Hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam vừa hoàn tất việc bày tỏ sự tri ân đối với nữ giới nhân dịp kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2021) và cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam.
Người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, phải tìm cách bảo vệ “không gian sinh tồn” của dân tộc, quyết không thể để Trung Quốc coi đó là vấn đề nội bộ của họ. Mỹ chắc chắn sẽ không chấp nhận “tối hậu thư” của Bắc Kinh. Dù ngấm ngầm hay công khai, tối hậu thư ấy đồng nghĩa với việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại luật pháp quốc tế.
Thể chế cộng sản cùng với cái gọi là “con đường đi lên XHCN” đã, đang và sẽ là nỗi kinh hoàng đối với dân tộc Việt Nam. Bao giờ thì những nhà độc tài cai trị mới chịu trút bỏ “chiếc áo” cộng sản trên người họ xuống? Câu hỏi ngắn, nhưng ám ảnh và nhức nhối theo chiều dài năm tháng.
Chiều ngày 14/10, tôi tham dự hội thoại online “Bàn tròn ngày thứ năm” của BBC về chủ đề “Ông Lê Đức Thọ- Ảnh hưởng ở trong nước và quốc tế”, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông. Bàn tròn được điều hành bởi BTV Quốc Phương; tham dự có tôi, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh từ Đại học Nhân văn Hà Nội và GS Ngô Vĩnh Long, từ đại học Maine ở Mỹ. Đường dẫn là:
Dịch giặc Covid-19 làm nhiều gia đình khốn cùng, lâm vào cảnh đói, thiếu ăn. Tuy nhiên vẫn chưa đến nỗi thiếu mặc. Dù sao vẫn được cộng đồng giúp đỡ thùng mì tôm, mấy ký gạo; còn trẻ em được tặng sữa. Cũng chưa thấy gia đình nào phải làm thịt chó nuôi để ăn – chống suy dinh dưỡng.
Thời đảng cộng sản còn là tổ chức chính trị bất hợp pháp, phải hoạt động bí mật, ngoài vòng pháp luật, đảng chỉ có thể tồn tại trong lòng dân, tồn tại trong sự bao dung, che chở, đùm bọc, nuôi nấng của dân. Dân vận là phẩm chất, là sự sống của mỗi đảng viên hoạt động bí mật. Không có lí tưởng cao cả đấu tranh vì độc lập của nước, vì tự do, hạnh phúc của dân, đảng viên cộng sản sẽ không được dân hi sinh cả tính mạng để bảo vệ, che chở, đảng viên không thể sống sót, đảng cộng sản không thể tồn tại để trở thành đảng cầm quyền như hôm nay.
Sau hoà bình 1954, cán bộ đảng viên Miền Nam ra Bắc tập kết rất đông. Trong đó có nhiều nhân vật trí thức nổi tiếng. Một hôm, tướng Lê Hữu Qua về nhà chơi, nói với ông bố tôi: Mấy ông miền Nam trực tính quá. Chuyến này ông Bảy Trân gặp nạn rồi!
Tôi nhớ, thời thuộc Pháp, người ta gọi báo chí lá cải là những tờ chuyên đăng tin chó chết, hoặc bị xe cán chết, hoặc bị xe thùng của phú lít (police) bắt.
Cảnh quan chính trị Việt Nam không còn toả sáng như giới lãnh đạo của đảng CSVN hằng tự hào tuyên bố. Lý do cho tình trạng u tối này thật là hiển nhiên. Từ đợt bùng phát dịch thứ tư bắt đầu ngày 27/4/2021 cho đến nay, cả nước đã có hơn 800.000 ca nhiễm và hơn 20.000 người tử vong.
Cuộc cách mạng không thể (Révolution Impossible) là từ mà báo chí Pháp gọi cuộc phản kháng có cả bạo động của sinh viên học sinh Paris mùa hè năm 1968. Đây là thế hệ người Pháp ở thành thị, sinh ra và lớn lên sau thế chiến thứ hai. Họ không hài lòng về nhiều chuyện trong xã hội Pháp lúc đó, và cũng bị ảnh hưởng của tình hình chính trị thế giới giữa cuộc chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu giữa hai hệ thống xã hội, tư bản và cộng sản. Nhiều nơi treo cờ búa liềm, cùng những khẩu hiệu của Lenin, Mao, và dĩ nhiên những phản kháng cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam nữa.
