Tha La Thăng hay không tha?

Hiệu Minh

16-1-2018

Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: Zing

Tin anh Thăng khóc trước tòa được tiếp nhận nhiều chiều, người thông cảm, người lên án, người thở dài chả biết thế nào mà lần.

Gỡ tội

Chiều qua đi lấy hàng không được, buồn nẫu người vì chờ đợi, nhưng gặp một bác gái rất vui. Bác có nhà cho thuê, đủ tiền cho con cháu đi học nước ngoài, nhưng đi xe bus thường xuyên.

Họ đã học tập những con ma…

Lò Văn Củi

16-1-2018

Đinh La Thăng khóc tại phiên tòa. Ảnh: internet

Ông Ba Hu đặng nói với anh Bảy Thọt:

– Ê Bảy, có vụ này, bữa gặp thằng lính cũ, nói có công trình xây dựng, rồi hỏi có biết ai làm ngon lành hông chỉ giúp, nay sực nhớ mầy, mầy hợp tác mần với nó đi.

Anh Bảy không cần đắn đo, xua tay lia lịa:

– Ông Ba tha cho con, con hông dám chơi với nhà nước.

Khẩu chiến tổng kết vụ Thăng – Thanh

LS Nguyễn Duy Bình

15-1-2018

Các quan tham bị lộ. Nguồn: internet

Mấy ngày qua tôi không có thời gian lập luận, tuy nhiên thấy thiên hạ tung hê, ngụy biện, bắt bẻ… nhiều quá nên cuối cùng cũng phải có mấy lời:

Tham nhũng là thủ phạm giết sống Đảng Cộng sản và chủ thuyết Marx-Lenin trên đất Việt Nam!

Nguyễn Đăng Quang

15-1-2018

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có bài viết “Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động”, công bố vào đúng ngày xét xử 2 đại án tham nhũng hôm 8/1/2018 vừa qua. Ngay lập tức bài viết đã nhận được nhiều ý kiến, bình luận, phê phán trên nhiều phương diện khác nhau; có người chê, kẻ khen, và tất cả những người khen hay chê đều có lập luận riêng của mình, khó ai có thể bác bỏ được. Riêng người viết bài này xin có lời hoan nghênh bài viết của ông Tư Sang, vì đây là một bài viết khá tâm huyết, thể hiện nỗi lo âu của người ít ra còn có suy nghĩ về trách nhiệm với dân, với nước.

Làm gì với những kẻ bảo kê cho Vũ Nhôm đã lộ diện?

FB Hoàng Hải Vân

14-1-2018

Là một bá tánh bình thường, dĩ nhiên tôi không thể biết ai là những kẻ bảo kê cho Vũ nhôm trước khi họ được cơ quan điều tra cho lộ diện. Tôi chỉ thấy những điều như thế này:

Vũ nhôm (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (giữa). Ảnh: internet

Đinh La Thăng, như một vĩ thanh

FB Nguyễn Tiến Tường

14-1-2018

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Zing

Có nhiều ý kiến cho rằng ông Thăng là nạn nhân của “thể chế”, tôi hoàn toàn không đồng tình với luận điểm này. Đây cũng là mấu chốt để nhìn nhận về “tội trạng” của ông Thăng. Thể chế, là một cái gì đó rất nặng nề. Đối với tư lệnh PVN, tập đoàn có lúc đóng góp 25% GDP quốc gia, ông Thăng thừa hiểu điều đó. Ông đã “xé rào”.

Bản lĩnh chính trị của phe “Tự chuyển hóa”

FB Dương Quốc Chính

14-1-2018

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Trong phiên tòa, khi được tự bào chữa, ông Thăng nói:

“Khả năng khi bố mất chắc bị cáo khó được gặp mặt trước lúc đi xa… Nếu bị xét xử trong hai vụ án, bị cáo không biết còn sống để đủ thời gian thụ án không”, ông nói và cho hay từ năm 2006 đến nay thường xuyên phải uống thuốc vì nhiều bệnh.

Bắt ông Vũ ‘nhôm” khó hơn bắt ông Đinh La Thăng, vì sao?

FB Hoàng Hải Vân

13-1-2018

Ông Vũ “nhôm” được cho là một sỹ quan tình báo cao cấp của công an. Ảnh: internet

Vụ Đinh La Thăng và những sai phạm tày đình tại Tập đoàn Dầu khí là cái giá phải trả cho sự chậm trễ của quá trình tự do hóa nền kinh tế theo định hướng của đường lối Đổi Mới. Nó hoàn toàn không phải là “mặt trái” của kinh tế thị trường mà là sự nửa vời của kinh tế thị trường được duy trì một cách có chủ đích dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nhóm lợi ích này lợi dụng “vai trò chủ đạo” của kinh tế nhà nước, sự lỏng lẻo của cơ chế quản lý tài sản công, được sự dung túng của những người có quyền lực không bị kiểm soát. Khi pháp quyền được lập lại, quyền lực được kiểm soát thì nhóm lợi ích này, dù đương chức hay đã về hưu, cũng khó mà thoát khỏi sự điều chỉnh của luật pháp.

Xây dựng tính chính danh cho chế độ

Tạ Dzu

12-1-2018

Qua những vụ bắt giữ và xét xử Phan Văn Anh Vũ, Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tìm cách lấy lại niềm tin nơi các đảng viên và nhân dân, lâu nay vốn đã mất tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng. Nói cách khác, đảng đang tìm cách lấy lại tính chính danh cho sự lãnh đạo tuyệt đối của mình qua giai đoạn “phá chưa từng có” vừa qua.

Tính chính danh chế độ thường được ghi nhận qua hai mặt: (1) một nền chính trị ổn định, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ, (2) Chính phủ điều hành thành công một nền kinh tế phát triển bền vững.

Ung thư giai đoạn cuối

FB Huy Đức

12-1-2018

Ông Trần Bắc Hà (áo xanh) cùng vợ chồng cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm viếng chùa ở Ấn Độ. Ảnh: internet

Cách đây mấy năm, khi có biến – ông Bắc Hà cũng từng bị… “ung thư” – để rồi sau khi Nguyễn Tấn Dũng hoàn hồn, ông lại khoẻ như võ sỹ. Một tướng, bám ghế sau hai năm quá tuổi mới chịu bàn giao, năm ngoái vẫn còn kỳ kèo xin một chức trợ lý để hòng ngồi lại; nay, ngửi thấy mùi còng số 8, nghe nói, lại vừa phát bệnh…; một tướng khác thì ở trong trạng thái “tâm thần”.

Tư đái tư … bái cổng chào

Lò Văn Củi

12-1-2018

Vừa đi vô quán cà phê, anh Bảy Thọt vừa tủm tỉm cười. Ông Hai Xích lô hỏi liền:

– Có chi vui mà cười miết vậy Bảy?

Anh Bảy đáp:

– Dạ, chuyệt thất cười ở xóm con, cười muốn bể bụng bữa giờ chưa hết thất cười. Tư Đái…

Tham nhũng bằng những quả “gài” chí mạng!

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

11-1-2018

Đã đành, tham nhũng là bản chất của chế độ độc tài nhưng có những vụ tham nhũng mà những người chủ trò vô tình hay hữu ý “gài thế” để kẻ đi sau muốn giải quyết nhằm “gỡ gạc” chút lợi cho dân, uy tín cho đảng, củng cố quyền lực, bảo vệ chế độ cũng không thể nào gỡ nổi.

Hòa Thân phải chết!

FB Nguyễn Tiến Tường

11-1-2018

Đinh La Thăng tại phiên xử sơ thẩm. Ảnh: Zing

Nếu có trăn trở, hãy trăn trở tại sao chỉ vì 50 nghìn đồng, người ta sẵn sàng bức hại nhau bằng những đòn thù hung nộ. Nếu có chua xót, hãy chua xót vì sao đến thế kỷ này rồi, vẫn có con dân nước Việt phải bó xác bằng chiếu manh, vẫn có hai đứa trẻ đi tù vì đói bụng cướp bánh mì.

PVC lỗ do đâu?

FB Nguyễn Văn Quynh

11-1-2018

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: TTXVN

Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí (PVC) được thành lập năm 2007 tiền thân là công ty xây dựng Dầu khí với số vốn đăng ký 500 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) góp cổ phần chi phối 54% vốn nhà nước. PVN mời Trịnh Xuân Thanh là Tổng giám đốc Công ty xây dựng Sông Hồng về PVC làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đại diện phần vốn nhà nước. PVC Là một công ty đại chúng được niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán có hơn 10.000 người lao động.

Chúng nó, chúng tôi

FB Trương Duy Nhất

11-1-2018

Ảnh: internet

Thấy nhiều người lên tiếng đòi tháo còng cho Đinh La Thăng.

Tại sao trước đấy, không nghe ai lên tiếng đòi tháo còng cho chúng tôi, những Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, Cấn Thị Thêu, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh… và mới đây là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hoá…?

Phục? Ai phục nếu Bộ Chính trị vô can?

Blog VOA

Trân Văn

11-1-2018

Bộ Chính Trị vô can? Ảnh: AP

Ngày 9 tháng 1, trong phiên xử Phạm Công Danh và các đồng phạm “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (thiệt hại khoảng 6.000 tỉ đồng), tại Sài Gòn, ông Trầm Bê, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank – người bị cáo buộc là đã giúp ông Phạm Công Danh gây thiệt hại 1.800 tỉ đồng – bảo với Hội đồng xét xử rằng, ông “không phục” khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có nhiều ngân hàng khác cũng cho ông Danh vay tiền như ông nhưng chẳng có cá nhân hữu trách nào của những ngân hàng đó phải hầu tòa

Đừng khóc cho ông Thăng!

FB Ngô Nguyệt Hữu

10-1-2018

Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: báo Dân Việt

Như một cơn lũ, news feed tôi bắt đầu tràn ngập những bài thương khóc cho ông Thăng. Những luận điểm cũ, những giai thoại cũ, những chuyện mà tôi đã từng nghe hơn một lần.

Ông Thăng hơn nhiều người đương nhiệm, ông ấy trọng báo giới. Xưa, thuở cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã làm điều này. Trước đó nữa nếu đọc lịch sử cận đại, các anh chị sẽ hiểu được rằng, ai nắm được thông tin, người ấy sẽ chiến thắng.

Những quân bài tự lật ngửa

“Nối tiếp tiếng súng Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết, vừa có thêm tiếng súng Đặng Văn Hiến. Khi sống cũng bằng chết thì bản án tử hình phi lý vừa tuyên đối với nông dân còn có ý nghĩa gì? Phải chăng đây chính là bản án dành cho chế độ một ngày không xa?

Mạng xã hội vỗ tay xem đảng ngồi trên lửa. Xem những tay chủ trương chơi cờ gian bạc lận bất lực trước việc giữ kín quân bài tẩy (bí mật nhà nước) vì áp lực xã hội phải lật ngửa!”

____

Kông Kông

10-1-2018

Báo chí nhà nước đang ồ ạt đưa tin phiên tòa xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn nhưng, nói rất thật, người viết không hề đọc. Trái lại, những phiên tòa xập xụi, xử chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ cho có lệ mà bản án thì cả hàng chục năm tù dành cho người tranh đấu vì tương lai đất nước, thì đọc khá kỹ. Đọc để thấm. Để hiểu tình huống xã hội.

Tứ Tê: Thăng – Thanh – Tuấn – Tiến

Hiệu Minh

10-1-2018

Ảnh: internet

Người Việt thích bộ Tứ nhiều tính ước lệ, Tứ trấn, Tứ hổ, Sơn Tây tứ quý, Mỗ-La-Canh-Cót tứ danh hương.

Entry này bàn về bộ Tứ gồm bốn ông có tên vần T (Tê): Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Phạm Ngọc Tiến, và Trần Đăng Tuấn, đều nổi tiếng trên mạng.

Soi chuyện “đốt lò” dưới góc độ biện chứng

FB Huỳnh Ngọc Chênh

10-1-2018

Một vài hiện tượng riêng lẻ không nói lên được bản chất của sự việc, nhưng nhiều hiện tượng đồng loạt diễn ra và diễn ra phổ biến thì có thể kết luận về bản chất của sự việc.

Sự việc ở đây là: các tập đoàn kinh tế quốc doanh.

Hiện tượng diễn ra là: thua lỗ, thất thoát tài sản và tham ô.

Ý niệm mong manh

FB Lê Dung

9-1-2018

Ông Đinh La Thăng trước và sau khi bị bắt. Ảnh: internet

Năm vừa qua là một năm có quá nhiều biến động về thời cuộc, xã hội và các sắc màu cảm xúc. Nó phơi bày, phô diễn những góc khuất sâu kín nhất, mà mỗi con người trong cuộc đời của mình, thường muốn cố che dấu nó đi.

Mới mấy tháng trước, người ta còn thấy Thanh Niên, Tuổi Trẻ nhận hàng tỷ đồng từ Vũ nhôm đi làm từ thiện. Họ, kín đáo ca ngợi hảo tâm. Họ, về nhà post lên face mình những bức ảnh đầy tình thương và lòng trắc ẩn, không phân biệt xuất thân, nghèo giàu, chỉ có lòng thương vô bờ bến. Họ cùng nhà tài trợ sheo-fì cười tươi đầy ấm áp. Mấy sau, cũng chính họ quay ngoắt 180 độ vạch tội Vũ nhôm như bao công tái thế, kiểu tôi đã biết lâu rồi, có ngày nó sẽ chết.

Việt Nam đã hành xử bên lề quốc tế như thế nào?

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: Arne Perras, từ Singapore

Hùng Hà chuyển ngữ

8-1-2018

Cựu giám đốc dầu khí Trịnh Xuân Thanh (giữa) được cho là đã bị bắt cóc ở Berlin. Ảnh: Doan Tan / Thông tấn xã Việt Nam / AP
  • Ở Hà Nội, quá trình tố tụng đối với cựu giám đốc Trịnh Xuân Thanh đã bắt đầu. Người này bị đe dọa với án tử hình vì tham nhũng.
  • Người này bị bắt cóc từ Bá-linh vào mùa Hè 2017 và đưa về nguyên quán.
  • Với hoạt động gián điệp bị cáo buộc này, Việt Nam đã gây hại nghiêm trọng hình ảnh của mình trên trường quốc tế.

Thiệt hại 119 tỷ đồng là thiệt hại lãi suất “tưởng tượng”

FB Nguyễn Văn Quynh

9-1-2018

Ông Đinh La Thăng trước tòa. Ảnh: TTXVN

Diễn biến phiên toà chiều nay (09/1).

Giám định viên Bộ Tài chính kết luận: Thiệt hại mà ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm đối với hành vi “Cố ý làm trái …” Đối với việc PVN (Công ty Mẹ) thực hiện hợp đồng tạm ứng số tiền 06 triệu đô la, và 1.115 tỷ đồng (6% giá trị HĐ) cho nhà thầu PVC (Công ty con) xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, năm 2011 là thiệt hại ” Chi phí cơ hội đầu tư” sau khi trừ các khoản chi đúng, thì bản kết luận quy ra bằng lãi suất ngân hàng trong tài khoản thanh toán của PVN thì thiệt hại tương đương 119 tỷ đồng.

Đấm vào mặt nhân dân

FB Hằng Thanh

9-1-2018

Ảnh: internet

Các đại án liên tục được phanh phui trong năm 2017, một mặt cho thấy những nỗ lực trong công cuộc chống tham nhũng, nhằm hót “đống rác cũ”, bất chấp nhiều người cố tình chính trị hóa các vi phạm nghiêm trọng về kinh tế; mặt khác, nó cũng cho thấy nhân dân đã bị móc túi và đất nước bị rút ruột, tàn phá đến thế nào!

Điểm qua một vài vụ thất thoát của các Tập đoàn/ngành kinh tế “mũi nhọn” trong vòng 10 năm qua:

Việt Nam: Ước định về chiến dịch chống tham nhũng

Bauxite VN

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Dịch giả: Anh Hồng

5-1-2018

Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh trước tòa. Ảnh: AFP

Hỏi: Đánh giá của ông về sự sụp đổ của Đinh La Thăng (so với các thành viên Bộ Chính trị trước đây) cũng như việc xét xử công khai đầu tiên và chưa có tiền lệ đối với cựu thành viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng?

Trả lời: Trong 5 thành viên Bộ Chính trị bị kỷ luật từ năm 1976, Đinh La Thăng là người duy nhất phải hầu tòa và đối mặt với một án tù lâu dài. Trường hợp đầu tiên rất ngoại biệt, liên quan vụ Hoàng Văn Hoan đào thoát sang Trung Quốc năm 1979. Ông đã bị kết án tử hình vắng mặt. Ba trường hợp khác bao gồm: Năm 1990, Trần Xuân Bách bị trục xuất khỏi Bộ Chính trị vì đã có những quan điểm cải cách chính trị và kinh tế khác với chính sách của đảng. Năm 1996, Nguyễn Hà Phan bị trục xuất khỏi đảng vì những quan điểm về kinh tế đi ngược lại chính sách của đảng và vì sự thật là ông đã không thành thật khi thú nhận những sai lầm trong quá khứ thời chiến tranh với Hoa Kỳ. Cũng trong năm 1996, Đào Duy Tùng bị đình chỉ hoạt động như một thành viên Bộ Chính trị. Năm 2003, Lê Hồng Anh bị miễn nhiệm khỏi Bộ Chính trị trong khi Trương Tấn Sang bị khiển trách vì thất bại khi đảm nhận nhiệm vụ Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh trong việc ngăn chặn hoạt động của băng đảng tội phạm Nam Cam, và những sai phạm về nhân sự.

Gửi anh Đinh La Thăng

FB JB Nguyễn Hữu Vinh

9-1-2018

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Đã từng nghe anh nổ vang trời
Anh nổ ầm ầm khắp mọi nơi
Giờ ra trước tòa, anh có dám
Nổ banh cái lũ hại muôn người

Hôm qua anh khai Bộ Chính trị
Hôm nay anh gọi đến tên ai?
Danh sách anh cứ đưa ra đã
Vạch mặt chúng ra – lũ chuột ngày.

‘Rất khó để dẫn giải ông Trần Bắc Hà’

BBC

9-1-2018

Ông Trần Bắc Hà (trái) trong sự kiện ông Nguyễn Thiện Nhân đến thăm BIDV dịp Tết năm 2015. Ảnh: VGP

Một luật sư bình luận rằng nếu bệnh tình của ông Trần Bắc Hà “nặng đến mức không thể tham gia phiên tòa” thì “dù có dẫn giải cũng không có ý nghĩa gì.”

Chiều 9/1, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh thông báo đã nhận đơn của ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) “xin vắng mặt tại tòa và giữ nguyên lời khai báo trước đó tại cơ quan điều tra.”

Nhiệm vụ bất khả thi (Mission impossible)!

FB Mạnh Kim

9-1-2018

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Một nghiên cứu về tội phạm kinh tế tại Bắc Việt thời chiến tranh (*) cho biết, tình trạng tham nhũng của cán bộ lẫn quân đội từng là vấn đề được xem là sống còn. Một báo cáo cho thấy, những năm 1960, “tham nhũng là vấn đề xã hội nghiêm trọng nhất Bắc Việt và đa số cán bộ đều nhận hối lộ”. Đáng chú ý là nhiều con cái cán bộ đã dính vào các vụ trộm cắp. “Có 1.500 thiếu niên móc túi ở Hà Nội. Hầu hết là con cán bộ, thậm chí cán bộ cấp cao. Những thiếu niên này liên quan 30-40% các loại tội hình sự như tội phạm chuyên nghiệp”…

Con cái cán bộ bây giờ không chỉ móc túi ngoài phố và tham nhũng ngày nay không phải hối lộ vặt. Một ghi nhận chi tiết (GAN Business Anti-Corruption Portal, 9-2017) – tổng hợp từ báo cáo World Bank, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Minh bạch Quốc tế, Diễn đàn Kinh tế Thế giới… – đã cung cấp một bức tranh ảm đạm về tham nhũng Việt Nam. Tham nhũng mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi ban ngành, mọi tổ chức… Các định chế kiểm soát trật tự xã hội và luật pháp lại là nơi xảy ra tham nhũng đặc biệt tồi tệ. Trừ các bản án chính trị và tội phạm kinh tế quốc gia, gần như chẳng có án hình sự nào là không thể “chạy”.

Dự báo diễn biến tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới (phần II)

Viet-studies

Phạm Hưng Quốc

9-1-2018

Tiếp theo phần 1

Trong cuộc chiến chống tham nhũng do Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo thì cái khó không phải là tìm ra những vụ án tham nhũng khủng, hay cực khủng của các quả đấm thép (tập đoàn kinh tế nhà nước) thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì chúng quá nhiều và quá lộ liễu. Ngược lại sẽ rất khó, thậm chí là không có, dự án lớn nào của các “quả đấm thép” lại không xẩy ra những tham nhũng nghiêm trọng. Cái khó cho Nguyễn Phú Trọng và lực lượng của ông ta là phải chọn ra những vụ án mà không làm “vỡ bình”.

Luật sư của ông Thanh nêu đích danh Tổng Bí thư Trọng

VOA

Viễn Đông

8-1-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa hôm 8/1. Ảnh: Reuters.

Nữ luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh lo ngại thân chủ của mình “không được xét xử công bằng” vì các phát ngôn trước đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi trở về Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf cho biết rằng bà tới sân bay Nội Bài ở Hà Nội tối 4/1, nhưng không được cho nhập cảnh, và “sau nhiều lần yêu cầu, bà được trao một văn bản nói về Điều 21”.