Trịnh Xuân Thanh đã từng tuyệt thực vì bị ép cung và phải nằm trong bệnh viện nhiều ngày

Hiếu Bá Linh

8-1-2018

Trịnh Xuân Thanh bị công an còng tay và áp tải ra tòa án hôm 8.1.2018 tại Hà Nội. Ảnh: internet

Trịnh Xuân Thanh đã từng tuyệt thực vì bị ép cung và phải nằm trong bệnh viện nhiều ngày. Trung tướng Đường Minh Hưng có thể bị Chính phủ Đức truy nã quốc tế.

Dấu ấn ông Nguyễn Nhật

FB Trương Châu Hữu Danh

8-1-2018

Ông Nguyễn Nhật. Ảnh: internet

Tiểu sử:

Ông Nguyễn Nhật sinh ngày 1 tháng 2 năm 1961, quê quán xã Trung Lương, huyện Đức Thọ (nay là thị xã Hồng Lĩnh), tỉnh Hà Tĩnh, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.

Theo website Quốc hội Việt Nam thì ông Nguyễn Nhật có bằng cử nhân ngoại ngữ (không rõ của trường nào cấp) lúc ông làm đại biểu Quốc hội khóa XII (2007-2011).

Thất vọng một phiên toà thời 4.0

FB Nguyễn Văn Quynh

8-1-2018

Ông Trịnh Xuân Thanh trước tòa ngày 8-1-2018. Ảnh: TTXVN

Sáng nay đúng 7h15 tôi có mặt tại tòa để làm thủ tục an ninh theo yêu cầu của Tòa. Tôi hoàn toàn bất ngờ vì “Lệnh” thu giữ toàn bộ máy tính, điện thoại, Ipad…các thiết bị điện tử. Vì thời gian của phiên tòa khai mạc tôi chấp hành và vào khu vực soi chiếu an ninh. An ninh soi chiếu yêu cầu các luật sư gửi hết các thiết bị điện tử, kể cả USB chứa dữ liệu hồ sơ. Tôi phản ứng thì thư ký Tòa chấp nhận và giải thích cho nhân viên an ninh Lãnh đạo tòa cho luật sư mang USB vào vì Tòa trang bị sẵn máy tính cho các luật sư.

Việt Nam không cho báo chí quốc tế tham dự phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và 21 bị can

Linh Quang

8-1-2018

Lần đầu tiên kể từ ngày bị bắt cóc áp tải về nước hơn 5 tháng nay, thân nhân đã được cho vào thăm Trịnh Xuân Thanh trong trại giam B14.

Sau khi vào thăm, ông Trịnh Xuân Giới cha của ông Thanh cho DPA biết, con trai ông bác bỏ những cáo buộc này. Đồng thời ông trích dẫn lời nguyên văn lời nói của Trịnh Xuân Thanh: “Là người đứng đầu của công ty tôi phải chịu trách nhiệm, nếu cấp dưới của tôi đã gây ra thiệt hại công ty bởi những hành động của họ“.

Vũ Nhôm đã bị Singapore “bán đứng” như thế nào?

Dân Làm Báo

Phương Trạch

7-1-2018

Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”. Nguồn: internet

Mấy hôm nay một sự kiện nóng hổi làm dậy sóng dư luận trong và ngoài nước, làm tốn không biết bao nhiêu thời gian và tâm lực của các nhà bình luận, ấy là cú đào thoát bất thành của Phan Văn Anh Vũ, với biệt danh “Vũ Nhôm”.

Hiến kế kịch bản phiên tòa Trịnh Xuân Thanh: Lối thoát?

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

7-1-2018

Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình VN. Ảnh: internet

Trước tình hình bất lợi cho Trịnh Xuân Thanh thì ít, mà bất lợi cho “đảng vĩ đại và nhà nước Pháp quyền XHCN quang vinh” thì nhiều. Có lẽ vấn đề đau đầu nhất cho các nhà lãnh đạo vụ bắt cóc này là tìm một lối thoát khả dĩ có thể cho vụ án để mong bước ra khỏi cái hố do chính họ đào chôn mình.

