Thư Ngỏ gửi 21 quốc gia tham dự Hội nghị APEC ở Đà Nẵng

9-11-2017

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam gửi Thư Ngỏ đến 21 quốc gia tham dự Hội nghị APEC ở Đà Nẵng yêu cầu áp lực Hà Nội chấm dứt cuộc khủng bố Nhân quyền và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam

PARIS, ngày 9 tháng 11 năm 2017 (VCHR – Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam) — Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở đặt tại Paris, gửi đi hôm nay bức Thư Ngỏ kêu gọi giới lãnh đạo thế giới tham dự lần thứ 25 Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng trong 2 ngày 11 vả 12 tháng 11, áp lực Việt Nam duy trì các nghĩa vụ quốc tế và chấm dứt cuộc đàn áp nhân dân Việt chỉ vì họ đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

Cách mạng tháng 10 Nga và những cái đầu đất sét Việt Nam

Phạm Trần

9-11-2017

Dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga (7/11/1917-7/11/2017) đã lộ ra những cái đầu đất sét đang nắm quyền cai trị và mị dân ở Việt Nam.

Trước hết, trong dịp trọng đại này mà nước Nga không tổ chức diễn binh, không có hàng trăm nghìn người tụ họp ăn mừng và tung hô cuộc cách mạng như trước đây. Theo Thông tín viên Thụy My của RFI tiếng Việt (Radio France International, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp) thì Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin “Vẫn thận trọng tránh né các sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, kể cả cuộc trình diễn ánh sáng 3D vào cuối tuần rồi trên Cung điện Mùa Đông, tại thành phố nguyên quán Saint-Petersbourg của ông.”

Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, chứng nhân của Lịch sử

FB Lưu Trọng Văn

9-11-2017

Sáng qua trước khi ra sân bay về Sài Gòn, gã đi qua phố Hoàng Diệu, Hà Nội. Ngôi nhà 34 tầng hai sáng đèn. Gã biết nơi ấy đang có lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ 103 tuổi – vợ của cụ Trịnh Văn Bô nhà tư sản dân tộc đã hiến cho chính phủ Hồ Chí Minh 5.147 lượng vàng khi mà ngân khố quốc gia trống rỗng.

Gã tính vào để thắp nén nhang cho người đàn bà yêu nước từng tuyên bố: tôi cho chính phủ 1000 lượng vàng để chính phủ đút lót cho mấy tư lệnh của Tưởng Giới Thạch chỉ huy quân Trung Quốc tại VN lúc đó chỉ vì muốn tránh đổ máu cho đồng bào và chiến sĩ của ta.

Ông, bà Trịnh Văn Bô là nạn nhân của một số tướng lãnh: Tệ hại của thứ quyền lực không bị kiểm soát bằng luật pháp

Hoàng Hưng

9-11-2017

Trước tiên xin kính cẩn cúi đầu trước anh linh Cụ Bà Trịnh Văn Bô, nhà tư sản yêu nước, hết lòng tin ở Chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Minh, đã xả của ra cho chính quyền (góp vàng, cho mượn tòa nhà lớn, và nhiều thứ khác)… May mà Cụ không đến nỗi sa vào cảnh như bà bạn Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên.

Sau đây mới nói chuyện liên quan: Mấy hôm nay, cư dân mạng bị cú sốc nặng khi biết tin tòa nhà lớn của Cụ cho Việt Minh mượn đã bị cướp mấy chục năm, mà kẻ cướp là một số gia đình tướng lĩnh Bộ QP (trong đó có những bài cho biết là có cả hai danh tướng từng rất được ngưỡng mộ và được cho là những nhà đại ái quốc, có thể tách khỏi số kẻ bị căm ghét).

Dự luật an ninh mạng: “Bức tường Ba Đình” & chiến thuật dọn đường cho những cuộc xâm lăng mới

Blog RFA

Trương Duy Nhất

8-11-2017

Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật An ninh mạng do VCCI phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức. Ảnh: VCCI

Chưa biết Google, Facebook… sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng. Với Google, Facebook… có thể chỉ thuần đơn về lợi nhuận. Nhưng với gần 100 triệu công dân Việt, đó là bức tường giam hãm tự do tư tưởng, biểu đạt và giao tiếp.

Thời đại Mặt Dày

Người Việt

Ngô Nhân Dụng

8-11-2017

Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng đảng dự lễ kỷ niệm Cách mạng tháng 10. Ảnh: VGP/ Nhật Bắc

Một độc giả Người Việt góp ý rằng ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, có bộ óc tốt nhất trong hàng ngũ lãnh đạo đảng. Bộ não của ông còn rất mới. Bởi vì, sau khi tốt nghiệp Trường Đảng với bằng tiến sĩ, môn Xây Dựng Đảng, ông Trọng không bao giờ cần dùng đến nó nữa.

Thêm thông tin về cuộc đảo chính ở Liên Xô năm 1991

FB Trần Đăng Tuấn

8-11-2017

Cuộc đảo chính ở Liên Xô ngày 19/8/1991. Ảnh: internet

Cuộc chính biến tháng Tám (1991) tại Liên Xô cũ diễn ra khi vợ chồng Gorbachev đi nghỉ. Đội bảo vệ trở thành đội lính canh giữ ông Tổng bí thư. Nhưng vẫn có tivi để xem. Khi TV truyền trực tiếp cuộc họp báo của Uỷ ban khẩn cấp (tức nhóm đảo chính), phó tổng thống Ianaiep nói rằng “Gorbachev bị ốm và không có khả năng làm việc“, Gorbachev cho rằng đó là tín hiệu người ta sẽ huỷ diệt ông về thể xác. Ông dùng một máy quay phim du lịch ghi hình ông phát biểu, để tìm cách chuyển băng ghi hình ra ngoài. Vợ ông hoảng loạn, và ông nghẹn ngào kể về điều này nhiều lần sau khi được giải thoát.

Ai, nhóm lợi ích nào đã biến dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm thành “Phân lô bán nền”?

Dân oan Thủ Thiêm

7-11-2017

Tất Thành Cang phát biểu. Ảnh: DOTT

Sáng ngày 27/6, BQL Đầu tư xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm và Cty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (HTKT) đã tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam trong KĐT mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT.

Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 2 của ĐBQH, Ngày 08/01/2008 sau khi nghe cử tri phản ành về tính bất hợp lý và bất hợp pháp của KĐTMTT, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là Đại biểu Quốc hội đã nhận xét: Khu đô thị mới Thủ Thiêm thật kinh hòang và đáng xấu hổ. Sau đó ông đã trang trọng lập lại nhiều lần: Sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ lập đoàn thanh tra tổng hợp, đủ mạnh để thanh tra tòan bộ KĐT mới Thủ Thiêm và quận 2, và được nhân dân đồng tình, thể hiện qua những tràng pháo tay nồng nhiệt, liên tục …

Đôi điều về cuộc “Cách mạng Tháng Mười Nga”

Nguyễn Khắc Mai

7-11-2017

Giai cấp công nhân đã bị lừa trong Cách mạng tháng Mười Nga. Ảnh: Getty Images

Hôm nay 7/11 2017 không thể không bỏ chút thì giờ để ngẫm nghĩ đôi điều về cái sự kiện lịch sử đã xảy ra ở Nga 100 năm trước (7/11/1917-7/11/2017). Như Jonh Red, nhà báo đảng viên cộng sản Mỹ đã dặt tên cho phóng sự về sự kiện này: “Mười Ngày rung chuyển thế giới”. Quả nhiên thế giới đã rung chuyển không chỉ trong mười ngày, mà nó đã rung chuyển cả trăm năm qua. Tôi hình dung nó giống một cơn bão cuồng nộ quét qua nước Nga và nhiều nước khác trên thế giới trăm năm qua.

Thực thi quyền biểu tình

LS Đặng Đình Mạnh

7-11-2017

Dõi theo dòng chảy lịch sử Việt Nam, công chúng đã từng biết đến sự kiện biểu tình đầu tiên xảy ra trong những năm đầu của thế kỷ 20 để chống lại nạn sưu thuế cao, lịch sử đã gọi đây là sự kiện Trung Kỳ Dân Biến. Khi ấy, năm 1908, dân ta đã dùng biểu tình như là một phương pháp biểu thị quan điểm chung để tán thành hoặc phản đối về một vấn đề xã hội trong quan hệ với chính quyền, cho dù xứ sở còn chìm đắm trong thân phận nô lệ của người Pháp.

Ngày cuối cùng của chế độ Cộng sản Liên Xô

FB Trần Trung Đạo

6-11-2017

Mikhail Gorbachev, là TBT cuối cùng của ĐCS Liên Xô. Ảnh: Getty Images

Merry Christmas!” Một viên chức trong đoàn tùy tùng của Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev chào Ted Koppel và nhóm phóng viên của hãng tin ABC đang đứng chờ trước bậc thềm điện Kremlin. Ted Koppel chào lại nhưng anh chàng Rick Kaplan, phụ tá của Ted Koppel, phản đối, “Với tôi anh phải chúc là Happy Hanukkah mới phải.” Rick Kaplan nói thế chỉ vì anh ta gốc Do Thái. Viên chức Liên Xô không hiểu Hanukkah nghĩa là gì và tưởng là Honecker nên hỏi ngược, “Tại sao tôi phải chào Happy Honecker chứ nhỉ?”

