Nhà tranh đấu Trần Hoàng Phúc không xúc phạm ông Hồ Chí Minh như các cáo buộc trên mạng, theo gia đình và các blogger Việt Nam nói với VOA-Việt ngữ.
Trần Hoàng Phúc vừa bị bắt tại Hà Nội. Anh là thành viên của YSEALI – nhóm Sáng Kiến Lãnh Đạo Đông Nam Á do tổng thống Barack Obama thành lập – và là người tham gia các hoạt động dân chủ, nhân quyền.
Thông báo về việc “bắt bị can để tạm giam,” do đại tá Trần Quốc Khánh, Công an Hà Nội, ký tên ghi ngày 3/7, nói rằng Trần Hoàng Phúc phạm vào Điều 88 Bộ Luật Hình sự.”
Khi hình ảnh trước tòa của Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xuất hiện trên mạng, nhiều người biết cô phải kinh ngạc kêu lên: Sao lại thế này?
Đó là vì người ta phải thấy Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong chiếc áo thun mà ngực áo có hình in, còn bên dưới là chiếc quần màu hồng, hoàn toàn tương phản với hình ảnh quen thuộc của cô từ trước đến nay.
Hai phiên tòa im lặng – với một bên bị cáo phải sử dụng quyền im lặng để tự bảo vệ trước cơ quan tố tụng, với một bên là bị cáo và luật sư không có tiếng nói trong phiên xét xử.
Có hai vụ án được đưa ra xét xử gần như đồng thời, vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thuỳ Dung bị ông Cao Toàn Mỹ tố cáo lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng, và vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm) với diễn tiến gây chú ý.
Vụ án Phương Nga – Cao Toàn Mỹ không chỉ là một vụ án hình sự đơn thuần. Diễn tiến trong các phiên xét xử cho thấy tố tụng có nhiều dấu hiệu bị lũng đoạn. Cả bị cáo Phương Nga và Dung đều khai vì tin tưởng điều tra viên hứa hẹn, bảo khai và ký vào sẽ được thả. Nhân chứng Lữ Minh Nghĩa – bạn trai của bị cáo Dung phản cung, khẳng định bị Nguyễn Mai Phương, Cao Toàn Mỹ hướng dẫn khai, đưa ra chứng cứ (thư trao đổi qua cán bộ trại giam N.) cho thấy dấu hiệu thông cung, cho biết lời khai tại cơ quan điều tra luôn bị Cao Toàn Mỹ biết. Nhân chứng Nguyễn Văn Yên khẳng định thông qua Nguyễn Mai Phương, được nhờ đóng giả làm chủ căn nhà trên đường Nguyễn Trãi. Luật sư bào chữa cho Phương Nga cung cấp tình tiết mới với hai bản khai của Cao Toàn Mỹ và Phương Nga ghi cách nhau 20 ngày – bản khai của Mỹ (ghi ngày 9/9/2014) và Phương Nga (ghi ngày 29/9/2014) – nhưng có nội dung giống hệt nhau, cho thấy có dấu hiệu của việc sao chụp lời khai của Cao Toàn Mỹ để đưa vào bản khai của bị cáo Phương Nga.
Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động nhân quyền nói rằng khi công an thẩm vấn anh hồi năm 2011, anh không có ai để giúp đỡ. Nhưng bây giờ với những người ủng hộ trên Facebook, “Tôi không còn cảm thấy cô đơn nữa”, anh nói. Ảnh: Quinn Ryan Mattingly cho báo NYT.
HÀ NỘI, Việt Nam – Một blogger nổi tiếng và là nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam đã bị kết án tuần trước đến 10 năm tù về tội vi phạm an ninh quốc gia, gồm có việc chia sẻ tài liệu tuyên truyền chống nhà nước trên mạng xã hội.
GENEVA (30 Tháng 6 năm 2017) – Việt Nam phải chấm dứt những hình thức nhắm tới các nhà hoạt động bảo vệ môi trường, các chuyên gia về nhân quyền LHQ * đã lên tiếng thúc giục ngay sau khi một blogger nổi tiếng bị bắt.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà hoạt động nhân quyền bảo vệ môi trường, có tên gọi là Mẹ Nấm, đã bị Nhà nước đưa ra tòa với tội danh tuyên truyền chống nhà nước, sau khi bà đã viết các bài trên blog phê phán chính quyền. Bà bị tuyên án tù 10 năm vào ngày 29 tháng 6 sau một phiên tòa kéo dài một ngày, và sau 9 tháng bị giam giữ.
Ngay cả những đảng viên nòng cốt và trung thành nhất, tôi tin họ cũng đang run sợ từng ngày trước sự đổ nát toàn diện của đất nước. Kinh tế, xã hội, chính trị… đều đang trong tình trạng hỗn độn chưa từng có. Chưa bao giờ sự “quang vinh” của đảng lu mờ bằng lúc này và khả năng lãnh đạo đất nước của đảng bị mất niềm tin tuyệt đối bằng lúc này.
