Thầy Thích Minh Tuệ, trùng trùng kiếp nạn “tự do tôn giáo Việt Nam”

Blog RFA

Gió Bấc

14-6-2024

Theo Tây Du Ký, Đường Tăng phải vượt qua 81 kiếp nạn mới được Niết bàn. Nước Đại Đường xưa kém văn minh, chưa có tự do tôn giáo nên vua Đường Thái Tông trao văn điệp và bát vàng, Bạch Mã cho thầy Huyền Trang đi thỉnh Kinh mà không xét lý lịch, xem thầy có đăng ký với giáo hội hay chưa. Điệp văn cấp để giao thiệp đối ngoại, còn trong nước khắp nơi thầy đi qua chính quyền đều cung thỉnh. Kiếp nạn của Huyền Trang chỉ do bọn yêu ma.

Thích Minh Tuệ

Tưởng Năng Tiến

13-6-2024

Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện “Ðịnh Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”, của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh của lực lượng công an:

Huy Đức và Trần Đình Triển: Những tiếng thét không thể câm lặng!

Blog RFA

Trần Hiếu Chân

13-6-2024

Nhà báo độc lập Trương Huy San (Huy Đức- trái) và Luật sư Trần Đình Triển (phải). Nguồn: VOV

Bắt cóc Huy Đức và Trần Đình Triển, Chủ tịch nước Tô Lâm muốn cảnh báo các tiếng nói phản biện phải câm lặng thời ông ‘lên ngôi’. Hai nhà hoạt động đại diện cho các nhân sỹ trí thức yêu nước già dặn, cao niên đã lên tiếng vì những gì tốt đẹp thời đại mới đang vẫy gọi! 

Huy Đức (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

9-6-2024

Tiếp theo kỳ 1

Điều may mắn, tôi viết và đăng bài “Huy Đức” kỳ 1 lên khi tin tức về anh ấy rất mù mờ, hư hư thực thực, nửa tin nửa ngờ sau cái tút ngắn gọn của siêu tin Lê Nguyễn Hương Trà. Trà đồng nghiệp nhưng tôi không dám so mình với cổ, nhất là tài kiếm tin. Ngang ngửa với Trà, trong các nhà báo thực sự có nhẽ chỉ Huy Đức. Lạ, cứ mỗi lần đọc tút của Trà, tôi lại liên tưởng tới cô bé Hương Trà 11 – 12 tuổi, hát bài “Chú ếch con” với dàn giao hưởng thiếu nhi Ý hồi thập niên 90. Đều thông minh, láu lỉnh, hơn người.

Việt Nam: Hãy trả tự do cho nhà báo nổi tiếng

Human Rights Watch

7-6-2024

Blogger Huy Đức bị bắt giữa đợt đàn áp nhân quyền đang gia tăng

Huy Đức, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 27 tháng Năm, năm 2012. © 2012 Eastgarden/Wikimedia Commons

Hai “người cao tuổi” Trần Đình Triển và Trương Huy San bị bắt trong ngày Quốc tế thiếu nhi nên được tại ngoại

Trần Vũ Hải

8-6-2024

Nhà báo Huy Đức và LS Trần Đình Triển. Ảnh trên mạng

Cách đây đúng một tuần, 9h sáng ngày 1/6/2024, luật sư Trần Đình Triển và nhà báo Trương Huy San cùng được mời lên làm việc tại cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (ANĐT-BCA) tại Hà nội. Khi đó ông Triển đang họp tại một chi hội luật gia, còn ông San đang chuẩn bị cho buổi thuyết trình về lịch sử vào chiều cùng ngày. Luật sư Trần Đình Triển sinh năm 1959, nhà báo Trương Huy San sinh năm 1962, đều trên 60 tuổi, nên theo Luật Người Cao Tuổi, hai ông là Người Cao Tuổi (NCT).

Không gian công cộng của Việt Nam đang bị thu hẹp

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

6-6-2024

Tóm tắt: Bộ Công An ngày càng tăng quyền lực

Những suy nghĩ về việc của Huy Đức

Đoàn Bảo Châu

4-6-2024

Trước hết, phải nói lại về việc tôi phủ nhận việc Huy Đức bị bắt hôm trước. Tôi là người thích sự đơn giản của sự rạch ròi nên cũng phải nói cho rõ. Tôi có kiểm tra thông tin với một người bạn, là hàng xóm của Huy Đức thì bạn ấy bảo “không phải” và không nói gì thêm. Vì tin bạn nên đinh ninh là Huy Đức vẫn ổn, trong lòng thấy mừng. Hoá ra bạn ấy quan niệm “bắt” nghĩa là phải có lệnh, giấy tờ nọ kia.

