh toàn cầu. Nó có nguồn gốc từ việc Pháp thuộc địa hoá Đông Dương vào thế kỷ XIX, hoặc thậm chí xa xưa hơn từ việc Trung Quốc thống trị VN cả ngàn năm. Nòng cốt của công cuộc này là một nhóm các nhà yêu nước cách mạng của VN ở tuổi thanh niên đã trở thành những người hết lòng theo chủ nghĩa Mác và ngưỡng mộ kinh nghiệm của Liên Xô. Đối với những thanh niên này, yêu nước và chủ nghĩa Mác là một. Họ tin rằng chỉ bằng cách phát triển phong trào, quốc gia và nhà nước của mình theo các quy luật phát triển của Marx thì VN mới có thể thực sự thành công trong thế giới hiện đại. Chương trình của họ là lâu dài, bao quát, và không tưởng, nhưng việc thực hiện chương trình đó phụ thuộc trước hết vào việc giành được độc lập và thống nhất đất nước. Và chính vì những mục tiêu này mà gần ba triệu người VN đã chiến đấu và bỏ mình trong thế kỷ hai mươi.

Giải mã các khái niệm bị đánh tráo

Viet-Studies

Nguyễn Hữu Đổng

10-10-2017

Tranh: Họa sỹ Khều

Khái niệm bị đánh tráo là hiện tượng ngôn từ được con người sử dụng chưa khoa học, xét cả về mặt hình thức (mục tiêu, học thuật), nội dung (phương pháp, nghệ thuật) hay bản chất (nguyên tắc, sự thật). Trên thế giới không hiếm trường hợp các nhà hoạt động chính trị, xã hội sử dụng khái niệm bị đánh tráo một cách có chủ ý, hoặc không chủ ý do nhận thức chưa sâu sắc, chưa khoa học. Đặc biệt, những người có quan điểm tôn thờ “chủ nghĩa”, dạng theo chủ nghĩa “duy tâm”, hay chủ nghĩa “duy vật” như một số người có quan điểm mác-xít, hoặc những người mắc các căn bệnh “mù chữ”, “giáo điều”, “ấu trĩ”, “kiêu ngạo” có thể được coi là những nhà lý luận, thực tiễn chính trị điển hình về sử dụng các khái niệm liên quan đến chính trị bị đánh tráo.

Đề cương luận án tiến sỹ – Đề tài: Thủ pháp từ ngữ trong các văn kiện TBT Nguyễn Phú Trọng

Tác giả: Nghiên cứu sinh Nguyễn CB

10-10-2017  

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: Reuters

Tên đề tài: Thủ pháp từ ngữ trong các văn kiện TBT Nguyễn Phú Trọng

1. Lời nói đầu (Introduction)

1.1. Về tính cấp thiết của đề tài (Rationale): “Tổng bí thư là người có bản lĩnh chính trị, năng lực, nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài; quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc” (Quy định 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý).

Phe “Bắc kỳ biết lý luận” độc tôn quyền lực

FB Trương Nhân Tuấn

10-10-2017

Với tư thế “người trên” của Nguyễn Phú Trọng trong vụ “đốt lò”, nguyên tắc “tứ trụ”, (quyền lực chia làm bốn cho tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội) bị bãi bỏ. Ông Trọng “độc tôn” chiếm lĩnh quyền lực. Phe “bắc kỳ biết lý luận” lên ngôi, phụ trợ phía sau là phe “xứ Quảng”.

Phe thiệt thòi nhứt, như từ bao giờ, là phe “miền Nam”. Bà Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội, dại diện cho cánh miền Nam chỉ là một bông hoa trang điểm cho chế độ. Quyền lực không thực. Danh dự cũng không. Vụ bà Châu Thị Thu Nga ra tòa xin khai mua chức đại biểu 1 triệu rưỡi đô la, mặc dầu bị Tòa “bịt miệng”, nhưng cũng tố cáo thực chất tồi tàn của “cơ quan quyền lực cao nhứt” của VN.