Nước Nga của Putin không thể kỉ niệm quá khứ cách mạng

VNTB

Tác giả: Catherine Merridale

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

7-11-2017

V. Lenin – Biểu tượng của CM tháng 10 Nga. Ảnh: báo Guardian

Cách mạng Nga là cuộc chiến đấu chống lại sự quá lạm của những người giàu có. Không có gì ngạc nhiên khi Vladimir Putin muốn bỏ qua lễ kỉ niệm 100 năm cuộc cách mạng này.

Tháng 11 luôn mang đến cho người Nga ngày lễ mà họ mong đợi. Ngày nghỉ là vì có sự kiện lịch sử lớn, nhưng hầu hết sử dụng để vui thú với gia đình. Ngày 7 tháng 11 năm 2017, là ngày kỉ niệm 100 cuộc cách mạng Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo, trước đây người ta thường kỉ niệm bằng cách hát hò, diễu hành và bắn pháo hoa.

Nhưng ngày lễ chính thức năm nay không phải là để tưởng niệm cuộc cách mạng, mà là tưởng niệm cuộc nổi dậy năm 1612, chống lại người Ba Lan. Ngày Thống nhất Quốc gia là một phát minh của chế độ Sa Hoàng mà chính quyền của Vladimir Putin khởi động lại vào năm 2005. Đấy là ngày 4 tháng 11 – được chọn thật là hợp thời. Sau ba ngày ngồi trên ghế sofa, còn ai nhận thấy không có lá cờ đỏ nào?

Sự im lặng tương tự như một giấc mơ mà người mơ bị ngộp thở. Kỉ niệm 100 năm là ngày lễ đặc biệt: ai cũng có thể đếm đến 100. Nhưng cho đến nay, Lenin và các đồng chí của ông chỉ được coi là một con tem kỷ niệm mà thôi. Ông ta vẫn còn nằm ở đó – mặc bộ đồ mới – trong Lăng trên Quảng trường Đỏ, nhưng không ai muốn nói ông ta thực sự đã làm những chuyện gì. Chính phủ Nga hiện nay sử dụng khá nhiều sự kiện lịch sử – trước hết không đứa trẻ nào có thể quên được cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, chống chủ nghĩa phát xít – nhưng không thể đưa Lenin vào.

Khá kỳ quặc là, các quan chức ở Moskav phải nghĩ rằng cách mạng Nga là cuộc nổi dậy của những người dân bình thường nhằm chống lại chế độ chuyên chế, là cuộc chiến đấu chống lại bất công và quá lạm của những người giàu có. Khi chủ nghĩa khủng bố đang là mối đe dọa thực sự, sẽ là dại dột nếu Điện Kremlin công khai ủng hộ cuộc nổi dậy đầy bạo lức đó. Nhưng Điện Kremlin cũng không thể phỉ báng con người vẫn đang nằm trong Lăng, còn tượng của ông ta là địa điểm nổi bật trong hàng trăm thành phố của đất nước này. Điện Kremlin còn có thể làm gì với chính quyền Xô Viết? Nếu Kremlin lên án cuộc cách mạng Nga, thì họ sẽ làm gì với Stalin và niềm vui chiến thắng của nhân dân?

Cho đến nay, dường như câu trả lời là cứ để nguyên như thế. Nói cho cùng, mọi người đã quen với Lenin. Nếu ông ta cứ ở nguyên đó, nếu giới trẻ ít suy nghĩ đi, thì ngay cả ngày kỷ niệm khó chịu này rồi cũng sẽ qua. Có tin đồn rằng, năm nay cánh Tả mới của Nga có thể sẽ tổ chức các cuộc tuần hành trên đường phố để kỷ niệm ngày lễ này, nhưng hầu hết người Nga dưới 50 tuổi đều coi câu chuyện về Liên Xô như một di tích không hợp thời, một tàn dư của quá khứ, dễ làm người ta bối rối. Chính quyền muốn mọi sự cứ giữ nguyên như cũ, để cho những thế hệ kiên cường già nua – những người đang bán những quả táo cạnh các ga tầu điện ngầm – được ấm lòng. Chính từ “Liên Xô” cũng đã trở thành đồ cổ từ lâu. Nó phải thuộc về quá khứ, nó không có chỗ trong hiện tại, cũng như những người bất đồng chính kiến vậy.

Cách mạng Nga là thời khắc khi mặt nạ của nền văn hoá nhân văn bị xé tan thành từng mảnh. Đấy là thời khắc của niềm hy vọng đầy phấn khích, của cuộc thí nghiệm không tưởng kinh hoàng. Nó là cuộc thử nghiệm về độ bền vững của của những ảo tưởng về sự tiến bộ được hình thành trong thế kỷ XIX. Đấy là kết quả hoạt động của hàng chục ngàn con người đầy nhiệt huyết.

Nhưng, giờ đây, cháu chắt của họ cảm thấy chán. Tình hình như thế làm chính phủ của họ an tâm. Không khí chán ngắt bao trùm lên tất cả những cuộc họp chính thức nhằm thảo luận những vấn đề này. Hầu hết mọi người chọn cách diễn đạt an toàn nhất, mờ nhạt nhất. Ví dụ, một hội nghị bàn tròn được tổ chức ở Smolny – tòa nhà, nơi Lenin lãnh đạo cuộc cách mạng – thảo luận suốt cả ngày. Hội nghị được dự định vào cuối tháng 11 năm 2017, nhưng chủ đề sẽ không phải là cách mạng mà là một trăm năm ngày Phần Lan giành được độc lập.

Tôi tìm cách hỏi những người làm trong các viện bảo tàng. Nhà nước Nga giữ gìn tất cả các di vật của năm xảy ra cách mạng, trong đó có một chiếc gối của Lenin và bàn cờ của một người thân của ông. Bạn có thể chạm ngón tay vào bồn tắm của Stalin (nguyên văn viết như thế – ND), tức là cái bồn tắm mà chắc chắn là Lenin đã sử dụng trước khi chạy trốn mật vụ của chính quyền Kerensky. Nhưng không có sự chuẩn bị đặc biệt nào, không có sự kiện lớn, không có máy quay phim và máy ảnh. Bảo tàng tờ Pravda (Sự Thật), tờ báo của đảng Bolshevik, rõ ràng là không có tiền. Thời còn Liên Xô, có hàng ngàn học sinh tới thăm mỗi ngày – nó nằm trong chương trình học của họ – nhưng bây giờ phải dựa vào tiền bán vé cho du khách.

Muốn lôi kéo học sinh quay trở lại, các nhân viên ở đây buộc phải thích nghi. “Chúng tôi gọi đây là bảo tàng của lòng khoan dung”, hướng dẫn viên giải thích. “Coi này? Mọi thứ trong căn phòng này đều đến từ nước nào đó ở Châu Âu. Máy đánh chữ của Đức, còn cái bàn là của Pháp”.

Nhưng lảng tránh không phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Một người nào đó phải tổ chức lễ kỉ niệm một trăm năm sự kiện quan trọng này; phải có phản ứng chính thức. Cách đây mười tháng, nhà báo độc lập Mikhail Zygar lập một trang web nhằm theo dõi những sự kiện diễn ra trong năm 1917, từng ngày một. Muộn hơn, nhưng với ngân sách lớn hơn hẳn, kênh truyền hình Russia Today, được nhà nước trợ cấp, đã phản ứng với một trang rất đẹp trên Twitter, với những bức ảnh minh hoạ về một số nhân vật chính của năm 1917. Cả hai dự án đều là những nguồn tài nguyên hữu ích, mặc dù cả hai trang mạng này đếu không đả động đến câu hỏi: Cuộc cách mạng này có ý nghĩa gì? Tương tự như bóng ma của Lenin, câu hỏi đó vẫn lơ lửng trên Quảng Trường Đỏ.

Kremlin đang giữ sức cho buổi lễ kỉ niệm khác, sẽ diễn ra vào năm tới. Tháng 7 năm 1918, gia đình Romanov đã bị sát hại. Những bài học u ám của tội ác đó là cái mà ai cũng sẽ hiểu. Thông điệp được gửi đi là, nhân dân cần một nhà nước mạnh, và nhà nước Nga là trường hợp đặc biệt. Khác với các chế độ ở phương Tây, ở đây không chỉ có lòng yêu nước mà còn có chính thống giao. Đó là lý do vì sao hiện nay Nicholas II đã trở thành một vị thánh và vụ những người Bolshevik sát hại ông trở thành vụ tử vì đạo. Thông qua ông, những người Nga có tư duy đúng đắn có thể nhớ hết tất cả những người tử đạo trong cuộc cách mạng mà giờ đây, ơn Chúa, đã trở thành quá khứ.

Các nạn nhân gắn kết quốc gia, tất cả mọi người đều có thể đau khổ. Để tưởng niệm những người chết (hàng triệu, không xác định được chính xác là bao nhiêu), người ta đã cho xây ở Moskva một thánh đường mới: To lớn, choáng ngợp. Giám mục Tikhon Shevkunov, bạn thân của Putin, là nhà tài trợ chính cho công trình này.

Hiện nay, ở Nga, người ta không cổ vũ chính quyền của nhân dân hay công bằng xã hội, mà cổ vũ và dạy trong nhà trường chủ nghĩa dân tộc đã được lý tưởng hóa. Nước Nga là Byzantium mới, chứ không còn tự hào là ngọn cờ đỏ dẫn dắt thế giới như họ đã từng làm trong quá khứ.

Còn một ngày lẽ không thể bỏ qua nữa. Cheka, cảnh sát mật của Lenin, được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1917. Những tổ chức kế tục nó gồm có NKVD của Stalin và KGB, và hiện nay là FSB, tháng tới cơ quan này sẽ tổ chức kỉ niệm ngày thành lập với rất nhiều kỷ niệm chương và rượu champagne. Putin, từng là trung tá và sếp cũ của cơ quan này, ông ta có thể trở thành khách quý của buổi tiệc.

Sự kiện là nhiều người tử vì đạo trong cuộc cách mạng này đã chết trong tay của cảnh sát mật chỉ là chi tiết không ai quan tâm. Lenin chỉ đơn giản là hạ lệnh cho Cheka hành quyết hàng loạt các tu sỹ và những người thuộc cái gọi là giai cấp tư sản. Năm 1918, xác người xếp đầy trên đường phố. Nhưng những sự thật như thế có thể dễ dàng bị người ta lờ đi. Thánh đường mới của Shevkunov dành cho những người tử đạo trong cuộc cách mạng chỉ cách tổng hành dinh của FSB trên Quảng trường Lubyanka một con dao quăng mà thôi.

Chỉ còn lại Lenin và bóng ma của ông ta. Khi còn sống, ông ta một chính trị gia hoạt động không ngừng nghỉ, một người nguy hiểm và có phản ứng nhanh chóng; còn hiện nay, ông nằm trên Quảng Trường Đỏ như một con cáo nhồi bông: cũ rích và rõ ràng là đã chết. Trung tâm của Moskva được cải tạo thành không gian chính thống và siêu Nga, Lăng của ông ta ngày càng tỏ ra là công trình không đúng chỗ. Nhưng, mặc dù không có ai muốn vinh danh ông này, cái xác ướp kia vẫn là “đối tượng rắc rối”, khó mà vất đi được. Một công dân Liên Xô cũ đã nói với tôi: “Chúng tôi chắc chắn đã học được cái gì đó từ lịch sử của chúng tôi, có phải thế không? Cần phải nhìn xem bạn đang ướp xác ai”.

Catherine Merridale là nhà sử học. Tác phẩm mới nhất của bà nhan đề Lenin on the Train, do NXB Penguin ấn hành.

Những người có duyên nợ với “Về Kinh Bắc”

Hoàng Cầm kể

Hoàng Hưng ghi

7-11-2017

Nhà thơ Hoàng Cầm (phải) và Hoàng Hưng. Ảnh: Hoàng Hưng

1/ Cô “Cần Thơ”:

Cần Thơ là ai? Tôi quan hệ thế nào với cô?

Nguyên tôi có người bạn ở trong Sài Gòn là anh Nguyễn Bùi Chấn, anh ruột cô Nguyễn Thị Bắc, là hoa khôi tỉnh Bắc Giang – tôi định nhờ cô Bắc diễn vở kịch Kiều Loan rút cuộc là không thành mà thành một người tình của tôi.

Cộng sản Việt Nam mưu toan gì trong chuyện bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân?

Thạch Đạt Lang

7-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo tin từ truyền thông trong nước, chế độ CS Hà Nội đã ban hành quyết định đơn giản hóa thủ tục hành chánh trong việc kiểm soát, quản lý dân chúng. vào ngày. Ngày 30.10.2017, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chế độ CSVN, đã ký nghị quyết số 112 về việc “hủy bỏ chính sách hộ khẩu, đơn giản thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong việc quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công An”.

Việc ban hành nghị quyết này được thực hiện theo kế hoạch của Bộ Công An. Trong tương lai người dân sẽ không cần đến sổ hộ khẩu, cũng như giấy chứng minh nhân dân mà chỉ cần một thẻ căn cước công dân, với một mã số định danh trong sinh hoạt xã hội hàng ngày cho những việc có liên quan đến dữ kiện cá nhân như tên họ, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú… 

Đồng Tâm: Thăm lại cụ Kình, nghĩ thêm về hậu biến cố Đồng Tâm

Nguyễn Đăng Quang

7-11-2017

Sáng 4/11/2017, tôi và bác Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh triết Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Ban Dân vận Trung ương Đảng, cùng nhà báo Nguyễn Đình Ấm, nhà nghiên cứu Trần Đức Thịnh, chuyên viên của VUSTA (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) về Đồng Tâm thăm cụ Lê Đình Kình, các thành viên Tổ Đồng thuận cùng nhiều bà con thôn Hoành sau biến cố xã hội mang tên Đồng Tâm, làm rung chuyển vùng quê hiền hòa và anh dũng này xảy ra cách đây 6 tháng rưỡi. Cụ Lê Đình Kình cùng đông đảo bà con vui mừng dành cho chúng tôi sự tiếp đón thân tình, cởi mở và đầy xúc động.

Những người ngồi ở bàn, từ trái qua: ông Lê Đình Kình, Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Đình Ấm. Nguồn: tác giả Nguyễn Đăng Quang gửi tới.

Giá trị của sự phê phán

FB Luân Lê

6-11-2017

Tôi thấy giật mình với một số doanh nhân xã hội chủ nghĩa hết mực ca ngợi và còn thích thú triết lý của ông Ma bên Tàu về việc những người thành công họ không than phiền. Rồi có vị còn lấy làm tâm đắc về điều này.

Thoạt nghe qua thì có vẻ cũng hợp lý đấy, nhưng nó chỉ thích hợp cho phạm vi rất hẹp cho cá thể hoặc có cơ sở trong một xã hội (tự do) đã đạt tới những giá trị phổ quát cho con người phát triển. Còn ngược lại, đó chỉ là lập luận để đánh tráo khái niệm và né tránh những nguyên nhân khách quan của một mô hình xã hội bất ổn luôn có xu hướng tước bỏ lợi ích của những người khác và trao nó cho một số ít kẻ có liên quan.

A-Pếch, A-Piếc, có nhiều điều ai cũng biết, mà khối anh như tớ lại cóc biết!

Tô Hải

6-11-2017

APEC, nó là cái chi chi dzậy?

Thiệt tình là do cái sự dốt nát về ba cái chuyện kinh tế kinh tiếc, nên ngay từ khi nó mới được thành lập cách đây 28 năm (1989) do ông tư bản Úc có sáng kiến dựng nên nó với cái tên mà tớ:

1- Ngay từ lúc đọc lên đã thấy đầy tính “gài bẫy” cho mấy anh kinh tế “nghéo rớt mùng tơi”, ôm vào mà lệ thuộc toàn diện (cả về chính trị), chứ chẳng phải như cái tên của nó chỉ đơn thuần là economic cooperation (hợp tác kinh tế) không dính líu gì đến… politic (chính trị) cả đâu!

Giải khát bằng thuốc độc

Tương Lai

6-11-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 20

Trong không khí oi bức ngột ngạt vì hai cơn áp thấp nhiệt đới đang chuyển thành bão mạnh đang ập đến các tỉnh phía nam, càng ngột ngạt hơn về một loại “áp thấp nhiệt đới” có khả năng chuyển thành bão trong đời sống xã hội đang dồn nén nhiều sự kiện dễ bùng nổ.

Thế là đúng 20 năm, tính từ 2.11.2007 cơn bão Linda, cơn bão lớn nhất trong vòng 100 năm qua, đã cướp đi sinh mạng của 3111 người. Báo Tuổi Trẻ giật một cái tít lớn ngay giữa trang nhất về sự trùng hợp ngẫu hiên này. Chỉ có điều, tờ báo vốn thính nhạy với thời cuộc và dám ném lên mặt báo những tin nóng đáp ứng mong đợi của xã hội. lại không có một dòng nào cơn “áp thấp nhiệt đới” có khả năng mạnh lên thành bão trong lòng xã hội nếu dư luận không kịp thời lên tiếng ngăn chặn. Cũng phải thông cảm với tòa báo thôi, đừng đòi hỏi họ qúa nhiều, để còn có tờ báo mà đọc vài bài, thậm chí vài dòng, có khi chỉ là cách giật một cái tít!

Thế kỷ máu của chủ nghĩa cộng sản

Viet-studies

Tác giả: Stephen Kotkin

Dịch giả: Hiếu Chân

Chủ nghĩa Cộng sản là nỗi ám ảnh của nhân loại. Ảnh: internet

Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, cái ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.

Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ.

Sao chúng ta cứ phải một mình lạc lõng một đường?

FB Nguyễn Ngọc Chu

6-11-2017

Lê Nin. Ảnh: internet

Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga và lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay.

Trong đó TBT Nguyễn Phú Trọng có đề cập: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Như vậy, đây chính là yêu cầu của TBT Nguyễn Phú Trọng đối với “Mọi đường lối chủ trương của Đảng”.

Một trăm năm Cách mạng Nga: Cách mạng Nga đã gây ra những tổn thất kinh hoàng

Dân Luận

Tác giả: Yuri N. Maltsev

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

5-11-2017

Ảnh: internet

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, muốn phớt lờ cuộc Cách mạng Bolshevik – tháng này sẽ là kỷ niệm 100 năm. Putin nói với các cố vấn rằng sẽ không cần kỷ niệm sự kiện này. Ông ta biết rõ hơn – không có gì đáng tự hào.

Bắt đầu bằng cuộc Cách mạng năm 1917

Bản chép tay “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm năm 1982

Hoàng Hưng

5-11-2017

Từ hôm nay tôi sẽ xin lần lượt tặng các bạn yêu thơ bản PDF một số tập thơ trong HHEBOOKS, chủ yếu là những tập không được xuất bản tại VN. Tập đầu tiên là toàn tập “Về Kinh Bắc“, nguyên bản chép tay anh Hoàng Cầm chép tặng tôi năm 1982, từ đó có “vụ án Về Kinh Bắc”.

Bìa 1 do anh Văn Cao vẽ 3 cái lá… diêu bông, theo “đặt hàng” của tôi (“nhuận bút” là mấy hộp đường sữa gì đó, hihi…)

Bìa 2 là của ông Trần Thiếu Bảo tự vẽ cho tôi (trong khi giữ tập này để… trao cho Công an, hihi…). Các trang bản chép đều có chữ ký của tôi xác nhận bên trên (tang vật vụ án). “Tang Vật” này sau được mua đi bán lại trong giới sưu tầm sách quý hiếm, tôi may mắn có đc bản copy, hihi…

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng có thể bị chọn làm “dê tế thần” để chịu trách nhiệm

Linh Quang

5-11-0217

Bà Alicia Garcia-Herrero, người tham vấn cho các quan chức châu Âu về Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam, cho biết bà tin rằng hiệp định sẽ vẫn được tiếp tục, miễn là chính quyền Hà Nội tìm được “một con dê tế thần” để chịu trách nhiệm, ví dụ như vị đại sứ Việt Nam tại Đức chẳng hạn.

Nhật báo New York Time số ra ngày 02/11/2017 có đăng bài viết của ký giả Mike Ives mang tựa đề “Một người mất tích ở Berlin gây giông tố cho Hiệp định Thương mại với Việt Nam”. Nội dung bài báo chủ yếu nói về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể ảnh hưởng đến việc hoàn tất Hiệp định Thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam như thế nào.

Nhốt quyền lực – Một ý tưởng thiển cận

Nguyễn Đình Cống

5-11-2017

Ý tưởng về chiếc lồng nhốt quyền lực được hàng trăm, hàng ngàn người ủng hộ, ca ngợi, được hàng triệu người hoan nghênh, nhưng cũng có hàng chục triệu người nghi ngờ, hàng chục vạn người chế diễu. Theo tôi chiếc lồng đó chỉ là một ý tưởng thiển cận, sự ủng hộ mang tính bệnh hoạn, của một cách nhìn quá hạn hẹp và định kiến.

Nhiều tệ nạn xuất phát từ những kẻ có chức tước. Chúng lợi dụng quyền lực, dẫm lên pháp lý, chà đạp lên đạo đức, phớt lờ dư luận, bất chấp tội ác, chỉ lo vơ vét cho đầy nặng túi tham. Vậy để ngăn hành động tàn ác và bẩn thỉu thì cách hay nhất là hạn chế quyền lực của chúng, bằng cách tạo ra cái lồng, nhốt chúng lại.

Kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga: Nhìn nhận khách quan từ lịch sử

FB Chu Mộng Long

5-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: ĐCSVN

Tham luận ngắn kỉ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Bài viết nhìn nhận khách quan trên quan điểm lịch sử. Quan điểm lịch sử hiển nhiên phải dựa vào thành bại của lịch sử, kiểm chứng lý luận bằng thực tiễn.

Đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng một lý thuyết đồ sộ là chủ nghĩa Marx chứ không là cuộc cách mạng tự phát, mặc dù giai cấp nông dân, kể cả công nhân, đi theo cách mạng không thể hiểu lý thuyết ấy là gì.

Không thể phủ nhận Cách mạng Tháng Mười Nga là cơn địa chấn lịch sử làm thay đổi cuộc sống và nhận thức của cả nhân loại. Tôi nói gọn hai tác động sâu sắc của nó như sau:

Phình to, nhưng… hợp lý và cần thiết

Blog VOA

Lê Anh Hùng

4-11-2017

Chưa kịp tăng biên chế CSGT thì huy động lực lượng “thanh niên cờ đỏ”. Ảnh: Lê Anh Hùng

“Tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy” là một điệp khúc mà người ta vẫn thường được nghe từ hàng chục năm nay, đến mức hiếm có chủ đề nào khiến công chúng Việt Nam nhàm tai hơn.

Càng “tinh giản” càng phình to

Tuy nhiên, mặc cho ai nói cứ nói, ai nghe cứ nghe, bộ máy công quyền Việt Nam vẫn không ngừng phình ra, cả về số cơ quan lẫn biên chế. Tính đến ngày 31/10/2016, tổng số công chức biên chế trong hệ thống chính trị là 3.734.302 người, tức chiếm tới 4% dân số.

Nếu đóng Facebook, Youtube… thì sao?

Vũ Thạch

5-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong mấy ngày qua, trên báo đảng đã chính thức xuất hiện ý định cấm cửa Facebook, Youtube, Twitter, Viber, … hoạt động tại VN. Ai cũng biết đây chỉ là trò rập khuôn theo Bắc Kinh, nơi mà thế giới vẫn ghê tởm trong nhiều năm qua về trò buộc cài đặt The Great Firewall, tức Vạn Lý Tường Lửa trên mạng để ngăn chận người dùng.

Và nay ai cũng biết, theo chân TQ, các mạng xã hội hữu ích và vô tư tại Việt Nam như Facebook, Youtube, Twitter, … sẽ bị thay thế bằng toàn đồ Tàu như Renren, Youku Tudou, Weibo, … tức các trang mạng cho phép nhà cầm quyền theo dõi toàn bộ người sử dụng.

Đức chính thức bãi bỏ Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam ngay trước APEC 2017

Thời Báo

Trung Khoa

4-11-2017

Từ ngày 6.11.2017, những người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam không còn được tự do tới Đức nếu chưa xin Visa nhập cảnh.

Ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh APEC sắp diễn ra tại Đà Nẵng, Bộ Ngoại giao Đức đã chính thức công bố quyết định bãi bỏ Hiệp định miễn thị thực nhập cảnh cho các công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao. Đây là một đòn trừng phạt tiếp theo đối với các hoạt động phi pháp của nhóm mật vụ Việt Nam đã đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu đại biểu Quốc hội của nước này đem về Hà Nội. Thoibao.de đã cảnh báo trước khi phía Đức đang chuẩn bị đưa ra quyết định này.

Nghệ sĩ Kim Chi: ‘Thực thi nhân quyền ở VN là điều nguy hiểm’

BBC

4-11-2017

Một cảnh trong phim phóng sự tài liệu Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi.

Nữ diễn viên kỳ cựu nói với BBC rằng bộ phim tài liệu của bà nhằm “thay đổi trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam về quyền con người.”

Bộ phim tài liệu ‘Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi‘ (*) của nghệ sĩ Kim Chi và cộng sự hiện đang được phát trên YouTube và được Luật sư Lê Công Định bình luận là “một bộ phim làm mỗi người Việt nhức nhối nỗi đau của đất nước.”

Nhẹ dạ, cả tin

Blog VOA

Trân Văn

4-11-2017

Hình ảnh “biệt phủ” của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái. Ảnh: Dân Trí

Dù ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ Việt Nam vừa tung thêm một đòn trí mạng vào cả công chúng lẫn báo giới nhưng trong đám đông, nhiều người vẫn cố níu vào niềm tin vốn đã mơ hồ như sương khói.

Ảo tưởng vào thành tâm, thiện ý của giới lãnh đạo Đảng CSVN – “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” dường như vẫn còn chỗ để cắm… dùi. Cam kết “chống tham nhũng” của giới lãnh đạo Đảng CSVN – một thứ quốc nạn khiến Việt Nam tan hoang – vẫn còn có thể nhen nhóm hy vọng dẫu cho giới lãnh đạo Đảng CSVN liên tục chứng minh hy vọng ấy là ảo vọng.