Việt Nam, tân vương và ‘tội’ khi quân! (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

4-6-2024

Ông Tô Lâm tuyên thệ làm Chủ tịch nước Việt Nam ngày 22-5-2024, tại Hà Nội. Nguồn: AFP

Huy Đức đi đâu?

Phạm Xuân Nguyên

3-6-2024

LGT của Tiếng Dân: Cho đến thời điểm này, đã ba ngày trôi qua nhưng người thân và gia đình của nhà báo Huy Đức vẫn không liên lạc được với ông. Họ không biết ông đi đâu, hiện đang ở đâu, có còn ở trong nước hay không, bởi ông đã “biến mất” một cách bí ẩn từ sáng 1-6 đến nay, mà không để lại bất kỳ dấu vết nào.

Mong anh Huy Đức vượt qua kiếp nạn

Võ Xuân Sơn

2-6-2024

Cả ngày nay mạng xã hội râm ran vụ anh Huy Đức bị bắt. Tôi khá ngạc nhiên khi nghe tin này, vì anh, vẫn như mọi khi, đăng những status khá là nảy lửa.

Bắt ông Tiến, ông Bình, là ‘phản bội người lao động’

Blog VOA

Trân Văn

23-5-2024

Ông Vũ Minh Tiến, Trưởng Ban Chính sách – Pháp luật của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời nguyên là Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU). Photo: The 88 Project.

Vi hành về miền Đông (Kỳ 2)

Nguyễn Thọ

19-5-2024

Tiếp theo kỳ 1

Việc ông Kohl muốn bí mật vi hành Đông Đức có nhiều lý do. Đầu tiên là ước vọng của bà Kohl, đệ nhất phu nhân Tây Đức. Bà sinh năm 1933 ở Berlin, lớn lên ở Leipzig.

Mấy sai lầm trong quản lý cán bộ và quản trị xã hội

Mạc Văn Trang

17-5-2024

Tất cả những gì diễn ra trong thời gian gần đây về việc xử lý các quan chức từ cấp xã/ phường đến huyện, tỉnh, trung ương, “tứ trụ”, cho thấy chiến lược đào tạo, tuyển chọn, quản lý cán bộ và quản trị xã hội của Đảng và Nhà nước ta mắc những sai lầm kéo dài vài chục năm và bây giờ bộc lộ ra như căn bệnh trầm kha.

Về buổi tối định mệnh của Dũng Aduku

Thạch Vũ

16-5-2024

Tôi quen Dũng Aduku và Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam năm 2011, thời của những cuộc biểu tình sục sôi chống Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Sau này, vì bận bịu cuộc sống riêng, tôi không còn thời gian gặp gỡ ai trong số những anh em bạn hữu từng xuống đường biểu tình thời ấy.

Ảnh: Nguyễn Văn Dũng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hồi năm 2011. Nguồn: Ảnh trên mạng

Tâm nguyện của Dũng Aduku nếu anh bị bắt

Dũng Aduku’s Friend

16-5-2024

LGT: Nguyễn Văn Dũng, tức Dũng Aduku, đã bị an ninh Phú Thọ bắt cóc từ đêm 22-4-2024 rồi câu lưu, thẩm vấn, đến tối 25-4 thì thả ra. Sáng 27-4, anh Dũng đã rời khỏi nhà, để lại mảnh giấy với dòng chữ: “Mẹ ơi, con xin lỗi. Con ơi, bố xin lỗi”, theo lời của những người thân trong gia đình anh.

Chỉ số thượng tôn pháp luật năm 2023 của Việt Nam

Đỗ Kim Thêm

12-5-2024

Ảnh chụp Chỉ số Thượng tôn Pháp luật năm 2023 của WJP.