Vụ ông ‘Vũ Nhôm’ nói gì về chính trị Việt Nam?

BBC

6-1-2018

Vụ Việt Nam tiếp nhận từ Singapore và bắt ông Phan Văn Anh Vũ (tức ‘Vũ Nhôm’) sẽ dẫn tới việc ông này có thể sẽ phải ‘khai ra’ những người liên quan, trong khi người đứng đầu ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam dường như tiếp tục củng cố được quyền lực của mình, theo một nhà phân tích và quan sát chính trị Việt Nam từ Hoa Kỳ.

Chính trị và quyền lực kinh tế trong vụ Vũ “nhôm”

RFA

Cát Linh

5-1-2018

Ảnh chụp ngày 29 tháng 4 năm 2016 cho thấy Phan Văn Anh Vũ (giữa, áo trắng) tại một sự kiện ở Đà Nẵng. Ảnh: AFP.

Chiều ngày 4/1/2018, Bộ Công An Việt Nam ra thông cáo cho biết đã tiếp nhận bị can Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “nhôm”. Điều này đồng nghĩa với việc những đồn đoán về số phận của Vũ “nhôm” trước đó đã được sáng tỏ.

Nhìn lại diễn biến của câu chuyện để thấy sự hiện diện của chính trị và kinh tế đã đóng vai trò như thế nào trong sự trở về của Vũ “nhôm”?

Chuyện của xăng

FB Bùi Văn Thuận

6-1-2018

Ảnh: internet

Như quý vị đã biết, xăng RON 92 đã bị cấm bán, xăng RON 95 tăng giá chóng mặt. Cả hai việc này đều nhằm mục đích: Hoặc phải móc thêm nhiều tiền cống nạp để đổ RON 95 an toàn; hoặc đổ xăng E5 (chưa kiểm chứng về an toàn) nhằm cứu các nhà máy ethanol nghìn tỷ công nghệ Tàu đang đắp chiếu, bù lỗ.

Chuyện Vũ đi Vũ về và kiểm soát quyền lực

Hiệu Minh

6-1-2018

Trang bìa The Power Game

Các ngài TXT, Đinh A#, giờ là Vũ “nhôm”, xưa là bầu Kiên, rồi các đại gia ngân hàng, Vinalines, Vinashin, PetroVietnam… dính pháp lý sau hàng thập kỷ tung hoành nằm ở chỗ quyền lực không bị kiểm soát, trò chơi quyền lực luôn bẩn thỉu.

Một Vũ “đi” là ông Cù Huy Hà Vũ từng nổi đình đám vì những phát ngôn động trời. Cuối cùng bị bắt tháng 11-2010, bị tuyên phạt tù 7 năm, được tha trước thời hạn và bay thẳng sang Mỹ để chữa bệnh.

Vũ “về” là Vũ “nhôm” (Phan Văn Anh Vũ) tên dài có 4 từ như ông họ Cù vừa từ Singapore trở về, bị trục xuất với lý do dùng hộ chiếu giả.

Lại chuyện ‘cổng chào’

Blog VOA

Trân Văn

1-5-2018

Các dự án xây dựng cổng chào dường như không còn là đắc sách, tuy nhiên chẳng có gì bảo đảm các viên chức hữu trách ở Việt Nam sẽ ngừng tư duy nhằm tìm ra một hoặc những phương thức mới bòn rút cho sạch công khố…

***

Chuyện dùng ngân sách dựng những cổng chào trị giá hàng tỉ, thậm chí vài trăm tỉ đồng,… đang bị công chúng chỉ trích dữ dội sau khi chính quyền thành phố Cần Thơ triệu tập ông Chung Hoàng Chương đến làm việc vì “thông tin sai lệch trên mạng xã hội”.

Vì sao nhà công sản bán cho Vũ “nhôm” nhiều thế?

FB Thinh Nguyen

5-1-2018

Ảnh: internet

Các cụ hưu trí CLB Thái Phiên đã hỏi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng câu này. Câu không mới, dân Đà Nẵng đã hỏi lâu rồi.

Thực ra, giờ Vũ vào vòng lao lý rồi thì nói sao cũng… không sao, chứ thời hoàng kim của Vũ, có hỏi thế chứ hỏi mười thế cũng chẳng xi- nhê.

*

Mình kể câu chuyện mà mình biết để mọi người từ đó có thể hiểu được phần nào:

Không nhớ vào năm nào (tìm thì ra thôi nhưng lười), báo Tuổi Trẻ viết một bài nói về đất đai Đà Nẵng, trong đó có một đoạn dẫn chứng là dãy đất dọc đường Võ Nguyên Giáp (hồi đó chưa đặt tên), đoạn từ góc đường Phạm Văn Đồng đến góc đường Võ Văn Kiệt mấy nghìn mét vuông bán cho Vũ không qua đấu giá và giá rất “bèo”.

Hôm đó UBND TP mời vài tờ báo (chủ yếu là báo giấy có lượng phát hành tốt ở ĐN), mình nhớ là có Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động,…do Phó chủ tịch Văn Hữu Chiến chủ trì. (Lúc đó ông Trần Văn Minh làm chủ tịch).

Ông Chiến trưng ra một bộ hồ sơ, trong đó có công văn của Tổng cục Tình báo gửi TP Đà Nẵng, đề nghị chỉ định giá, bán cho doanh nghiệp bình phong của tổng cục là Công ty 79. Công văn lý giải vị trí đó thuận lợi cho việc xây dựng (các thứ…) để làm bình phong.

Ông Chiến đưa ra bản fotocopy thẻ ngành của Phan Văn Anh Vũ, với cấp hàm thiếu tá.

Mọi người hỡi ôi. Không ai nói được câu nào. Về. Đó là lần đầu mình biết Vũ mang hàm CA.

Vụ này chắc mấy anh em báo chí tham dự còn nhớ.

Khu đất này sau đó Vũ bán lãi đên hơn 600 tỷ biết vì sao không?

Là vì trước đó giá không cao, do quy định chỉ xây dưới 2 tầng. Sau đó Vũ xin điều chỉnh quy hoạch cho xây cao tầng nên giá mới “cao tầng” như thế.

Vì sao Vũ xin điều chỉnh được thì… hỏi đài.

*

Nhân đây nói chuyện mọi người kêu, khi làm ra nhẽ, chắc hình tượng của ông Nguyễn Bá Thanh cũng lung lay? Mình nghĩ cũng có ít nhiều, nhưng hỏi điều này: Nếu nhà công sản nào bán cho Vũ trước đó cũng đều có công văn như thế này thì ông Thanh bí thư và các ông từng làm chủ tịch ĐN có dám từ chối không?

Còn vì sao Vũ có thể trở thành chủ doanh nghiệp bình phong, một người chỉ học xong lớp 11 là có thể trở thành thượng tá CA lại là một câu chuyện khác.

(Và cho dù kết quả thanh tra liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh thế nào, sai đến đâu thì nói đến đó, nhưng mình vẫn thần tượng ông ấy, đó là quan điểm cá nhân mình thôi, mọi người thì tùy).

*

Sự “lùng bùng” của Đà Nẵng thời gian qua bắt đầu từ khi Bí thư Trần Thọ quyết ngưng không cho xây bến du thuyền chân phía Tây cầu Rồng. Vụ này Phó bí thư Nguyễn Xuân Anh lúc đó đã đăng đàn thắc mắc cho Vũ, vì sao phía bên kia DHC xây được mà bên này không cho Vũ xây, như thế là không công bằng với doanh nghiệp.