Ông Trọng đốt lò để giành thế “độc tôn”

FB Trương Nhân Tuấn

10-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: cắt từ ảnh internet

Vụ “đốt lò chống tham nhũng” của ông Trọng chỉ mới “nổi lửa” lên vài tháng, nhưng công cuộc cóp nhặt củi đã bắt đầu từ nhiều năm trước, chính xác từ lúc người ta biết tới “những giọt nước mắt” của tổng bí thư.

Lời tâm huyết của Phó Đại sứ Đức tại Hà Nội đã bị kiểm duyệt ở Việt Nam

Về khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Lời tâm huyết của Phó Đại sứ Đức tại Hà Nội đã bị kiểm duyệt ở Việt Nam

Hiếu Bá Linh

10-10-2017

“Hiện nay, Chính phủ Đức và Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sâu sắc về lòng tin bắt nguồn từ sự vi phạm công pháp quốc tế và do đó vi phạm các giá trị căn bản của châu Âu. Chúng tôi chờ đợi, chính phủ Việt Nam – cùng với đảng CSVN- thực hiện những biện pháp cụ thể để thuyết phục chính phủ Đức rằng Việt Nam vẫn là một đối tác đáng tin cậy”.

Ông Wolfgang Manig (giữa), Phó đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam, trả lời câu hỏi của báo chí ngày 28/9/2016: “Đến nay chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì câu hỏi về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra”. Ảnh: internet

Giá sàn của một đại biểu Quốc Hội?

FB Lê Thiếu Nhơn

9-10-2017

Bà Châu Thị Thu Nga khi còn làm đại biểu Quốc hội. Ảnh: internet

Tại phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Châu Thị Thu Nga, bị cáo xin khai về số tiền 1,5 triệu USD dùng để chạy vào Quốc hội, nhưng không được chủ tọa cho phép mở miệng. Đây là một chi tiết quan trọng, ảnh hưởng đến tôn nghiêm của cơ quan lập pháp, những đã mấy ngày trôi qua vẫn chưa thấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội phản hồi gì.

Về nguyên tắc, có những ẩn khuất eo le, bị cáo có quyền không khai với điều tra viên, mà để dành khai trước tòa. Tuy nhiên, những lời khai xung quanh 1,5 triệu USD rất khó xác lập bằng chứng, vì… chắc chắn chẳng ai thừa nhận đã cầm tiền của bà Châu Thị Thu Nga để làm việc tày đình như vậy.

Tán gẫu, về cái Hội nghị TW 6

Nguyễn Tiến Dân

9-10-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Chẳng biết có điềm gì, mà năm nay, Trời dư nước mắt. Từ tháng Ngâu, ông khóc qua rằm tháng Tám. Có lẽ, ông xót thương cho con dân Đất Việt. Bởi biết, họ sắp phải bước vào một vòng trầm luân mới.

Mưa gió, sụt sùi. Ngồi nhà, buồn thấu ruột. Lấy đồ nghề ra, gieo quẻ. Thánh phán: “cố nhân lai”. Chưa dứt lời, chuông đã reo – báo hiệu khách tới. Không phải một, mà là cả cặp: một già – một trẻ. Già, thì đã nhẵn măt. Còn anh bạn trẻ, chưa từng gặp bao giờ. Cậu này, khinh khỉnh. Mặt sần sùi như quả cam sành và trên đó, mầm tình cả trắng lẫn đỏ, chen nhau đua nở. Chưa đặt đít xuống ghế, cố nhân đã oang oang cái mồm: “Hôm nay, tôi dẫn đến và giới thiệu với ông, một cao thủ. Hy vọng, chú này, sẽ đè bẹp được ông”. Mình, ngắt lời:

Sự khốn nạn của nghệ thuật cộng sản

JB Nguyễn Hữu Vinh

9-10-2017

Tối hôm qua, 8/10/2017 Câu lạc bộ Fame Club tại số 25 Ngô Văn Sở, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tổ chức cho đám đĩ bợm mang đang nghệ sĩ ăn mặc hở hàng khiêu dâm nhưng mang biểu tượng Thánh giá rất lớn, các biểu tượng tu phục của các linh mục và nữ tu nhảy nhót khiêu khích dâm đãng trên sân khấu. Đặc biệt chúng đội lên đầu những đồng đô la theo lý thuyết “Vật chất quyết định ý thức” của cộng sản.