Xuất bản hồi ký “Cung đàn số phận”

Tạ Duy Anh

10-5-2024

Ảnh: Tác giả Tạ Duy Anh (hàng đứng, thứ hai từ phải sang) và Lưu Trọng Văn (hàng đứng, trái). Nguồn: Tạ Duy Anh

Tôi đã muốn quên cuốn sách ấy đi, vì vài lý do riêng. Nhưng vừa đọc bản thảo tập kịch “phá kịch” của Văn Lưu Trọng (từ “Phá kịch” cũng là của ông), trong đó có vở “Ô cửa sổ mầu trắng” viết về hồn cốt, tính cách, văn hóa Hà Nội xưa, khiến tôi lại phải nhớ đến cuốn sách đó. Trong vở kịch vừa kể, tác giả có nhắc đến nhóm Toán Xồm, Lộc Vàng… những người bị đi tù hàng chục năm hoặc chết thảm trên vỉa hè chỉ vì hát thứ nhạc bị coi là đồi trụy lúc ấy.

Việt Nam: Phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

Human Rights Watch

8-5-2024


Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) tại phiên Rà soát Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ, ngày mồng 7 tháng Năm, năm 2024. © 2024 UN Web TV

Để được ưu đãi thương mại với Hoa Kỳ, Hà Nội khẳng định rằng người lao động có thể thành lập công đoàn

Project 88: Việt Nam bắt giam ông Nguyễn Văn Bình, vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ LĐ-TB-XH

VOA

8-5-2024

Project 88 đưa tin về việc ông Nguyễn Văn Bình, vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thương binh – Lao động – Xã hội, vừa bị bắt. Ảnh chụp màn hình

Về cái chết của anh Nguyễn Văn Dũng

Lý Quang Sơn

8-5-2024

Từ lúc nghe tin anh Dũng bị an ninh CSVN câu lưu, tới khi nghe hung tin về anh, tôi không hề đăng bất cứ một thông gì, tôi chỉ luôn hi vọng đó không phải là anh Dũng và mong rằng tất cả chỉ là sự tưởng tượng. Nhưng sau tất cả những thông tin tôi có được, những lời kể từ nhân chứng và hình ảnh tôi và một số anh em thu thập được, tôi xin thông tin tới mọi người sự việc của anh Dũng như sau.

Bức thư của bố gửi cho hai con

Đỗ Thị Thu

23-4-2024

Gửi các con yêu thương,

Ngày Trái Đất: 22 tháng 4

Tạ Dzu

23-4-2024

Cả đảng cộng sản mấy triệu đảng viên, từ trung ương đảng, bộ chính trị cho đến tứ trụ triều đình, dân có thấy ai là người thức thời không? Nhân dân nên mừng hay nên lo cho vận nước ngả nghiêng dưới sự lãnh đạo u mê của đảng?

Trại giam An Điềm ngược đãi tù nhân lương tâm

Đỗ Thị Thu

21-4-2024

Chuyến thăm gặp chồng tôi Trịnh Bá Phương ngày 21/4/2024: Hiện tại chồng tôi và một số các anh đang bị đối xử tồi tệ, hà khắc và anh Hoàng Bình bị biệt giam.

Bà Lan sẽ không bị tử hình

Dương Quốc Chính

14-4-2024

Nhiều kẻ muốn bà Trương Mỹ Lan chết sớm. Bởi vì trong mấy chục năm kinh doanh bất động sản, chắc bà ấy phải quan hệ với tầm ủy viên Bộ Chính trị, đưa triệu đô “cám ơn” như cân đường, hộp sữa. Thế nên, khi chị nhập kho thì khối đồng chí vãi đái, kể cả các đồng chí về “làm người tử tế” chục năm rồi.

Họp báo ở xứ “thiên đường”: Hỏi phải đúng tôn chỉ, đăng ký trước ba ngày!

Blog RFA

Gió Bấc

10-4-2024

Mới đây, ngày 6-4, hơn 800 tờ báo “lề phải” hoan hỉ đồng loạt đăng thông tin nóng hổi về “Quy chế tổ chức họp báo của UBND TP. Cần Thơ”.