Hội nghi Trung ương 4 nhóm họp và bế mạc trong những ngày đầu tháng 10/2021 mưa gió vần vũ. Hai trăm Uỷ viên Trung ương ăn trong nhà hàng sang trọng, ngủ trong những khách sạn đắt tiền và hàng ngày diện bộ cánh sặc sỡ, đắt tiền, cắp cặp da, có xe deluxe đón, xúm nhau tại Ba Đình chỉ chăm bẳm bàn việc làm thế nào để giữ cho được sự tồn vong của đảng Cộng sản.
Nguyễn Phú Trọng vẫn vét hết sức tàn hô hào, kêu gọi phải giữ chặt nguyên tắc xây dựng đảng, chống biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống. Ông Trọng cũng doạ sẽ thanh trừng không nương tay những đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Ông Trọng gọi đó là những người phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; phụ hoạ quan điểm lệch lạc đối đầu… từ đó “sa sút về ý chí chiến đấu”.
Chiến đấu với ai? Chắc chắn là cuộc chiến chống lại tư duy đổi mới, khát khao đòi tự do dân chủ của đại đa số người dân Việt Nam.
Trong khi đó, ngoài kia hàng trăm ngàn dân lao động đang chạy trốn đại dịch Covid 19, rời Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, để về quê Nam kỳ lục tỉnh, miền Trung và các tỉnh phía Bắc.
Mưa gió, bão bùng, đêm đen kịt không nhìn thấy rõ người, nhưng hàng đoàn người chở theo vợ con, hành lý trên những xe máy rách bươm để vượt hàng ngàn cây số. Một số người về miền Bắc, miền Trung trên quốc lộ 1A, phải vượt con đèo Hải Vân cao 500m, dài 21 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã giữa Huế và TP Đà Nẵng. Đường quanh co, một bên là núi đá và bên kia là vực thẳm. Trong khi hầm đường bộ Hải Vân thì chỉ 12 km, nhưng chính quyền cộng sản đã cho khoá chặt, chỉ vì “sợ không thu được phí”. Chỉ đến khi mạng xã hội, dân chúng kêu gào, họ mới cho mở cửa hầm để dân đi.
Trên trang cá nhân của mình, ông Nguyễn Thế Thịnh, cựu Trưởng đại diện miền Trung của báo Thanh Niên, đã viết:
“Gần 8 tỷ người trên thế giới, nếu cho dữ liệu về đèo và hầm đèo Hải Vân đều sẽ không thể hiểu được vì sao không cho người về quê đi hầm mà phải đi đèo bằng xe máy trong trời mưa gió?”
Đau thương ngập trên các trang “lề dân” với những ghi chép, các video clip nhói lòng. Cuộc tháo chạy về quê bị chính quyền vô cảm và tàn bạo ngay “quê hương là chùm khế ngọt”, chặn lại không cho vào, gây phẫn nộ và nhức nhối.
Trên dặm đường thiên di, không ai thấy bóng dáng của cán bộ Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức hội hay đoàn thể nào đứng ra quyên góp, cứu trợ nhân đạo gì cả. Chỉ có dân thương lấy dân. Hàng trăm tình nguyện viên, Mạnh Thường Quân trên khắp nẻo đường dân nghèo ly hương đi qua, giúp cho bà con nước, sữa, bánh mì, xăng xe và cả tiền mặt.
Trẻ em ngất xỉu, phụ nữ sẩy thai, đẻ non, xe hư hỏng, tai nạn dọc hành trình… là những nỗi đau xé nát tâm can. Thương tâm nhất là hai mẹ con chị Hà Thị Vuông (43 tuổi) và Nguyễn Văn Thành (15 tuổi), đồng hương Thanh Hoá với ngài thủ tướng Phạm Minh Chính, khăn gói vào tỉnh Bình Dương làm thuê kiếm tiền trả nợ. Nhưng nợ chưa kịp trả thì mẹ con chị bị tai nạn, tử vong khi đang trên đường về quê tránh dịch, tại đường Hồ Chí Minh đoạn qua đèo Lò Xo (Phước Mỹ, Phước Sơn, Quảng Nam) hôm 4/10/2021.
Thật đắng lòng và chua xót khi thấy giai cấp công nhân, giai cấp “chuyên chính vô sản”, từng là lực lượng “tiên phong lãnh đạo cách mạng”, giờ nhếch nhác, cùng cực phải chạy về quê, nơi trú ẩn cuối cùng như thế. Lý do đơn giản là, “đại diện” của họ, những đảng viên cộng sản cầm quyền, chẳng hề đếm xỉa tới họ, sau khi lợi dụng giai cấp này để lên nắm quyền.
Dù đảng này luôn hô hào rằng, nó là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhưng những gì đang diễn ra trên thực tế, mọi người có thể thấy rõ, đảng này đại diện cho ai.