Đây là sự khiêu khích và nhục mạ trắng trợn đến những người tin Chúa.

Những lời tâm huyết gửi cho ai

Tương Lai

8-10-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 16

Mời đọc lại: Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 10: Thật đáng xấu hổ!  —  Số 11: Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng  —  Số 12: Thế Sự Du Du  —  Số 13: Chân lý là cụ thể  —  Số 14: Những bục vỡ khó tránh khỏi  —  Số 15: Đôi điều ngẫu hứng về “ngày Người Cao Tuổi”.

Đó là câu hỏi tôi đặt ra với anh Nguyễn Trung trong cuộc nói chuyện điện thoại kéo dài 45 phút anh ấy gọi cho tôi hôm 2.10.2017. Xin ghi lại nội dung thay cho một bài “Mênh mông thế sự để gió cuốn đi” số 16.

*Chuyện dài lắm, anh bay ra đây đi. Lâu rồi anh chưa ra Hà Nội. Phải trao đổi dài dài mới rõ ra được

**Thế thì anh bay vào đây đi. Từ hôm gặp nhau nhân kỷ niệm ngày sinh anh Sáu Dân ở nhà tôi năm ngoái thì chỉ thiếu một tháng là đầy một năm rồi đấy. So với hôm tôi ngồi ở nhà anh với Nguyễn Quang Dy tại Hà Nội thì chỉ 8 tháng, còn ngắn hơn đấy. Vào ngồi trước ấm trà mới nói được kỹ.

Cần khởi tố, điều tra dấu hiệu đưa – nhận hối lộ trong vụ Nguyễn Xuân Anh

Giáo dục VN

Thiêm Minh

8-10-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh sau khi bị cách chức. Ảnh: internet

“Một cán bộ suy thoái đến mức như vậy không nên để họ tham gia vào công tác quản lý. Thậm chí nếu làm quyết liệt hơn nữa, người ta có thể bị khai trừ Đảng”.

Kỷ luật cán bộ thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng 

Bộ Chính trị vừa quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.

Chuyện hòa giải và thực tế

Hồ Phú Bông

8-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Câu chuyện hòa giải dân tộc lại tiếp tục lùm xùm. Lần nầy xuất phát từ lá thư của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh, gửi nhà văn Phan Nhật Nam, nguyên thuộc đơn vị Nhảy dù, một lực lượng tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông Hữu Thỉnh mời ông Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự đại hội tại Hà Nội và được nhà văn Phan Nhật Nam trả lời rất thẳng thắn, là không thể về.

Ông Hữu Thỉnh, một người chẳng phải là xuất chúng gì mà giữ một chức vụ quan trọng về Văn học Nghệ thuật suốt 15 năm đằng đẵng (3 nhiệm kỳ) thì đã hẳn chẳng phải là vì văn học nghệ thuật mà chỉ là công bộc phục vụ cho chế độ. Vì thế nội dung thư mời có là gì thì cũng chẳng mấy ai tin. Sự kiện nầy làm nhớ lại chuyện Jane Fonda, nữ tài tử Mỹ, từng bị chiêu dụ đội nón cối ngồi trên ổ súng phòng không của quân đội miền Bắc lúc còn đang chiến tranh để sau nầy hối hận!