Remigration – Tái di cư: Từ mang ẩn ý xấu của năm 2023

Lâm Đăng Châu

9-4-2024

LGT: Sống ở Đức, người Việt chúng ta dù có hay không có quốc tịch Đức cũng cần quan tâm đến những vấn đề phát sinh trong xã hội, như: Kỳ thị chủng tộc, bài ngoại, phân biệt đối xử, bất bình đẳng, các nhóm chính trị cực đoan âm mưu hủy diệt nền dân chủ, phủ nhận các giá trị phổ quát, muốn xóa bỏ Hiến pháp – Luật cơ bản (das Grundgesetz), dựng lên chế độ độc tài như Đức Quốc xã, từng gây tai họa cho nước Đức và cho thế giới. Chúng ta hãy tích cực ủng hộ các đảng dân chủ Đức, xã hội dân sự và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và quyền người tị nạn, di dân và các tổ chức bảo vệ khí hậu, môi sinh, môi trường…

***

Từ “Remigration” (1), tức là “tái di cư”, hiểu đơn giản là “trục xuất hàng loạt” và đây là từ mà những kẻ cực hữu muốn nói rằng “người nước ngoài cút đi!”. Sự tiêu cực của cụm từ “tái di cư” mô tả một cuộc đánh phá mới, nhắm vào quyền của những người di cư vào Đức hoặc tị nạn ở nước này, bất kể tình trạng cư trú của họ. Có thể thấy rõ ràng nhất rằng, kể từ cuộc họp bí mật ở Postdam (tháng 11 năm 2023), chúng ta đang phải đối mặt với một dạng phân biệt chủng tộc mới ở Đức.

Những tiết lộ của mạng nghiên cứu Correctiv được mô tả là “gây sốc”. Nghiên cứu này cho thấy, các đại diện cấp cao của một đảng trong Quốc hội liên bang, cùng với những người theo chủ nghĩa Tân Quốc Xã cực hữu, lên kế hoạch trục xuất hàng triệu người ra khỏi nước Đức. Các kế hoạch như vậy gợi lại ký ức về tội ác lớn nhất gần đây trong “Thế chiến thứ hai” của lịch sử nước Đức.

Bà Ferda Ataman, ủy viên chống phân biệt đối xử liên bang, cho biết: “Gần 24 triệu người ở Đức có nguồn gốc quốc tế. Và phần lớn người dân không chấp nhận một Đế chế thứ ba’(2) mới, mà muốn một xã hội dân chủ, ổn định, trong đó sự đa dạng và nhân quyền được bảo tồn và tồn tại”. Bà Ferda Ataman cũng xác nhận rằng, nhiều người có nguồn gốc di dân, ngày càng dễ bị phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc. Chủ nghĩa cực hữu không chỉ là quan điểm của một số cá nhân, mà từ lâu đã có các mạng lưới vi phạm hiến pháp, nối kết nhiều nơi trong nước Đức.

Kỳ thị chủng tộc và phân biệt đối xử là vấn đề cần quan tâm trong xã hội. Sau hơn 70 năm Hiến pháp Đức (Grundgesetz) được ban hành, nhiều người ở Đức vẫn sống trong nỗi sợ hãi và bất an. Sự thù địch hiện được cảm nhận ở khắp nơi, là mối đe dọa có thật đối với nhiều người.

Trong vài tuần qua, nhiều cuộc biểu tình với hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người chống lại đảng AfD và các nhóm cực hữu diễn ra trên khắp nước Đức. Những cuộc biểu tình này rất cần thiết và được hoan nghênh, nhưng chưa đủ. Bởi vì các cuộc biểu tình không thay thế công việc liên tục đấu tranh thay đổi xã hội để cùng tồn tại đa dạng và bình đẳng:

Người dân biểu tình phản đối đảng AfD và các nhóm cực hữu ở Frankfurt hồi đầu năm nay. Nguồn: Michael Probst / AP

– Theo đó, Cộng hòa Liên bang Đức từ trước đến nay vẫn là một quốc gia nhập cư, mang tính di dân và là xã hội dân chủ đa nguyên.

– Người dân lo ngại tỷ lệ tán thành cao đối với đảng AfD và những kẻ cực hữu, khiến một số người coi những thái độ khinh rẻ con người là hợp pháp và bình thường.

– Lịch sử, đặc biệt trong Thế chiến thứ hai, cho thấy, chủ nghĩa cực hữu chỉ mang lại bất hạnh cho nước Đức.

– Chúng ta cần một chính sách di dân và tị nạn theo định hướng nhân quyền. Ai đi theo những đòi hỏi và kích động của những kẻ cực hữu là góp phần đàn áp loại trừ và khinh rẻ dân thiểu số.

– Tăng cường giáo dục và công tác thanh niên, phê phán việc phân biệt chủng tộc, phát triển hơn nữa các biện pháp phòng ngừa và thúc đẩy văn hóa “nhớ lại” (về chủ nghĩa phát-xít, lịch sử di dân, lịch sử thuộc địa Đức).

– Chủ nghĩa cực hữu và kỳ thị chủng tộc gây chết chóc, tổn thương, phân biệt đối xử, loại trừ và do đó ngăn cản sự chung sống hòa bình với những cơ hội bình đẳng.

Dân chủ không phải là điều có sẵn. Do đó, bảo vệ nền dân chủ của chúng ta là một nhiệm vụ trọng tâm. Chống phân biệt chủng tộc và đấu tranh chống lại chủ nghĩa cực hữu được xác định trong luật pháp. Xã hội dân sự, các tổ chức và mỗi chúng ta đều có thể góp phần bảo vệ nền dân chủ.

Ghi chú:

(1) “Remigration”: Gọi nôm na là “tái di cư”, tức là hành động trở về quê hương ban đầu hoặc quê hương trước đây sau khi một người di cư. “Remigration” được bình chọn là từ “vô dụng, ẩn ý xấu” của năm 2023. Những người nhập cư vào Đức bây giờ quay trở lại nước ban đầu của họ, nghĩa là họ bị thanh lọc, bị đuổi về cố hương. Từ này chứa đựng ý nghĩa phân biệt chủng tộc, bài ngoại, thù ghét người nước ngoài.

(2) “Đế chế thứ 3” = “Drittes Reich”: Tức là Đức phát-xít, trong Thế chiến hai.

(3) Đảng AfD: Là đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” hay còn gọi là đảng “Một con đường khác cho nước Đức”. Đảng này hiện được cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Đức quan tâm theo dõi vì có những thành phần cực hữu và bài ngoại. Trong thời gian 10 năm qua, đảng này có mặt trong Quốc hội Liên bang và Tiểu bang. Theo các khảo sát thăm dò, tính đến cuối năm 2023, đảng AfD đạt 20% tín nhiệm trong dân chúng. Sự tín nhiệm này có thể gia tăng trong cuộc bầu cử Quốc hội các tiểu bang năm 2024, đặc biệt ở các vùng thuộc Đông Đức cũ. Cần thảo luận và phân tích sâu hơn để hiểu vì sao có nhiều người bầu cho đảng AfD. Các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và duy trì nền dân chủ đa nguyên và tôn trọng nhân quyền, bảo vệ hiến pháp và nền tư pháp độc lập của nước Đức…

Qua vụ “Remigration”, trong những tuần qua, có hơn 2 triệu người biểu tình trên toàn nước Đức, tố cáo đảng AfD và chống lại các nhóm cực hữu, mang màu sắc phát-xít, đang trỗi dậy, gây hiểm họa cho dân chủ và nhân quyền.

Mục sư A Ga: “Công an Việt Nam sẽ còn quay trở lại Thái Lan để bắt người”

Blog RFA

Nam Việt

1-4-2024

Giữa tháng Ba 2024, công an Việt Nam cử một nhóm đặc biệt, với sự trợ giúp của cảnh sát Thái Lan, đến gặp những người tị nạn. Công an vừa đe dọa vừa thuyết phục người tỵ nạn quay về, đồng thời cũng thăm dò, để tìm bắt những người đã bị kết án vắng mặt như ông Y Quynh Bdap, Người đồng sáng lập tổ chức vận động nhân quyền cho người bản địa, có tên Người Thượng Vì Công Lý.

Thiếu tướng Rahlan Lâm: “Nếu về Việt Nam rồi… mà đủ điều kiện [đi tỵ nạn] thì Việt Nam vẫn cho đi”

Diễn Đàn Thế Kỷ

Hải Di Nguyễn

29-3-2024

Ngày 14/3/2024 vừa qua, một phái đoàn công an Việt Nam sang Thái Lan hỏi chuyện đồng bào người Thượng đang tỵ nạn. Trong phái đoàn có Thiếu tướng Rahlan Lâm (còn viết là Rah Lan Lâm), Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai và Trung tá Y Lương Niê, Phó Trưởng phòng Công an đối nội tỉnh Đắk Lắk.

Đơn kêu oan của một người tù gửi từ trại tù Thanh Lâm, Thanh Hoá

Nguyễn Xuân Diện

26-3-2024

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc