Mắc bẫy định hướng dư luận của Cộng sản

Thạch Đạt Lang

26-11-2017

Hai ngày vừa qua, cộng đồng mạng, đặc biệt trên facebook đã dậy sóng vì một bài viết của ông PGS- TS Bùi Hiền trong cuốn sách mới xuất bản, tựa đề “Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội Nhập Và Phát Triển” (Tập 1). Nhiều tờ báo trong nước như Thanh Niên, Dân Trí, Tuổi Trẻ… đều lên tiếng về bài viết này.

Bài “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền nói trên, với đề xuất thay đổi một số mẫu tự khi viết, dựa theo cách phát âm trong tiếng Việt như: Záo Zục (giáo dục), N`à nướk (nhà nước), qười zân tộk (người dân tộc), Qôn qữ (ngôn ngữ), wủ tướq (thủ tướng)… đã gây rất nhiều tranh cãi. Hầu hết độc giả đều không chấp nhận đề án mang tính cách mạng chữ viết theo sự “nghiên cứu” của tiến sĩ Bùi Hiền. Hai chữ nghiên cứu được người cho vào ngoặc kép vì không hiểu đây có thật sự là môt công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tính hàn lâm hay chỉ là cơn bốc đồng của một người muốn nổi tiếng, chơi bạo, lấy tiếng… ngu và điên.

APEC 2017 định hình tương lai Châu Á thế nào?

Có thể nói, Trump là món quà lớn nhất cho Tập thực hiện Giấc mơ Trung Hoa. Các Tổng Thống tiền nhiệm gồm có Bush và Obama “đẻ ra” TPP nhưng lại bị Trump giết chết. Trong khi đó, Tập sẽ thúc đẩy tiến RCEP (không có Mỹ) song song với sáng kiến Đới, Lộ. Vì Trump quyết định bỏ trống sân chơi nên các nước trong khu vực không có sự lựa chọn nào khác hơn là ngã vào quỹ đạo của Trung Quốc, ít nhất là về mặt kinh tế.

___

LS Nguyễn Văn Thân

26-11-2017

Việt Nam mới tổ chức Hội Nghị APEC khá suôn sẻ và thành công tại Đà Nẵng, từ ngày 6 đến 13 tháng 11 vừa qua. Lãnh tụ của các siêu cường quốc gồm có Tổng Thống Mỹ Donald Trump, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng Thống Nga Vladimir Putin, đều có mặt tham dự. Mặc dù Tuyên Bố Đà Nẵng sau Hội Nghị không có gì gọi là đột phá nhưng cũng không có tranh chấp hoặc tranh cãi gắt gao nào trong tiến trình Hội Nghị. Nhìn chung, Hà Nội có thể hài lòng với kết quả của việc tổ chức APEC năm nay.

EVFTA và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

FB Trịnh Kim Tiến

25-11-2017

EVFTA là gì?

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do giữa Liên mình Châu Âu (EU) và Việt Nam. Một hiệp định mà Đảng CS Việt Nam đang rất cần có để “sống sót” trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, sau khi Mỹ rút khỏi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương). Hiệp định đang trong thời gian chờ Quốc hội hai bên phê chuẩn để đi vào thực thi sau khi Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU được ký kết năm 2012.

Theo lịch định thì ngày mồng 1/12/2017 tới đây sẽ diễn ra phiên đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Việt Nam với phái đoàn EU.

Vụ bê bối của Helmut Kohl

Chuyển ngữ: Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

25-11-2017

Lời người dịch: Những người lãnh đạo trong thể chế đảng toàn trị luôn luôn được ca ngợi bằng những mỹ từ đẹp nhất. Những vầng hào quang do hệ thống tuyên truyền của chế độ dệt kín xung quanh họ, khiến cho nhiều người không thể nhìn thấy những sai lầm của họ đã gây ra bao tổn thất đau thương cho đất nước và dân tộc. Trong nhà nước pháp quyền thì hoàn toàn ngược lại, nếu chính khách nào đó dính bê bối thì dù đã về vườn “ráng làm người tử tế”, người đó cũng không thể được hạ cánh an toàn bởi luật pháp không chiếu cố đến việc “có nhân thân tốt”. Đó chính là trường hợp của Helmut Kohl (1930-2017).

Cố Thủ tướng Đức Helmut Kohl. Ảnh: Getty

Trong những ngày nước Đức để tang ông tạp chí Ngôi sao – Tạp chí lề phải có uy tín ở Đức – số 26 ra ngày 22.06.2017 có 40 trang đặc biệt viết về cuộc đời và di sản của ông. Vào những ngày chớm lạnh buổi đầu đông trong khi chờ tài đốt lò của ông Trọng, chúng tôi xin gửi đến độc giả bài viết của Andreas-Hoidn-Borchers. Tiêu đề của bài được chỉnh lại cho phù hợp khi đã tách ra khỏi loạt bài của tạp chí này.

VN: Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?

BBC

26-11-2017

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đang có những chỉ đạo ‘quyết liệt’ chống tham nhũng và làm sạch các tổ chức Đảng, theo truyền thông Việt Nam. Ảnh: Getty Images

Việc nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu khẩn trương đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử cho thấy ban lãnh đạo Việt Nam đã chấp nhận hy sinh đối ngoại để xử lý đối nội, một ý kiến nhà phân tích thời sự nói với BBC hôm thứ Bảy.

Hôm 25/11/2017, truyền thông chính thức từ Việt Nam đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Việt Nam ‘tập trung’ và ‘khẩn trương’ đưa vụ án này cùng vụ việc tại Tập đoàn dầu khi Việt Nam (PVN) liên quan Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) ra xét xử lần lượt trong năm 2017 và đầu quí một năm 2018.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: trả lời ba câu hỏi của đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân (kỳ 25)

Nguyễn Văn Tung

25-11-2017

Sáng ngày 17/11, tại hội trường Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đã gây choáng váng nghị trường với 3 câu hỏi trực diện: Một, yêu cầu nào và dựa trên cơ sở nào mà Mobifone dùng vốn do nhà nước cấp để mua AVG? Hai, giá trị đích thực, chính xác khi mua AVG là bao nhiêu? Ba, từ ngày được Mobifone mua về đến nay, AVG hoạt động như thế nào, có tương xứng với giá trị đồng vốn bỏ ra mua hay không?

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã lảng tránh câu trả lời và nói là “đợi kết luận của Thanh tra Chính phủ rồi mới báo cáo”. Rõ ràng, bà Ngân chỉ là bù nhìn và đã không làm tốt vai trò điều hành phiên chất vấn của Quốc hội, bà này có biểu hiện bao che cho tham nhũng!

Hậu thanh tra đất Đồng Tâm: Có ai tin vào thanh tra Hà Nội (bài 1)

Nguyễn Đăng Quang

25-11-2017

Biến cố Đồng Tâm đã để lại nhiều bài học đau xót. Một trong các bài học này chính là công tác thanh tra. Những bức xúc, bất bình và khiếu nại của người dân chất chứa trong nhiều năm về những sai phạm trong việc sử dụng, quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm và sân bay Miếu Môn không hề được các cấp chính quyền Hà Nội xem xét, giải quyết.

Ngày 20/4/2017, UBND Hà Nội thông báo mới quyết định lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra toàn diện vấn đề đất đai ở Đồng Tâm và cam kết sẽ phán xử công minh. Nhưng rồi sau đó, kết luận phũ phàng của Thanh tra Hà Nội làm người dân Đồng Tâm từ chỗ chưa kịp lóe lên niềm HY VỌNG đã sớm tắt ngấm LÒNG TIN vào chính quyền.

Đặc khu kinh tế và vấn đề an ninh quốc gia

Blog VOA 

Lê Anh Hùng

25-11-2017

Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Ảnh: Reuters

Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam bàn luận khá nhiều về ba đặc khu kinh tế đang được đề xuất thành lập ở ba miền đất nước là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Thực ra, việc thành lập đặc khu kinh tế đã được các cơ quan hữu trách Việt Nam nêu ra từ lâu. Đặc khu kinh tế Vũng Tàu – Côn Đảo ra đời năm 1979, và tồn tại đến năm 1991 thì bị giải thể.

Dưới ‘đỏ’ thế nào cũng có … ‘đinh’

Blog VOA

Trân Văn

25-11-2017

“Ngu” trở thành tính từ mà gần như ai sử dụng mạng xã hội cũng dùng khi tham gia bàn luận về Thông tư 33/2017 của Bộ Tài nguyên – Môi trường.

Theo Thông tư vừa kể thì từ ngày 5 tháng 12, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên tất cả các thành viên trong gia đình.

Tất cả người Việt yêu nước mình đều là ‘Mẹ Nấm’

Blog VOA

Bùi Tín

25-11-2017

Mẹ Nấm cùng hai con phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: VOA

Tòa án tỉnh Khánh Hòa ngày 29/6/2017 kết án cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm – 10 năm tù giam vì « tội » âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Ai cũng biết cô Mẹ Nấm chỉ có mỗi một « tội » là yêu nước thật lòng, thương dân thật bụng, bênh dân oan và chống giặc bành trướng và giặc nội xâm tham nhũng một cách kiên cường nhất.

Để đừng ai phải bỏ nước ra đi

Trung Nguyễn

24-11-2017

Có hai hình ảnh trên thế giới khiến tôi rất xúc động trong những ngày qua. Thứ nhất là đoạn video clip một người lính Bắc Hàn bỏ trốn sang Nam Hàn và bị bắn trọng thương. Thứ hai là hình ảnh người dân Zimbabwe đổ ra đường hò reo ăn mừng việc cựu Tổng thống Robert Mugabe từ chức.

Chế độ độc tài đảng trị hủ bại ở Bắc Hàn

Đã qua thế kỷ 21 được gần 20 năm rồi nhưng vẫn còn những người phải liều chết để trốn chạy các chế độ độc tài, ở đây là chế độ cộng sản Bắc Hàn. Người lính Bắc Hàn đó đã bị chính các đồng đội bắn trọng thương nhằm ngăn cản anh bỏ trốn.

Thể chế tạo điều kiện cho quân đội làm kinh tế

FB Nguyễn Ngọc Chu

24-11-2017

Ảnh minh họa: internet

Chừng nào thể chế còn là nguyên nhân sinh ra các nhóm lợi ích kinh tế trong nhà nước, thì chừng đó sẽ còn tồn tại các nhóm lợi ích kinh tế trong quốc phòng.

TƯỚNG KINH TẾ

Trước thực trạng các nhóm lợi ích đang làm suy yếu quân đội, trước sức ép của dư luận, trước sự đấu tranh của một bộ phận tướng lĩnh trong quân đội, Bộ quốc phòng đã có chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn một bộ phận các doanh nghiệp quân đội như Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã khẳng định mà truyền thông đã đưa tin. Đây là một bước tiến tích cực đáng khích lệ. Nhưng vẫn là bước tiến nhỏ ban đầu.

15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế đặt vấn đề với nhà cầm quyền Việt Nam: Tự do tức khắc cho Nguyễn Bắc Truyển

Thục Quyên

24-11-2017

Logo của 15 tổ chức.

Một tuần lễ trước cuộc Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU, 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế đang sẵn sàng hành động nếu không được nhà cầm quyền Việt Nam phúc đáp thỏa đáng thư chung của họ gửi tới Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc ngày 8/11/2017 đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho luật gia Nguyễn Bắc Truyển, một nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ cách ly và độc đoán.

Từ bãi nước bọt của Mao, đến con tôm của Bộ trưởng NN&PTNT Việt Nam

JB Nguyễn Hữu Vinh

23-11-2017

Thời đi học cấp 3, mình chăm chú môn chính trị, mình chăm chú học vì một số yếu tố:

– Bộ môn đó là bộ môn thù địch nhất với tôn giáo mình đang theo, do vậy mình chú ý xem nó nói những gì đúng, sai theo cách nghĩ và nhìn nhận của mình.

– Bộ môn đó giải thích nhiều hiện tượng chính trị trong nước và quốc tế rất lạ cho lứa tuổi đang thích tìm hiểu như mình.

Để dân hết “chán đảng, khô đoàn, nhạt chính trị”

Trung Nguyễn

23-11-2017

Trong chuyến đi công tác tại thành phố Hải Phòng, ngày 15/11/2017, Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã công nhận có tình trạng “chán đảng [cộng sản], khô đoàn [thanh niên cộng sản], nhạt chính trị” ở Việt Nam bằng tuyên bố:

“Công tác cán bộ là then chốt của then chốt, nguyên nhân của mọi nguyên nhân… cần hết sức thấm thía, từ đó ngăn chặn tình trạng chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị, ngăn chặn cho được tình trạng tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau… thực hiện thật tốt các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.”

Kích cỡ kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau, đừng nói gì tới cạnh tranh thực sự

Guancha

Dịch giả: Nguyễn Trung Thuần

22-11-2017

Lời dịch giả: Mời bà con đọc bài phỏng vấn của trang Người Quan sát TQ với Hứa Lợi Bình Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương và Toàn cầu, Viện KHXH Trung Quốc. Có thể xem đây là quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc khi nhìn nhận về tình hình Việt Nam và về chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong nay mai. Cần đọc để hình dung trước số phận của Việt Nam trong tay Trung Quốc khi sự kết nối chiến lược “Hai hành lang, Một vành đai” và “Một vành đai, Một con đường” đã trở thành hiện thực.

Thử bàn về kế hoạch thành lập các “đặc khu kinh tế”

FB Trương Nhân Tuấn

22-11-2017

Vậy là sau ba thập niên “Đổi mới” VN mới bắt đầu có dự án cho thành hình các “đặc khu kinh tế”, mà thực chất là sao chép (một cách không trọn vẹn) mô hình “mở cửa” của TQ.

Thời “mở cửa”, các “đặc khu kinh tế” của TQ được thành lập năm 1980, gồm có 5 đặc khu, trong đó các khu Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu thuộc tỉnh Quảng Đông, Hạ Môn thuộc Phúc Kiến và Hải Nam. (Ta chỉ thường chỉ nghe đặc khu Thẩm Quyến vì sự thành công của nó. GDP của Thẩm Quyến là trên 260 tỉ đô la).

Đào tạo tiến sỹ có quan trọng?

FB Luân Lê

22-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Việt Nam không làm bất cứ cái gì một cách đồng bộ. Tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không có một nền kinh tế đủ mạnh và nền tảng một nền văn hoá vững chắc, nhưng vẫn tách khỏi thế giới để miệt mài đi tìm trong cái bụng đói và đôi chân nặng chì.

Bài học sống động về tự diễn biến, tự chuyển hóa

Bùi Tín

22-11-2017

Người dân Zimbabwe xuống đường reo hò khi tổng thống Mugabe bị lật đổ. Ảnh: ABC

Tình hình Zimbabwe mấy ngày này thật đáng vui, đáng mừng. Một chế độ cực thân với nước Trung Hoa cộng sản – không mang tên cộng sản, lại luôn tự nhận theo chủ nghĩa Marx – vừa sụp đổ, không được báo trước.

Ngày 21/11, Mugabe tuyên bố từ nhiệm chức tổng thống và tuyên bố này có giá trị ngay, chấm dứt 37 năm cầm quyền, một “kỷ lục” cực hiếm xưa nay. Dân thủ đô Harare mở hội ca múa, kèn trống thâu đêm ăn mừng sự ra đi của nhà độc tài mác xít.

Về Nhân Văn Giai Phẩm

Nguyễn Đình Cống

22-11-2017

Phiên tòa tại Hà Nội ngày 19/01/1960, xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí. Ảnh: Flickr

Nhiều bạn trẻ nghe nói NHÂN VĂN GIAI PHẨM (NVGP), mà chưa có điều kiện hiểu rõ nó là cái gì. NVGP là một nỗi đau của các trí thức và văn nghệ sĩ cách nay đã trên 60 năm, là một vết đen trong việc đàn áp tư tưởng của nền chuyên chính vô sản.

Tôi xin viết 1 bài ngắn giúp các bạn tìm hiểu qua về nó. NHÂN VĂN là tên một tờ báo tư nhân do một số văn nghệ sĩ, trí thức lập ra vào giữa năm 1956, phát hành được 5 số thì bị cấm. GIAI PHẨM (GP) là tên tạp chi, có GP mùa xuân, GP mùa Thu, GP mùa Đông, phát hành từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1956, mỗi GP có vài số. Trước đây ghép vào Nhân văn, Giai phẩm còn có thêm ĐẤT MỚI, nhưng dần dần Đất Mới bị bỏ qua. Đất Mới là tên một tạp chí của sinh viên vào cuối năm 1956, chỉ ra được 1 số. NVGP là một phong trào của văn nghệ sĩ và trí thức, nói lên nguyện vọng được tự do sáng tác, tự do thể hiện tình cảm con người, tự do tư tưởng và ngôn luận.

Thái Nguyên – Rì rầm trong cổ tích

Nguyệt Quỳnh

22-11-2017

Một bà mẹ và đứa con nhỏ trong chiến tranh VN. Ảnh: Jones Griffiths

Thanksgiving 2017, Nguyệt Quỳnh xin dành bài viết này thay lời tạ ơn đến sinh viên Phan Kim Khánh và ông bà Phan văn Dung.

Bản án sáu năm tù giam và 4 năm quản chế mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên cho sinh viên Phan Kim Khánh dẫn tôi đến một bài viết của anh “Nghĩ về chiến tranh”. Tim tôi chợt chùng xuống khi bắt gặp đôi mắt của bé trai và gương mặt của người mẹ trong tấm ảnh Khánh ­­­­­đăng cùng bài viết. Tấm ảnh là một minh họa sinh động về chiến tranh và người Mẹ. Riêng với tôi, nó minh họa nỗi đau của những người mẹ ngày hôm nay. Mẹ của Khánh, của Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Mai Trung Tuấn, …

Đảng bị cảnh cáo: Sẽ mất lãnh đạo nếu thua tham nhũng

Phạm Trần

22-11-2017

Lần đầu tiên tại Quốc hội, Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bị cảnh cáo sẽ tự diệt nếu không thắng được trận đánh cuối cùng chống tham nhũng.

Phát súng báo động thứ nhất đến tự Đại biểu Dương Trung Quốc của đơn vị Tỉnh Đồng Nai, tại cuộc thảo luận về công tác chống tham nhũng ngày 7/11/2017 và tại cuộc thảo luận sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng ngày 21/11/2017.

Nghiệp vụ công an Việt Nam qua vụ Trịnh Xuân Thanh

Linh Quang (Tổng hợp)

22-1-2017

Sau gần 4 tháng giam giữ công an vẫn chưa điều tra ra ai đã giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài và vẫn chưa thu hồi được tài sản tham nhũng

Trong khi những tác hại do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra ngày càng nghiêm trọng, từ khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt cho đến nguy cơ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có thể bị phá vỡ, thì những kết quả mong đợi đạt được nhờ vào việc bắt giữ Trinh Xuân Thanh ngày càng xa vời.

Phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau khi bị công an câu lưu hôm 16-11-2017

LTS: Sau cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Liên minh châu Âu với các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam sáng 16/11/2017, nhà báo Đoan Trang đã bị an ninh bắt cóc, đưa vào đồn công an phường Cống Vị “làm việc” và câu lưu suốt nhiều tiếng đồng hồ. Blogger Đinh Thảo có cuộc phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau cuộc bắt bớ này, kính mời quý độc giả lắng nghe audio phỏng vấn:

Đinh Thảo: Chị có thể nói ngắn gọn về cái cuộc bắt bớ ngày hôm qua được không ạ?

Đoan Trang: Cuộc bắt bớ ngày hôm qua diễn ra sau khi tôi ở trong cuộc họp với EU, với phái đoàn EU ra. Ra ngoài thì CA thường phục họ cứ xô vào rồi bắt đi thôi. Họ đẩy vào ô tô và đi thôi. Nó chỉ đơn giản là vậy, họ đưa vào đồn. Họ nói là, làm việc.

Sợ chết!

FB Ngô Trường An

20-11-2017

Năm 221 TCN, sau khi tiêu diệt các chư hầu, Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua hưởng sự giàu sang, quyền uy và gái đẹp.

Vì sợ chết bởi giặc Mông Cổ và rợ Hung Nô nên ông bắt hàng trăm vạn dân, binh đi xây Vạn Lý Trường Thành đến nổi vô số người dân phải chết đói, chết rét, chết vì lao dịch quá sức…

Vì sợ chết bởi đám thư sinh học cao, hiểu rộng. Nghi ngờ sau này chúng nó sẽ lật đổ ngai vàng nên ông ra lệnh đốt hết sách và đem tất cả bọn học trò chôn sống trong đêm.

‘Dâng’ các tỉnh biên giới cho Trung Quốc?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

20-11-2017

Trẻ em sắc tộc thiểu số tại Lào Cai. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên/ Vietnam/ VOA reader.

Việc các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới thăm viếng nước này nước nọ là hoạt động bình thường trong bang giao quốc tế, mà mục đích chủ yếu là nhằm kết nối tình hữu nghị hoặc thắt chặt quan hệ giữa các quốc gia.

“Nhất Đái Nhất Lộ” – Vòng kim cô cho Việt Nam

Cali Today

Huệ Vũ

19-11-2017

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và TBT VN Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Việt Nam – Cali Today News – Người Việt dù ghét cay, ghét đắng đi nữa cũng phải thấy thực tế là bài diễn văn của Tập Cận Bình đọc trong hội nghị APEC ở Đà Nẵng đã nhận được những tràng pháo tay của thính giả trong hội trường. Thính giả là người của 21 nước APEC, hầu hết tin tưởng vào sự thành công của tự do thương mại, các hiệp ước tự do mậu dịch. Các tràng pháo tay khác đã nổi lên khi họ Tập đề cập tới Diễn Đàn Vành Đai và Con Đường (Belt and Road Forum-BRF) được tổ chức trong trung tuần tháng 5/17 ở Bắc Kinh. Họ Tập tuyên bố: “Sáng kiến này là từ Trung Quốc, nhưng nó thuộc về thế giới. Nó bắt nguồn từ lịch sử, nhưng nó định hướng cho tương lai. Nó tập trung vào Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, nhưng mở cửa cho các đối tác..” Ông ta tin tưởng Sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ tạo ra một nền tảng rộng hơn và năng động hơn cho hợp tác Á Châu-Thái Bình Dương.

Nhà giáo, nhà XHH: ‘Cực khó’ thay đổi giáo dục VN

VOA

20-11-2017

Các học sinh hát Quốc ca ở trường Nam Thành Công, Hà Nội. Ảnh: Reuters

Đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11, cũng là Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo, xuất hiện những ý kiến của một số nhà giáo và nhà nghiên cứu cho rằng nền giáo dục Việt Nam chưa thực hiện tốt Điều 1 của Hiến chương. Họ cũng nhận định sẽ “cực khó” để thay đổi nền giáo dục này.

Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục, mà Việt Nam là một thành viên, đã thông qua bản Hiến chương các Nhà giáo được vào tháng 8/1954 trong một hội nghị ở Moscow.

Tung hô ngày 20-11, nhưng Hiến chương Các Nhà giáo đã bị Việt Nam ‘xé bỏ’

VNTB

Trúc Giang

20-11-2017

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tuy nhiên suốt 35 năm qua, các nhà lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam đã quên mất vì sao họ lại chọn ngày 20-11 để làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ – Phụ lục 1: Đi tìm sự bao che; Phụ lục 2: Đâu rồi sự trung thực

David Trần Hiếu

20-11-2017

Lời mở đầu: Phần 7 của loạt bài “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ” – đã đề cập tới việc ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải khai hồ sơ lý lịch và kê khai, sử dụng Bằng cấp không đúng quy định, không trung thực.

Ngay sau khi bài viết trên được đăng, có rất nhiều ý kiến, bình luận gởi tới tòa soạn và trực tiếp tới tác giả, đề nghị tiếp tục cung cấp bài viết về một số nhân vật cộm cán liên quan tới Tư lệnh Đinh La Thăng. Và một số báo tại Việt Nam, nhất là trang Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, sau đó đã đăng một loạt bài về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sang với bao sự bất tường, bất minh của Tư lệnh Đinh La Thăng, cùng chất vấn của nghị sĩ Quốc hội, ý kiến của một số luật sư, hoặc bình luận của cựu quan chức cấp cao…