Những chuyện chưa quên (phần 3)

Hồ Phú Bông

Phần 3: Trại Khe Tối

Ảnh: Dãy Hoàng Liên Sơn. Nguồn: travelvietnamtour.blogspot.com

Tiếp theo phần 1phần 2

Áp Tết. Trời se lạnh. Những cơn mưa phùn thoa mỡ trên các lối đi. Tù trợt té lạch bạch. Tù trẻ còn gượng đứng dậy, nhưng tù già phải có người đỡ. Tù dặn dò nhau trước: vác cây vầu như thế nào để khi trợt chân thì quăng nó ra xa dù lăn xuống suối bèn không thì cũng gãy cổ hoặc gãy chân, vì vầu vừa nặng, vừa dài đến bảy tám mét lại cong, nên rất khó giữ thăng bằng. Bùn đất không chỉ trên quần áo. Bùn trên mặt. Trên tóc. Trên khắp người.

Những chuyện chưa quên (phần 2)

Hồ Phú Bông

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Phần 2: Giết trâu ở trại Năm

Tiếp theo phần 1

Những ngày đầu ở trại mới nầy thật bận rộn. Một trại tù cũ bị bỏ hoang phế lâu ngày nằm nơi hang hốc hiểm trở, trong khu vực nông trường trà Trần Phú, tỉnh Hoàng Liên Sơn, nay số tù mới từ miền Nam ra, phải dọn dẹp, sửa soạn lại hang ổ. Dù phải trải qua cuộc hành trình dài, căng thẳng và mệt mỏi nhưng tù không được nghỉ xả hơi. Công việc gì cũng chẳng giống công việc gì nhưng cứ như con rối. Phải múa. Phải quay. Kinh nghiệm nầy tù đã học được ở các trại trong Nam rồi. Đây là thời gian họ muốn theo dõi phản ứng của tù. Ngày nào cũng có một số tù bị kêu đi làm việc. Đi làm việc hay làm việc với cán bộ là danh từ họ dùng khi kêu một người ra hỏi cung, để điều tra một việc gì, hơn là tìm hiểu thêm lý lịch. Vì đã được

Bản chất quyền sở hữu đất – nền tảng hoạch định chính sách

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

12-05-2017

Người dân Việt Nam không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được chính quyền cho phép sử dụng đất. Ảnh: internet

Trong nền “kinh tế thị trường“ đất đai cũng chỉ là hàng hoá có “giá trị“ và “giá trị sử dụng“, với đầy đủ 3 dấu hiệu về quyền sở hữu: – Quyền “chiếm hữu“(tức được pháp luật công nhận, bảo vệ), – “quyền định đoạt“ gắn liền với quyền chiếm hữu (như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế…), và “quyền sử dụng“ (như làm nơi kinh doanh, nhà ở, đường sá, công trình,…)  được “trao đổi“ (mua bán) theo quy luật ngang giá, tức người bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá của mình cho người mua và người mua trả một giá tiền tương ứng cho người bán để sở hữu nó. Để hiểu đúng các khái niệm trong ngoặc kép trên có thể nêu định đề “phản“: Nếu không có giá trị và giá trị sử dụng thì không phải hàng hoá;  nếu  không có quyền sở hữu để trao đổi tiền (giá trị) với hàng (quyền sở hữu) thì không thể mua bán và vì vậy không tồn tại khái niệm nền kinh tế thị trường.

Những chuyện chưa quên (phần 1)

Hồ Phú Bông

Ảnh bìa sách “Những Chuyện Chưa Quên” của tác giả gửi tới.

Tặng các bạn tù đã đặt chân đến An Thới, Phú Quốc, buổi sáng ngày 27 tháng Chạp năm Ất Mão (27-1-1976) trên Dương Vận Hạm HQ 503 của Hải Quân VNCH bỏ lại.

Phần 1: Chuyến tàu

Đi làm cỏ ở Trung Đoàn, Mẫn đem về một cây ổi con. Gốc nó được bó một nắm đất bằng ngón tay cái. Mẫn xem lá xem nhánh thế nào đó và kết luận đây là ổi xá lị.

– Vài hôm nữa về tôi sẽ trồng nó trước sân nhà!

Hợp có chút mỉa mai:

– Nhà nào?

ĐỊNH HƯỚNG MÃI SẼ CÓ NGÀY XUỐNG LỖ

Phạm Trần

10-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Sau 6 ngày họp được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là “khẩn trương, nghiêm túc”, Hội nghị Trung ương 5, Khóa đảng XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã kết thúc chiều Thứ Tư, 10-05-2017, sau khi rặn mãi mới đẻ ra được 3 Nghị quyết “đổi mới nhưng không đổi mầu”, gồm:

– Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.

– Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

NGÀY 30 THÁNG TƯ

Phạm Đình Trọng

30-4-2017

Ngày 30-4-1975: là ngày có triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn. Ảnh: internet

Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

Những ngày cả Sài Gòn giăng cờ, kết hoa, rực rỡ đèn đuốc chào mừng ngày 30 tháng tư được những người cộng sản gọi là ngày giải phóng miền Nam thì an ninh cộng sản lại đến giam cầm tôi ngay giữa “Sài Gòn giải phóng”.

Vậy thực sự ngày 30 tháng tư, năm 1975 có phải là ngày nửa dải đất phía Nam của tổ quốc Việt Nam được giải phóng không?

Martin Luther King: Tôi có một giấc mơ

Soha

27-11-2013

MS Martin Luther King đọc bài diễn văn. Nguồn: internet

Ngày 28/8/1963, mục sư Martin Luther King, một nhà hoạt động vì dân quyền, chống phân biệt chủng tộc, đã đọc bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” tại Đài tưởng niệm Lincoln (Washington D.C, Mỹ) trước hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành đến Washington vì việc làm và tự do

“Tôi có một giấc mơ” đứng đầu trong danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, theo bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết.

Bài học Đồng Tâm

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

24-4-2017

Chủ tịch TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đi từ trụ sở UBND xã Đồng Tâm xuống nhà văn hoá thôn Hoành. Ảnh: internet

“Cách mạng không phải là một bữa tiệcRevolution is not a dinner party” (Mao Trạch Đông). 

Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?

Tài liệu mật: Tên gián điệp Nguyễn Công Khế nợ máu như thế nào với cách mạng và nhân dân Việt Nam?

Posted by adminbasam

Đôi lời: Đây là bài thứ 9 trong loạt bài liên quan đến vụ bê bối của ông Nguyễn Công Khế và Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Xin được nhắc lại, cá nhân ông Nguyễn Công Khế hoặc những người được nêu tên trong loạt bài này, nếu thấy những thông tin đưa ra không đúng sự thật, hãy viết bài phản bác. Trang Ba Sàm sẽ đăng tất cả những bài phản bác có liên quan đến vụ việc này.

_______

Nguyễn Công Khế

CLB Nhà Báo Trẻ

23-12-2015

Trong phóng sự trước, CLB Nhà báo trẻ đã đưa ra ánh sáng về quá  khứ khiếp nhược đầu hàng địch, phản bội cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội của Nguyễn Công Khế mà y đã ém nhẹm suốt gần nửa thế kỷ, tưởng chừng vĩnh viễn che mắt được người đời. Suốt hơn 40 năm qua, tên Khế đã vin vào ánh hào quang ảo tưởng của quá khứ, lừa gạt lãnh đạo để trục lợi trên xương máu đồng đội. Chưa hết, Nguyễn Công Khế đã cam tâm phản quốc khi chấp nhận làm gián điệp cho địch và đã được biên chế tại Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chế độ Việt Nam Cộng Hòa…

Trong khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đang tập hợp lực lượng để chuẩn bị phối hợp cùng chính quyền cách mạng nổi dậy cướp chính quyền thì bị lộ kế hoạch. Ngày 15/5/1972, Nguyễn Công Khế (vừa được phân công Bí thư Chi đoàn trường Phan Chu Trinh được 03 ngày) cùng 32 đồng chí khác đồng loạt bị bắt. Khi sa vào tay địch, trái ngược với khí tiết của những đồng đội, Khế đã khiếp nhược tuôn tất tần tật những gì y biết về Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Thanh niên Cách mạng. Sự hèn nhát, phản bội còn chưa dừng lại ở đó, Khế tiếp tục ngoan ngoãn nằm vùng trong tù theo lời chiêu dụ của địch. Đây chính là nguyên nhân Khế tỏ ra hoạt động năng nổ hơn rất nhiều so với thời gian còn tự do, được các đồng chí cấp trên là Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải,… (thời gian ở nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng) và sau này là Lê Đình Thụ (Võ Hồng Nguyên – Trưởng ban Công vận, Khu ủy viên Sài Gòn Gia Định), Trương Văn Khuê, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… (thời gian ở nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn) tín nhiệm, được tham gia hội họp, tiếp cận nhiều thông tin quan trọng. Các thông tin Khế thu thập được từ các đồng chí, đồng đội đều được chính quyền VNCH khai thác triệt để nhằm dằn mặt phong trào trong tù và trấn áp các hoạt động cách mạng bên ngoài.

H1Kẻ gây bao tội lỗi với cách mạng, với nhân dân, với đồng chí, đồng đội năm xưa nay đã chuyển nghề buôn chính trị và buôn gái

Sự khiếp nhược đầu hàng, làm tay trong cho địch của của Khế đã khiến nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, nhiều đồng chí bị địch bắt giữ, thủ tiêu. Trong đó phải kể đến trường hợp đồng chí Trần Phú Quý (bí danh Trần Đức, sinh năm 1953, học sinh trường Bồ Đề, Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban chấp hành Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng). Anh là người sáng lập và điều hành tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” hoạt động từ năm 1970, được đông đảo học sinh, sinh viên đón nhận, mỗi số ra cả nghìn tờ, là nỗi kinh hoàng của chính quyền chế độ cũ tại Đà Nẵng. Dù bị truy soát gắt gao nhưng tờ báo vẫn hoạt động an toàn suốt 3 năm cho đến khi bị tên Khế chỉ điểm. Một ngày cuối năm 1972, lực lượng Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng đã bố ráp cơ sở in báo tại nhà bà Trần Thị Nghệ (tại số 136, Hoàng Diệu, Đà Nẵng), toàn bộ đội ngũ in ấn, phát hành tờ báo đồng loạt bị bắt, riêng đồng chí Trần Phú Quý đã anh dũng hi sinh ngay hôm ấy.

H1Đồng chí Trần Phú Quý  đã anh dũng hi sinh để bảo vệ tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” khi bị tên Khế chỉ điểm

Với các “thành tích” ấy, sau khi chuyển vào nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn (1973), dù hồ sơ vẫn “được” ghi là Việt Cộng nhưng tên Khế đã thuộc biên chế của Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp, thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (Central Intelligence Office) của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Để qua mặt những người bạn tù, mỗi khi cần lấy thông tin, địch đều đưa tên Khế vào phòng “Điện ảnh” (trên danh nghĩa là phòng thẩm vấn cách ly), một số lần hiếm hoi Khế phải dùng “khổ nhục kế” bằng vài vết bầm để che mắt, lấy điểm với đồng đội.

Tháng 2/1975, Nguyễn Công Khế được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do tại Đà Nẵng. Suốt thời gian sau đó cho đến khi đất nước giải phóng, Khế tiếp tục hoạt động gián điệp, đều đặn cung cấp tin  tức từ vùng cách mạng về Phủ Đặc ủy. Tháng 3/1975, Khế được các đồng chí lãnh đạo Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy) và Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà) giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Lực lượng Thanh Niên Bảo vệ Thành phố Đà Nẵng, lực lượng này có nhiệm vụ tổ chức nổi dậy bên trong, phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy vào giải phóng thành phố Đà Nẵng. Tin tình báo tối quan trọng của Khế về việc “Việt Cộng” chuẩn bị tấn công tổng lực vào thành phố Đà Nẵng lập tức được gửi về Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngay sau đó thông qua ông chú ruột Nguyễn Đoan, đang là Thiếu úy Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

H1Bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 1982, xác nhận thành phần gia đình tham gia cả hai bên Quốc – Cộng, trong đó có chú ruột Nguyễn Đoan mang hàm Thiếu úy Quân lực VNCH

Qua bản báo cáo thành tích của người bảo lãnh mang lon Đại úy Quân lực VNCH Lương Quang Khôi đang làm việc tại Ban “Z” (Ban Chính trị, thuộc Nha Tình báo Quốc nội, Phủ Đặc ủy TW Tình báo), Nguyễn Công Khế đã được Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng) để mắt tới và quyết định đưa về Phủ Đặc ủy. Công văn ngày 15/4/1975 do Lê Nguyên Tân, Phụ tá Điều hành của Phủ Đặc ủy ký gửi giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp với nội dung ghi rõ: “Chấp hành lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo đề nghị ông Giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp chấp thuận cho Đại úy Lương Quang Khôi được ủy quyền nhận tên Việt Cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc Ủy nhận công tác”.

H1Công văn đóng dấu “KÍN” (BÍ MẬT) của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa về việc nhận Nguyễn Công Khế về công tác

Tuy nhiên, tin tình báo của Khế lúc này không còn nhiều tác dụng vì tình hình quân đội VNCH đã bắt đầu rệu rã ngoài chiến trường, binh lính hoang mang, mất tinh thần, chính quyền Thiệu không thể trở tay trước sức tấn công như vũ bão của Quân Giải phóng. Và ngày 24/4/1975, tướng Lê Khắc Bình cùng phụ tá Lê Nguyên Tân đã lặng lẽ di tản không một lời bàn giao cho thuộc cấp.

H1Gia đình Tướng Lê Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo VNCH hiện đang định cư ở California, Hoa Kỳ

Cây “đinh” Nguyễn Công Khế của Phủ Đặc ủy cắm trong tim chính quyền cách mạng đã bị bỏ rơi từ đó. Khế quay trở lại làm “tròn vai” một chiến sĩ trung kiên. Nực cười và đáng xấu hổ là sau khi đất nước thống nhất, tên Khế lại được phong tặng “Huân chương Giải phóng” và “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” theo quy trình khen thưởng vô trách nhiệm của cơ chế “xin – cho”.

H1Chứng nhận được thưởng “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” của Nguyễn Công Khế

Như vậy, việc Nguyễn Công Khế khiếp nhược đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho địch tưởng chừng đã quên lãng theo dòng chảy thời gian, gần nửa thế kỷ sau đã được CLB Nhà báo trẻ làm sáng tỏ. Mọi việc vẫn chưa kết thúc khi một nghi án mới được mở ra, theo một thông tin chưa kiểm chứng từng lan truyền trên mạng: Vị “minh chủ” mà Khế đang theo “phò” trong thời gian làm du kích, bị địch bắt năm 1971 tại Đức Hòa, Long An và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, trong thời gian ở tù không chịu nổi tra tấn cũng đã quy hàng địch, nghi án này chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vào thời điểm thích hợp.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, một quả đạn pháo 130mm của Quân giải phóng bắn trúng bốt điện Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, một tiếng nổ cực lớn và tiếp theo là cả khu vực mất điện. Ngay sau đó, Phòng Tình báo miền B2 (nay thuộc Tổng cục Tình báo Quân đội) đã nhanh chóng xuất hiện, bảo vệ nguyên trạng Phủ Đặc ủy. Trong các phòng giam lúc đó, phòng hỏi cung, dấu máu của các chiến sĩ tình báo, giao liên bị tra tấn đây đó vẫn chưa khô. Hệ thống máy móc mật mã của Phủ Đặc ủy rất hiện đại đã được giữ gìn nguyên vẹn… Đặc biệt, hệ thống con dấu, hồ sơ của Phủ Đặc ủy vẫn còn nguyên, địch tháo chạy đã không kịp hủy bỏ!

H1Những kẻ thủ ác năm xưa, đến nay vẫn tiếp tục dùng miệng lưỡi trơn tru để lừa gạt TW, giới trí thức và nhân dân
(Cựu Giám đốc Nha cảnh sát Đô thành Sài Gòn Triệu Quốc Mạnh, tay buôn chính trị Nguyễn Công Khế và ông Lê Hiếu Đằng tại căn nhà rộng 51m2, số 60 Thạch Thị Thanh, Q1, TPHCM của vị “minh chủ”  vào tối mùng 5 tết Nhâm Thìn – 2012)

Đón xem kỳ tiếp:  Nguyễn Công Khế mở trụ sở TNCorp tại Mỹ, tẩu tán ngoại tệ ra nước ngoài để làm gì?

CLB Nhà báo trẻ

_________

Mời xem lại: Một số thông tin phản hồi về loạt bài Nguyễn Công Khế (ĐKX/ HVĐ/ NT/ BS). – Nguyễn Công Khế đã trung kiên với Cách mạng như thế nào khi bị địch bắt năm 1972?   –  Lá số tử vi của Đảng viên Nguyễn Công Khế  – Hồ Văn Đắc – Nguyễn Công Khế và “Giọt nước mắt hận thù”…  – Nguyễn Công Khế xử lý việc ra tòa vì trốn nợ như thế nào?   –  Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên  –  Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục! – Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào?  –  Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông (CLB NBT/ BS).  –  ‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’ (BBC).  – CÓ “ĐẤU ĐÁ” Ở TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG THANH NIÊN VÀ BÁO THANH NIÊN? (BS).  – Phản hồi bài viết bịa đặt về nhà báo Nguyễn Công Khế (DL).

Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào?

Đôi lời: Đây là địa chỉ “trụ sở – nhà riêng” của ông Nguyễn Công Khế ở Bắc Cali: 3565 Seven Hills Rd Castro Valley, CA 94546. Được biết, căn nhà này mua hồi năm 2008 với giá $545.000, hiện có giá khoảng $688.000. Chắc có nhiều bà con gốc Việt của mình ở trên Bắc Cali là hàng xóm của ông Nguyễn Công Khế. Khi nào gặp ông Khế, bà con nhớ hỏi ông ta “bí quyết” làm giàu, để có dịp về VN giúp dân mình làm giàu nhé.