Góp ý với Hội nghị Trung ương 6

Nguyễn Đình Cống

8-10-2017

Theo diễn văn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội nghị sẽ bàn 5 vấn đề. (1- Kinh tế, tài chính năm 2017- 2018; 2- Sức khỏe; 3- Dân số; 4- Sắp xếp bộ máy tinh gọn; 5-Chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập). Tôi không quan tâm đến 3 vấn đề đầu tiên. Hình như chúng được nêu ra cho có chuyện. Tôi chỉ nêu một số ý kiến về nguyên nhân và biện pháp của vấn đề 4.

Con trai cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có mất chức bí thư Kiên Giang?

Người Việt

7-9-2017

Ông Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Báo Zing

Cùng giữ chức bí thư ở tuổi 39 như ông Nguyễn Xuân Anh – cựu bí thư Thành Ủy Đà Nẵng vừa “ngã ngựa,” dư luận đang dấy lên những đồn đoán về nhân vật tiếp theo sẽ bị mất chức bí thư là ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nghị, 41 tuổi, từng đảm nhiệm các vị trí phó hiệu trưởng trường Đại Học Kiến Trúc TPHCM, thứ trưởng Bộ Xây Dựng, phó bí thư rồi bí thư Tỉnh Ủy Kiên Giang.

Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ngồi hết nhiệm kỳ?

LTS: Bài viết có nhắc tới chuyện tướng Trương Giang Long, phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, có quyết định về hưu và cho rằng “có yếu tố Trung Quốc”. Thật ra Long hay Trọng gì thì cũng thế thôi, khó có chuyện chủ theo Tàu mà tớ chống Tàu.

Những người bênh vực ông Long, cho rằng ông ta có quyết định nghỉ hưu vì chống Trung Quốc, có lẽ cũng không ngờ rằng mình cũng nằm trong nhóm mà ông ta cho là “sự tấn công chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch”!

_______

Người Việt

7-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng (thứ hai, phải) ký tuyên bố chung với Trung Quốc nói hai dân tộc có “Tiền đồ tương quan, vận mệnh tương đồng”. Hình: Báo điện tử VietNamNet

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các nhà quan sát chính trị Việt Nam chia sẻ quan điểm về việc liệu Hội Nghị Trung Ương 6 đang diễn ra tại Hà Nội có bàn đến khả năng Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nghỉ giữa nhiệm kỳ hay không trong lúc việc “sắp xếp bộ máy nhân sự” được cho là một trong những “nội dung chính, cấp bách” của sự kiện này.

Tại Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 12 hồi năm 2016, ông Trọng được bầu vào nhiệm kỳ thứ nhì dù “đã quá tuổi quy định.” Ông được xem là “giải pháp tình thế” cho vị trí tổng bí thư trong lúc đảng CSVN “chưa có ai đủ uy tín.” Thời điểm đó, ông Trọng được dự kiến sẽ “rút lui vào giữa nhiệm kỳ (cuối 2017 nửa đầu 2018) để nhường cho người khác lên thay.”

Hậu quả của việc Đức đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Hiếu Bá Linh, biên dịch

7-10-2017

Ảnh chụp bài báo trên nhật báo TAZ của Đức

“Những cuộc đi thăm cấp cao”, như Bộ Ngoại giao Đức nói, tối thiểu là sẽ bị hạn chế trong tương lai. Đức sẽ không ký kết những dự án (viện trợ) mới, cho đến khi nào Hà Nội đáp ứng phù hợp những yêu cầu của phía Đức.

Nhật báo TAZ của Đức, ấn bản in – số ra cuối tuần 7./8.10.2017, cũng như bản điện tử online, đăng một bài báo nói về nguyên do tại sao chính phủ Đức quyết định đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và những hậu quả của nó, mới đây nhất là không còn miễn visa cho những nhà ngoại giao Việt Nam và những người mang hộ chiếu ngoại giao khi vào Đức.