Nhìn ông tổng bí thư già nua, luôn miệng kêu gào đảng viên cao cấp của mình thôi ăn cắp, bớt tham nhũng trong suốt 10 năm qua mà thấy thương hại. Suy thoái, biến chất về đạo đức, lối sống suy đồi, đã trở thành bản chất ăn sâu trong dòng máu cộng sản. Tình trạng tham nhũng, tư túi, ăn cắp của công leo thang.
Không chỉ trong các cơ quan chính quyền, mà cả trong lực lượng công an, quân đội, cảnh sát biển… chúng ăn không chừa thứ gì, vô trách nhiệm, buôn lậu, bảo kê, bán rẻ tổ quốc…
Thống kê 10 năm qua cho thấy: có 5 ủy viên Bộ Chính trị, 12 ủy viên TU Đảng, 14 tướng lĩnh quân đội, 12 tướng lĩnh công an, 15 Bí thư, phó bí thư các tỉnh thành, gần 20 bộ trưởng, thứ trưởng và nhiều ngàn cán bộ cấp huyện, xã, phường bị kỷ luật vì các tội danh trên. Điều này cho thấy, hệ thống cán bộ, công chức, đảng viên của bộ máy quản trị quốc gia đã mục ruỗng.
Đại dịch Covid-19 giúp phơi bày thêm nhiều mặt xấu, tệ hại của thể chế cộng sản cầm quyền. Trong đó, khốn nạn, trắng trợn nhất là ngay trong Bộ Y tế đã hình thành “nhóm lợi ích”, thiết kế “sân sau” bao thầu vaccine, nâng giá thiết bị, vật tư y tế, giá xét nghiệm… gấp chục lần giá thực tế, để trục lợi hàng chục ngàn tỷ đồng.
Nguyễn Phú Trọng và Trung ương khóa XII đang cố gắng ra sức chống đỡ sự sụp đổ ý thức hệ ngay trong đội ngũ của những người cộng sản. Níu kéo độc tài, duy trì quyền lực để đè đầu cưỡi cổ nhân dân, vẫn là ưu tiên hàng đầu của Hội nghị Trung ương 4 vừa bế mạc, bất kể dân chúng kêu khóc, đói rách trong phẫn nộ tột cùng ra sao, mặc kệ chiếc “thòng lọng” Trung Quốc và cuộc xâm lấn trên biển thế nào.
Cuộc hồi hương vĩ đại, đau đớn và xót xa nhất trong lịch sử dưới triều đại cộng sản vẫn tiếp diễn. Nhìn đồng bào mình, nhìn giai cấp bị trị dắt díu, bồng bế con chạy dịch về quê mà lòng trĩu nặng nỗi buồn, càng căm hận lũ bất nhân, bất nghĩa. “Vinh quang thuộc về Đảng cộng sản”, nhưng đau thương tồi tệ nhất lại thuộc về nhân dân.
Thống kê một số từ chỉ các thành phần xã hội trong Hiến pháp năm 2013: “công nhân” lặp 5 lần, “nông dân” – 2 lần, “trí thức” – 1 lần, “quân đội” – 4 lần, “công an” – 2 lần, “cán bộ” – 3 lần, “chiến sỹ” – 1 lần, “viên chức” – 3 lần, “công chức” – 2 lần. Còn nói về giai cấp thì chỉ có 2 giai cấp là “giai cấp công nhân” lặp 4 lần và “giai cấp nông dân” – 1 lần trong Hiến pháp.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về gốc gác của ông Nông Đức Mạnh, là người từng giữ vị trí lãnh đạo số một của đảng CSVN. Trước đó, ông Nông Đức Mạnh từng trả lời báo chí nước ngoài, khẳng định rằng cha mẹ của ông là Nông Văn Lại và Hoàng Thị Nhị, dù không ai xác nhận điều này ngoại trừ ông Mạnh. Ông Mạnh luôn bác bỏ thông tin rằng mình là con trai của ông Hồ Chí Minh với một phụ nữ người Tày, bà Nông Thị Bảy.
Vừ Thị Giống – 22 tuổi, dân Điện Biên vào Bình Dương làm thuê – mới cùng chồng và đứa con sơ sinh vượt qua đèo Hải Vân. Cách nay hai tháng, Giống chuyển dạ nhưng vì Bình Dương đang áp dụng các biện pháp phòng – chống dịch nên vợ chồng cô chỉ đến được cổng bệnh viện. Trong khi chờ hoàn tất thủ tục, con cô ra đời ngay trên… lề đường, rồi chồng cô chở vợ con về… phòng trọ!