Cao trào là việc Vũ mua trụ sở Hải quan nhưng bị chủ tịch đương nhiệm Huỳnh Đức Thơ không đồng ý. (Sau đó chọn giải pháp trung dung là cho thuê 50 năm- cũng gian truân lắm). Việc này UBKT TƯ đã làm.

Nói gì về ông Thơ lúc này cũng không có lợi cho ông ấy (và cũng không có lợi cho cả mình), nhưng thực sự mà nói, nếu ông Thơ xuôi theo thì đã không có vụ Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật, mọi việc cứ thế trôi êm, trôi êm… chưa biết đến bao giờ.

*

Vấn đề đặt ra là, số tiền chênh lệch rất lớn trong những lần “mua giá gốc bán giá ngọn” đó Vũ đã nộp cho Tổng cục bao nhiêu và có hay không một phần khác những ai được hưởng?

Nếu có thì cũng chỉ Vũ biết.

‘Vũ về’: Sẽ lộ đường dây bảo kê cho ‘Vũ đi’?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

4-1-2018

Cánh đang nắm giữ ưu thế quyền lực trong đảng rốt cuộc đã giành được một thắng lợi quan trọng: buổi chiều ngày 4/1/2018, thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ kiêm trùm bất động sản Vũ “Nhôm” đã bị đưa từ Singapore về Hà Nội, nhưng không phải được đưa về văn phòng công ty Nova79 của Vũ “Nhôm” hay ngôi nhà của Vũ ở 82 Trần Quốc Toản ở quận Hải Châu của Đà Nẵng, mà Phan Văn Anh Vũ sẽ phải nằm trong một xà lim biệt lập với chế độ biệt giam, dù có thể sẽ được cán bộ quản giáo phục vụ tận tình “cơm bưng nước rót”.

Vũ “nhôm” ngoại truyện

FB Nguyễn Tiến Tường

4-1-2018

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: RFA

Sáng 22/12, một người phụ nữ dắt hai con nhỏ làm thủ tục thông quan tại sân bay Tân Sơn Nhất bằng hộ chiếu mang mã số B4 ba chấm ba chấm để đi Singapore. Mọi thủ tục diễn ra nhanh chóng, bình thường. 8h sáng, chiếc máy bay cất cánh. Một giờ sau, lệnh cấm xuất cảnh đối với 3 hành khách đến. Quá trễ, chiếc máy bay có thể đã đáp xuống quốc đảo sư tử. Người phụ nữ ấy là chị H., SN 1978, chị là vợ anh Vũ Nhôm!

Cái lò, chuyện dài nhiều tập

Lò Văn Củi

4-1-2018

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hẳn nhiên ai cũng hiểu đó là cái lò của ông Tổng Lú và bộ hạ của ông xây dựng gần đây để đốt những cây củi, củi là gì ai cũng biết tuốt hết rồi. (Xui rủi Củi tui có tên họ cúng cơm y chang vụ này, sân si tức khí, hổng nói hổng biên lại những điều hóng hớt hổng được).

Những ai… giả bộ không hiểu nhiều chuyện thiệt dễ hiểu chắc hẳn là… cán bộ hoặc là bạn của anh Bảy Thọt, “giả nai” để thọt gậy bánh xe chơi.

Cụ Tổng khó ngủ ngay từ ngày đầu năm

Blog VOA

Bùi Tín

3-1-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng (hàng đầu, giữa), và chủ tịch nước Trần Đại Quang (bìa phải). Ảnh: AP

Ngày đầu năm, chế độ độc đảng gặp điềm chẳng lành. Phan Văn Anh Vũ, đang bị truy nã ráo riết khắp các địa bàn Đà Nẵng/Quảng Nam và trên lãnh thổ toàn quốc, bỗng xuất hiện ở Singapore. Cứ như có phép lạ. Hệ thống các cửa khẩu chi chít không sao ngăn chặn được một thượng tá tình báo của chính mình.

Đêm giao thừa 2017/2018, tại phòng trực của Bộ Chính trị, tại phủ thủ tướng, tại trụ sở Bộ Ngoại giao… đèn vẫn thắp sáng choang, cán bộ ra vào họp hành tới tấp, rõ ràng là tình trạng bất thường, báo động cấp cao nhất.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Nhân viên mật vụ Việt Nam muốn xuất cảnh đến Đức

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

2-1-2017

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: RFA

Một sỹ quan mật vụ Việt Nam đã đệ đơn xin xuất cảnh đến Đức. Một luật sư hứa hẹn, thân chủ của ông ta có thể cung cấp những thông tin giá trị về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đình đám.

Sau vụ bắt giữ một sỹ quan mật vụ Việt Nam ở Tân-gia-ba, vị luật sư Đức của người này đã đệ đơn xin thu nhận thân chủ của ông ta vào Đức. Phan Văn Anh Vũ, người đang bị truy nã ở Việt Nam với tội danh tiết lộ bí mật quốc gia, bị đe dọa với án tử hình nếu bị trả về nguyên quán, điều này được nêu ra trong bức thư của Văn phòng luật sư gửi đến Đại sứ quán Đức ở Tân-gia-ba.

Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về?

BBC

3-1-2018

Ông Phan Văn Anh Vũ (giữa, áo trắng) thời còn oanh liệt năm 2016. Ahr: Getty Images

Một nhà quan sát nước ngoài cho rằng nếu ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt và đưa trở về Việt Nam, vụ việc sẽ tác động đến cả Bộ Công an Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.

Singapore đã xác nhận đang tạm giữ ông Anh Vũ, còn có biệt danh Vũ ‘nhôm’, từ hôm 28/12 vì “vi phạm theo Luật Di trú”.

Cửa đào thoát cho Vũ “nhôm” đang rộng mở

FB Phạm Lê Vương Các

3-1-2018

Vũ “nhôm”. Ảnh: internet

Trước thông tin của tất cả các bên liên quan cung cấp cho báo chí trong vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), có cơ sở để nhận định rằng, cửa đào thoát cho Vũ “nhôm” là đang được rộng mở.

Thông tin việc Vũ “nhôm” đang bị tạm giữ ở Singapore, và bị ra tòa trong ngày hôm nay 3/1, chỉ nhằm xem xét cho cáo buộc ông Vũ có vi phạm Luật Di trú của Singapore hay không, khi phía Singapore nhận được thông báo Hộ chiếu của ông bị giới chức Việt Nam hủy bỏ.

Cánh cửa vận may – tị nạn cho Vũ ‘nhôm’ hẹp dần?

FB Lê Hồng Hà

2-1-2018

Doanh nhân Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là Vũ “nhôm” là ai? Ảnh: VN Finance

Ông Victor Pfaff, luật sư đại diện cho ông Vũ ở Frankfurt, Đức, cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12, ít ngày sau khi ông Vũ “bị bắt” ở Singapore, quốc gia Đông Nam Á, và cho tới ngày 2/1, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này cũng như Bộ Ngoại giao Đức.

Theo ông Pfaff, thông qua trung gian, vợ ông Vũ (bà Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh 1978) đã đề nghị ông đại diện cho chồng mình.

Ông Vũ ‘nhôm’ là ‘sĩ quan tình báo Việt Nam’?

BBC

2-1-2018

Hiện có các câu hỏi về vai trò kép của ‘doanh nhân Vũ ‘nhôm’ và sỹ quan an ninh Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: YouTube

Singapore hôm 2/1 chính thức xác nhận đã bắt giữ doanh nhân Phan Văn Anh Vũ (còn có biệt danh Vũ ‘nhôm’) vì “vi phạm luật di trú”.

Trong lúc đó, một luật sư Singapore nói gia đình ông Anh Vũ cho hay ông “là sĩ quan cao cấp ngành tình báo Việt Nam”.

Vũ “nhôm” trốn thoát: Một cuộc so găng khác

FB Nguyễn Anh Tuấn

2-1-2018

Ảnh: internet

Tháng 9 năm 2016, chỉ một thời gian ngắn sau khi có tin Trịnh Xuân Thanh trốn khỏi Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã quyết định trở thành Tổng Bí thư đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Đảng ủy Công an Trung ương – cấp ủy lãnh đạo trực tiếp, toàn diện Bộ Công an.

Ông Vũ ‘nhôm’ muốn ‘tị nạn chính trị ở Đức’

VOA

Viễn Đông

2-1-2018

Vũ “nhôm”. Ảnh: internet

Luật sư đại diện của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, ở Singapore và Đức cho VOA Việt Ngữ biết như vậy hôm 2/1.

Ông Victor Pfaff, luật sư đại diện cho ông Vũ ở Frankfurt, Đức, cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12, ít ngày sau khi ông Vũ “bị bắt” ở quốc gia Đông Nam Á này, và cho tới ngày 2/1, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này cũng như Bộ Ngoại giao Đức.

Luật Singapore có cứu được Vũ “nhôm” không?

Luật Khoa

Nam Quỳnh

2-1-2018

Rất có thể, Vũ “nhôm” sẽ không có được may mắn như một người cộng sản nổi tiếng khác, Nguyễn Ái Quốc, khi ông này bị bắt giữ ở Hong Kong năm 1931. Ảnh: Người Đưa Tin, JCDecaux.

Dư luận Việt Nam mấy tuần qua đã biết chuyện đại gia nhà đất Đà Nẵng Phan Văn Anh Vũ, hay còn được gọi là Vũ “nhôm”, từ một trong những con người quyền lực nhất tại địa phương của ông ta bỗng nhiên trở thành một trong những nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất của Việt Nam.

Các tình tiết như phim trinh thám về việc “trốn thoát” khỏi vòng vây an ninh của ông Vũ được chia sẻ nhiệt tình trên các trang mạng xã hội. Ai ai dường như cũng khấp khởi mong đợi một vụ “Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn” thứ hai.

Cơ hội tị nạn của Vũ “nhôm”?

FB Phạm Lê Vương Các

2-1-2018

Vũ “nhôm”. Ảnh: Infonet

Thời gian ngắn vừa qua, ghi nhận một xu hướng rõ rệt của các quan chức VN khi bị “ngã ngựa” là kiếm đường tẩu ra nước ngoài, lợi dụng các cơ chế bảo vệ nhân quyền quốc tế và hệ thống xét xử thiếu chuẩn mực pháp quyền tại Việt Nam để kiếm một suất “tỵ nạn chính trị” nhằm tránh bị trừng phạt.

Thông tin báo chí quốc tế loan tải, Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) trong hành trình đào tẩu đang bị tạm giữ ở Singapore, đã thuê luật sư làm hồ sơ xin tỵ nạn chính trị ở một quốc gia Châu Âu và chống lại việc bị dẫn độ về Việt Nam.

Không thể như thế được!

FB Nguyễn Tiến Tường

2-1-2018

Ông Nguyễn Viết Hiệp (bìa trái) trong một hội nghị tại công ty. Ảnh: Báo Giao thông

Ông Nguyễn Viết Hiệp – nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội trước đây nhập 160 toa tàu cũ của Trung Quốc về VN gây lãng phí tiền tấn. Ông này bị ông Thăng khi đương nhiệm Bộ trưởng GTVT “trảm” mất chức. Thế nhưng, ông vừa chính thức “quan về ghế cũ”, làm tổng giám đốc.

Tương tự, ông Phạm Tuấn Anh, Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam cũng vừa tiếp “ngai” sau một thời gian bị ông Thăng “trảm”. Việc gia đình trị ở DN này còn khủng khiếp hơn. Ông Vân là bố ông Anh về hưu thì ông Súy là em ruột lên thay. Trước khi nghỉ 2 ngày, ông Vân bổ nhiệm cho con trai làm PTGD. Đây là một quyết định vượt thẩm quyền và trái các quy định. Ông Thăng đã chỉ đạo DN thu hồi quyết định.

Hào kiệt mới?

BNS Tự do Ngôn luận số 282

Ban Biên Tập

2-1-2018

Theo “Top Ten ấn tượng năm 2017” của nhà báo Trương Duy Nhất, đứng đầu bảng là “Chiến cuộc ‘nhóm lò’”: Một chiến cuộc rúng động chính trường Việt 2017. “Thiêu đốt” Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng…. Truy bắt Trịnh Xuân Thanh từ Đức đưa về nước… và các cuộc kỷ luật, triệt hạ hàng loạt tên tuổi đình đám khác. “Lò ông Trọng” là sự kiện chính trị nóng bỏng, ấn tượng nhất, khắc hoạ chân thật nhất tình hình đảng sự…”. Liên hệ với sự kiện này và đứng hàng thứ 3 là “Đà Nẵng, điểm nóng chính trường Việt: …Từ việc phế truất trung ương uỷ viên, tước hàm Bí thư thành uỷ đối với Nguyễn Xuân Anh, tới cảnh cáo Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, và cuối cùng là cuộc khám xét, khởi tố, truy nã Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm)”. Đài BBC, trong bài “Việt Nam: 7 sự kiện nổi bật năm 2017”, cũng xếp vụ “Ông Đinh La Thăng bị truy tố” ở hàng thứ nhì.

Vụ bắt cóc từ Berlin về Việt Nam- Người nắm giữ bí mật bị bắt giữ ở Singapore

Dân Luận

2-1-2018

Trịnh Xuân Thanh sau vụ bắt cóc ở Berlin. Ảnh: internet

Một nhân viên tình báo Việt Nam muốn chạy sang nước Đức và bị bắt giữ tại Singapore, liệu anh ta có biết chi tiết về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Một sĩ quan tình báo Việt Nam đã chạy trốn ra nước ngoài. Địa điểm muốn chạy tới: nước Đức. Blogger Bùi Thanh Hiếu hiện đang sống tại Berlin cho biết, ông ta muốn tiết lộ những thông tin nội bộ về vụ bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về Hà Nội vào mùa hè năm ngoái cũng như các tài liệu cực kỳ nhạy cảm cho các nhà điều tra ở Berlin.

Tội ông Đinh La Thăng và phiên tòa 8-1-2018

FB Nguyễn Ngọc Chu

31-12-2017

Ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Lịch sử thể chế chưa có vụ án tham nhũng nào mà xử đến một cựu UVBCT như ông Đinh La Thăng. Vì thế, đây là một phiên tòa thu hút rất nhiều quan tâm của nhân dân cả nước cũng như dư luận quốc tế.

Tuy nhiên, án của ông Đinh La Thăng đã được lập trình từ trước theo chỉ đạo. Đó là điều chắc chắn.

Vì sao chống tham nhũng ở Trung Quốc chỉ là nói suông?

Trí thức VN

Trí Đạt

31-12-2017

Ảnh: Getty Images

Ông Tập Cận Bình đã có khoảng thời gian dài 5 năm mạnh tay “đả hổ” chống tham nhũng, tuy nhiên năm nay (2017), Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã điều tra xử lý 37.800 vụ vi phạm 8 quy định của Trung ương, các khoản chi công cho du lịch, ăn uống của quan chức các cấp chỉ tăng mà không giảm. Nhiều phương diện cho thấy người dân đã mất lòng tin đối với chống tham nhũng. Có bình luận cho rằng, vấn đề quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham ô hủ bại là vấn đề thể chế chuyên chế.