Tân bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa

FN Lê Nguyễn Hương Trà

7-10-2017

Tân bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa tại lễ công bố quyết định – Ảnh Thanh Tùng/TT

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa (1958) người có những phát ngôn ồn ào như việc “mở rộng Tân Sơn Nhất về phía Bắc hoàn toàn không khả thi” hay lối tư duy phi thị trường khi lo hàng không vét hết khách đường sắt..vv…vừa trở thành tân Bí Đà Nẵng thay 7x Xuân Anh; sau cuộc chiến gió tanh mưa máu Đà Nẵng suốt mấy tháng qua.

Vui nhất trong việc này, là loạt bài khơi mào các bất cập ở Đà Nẵng lại bắt đầu từ một tạp chí của ngành Giao Thông(!?)

Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đà Nẵng

Tuổi Trẻ

Đà Trang – Hữu Khá – Đoàn Cường

7-10-2017

Ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tổ chức trung ương (trái) trao quyết định cho ông Trương Quang Nghĩa. Ảnh: Thanh Tùng/TT

Quyết định của Bộ Chính trị phân công Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thay ông Nguyễn Xuân Anh vừa được công bố sáng nay 7-10 tại Đà Nẵng. Ủy viên trung ương, bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa là người được giao trọng trách mới.

Đến dự lễ công bố quyết định có ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tổ chức trung ương. Ông Hà Ban, phó Ban Tổ chức trung ương, đọc quyết định của Bộ Chính trị phân công Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa thay ông Nguyễn Xuân Anh.

Kiến nghị đổi mới

FB Mai Quốc Ấn

6-10-2017

Cự đại sứ Nguyễn Trung, là người đưa ra ra kiến nghị gần đây, kêu gọi đảng CSVN cải cách chính trị, thành lập một thể chế mới đa đảng. Nguồn: internet

Năm 1998, giá cước di động siêu cao: 4.200VND/phút (giá Vinaphone). Nếu so sánh giá USD và vàng của năm 1998 với hiện nay bạn sẽ hiểu 4.200VND/phút khủng khiếp cỡ nào.

Năm 1993, Mobifone ra đời nhưng chưa rộng khắp cả nước. Sự xuất hiện sau đó của Vinaphone và nhất là Viettel làm người dân được sử dụng di động với giá cước thấp hơn nhiều. Điều tương tự xảy ra với Vietnam Airlines, Jetstar và nhất là VietJet Air của ngành hàng không.

Nhưng con số 3 vẫn không là điều mà người dân mong đợi để xóa độc quyền mà là con số mang tên “càng nhiều càng tốt”.

Status này viết trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 6, khóa XII và bàn nhiều về đổi mới Đảng, đổi mới chính quyền. Cũng trong hôm nay, Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ có bài trên Tuổi Trẻ với tựa “Hội nghị trung ương 6: Mở đường cho cải cách sâu rộng hơn”. Trong đó, TS Vũ nhấn mạnh 3 nội dung gồm:

Không phải củi nào cũng đưa vào lò

Cali Today

Người Quan Sát

6-10-2017

Trước tòa, bà Châu Thị Thu Nga không được khai ra những lãnh đạo nào đã nhận số tiền 1,5 triệu Mỹ kim để giúp bà trở thành Đại biểu Quốc hội. Ảnh: Tuổi Trẻ

Vietnam – Cali Today News – Để nói về công cuộc chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng-Tổng Bí thư đảng CSVN đã từng phán: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”. Câu nói này hàm ý rằng, tất cả những cán bộ, đảng viên một khi đã vi phạm, dính líu đến tham nhũng, hối lộ đều bị xử và không hề có “vùng cấm” trong việc xử lý. Tuy nhiên, sự thật lại không như vậy. “Củi” đưa vào lò đều có sự chọn lựa kỹ càng, không phải “củi” nào cũng được ông Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm đưa vào “lò”.

Dẫn lại diễn tiến phiên tòa xét xử bà Châu Thị Thu Nga-Đại biểu Quốc hội CSVN khóa 14, người đã can tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lên đến vài trăm tỷ đồng, diễn ra vào ngày 5/10 được báo Tuổi Trẻ cho biết, luật sư Hoàng Văn Hướng, người bào chữa cho bà Nga đã đặt câu hỏi liên quan đến số tiền 1,5 triệu Mỹ kim mà bà này trước đó đã khai dùng để đút lót để trở thành Đại biểu Quốc hội. Ông hỏi:

Cùng là người Việt hoặc gốc Việt, nhưng người nào mới được nhà cầm quyền quan tâm?

Thạch Đạt Lang

6-10-2017

Cùng là người Việt hoặc người nước ngoài gốc Việt Nam, nhưng khi gặp sự cố không phải ai cũng đều nhận được sự quan tâm của các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài. Bạn không tin ư? Thử làm Việt kiều ở Campuchia hay Việt kiều ở Lào thì sẽ biết ngay.

Một chuyện khôi hài vừa xảy ra, khi tòa đại sứ CSVN tại Washington DC và tòa tổng lãnh sự ở San Francisco lên tiếng về vụ cô gái người Mỹ gốc Việt Michelle Vo bị bắn chết trong vụ thảm sát ở Las Vegas ngày 01.10.2017.

Bà Trần Thị Thủy, mẹ ông Xuân Anh mới thực sự là cựu Bí thư Đà Nẵng

LTS: Nhân sự kiện ông Nguyễn Xuân Anh bị mất ghế Bí thư Đà Nẵng, cũng như mất luôn cả cái ghế ủy viên Trung ương Đảng, chúng tôi xin được đăng lại một bài viết nhận được qua email, để độc giả hiểu nguyên nhân vì sao ông Nguyễn Xuân Anh ngã ngựa.

Còn nhớ, năm 2009 hình ảnh tướng công an Trần Văn Thanh trong tình trạng hôn mê, nằm trên băng ca, phải thở ôxy và đang truyền dịch, bị điệu ra Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng để xử ông, vì trước đó ông Thanh đã tìm thấy bằng chứng tham nhũng của ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Đà Nẵng.

Quan hệ Đức-Việt: những điểm không giật gân nhưng quan trọng

Thục Quyên

6-10-2017

Một sự kiện mang tính căn bản liên quan đến quan hệ Đức-Việt, mà có lẽ phần lớn người Việt không biết và cũng không để ý tới, là cả ba dân biểu Martin Patzelt, Marie-Luise Dött và Frank Schwabe đều được tái cử trong lần bầu Quốc hội Liên Bang Đức vừa qua, một cuộc bầu cử không những đánh dấu thay đổi chính trị lớn tại Đức sau chiến tranh, mà còn được cho là có ý nghĩa quyết định số phận của Liên minh châu Âu (EU) trong tương lai.

Ông M.Patzel và bà M.L.Dött ( đảng CDU /Dân chủ Cơ đốc) cũng như ông F.Schwabe (đảng SPD/ Dân chủ Xã hội) là những thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Nhân đạo tại Quốc hội Liên bang Đức và là những người bảo trợ trong khuôn khổ chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu”(1) cho những nhà bảo vệ nhân quyền VN đang bị ức chế, tù tội: Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, LS Nguyễn Văn Đài, và Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (phần 3: Vũ Anh Minh)

David Tran Hieu

6-10-2017

Lời mở đầu: Sau khi bài viết Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 1 về bổ nhiệm Cục phó Cục Hàng hải Nguyễn Đình Việt; Phần 2 về bổ nhiệm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Ảnh) được đăng, nhiều bạn đọc mong muốn được cung cấp thông tin liên quan tới một di sản khác của Tư lệnh Đinh La Thăng: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là một góc khuất, vì cổ phần hóa chính là phần chìm của tảng băng, phần chìm này lớn gấp bội phần nổi tảng băng là các dự án BOT.

Theo dòng thời sự về công tác cán bộ, nên tác giả sẽ giới thiệu với bạn đọc về một nhân vật cộm cán tham mưu cho Tư lệnh Đinh La Thăng về phần chìm của tảng băng, tức liên quan tới cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải: Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.