Dân chúng không còn ngờ vực. Họ đã có thể khẳng định: đảng là một tổ chức bất toàn và ngày càng bất lực. Hệ thống báo chí tuyên truyền trở nên tuyệt vọng trong việc truyền tải những thông điệp mị dân. Sự tẩy não của hệ thống tuyên truyền đang bị phá sản.
Bản án 10 năm mà nhà cầm quyền dành cho chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) đã gây ra sự căm phẫn cao độ với đảng cầm quyền. Từ người dân bình thường đến những người nổi tiếng như Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng kí tên và viết trên trang Facebook của mình ủng hộ chị Quỳnh.
Thời kì phát xít hóa
Với một người mẹ đơn thân phải chăm sóc hai con nhỏ và một mẹ già, chỉ lên tiếng một cách ôn hòa trên mạng internet để phản đối bất công xã hội như Formosa gây ô nhiễm môi trường, công dân “tự tử” bất thường trong đồn công an,… bản án 10 năm tù đã gây xúc động sâu xa cho những ai còn quan tâm tới đất nước. Nó cũng báo hiệu một thời kỳ đàn áp khốc liệt hơn nhằm kéo dài thời gian tồn tại của chế độ.
Trần Hoàng Phúc, thành viên YSEALI – nhóm Sáng Kiến Lãnh Đạo Đông Nam Á do tổng thống Barack Obama thành lập – đồng thời là người tham gia vào các hoạt động dân chủ, nhân quyền, vừa bị bắt tại Việt Nam.
Thông báo về việc “bắt bị can để tạm giam,” do đại tá Trần Quốc Khánh, Công An Hà Nội, ký tên ghi ngày 3 tháng Bảy, có đoạn, Trần Hoàng Phúc “có hành vi tàng trữ tài liệu, đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam trên mạng internet phạm vào Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.”
“Ngày 10/8/1927, ông sáng lập ra nhà in và báo tiến Dân cho đến năm 1943. Suốt thời gian này ông vừa làm chủ nhiệm nhà in Huỳnh Thúc Kháng và chủ bút tờ báo Tiếng dân. Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đến năm 1946, khi Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước. Thời gian này cụ còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân. Cuối năm 1946, cụ là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến hành chính nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
90 năm trước, ngày 10 tháng 8 năm 1927 báo Tiếng Dân ra đời số đầu tiên ở xứ Trung kỳ Việt Nam thuộc Pháp.
Người Pháp xâm lược Việt Nam, được cho là thực thi những chính sách hà khắc, đã tước đi nhiều quyền tự do, quyền con người ở nước thuộc địa; nhưng ông Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne vẫn quyết định cho phép thành lập tờ báo Tiếng Dân ký ngày 12/2/1927, có trụ sở chính đặt ở Huế, do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Chủ nhiệm và Chủ báo.
Chính quyền Việt Nam coi Mẹ Nấm là kẻ xấu. Xấu đến mức phải cách ly khỏi xã hội bằng một bản án 10 năm, nghĩa là rất xấu. Thế thì ai phản đối bản án này để bênh vực cho Mẹ Nấm lẽ dĩ nhiên cũng sẽ bị chính quyền coi là kẻ xấu.
Nhưng mà những ai đã phản đối?
– Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ;
– Các Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của LHQ;
– EU
– Đức
– Mỹ
– Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: Amnesty International, Civil Rights Defenders, Human Rights Watch, Committee to Protect Journalists…
Hội thảo của Hội cựu Tù nhân Lương tâm tổ chức, nhân sự kiện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – Human Right Watch – đưa ra bản báo cáo “No Country for Human Rights Activists” (các nhà hoạt động không có đất dung thân), hồi tháng 6/2017.
Những ngày đầu tháng 7 này, tại thủ đô Berlin của Đức không khí dường như ngột ngạt hơn bởi tiếng còi xe cảnh sát hú chạy khắp thành phố, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp được tổ chức ở Hamburg.
Thủ tướng Đức Merkel từ chối tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc với ngôn ngữ ngoại giao là “bận”. Ảnh: Thời Báo/ internet
Trên hai mươi nước từ khắp thế giới rầm rộ đổ người vào các trung tâm hội nghị. Bộ phận lễ tân của Chính phủ Đức hoạt động hết công suất, lại thêm đợt mưa lụt đang diễn ra ở miền Bắc nước Đức làm công tác điều hành trở nên rắc rối hơn. Lực lượng cứu hỏa Berlin đã phải quyết định đưa thành phố vào “tình trạng đặc biệt” bởi các thiệt hại do thiên nhiên đang gây ra ở đây.
Thủ tướng Việt Nam dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Đức vào cuối tuần này, và nhiều khả năng, vấn đề nhân quyền qua vụ kết án blogger Mẹ Nấm sẽ nổi lên trong cuộc đối thoại.
Thông tin trên trang web của nguyên thủ Đức cho biết rằng ông Frank-Walter Steinmeier sẽ trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 6/7, khi người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới thăm.
Đức là một trong số các quốc gia đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích việc Hà Nội mới kết án 10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.
Sau khi bị bắt, Công an nhốt Mẹ Nấm tại trại giam huyện Cam Lâm để điều tra, quá trình điều tra Mẹ Nấm không nhận tội nên bị đối xử bằng cách: cho ăn cơm với 2 món cá Nục và rau Mồng Tơi suốt thời gian dài, không cho mặc quần áo lót và dùng băng vệ sinh trong những ngày đèn đỏ, nhốt Mẹ Nấm chung phòng với một can phạm ma túy. Mẹ Nấm phản đối bằng cách tuyệt thực nhịn đói suốt 15 ngày.
Khi bị bắt, Mẹ Nấm yêu cầu được gặp luật sư bào chữa nhưng phía cơ quan an ninh không cho, họ nói đợi khi nào kết thúc điều tra vụ án thì mới được gặp. Vụ án kéo dài gần 8 tháng nhưng gia đình và luật sư chưa nghe tin tức gì về Mẹ Nấm.
Vào ngày 29-6-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã xét xử gấp gáp trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 10 năm tù giam dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).
Chúng tôi nhận định như sau:
1) Cáo trạng mà Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đưa ra để truy tố bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không dựa trên bất kỳ chứng cứ nào được xác lập theo luật định;
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước, khi đất nước lâm nguy bởi giặc ngoại xâm hay triều đình thối nát, tức thời lực lượng trí thức cùng giới trẻ Việt Nam can đảm nhận lãnh trách nhiệm tranh đấu để bảo vệ xứ sở, truất phế những kẻ bất tài bán nước.
Từ ngày Cộng sản Việt Nam lên nắm chính quyền, năm 1945 tại miền bắc và năm 1975 trên toàn đất nước, chưa lúc nào đất nước suy đồi như ngày hôm nay. Trong thì đàn áp người dân, ngoài thì cấu kết với ngoại bang bán lần biển đảo – đất liền, toa rập với những hãng xưởng ngoại quốc đầu độc môi trường, giết hại lần mòn nhân dân cả nước.
Theo báo Công An Nhân Dân ngày Thứ Năm 29/6/2017, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Điều 88(1) có mức án tù từ 3 đến 12 năm và họ tuyên án ở mức cận tối đa. Họ truy tố NQ cả ba tội trong khoản 1 này: 88(1)(a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; 88(1)(b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; 88(1)(c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
LTS: Sử dụng côn đồ để “dạy dỗ” những người không tuân theo ý của chính quyền, là một vấn đề quá quen thuộc ở Việt Nam, nhưng ít người nước ngoài biết đến. Cho nên báo cáo này của một cơ quan phi chính phủ phương Tây, đáng chú ý.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đưa ra nhiều chi tiết về việc đánh đập, hăm dọa
Những nhà hoạt động sau khi bị công an chìm “dạy dỗ”. Ảnh: AS/ internet
Khắp đất nước Việt Nam, thành phần côn đồ trẻ đang được sử dụng làm tay chân của công an, thực hiện việc đánh đập những công dân mà công an chưa muốn bắt, hoặc có lẽ thà không bắt sẽ tốt hơn, theo một báo cáo mới được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ở New York công bố ngày 19 tháng 6.
Tranh đấu ở đây giới hạn trong phạm vi mà những người chống lại chế độ đương quyền vì cho rằng chế độ đó đang sai lầm nghiêm trọng cần phải sửa đổi hoặc bị thay thế.
Những phụ nữ tranh đấu thời trước 1975
Trong thời gian chiến tranh Bắc/Nam trước năm 1975 do đảng cộng sản Việt Nam chủ xướng họ đã ca ngợi nhiều nhân vật nữ và tuyển chọn vào danh sách “Nữ anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân”. Lướt qua “thành tích” của một số “nữ anh hùng” đó, đều có một điểm chung nổi bật: Đó là sự căm thù! Tất cả công trạng đạt được đều nhờ vào tài “đánh”, “giết”, “mưu trí” kể cả khủng bố, mà nạn nhân của họ là người cùng nòi giống Việt Nam!
17h chiều nay, 29/6/2017, Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – blogger Mẹ Nấm – vừa bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo khoản 1, điều 88 Bộ Luật hình sự.
Không ai ngờ một phụ nữ mạnh mai, chỉ đấu tranh ôn hòa bằng nói và viết trên facebook, những điều bất bình về thực trạng xã hội, lại đang phải nuôi mẹ già và hai con nhỏ, mà Tòa nỡ kết án 10 năm tù!
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Virgina Bennett phát biểu, trao đổi trực tuyến với nhà vận động Vũ Quốc Ngữ từ Hà Nội, tại Ngày Vận động cho Việt Nam tại điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 29/6/2017. Ảnh: VOA
Đông đảo cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ có mặt tại điện Capitol thủ đô Washington hôm 29/6 để vận động các dân biểu thực hiện các biện pháp chế tài thích đáng trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Ngày hôm nay, một phiên tòa chính trị đã diễn ra ở Nha Trang, nơi người ta xử một phụ nữ trẻ, mẹ của hai đứa con nhỏ. Đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, 38 tuổi.
Người ta không cho chị mặc chiếc áo trắng mà mẹ của Quỳnh gửi vào trại giam cho con. Người ta bắt chị phải mặc một cái áo phông không cổ, với những hình vẽ của trẻ con trước ngực.
Người ta chặn phố xá, chặn mọi ngả đường đến tòa. Nha Trang bỗng như trong tình trạng thiết quân luật.
Vào đầu giờ chiều nay, vụ án tiếp tục với phần tranh luận. Ban đầu là luật sư Võ An Đôn và tiếp đến là luật sư Nguyễn Khả Thành. Tôi là người cuối cùng đối tụng với kiểm sát viên.
Sáu vấn đề chủ yếu tôi đặt ra:
Một. Kết luận điều tra và Cáo trạng viện kiệm sát buộc tội bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hoàn toàn dựa vào bốn bản kết luận giám định của 03 (ba) vị giám định viên khác nhau về lĩnh vực thông tin và văn hoá. Tuy nhiên, Luật Giám định tư pháp, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông và Nghị định 132/2013 không quy định thẩm quyền về giám định tư pháp của Bộ Thông tin truyền thông và cấp địa phương là Sở TTTT. Nên nếu không có thẩm quyền giám định thì việc giám định có giá trị pháp lý hay không?
Căn cứ vào cáo trạng buộc tội Mẹ Nấm-Như Quỳnh, sẽ có không ít nhân vật hoạt động có thể “thích hợp” thậm chí “vừa vặn” hơn, trong “khuôn khổ” cái gọi là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tuy nhiên, Mẹ Nấm vẫn “được chọn”. Cách thức chọn bắt – bắt ai, bắt lúc nào, bắt như thế nào – không bao giờ là ngẫu nhiên. Được cân nhắc và tính toán, nó phải tạo hiệu quả tâm lý. Phải mang lại hiệu ứng truyền thông. Phải đưa đến một tác động xã hội và dẫn đến một sự sợ hãi lan rộng. Người ta thậm chí lường trước cả phản ứng dư luận, trong cũng như ngoài nước.
Ai lại không thấy sự ngược đời trên những tờ báo qua sự so sánh phiên toà Nga-Mỹ và phiên toà Mẹ Nấm. Một đằng là sự ngập tràn thông tin, tường thuật chi tiết và hấp dẫn bằng mọi hình thức thể hiện. Phía còn lại là sự im lìm đáng sợ dù vụ xử này hội đủ điều kiện để “câu” view thậm chí có thể cao hơn vụ kia.
Có nên trách báo chí và những người làm báo? Chỉ nên buồn cho nghề báo. Buồn vì chúng tôi có những người đủ khả năng và sự chuyên nghiệp để đưa tin nhưng mãi mãi bị kiềm hãm bởi óc quản lý của những cảnh sát tư tưởng còn rơi rớt lại từ thời Stalin. Bạn có thể yêu cầu chúng tôi đấu tranh cho nghề nghiệp của mình. Đành trả lời đó phải là câu chuyện dài của cả một xã hội, không thể trút hết lên vai nhà báo dù đúng là họ có vai trò quan trọng.
Một chi tiết đặc biệt trơ trẽn, không những được nêu rõ trong cáo trạng mà còn được nhắc nhiều lần trên báo công an nhân dân để buộc tội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là việc chị được vinh danh và nhận giải “Người Bảo Vệ Nhân Quyền 2015” của tổ chức Civil Rights Defenders (CRD).
Ai cũng biết đây là một tổ chức có tiếng ở Thụy Điển, không phải ai cũng dễ dàng được họ lựa chọn và vinh danh. Việc một người phụ nữ Việt Nam được trao giải thưởng cao quý này đáng lẽ phải là một niềm tự hào của Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền lại dùng nó để bôi nhọ và buộc tội người phụ nữ này.