Ngày 10/9/2021, Bộ Chính trị ĐCSVN thống nhất tên gọi “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Đó là việc đổi tên bằng cách thêm vào từ tiêu cực.
Một vài người cho rằng, thêm như thế có ý nghĩa rất quan trọng, để tăng cường việc nọ, chống lại việc kia, nhằm củng cố sức mạnh của Đảng, nhưng một số khác lại cho rằng, ngoài việc “vẽ rắn thêm chân” thì còn có mưu đồ gì đây, vì những điều được viết ra chỉ dùng để che đậy bản chất được giấu kín. Mưu gì thì chỉ có người đề ra biết rõ và không thể che giấu các vị Thần ở trên đầu. Người ngoài chỉ có thể đoán dựa trên các biểu hiện.
Theo Từ điển, tiêu cực có vài nghĩa. Ở đây là: “Ý nghĩ, việc làm có tác dụng không tốt, làm trở ngại đến sự phát triển của xã hội”. (Các nghĩa còn lại là: Không lành mạnh, không tích cực và có ý phủ định).
Theo giải thích của Bộ Chính trị thì: “Phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức”. Giải thích này làm hé lộ một ngầm ý và phơi bày một ngụy biện. Ngầm ý rằng “Tiêu cực chủ yếu là suy thoái về tư tưởng chính trị”. Ngụy biện ở chỗ ghép suy thoái đạo đức, lối sống vào cùng một bản chất với diễn biến tư tưởng chính trị.
Xin kể ra những biểu hiện được Đảng cho là suy thoái về tư tưởng chính trị.
Đó là “Tự diễn biến, tự chuyển hóa”, cho rằng Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa xã hội theo đường lối cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng Chủ nghĩa Mác Lê đã sai từ gốc, với những điều sau đây: Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội, công nhân là giai cấp lãnh đạo có nghĩa vụ chôn vùi chủ nghĩa tư bản, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, phải làm cách mạng vô sản để bảo đảm sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, phải thiết lập chuyên chính vô sản.
Đó là việc phát hiện và lên án sự mất dân chủ trong Đảng và trong xã hội, chống lại sự tuyên truyền dối trá, chống lại sự đàn áp của công an trị, là vạch ra những vi phạm nhân quyền và dẫm đạp lên công lý, là phê phán sự tổ chức một Nhà nước nặng nề, kém hiệu quả, nhiều lãng phí gồm ba tầng (Đảng, Chính quyền, Mặt trận), là vạch ra bản chất của một Quốc hội không thực sự đại diện cho tinh hoa, cho trí tuệ của nhân dân, là phản đối định nghĩa của Lê Nin về Nhà nước, cho rằng “Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác”, là yêu cầu thiết chế Tam quyền phân lập, điều mà ĐCS kiên quyết chống lại.
Đó là những bất đồng và phản biện trong đường lối theo sát và lệ thuộc Trung Cộng v.v và v.v…
Thử hỏi, những điều vừa kể có phải là “Ý nghĩ, việc làm có tác dụng không tốt, làm trở ngại đến sự phát triển của xã hội”. Xin trả lời là không phải, hoàn toàn không phải. Không những không làm trở ngại đến sự phát triển xã hội mà thực chất chỉ là bất đồng quan điểm, bất đồng về chính trị đối với một số ít người lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là của Tổng Bí thư. Chẳng suy thoái gì cả, chẳng có gì là tiêu cực.
Trong bất đồng có phần là chống lại, nhưng không chống lại sự tiến bộ, không tổ chức lật đổ chế độ mà chống lại những thứ đang thối nát, đang kìm hãm sự phát triển của dân tộc, chống lại đặc quyền đặc lợi của thế lực thống trị.
Nếu vậy thì những thứ đó là tích cực theo nghĩa thông thường. Bộ Chính trị cho rằng, những điều trên đây là tiêu cực thì đó là sự quy kết quá sai lầm mà chỉ có họ mới ngang nhiên làm như vậy, bất chấp đạo lý.
Như thế, phải chăng Ban Chỉ đạo được giao thêm nhiệm vụ phòng chống tiêu cực là nhằm bảo vệ những thứ đã lỗi thời, phản lại tiến bộ xã hội, nhằm duy trì và phát triển chế độ độc quyền toàn trị của những nhóm lợi ích nấp, dưới danh nghĩa Đảng lãnh đạo.
Xin kể ra những biểu hiện suy thoái về đạo đức và lối sống.
Đó là tham quyền và hưởng lạc, là thói xu nịnh đội trên đạp dưới, là kết bè kéo cánh, là tạo nên những nhóm lợi ích, không quan tâm đến quyền lợi của người dân, của đất nước.
Đó là thói không trung thực trong kê khai, báo cáo, là chạy theo thành tích dỏm, là khoa trương, lãng phí, là sống ích kỷ, là thói vô cảm trước những khó khăn và oan trái của dân, là thói kiêu ngạo, kể công, bắt người dân phục tùng và đời đời nhớ ơn.
Đó là tham nhũng, nhận hối lộ, bòn rút của công và của dân, lo vinh thân phì gia, v.v… và v.v…
Đem ghép suy thoái đạo đức với bất đồng về chính trị là một việc làm vô minh, có thể do nhận thức quá kém hoặc là thủ đoạn thâm độc.
Vì sao vậy? Vì thoái hóa đạo đức và bất đồng về chính trị là của hai loại người có phẩm chất hoàn toàn khác nhau, hai loại hành động có bản chất khác nhau. Sự thoái hóa đạo đức do độc quyền toàn trị gây ra, kết hợp với tham lam và độc ác của bọn người cơ hội, bọn chúng có phẩm chất thấp kém, nhưng có nhiều mưu mô thủ đoạn, lại liên kết với bọn tư bản đỏ, hoang dã, để tạo nên những nhóm lợi ích. Sự bất đồng về chính trị nhằm chống lại sự độc quyền đó, chống lại sự thoái hóa đó, là thể hiện trí tuệ kết hợp lòng dũng cảm của những con người thật sự yêu nước thương dân.
Với một thể chế Quang Minh Chính Đại thì cách đối xử với hai loại hành động trên cũng phải rất khác nhau. Đối với bọn thoái hóa đạo đức chủ yếu phải dùng kỷ luật và tòa án, còn với người bất đồng về chính trị và tư tưởng chủ yếu là đối thoại, tranh biện, tự do ngôn luận để làm rõ phải trái, đúng sai. Cách ghép bất đồng chính trị vào với thoái hóa đạo đức và tội tham nhũng phải chăng nhằm hình sự hóa việc đấu tranh tư tưởng, ngang nhiên xem những người bất đồng quan điểm là tội phạm.
Vậy đổi tên Ban chỉ đạo…, thêm vào việc phòng chống tiêu cực, công khai là nhằm tăng cường việc nọ, chống lại việc kia, nhưng phải chăng để thực hiện mưu đồ xiết chặt của chế độ độc tài toàn trị, khống chế tự do tư tưởng, ngăn cản tự do ngôn luận, bắt buộc mọi người chỉ được nghĩ theo, nói theo, làm theo ý muốn của một người. Nếu chống tiêu cực như vậy thì càng làm cho xã hội bế tắc và thoái hóa.
Phải kể đúng tội trạng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (CSB)! Ngoài chuyện làm đổ một đoạn phên dậu, còn có thể khép họ vào tội gì nữa, nếu không phải là tội phản quốc? Trong bao nhiêu năm trời, họ đã đồng lõa và bảo kê cho bọn “cát tặc”, tiếp tay cho Trung Quốc bồi đắp trên quy mô lớn các hòn đảo cưỡng chiếm từ Việt Nam? Trách nhiệm thuộc về ai?
Cám ơn bác Phạm Đình Trọng đã lên tiếng cảnh báo về hành vi vi hiến của chính quyền Việt Nam trong các biện pháp phòng chống bịnh dịch COVID-19 qua bài viết “Chống dịch Covid-19 bằng biện pháp chống Hiến pháp và chống dân“, đăng trên báo Tiếng Dân. Chuyện này không gây ngạc nhiên cho mọi người, vì đây không phải là lần đầu tiên chính quyền vi hiến mà còn vô số các trường hợp khác trong quá khứ, mà gần đây nhất là việc soạn thảo luật đặc khu và lưu nhiệm cho Tổng Bí thư đảng CSVN trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 13.
“Mini cấp cao” Việt – Miên – Lào diễn ra hôm Chủ nhật 26/9, theo yêu cầu của Hà Nội. Sự kiện này rất đáng được phân tích, tuy nó bị nhấn chìm bởi cao trào “chọc ngoáy mũi dân” đang lan rộng và do sự ra đời của liên minh AUKUS gần đây.
Khi còn mồ ma Liên Xô, người dân nước này có cách phản kháng chế độ Soviet tàn ác, bằng những mẩu chuyện tiếu lâm. Một một trong những mẩu chuyện được bình chọn nằm trong nhóm top 10 truyện tiếu lâm hay nhất Liên Xô kể như sau: