Xuất bản Trại Súc Vật (Kỳ 2)

Tạ Duy Anh

5-12-2022

(Trích hồi kí Lách Qua Luật Ngầm)

Tiếp theo kỳ 1. Kỳ 2: Các báo đảng đua nhau đưa tin về Trại Súc Vật

Xuất bản Trại Súc Vật (Kỳ 1)

Tạ Duy Anh

5-12-2022

(Trích hồi kí Lách Qua Luật Ngầm)

KỲ 1: George Orwell và tiểu thuyết Trại Súc Vật

LGT: Trong đời làm biên tập tổng cộng ch ẵn 20 năm của mình, trái với vài người “khôn ngoan” cho rằng, chẳng dại gì mà phải chết cho một cuốn sách, tôi luôn làm ngược lại: Đặt việc xuất bản cuốn sách nào đó quan trọng hơn công việc của mình, nếu nó xứng đáng phải được xuất bản.

Biên tập sách của Nguyễn Huy Thiệp

Tạ Duy Anh

2-12-2022

(Nhân việc Nguyễn Huy Thiệp (NHT) được trao giải thưởng Nhà nước. Trích hồi kí “LÁCH QUA LUẬT NGẦM”, có lược bớt so với nguyên bản).

Nguyễn Bá Thanh và những vụ bức tử, “giết người diệt khẩu” kinh hoàng ở Đà Nẵng (Phần 1)

Mai Hoa Kiếm

4-12-2022

Thành phố Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, trở thành thành phố trực thuộc trung ương từ tháng 1-1997. Kể từ đây, những cuộc quyết đấu tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm chính trị địa phương, gay gắt và kinh hoàng hơn bao giờ hết. Nguyễn Bá Thanh, một trong những hung thần khét tiếng, giờ đây đã mồ yên mả đẹp, nhưng dư âm về ông ta mãi là nỗi ám ảnh kinh hoàng…

Đằng sau lệnh hoãn thi IELTS của Bộ Giáo dục

Lý Trần

4-12-2022

Quyết định đột ngột hoãn thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đặc biệt là bài thi IELTS, đã gây ra nhiều xáo trộn, bất tiện và tốn kém cho nhiều người. Vì cần có chứng chỉ nộp đúng hạn để nhập học, có người phải bay sang tận Thailand để thi, rất nhiêu khê và tốn kém.

Bản chất không hoàn hảo của một nền dân chủ chân chính

Đào Tăng Dực

3-12-2022

Một nền dân chủ chân chính trong bản chất không bao giờ hoàn hảo vì nó là một trật tự chính trị cởi mở, năng động và chấp nhận thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn. Chính vì thế, các nền dân chủ chân chính vô cùng bền vững. Các chế độ độc tài từ Phát Xít đến Quốc Xã, Giáo Phiệt và Cộng Sản đều là những trật tự chính trị khép kín, tự cho mình là hoàn hảo và không chấp nhận thay đổi.

Hoa Kỳ, lãnh đạo thế giới tự do, là một trong những thể chế dân chủ mẫu mực của nhân loại. Cũng chính vì vị trí này mà nền dân chủ Hoa Kỳ trở thành mục tiêu cho sự tấn công của các thế lực quốc tế phi dân chủ như Phát-xít Nga, CS Trung Quốc, Giáo Phiệt Iran, CS Bắc Hàn.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2022 nói lên trọn vẹn yếu tính không hoàn hảo của nền dân chủ chân chính này. Tuy cuộc bầu cử diễn ra trong sự ổn định bình thường nhưng kết quả đưa đến một Hạ viện dưới sự kiểm soát của một đa số tương đối mong manh thuộc đảng Cộng Hòa và một Thượng viện với một đa số mong manh hơn nữa thuộc đảng Dân Chủ. Hậu quả là chính quyền Biden sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thông qua các sắc luật điều hành quốc gia.

Lý do là vì, như những quốc gia dân chủ khác, Hoa Kỳ trong bản chất là một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, trong đó yếu tố pháp trị vượt trội. Các chính sách quốc gia đều phải phát xuất từ những sắc luật được cả Hạ viện lẫn Thượng viện thông qua và Tổng thống phê chuẩn. Tổng thống Joe Biden từ nay sẽ gặp nhiều khó khăn thông qua các sắc luật cần thiết, từ ngân sách đến nợ quốc gia, từ an sinh xã hội đến kiểm soát súng v.v… vì Hạ viện nằm trong vòng kiểm soát của đảng Cộng Hòa đối lập. Ông sẽ cần rất nhiều khéo léo và chấp nhận dung hòa để lèo lái con thuyền quốc gia. Đó là chưa kể Hạ viện còn có quyền thành lập các ủy ban giám sát mọi khía cạnh của hành pháp, bao gồm Bộ Tư pháp, cá nhân những thành viên của chính phủ, kể cả tổng thống.

Tại Vương Quốc Anh, một nền dân chủ lâu đời đại diện cho mô hình quốc hội chế, cũng đã phơi bày nhiều khuyết điểm tương tự. Thật vậy, dưới sự lãnh đạo của cựu thủ tướng Boris Johnson, quốc gia này trải qua nhiều chia rẽ và sóng gió trong suốt tiến trình Brexit, rút ra khỏi Liên hiệp Âu châu. Sau đó, những bê bối cá nhân không tuân thủ các quy luật chống đại dịch Vũ Hán đã buộc ông phải từ chức thủ tướng. Tiếp theo, đảng Bảo Thủ cầm quyền quyết định bầu nữ thủ tướng Liz Truss nhưng bà này chỉ tại vị 7 tuần vì áp lực và cuối cùng đảng phải bầu ông Rishi Sunak, một người gốc Ấn Độ làm thủ tướng. Dĩ nhiên mô hình dân chủ Anh Quốc cũng bị nhiều thế lực độc tài trên thế giới đả phá thường xuyên.

Trong khi đó, tại Liên bang Nga, Tổng Thống Putin vẫn tiếp tục cầm quyền từ năm 2000 đến nay, chỉ trừ từ 2008 đến 2012 trong chức vụ thủ tướng và hoàn toàn kiểm soát quốc hội. Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình nắm quyền từ năm 2013, đã chuẩn bị cho khả năng làm chủ tịch suốt đời và đảng CS liên tục cầm quyền từ năm 1949. Tại Bắc Triều Tiên, đảng CS tại quốc gia khốn khổ này duy trì một chế độ tàn ác và cha truyền con nối đã 3 đời. Tại Việt Nam TBT Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ này từ năm 2011 và đảng CSVN nắm quyền liên tục từ năm 1946.

Các câu hỏi chúng ta đặt ra là:

1. Như thế trên mặt nổi, có phải các chế độ độc tài hoàn hảo và được dân chúng ủng hộ hơn các nền dân chủ hay không?

2. Có phải đúng như Nhà Độc Tài Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay… cuộc sống bây giờ rất khác, ra đường phố Hà Nội ô tô không có chỗ đỗ, nhiều nhà có vài ba cái ô tô mà đều ô tô sang” hay không?

3. Có phải trật tự chính trị CS ở Việt Nam, LB Nga, CSTQ, CS Bắc Hàn ưu việt hơn trật tự chính trị dân chủ ở Hoa Kỳ, Anh Quốc và các quốc gia dân chủ khác hay không?

4. Có phải trật tự chính trị Mác Xít ở Việt Nam là hoàn hảo như Thiếu tướng, PGS, TS, Nhà Giáo Nhân Dân Nguyễn Bá Dương viết trên Báo Điện Tử đảng CSVN ngày 2 tháng 2 năm 2022 rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền “là đạo đức, là văn minh” hay không?

Câu trả lời thực sự là: Các chế độ dân chủ bề ngoài không hoàn hảo, nhưng hàm chứa một sự bền bỉ thâm sâu, vì được xây dựng trên sự bao dung nhiều khuynh hướng dị biệt và sự đồng thuận của nhân dân. Các nền dân chủ chân chính dung hợp được những cuộc biểu tình khổng lồ lên đến hằng trăm ngàn, thậm chí hằng triệu người mà chỉ cần điều hợp bằng những luật lệ giao thông bình thường. Trong khi tại các “thiên đường xã hội chủ nghĩa hoàn hảo và ưu việt” như Việt Nam và TQ thì chỉ một vài cá nhân lẻ tẻ bất đồng chính kiến, nhưng nhà cầm quyền đã phải sử dụng đến những điều khoản vô cùng khắt khe của Bộ luật Hình sự như “tuyên truyền chống phá nhà nước”, hoặc “âm mưu lật đổ chính quyền”, để giam cầm chung thân hoặc tử hình. Thêm vào đó, các chính quyền “ưu việt” này còn sợ quyền tự do biểu tình của nhân dân, như loài quỷ dữ sợ ánh sáng mặt trời.

Trong kỷ nguyên tin học, bạo lực và sự gian dối của độc tài CSVN không hề che giấu được nhân dân. Nhân dân Việt Nam từ lâu đã chọn lựa trật tự chính trị dân chủ. Nhân dân đã hoàn toàn chối bỏ trật tự chính trị Mác-Lê, dù guồng máy tuyên truyền có gắn cho nó mọi tính ưu việt giả dối.

Những lời hô vang trong các cuộc biểu tình chống chính sách Zero Covid tại TQ bao gồm “Đả đảo đảng CSTQ, đả đảo Tập Cận Bình” nói lên sự căm phẫn thật sự tiềm ẩn trong tâm thức của nhân dân. Đảng CSVN và Nguyễn Phú Trọng là mục tiêu của sự căm phẫn tương tự ở Việt Nam. Lịch sử chứng minh rằng, không hề có một tập thể chính trị nào tồn tại trước sự căm phẫn tột cùng của nhân dân. Đảng CSVN đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và sẽ bị quẳng vào thùng phân thối tha của lịch sử vào một ngày không xa.

‘Bạch chỉ’ ở Trung Quốc, ‘trắng’ ở Việt Nam

Blog VOA

Trân Văn

3-12-2022

“Bạch chỉ cách mạng” bùng phát sau khi có tới mười người thiệt mạng (3/10 là trẻ con) trong một vụ hỏa hoạn ở Urumqi (thủ phủ khu vực Tân Cương), Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Bakhmut đã phơi bày điểm yếu cốt tử của quân đội Nga

Novoye Vremya

Tác giả: Steve Strazer, nhà phân tích quân sự

Kim Văn Chính, lược dịch

2-12-2022

Quân đội Ukraine trên một chiếc xe tăng Nga đã được sửa chữa trong một khu rừng bên ngoài thành phố Kharkiv, Ukraine ngày 26-9-2022. Ảnh minh họa. Nguồn: Paula Bronstein/ Getty

Nỗ lực suốt 4 tháng qua của quân đội Nga để chiếm một thành phố không có tầm quan trọng chiến lược như Bakhmut mà không thành công, chứng tỏ tại sao Putin sẽ không thể chống lại được NATO.

Hai cuốn sách, hai góc nhìn và một kết quả

Đỗ Ngà

2-12-2022

Cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Why nations fail?) của đồng tác giả Daron Acemoglu và James Robinson là một cuốn sách nói về lịch sử, kinh tế chính trị rất hay. Hai tác giả này cho rằng, nguyên nhân thất bại của một quốc gia không do địa lý, không do văn hóa v.v… mà là do thể chế chính trị. Bởi thể chế chính trị quyết định thể chế kinh tế quốc gia đó. Và đây là lý do quốc gia đấy giàu mạnh hay đói nghèo.

Khúc bi kịch bên bờ sông Lương Mã

Yên Khê

2-12-2022

“Họ có phải chúng ta không?”

“Họ cầm giấy trắng, chúng ta đấy!”

“Có cảnh sát kìa, cảnh sát bắt sao!”

“Hay mình đi về?”

“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian” –  (Lời bài Quốc tế ca của phong trào cộng sản)

Người hùng cầu Sitong muôn năm”

“Đừng, đừng, chúng ta là công dân tốt, chúng ta không bàn chính trị!”

“Hay là mình hoan hô Covid test nhé!”

“Đúng đúng, tiếp tục giới nghiêm đi nào!”

“Khuya rồi, làm gì nữa?”

“Thôi về!”

“Đừng đi lẻ, để còn biết lối nếu bị bắt”.

Đó là những mẫu đối thoại thì thào rời rạc của khoảng 100 người, đa số ở độ tuổi 20-30, tụ tập bên bờ sông Lương Mã, một thắng cảnh của thủ đô Bắc Kinh, tối Chủ Nhật, ngày 27-11-2022. Người quan sát ngoài cuộc hiểu ngay rằng đây là một cuộc biểu tình, trong hàng chục cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc, chống lệnh giới nghiêm Covid, sau bi kịch 10 người thiệt mạng ở Urumqi, Tân Cương, do bị giới nghiêm không thoát được một cơn hỏa hoạn vì nhà cửa bị phong tỏa. Họ lập một cái bàn thờ ngay bên sông để tưởng nhớ những người chết cháy ở Urumqi.

Một số nơi như Thượng Hải, Quảng Châu, người ta hô khẩu hiệu đòi Tập Cận Bình từ chức, Đảng Cộng sản thoái vị!

Nhưng ở cuộc biểu tình bên bờ sông Lương Mã, từ 9 giờ tối tới 2 giờ sáng, người biểu tình cũng không biết mình đang làm gì, chỉ biết rằng họ phải làm gì đó, trong cái không khí xã hội bức bối ngự trị gần một tỷ rưỡi người Trung Quốc.

Họ không có tổ chức, họ nhận ra nhau qua tấm giấy trắng. Họ là cư dân đô thị, họ còn trẻ, họ không phải là tầng lớp khốn cùng nhất trong xã hội Trung Quốc hiện nay. Họ biết rằng chế độ đang cai trị họ là chế độ độc tài, nhưng họ cũng biết rằng họ rất mong manh khi đối đầu với nó.

Họ hát quốc tế ca, bài hát của chế độ độc tài ấy, nhưng lại có nội dung chống độc tài.

Họ mỉa mai hoan hô giới nghiêm dù họ chống giới nghiêm, vì cho rằng nhà cầm quyền không dựa vào đó mà bắt họ. (Họ sai hoàn toàn, công an vẫn có thể đến nhà bắt họ với lý do họ mỉa mai chế độ).

Họ giống như những nhà nho, tổ tiên suốt mấy ngàn năm của họ, cứ phải viết giữa hai hàng chữ để tránh cơn thịnh nộ của thiên tử, của tể tướng, cho đến cơn tị hiềm của bọn … sai nha ở làng xã.

Một người biểu tình nói rằng, người Trung Quốc quen bị trị rồi.

Và bi kịch hơn cả, như mọi cư dân đô thị Trung Quốc, họ hiểu rằng cuộc sống của họ vẫn đang tốt, so với hàng chục triệu công nhân nhập cư từ miền quê nghèo kiếm ăn vất vưởng bên hè phố, quần quật trong các nhà máy. Có thể họ thấy Mao đúng khi dùng… “nông thôn bao vây thành thị”, trong cuộc chiến quốc Cộng năm xưa. Phải chăng là những nông dân ấy vừa đụng độ với cảnh sát ở thành phố Trịnh Châu (công nhân nhà máy sản xuất iPhone), còn họ thì không dám?

Họ đều sinh ra sau thế hệ Thiên An Môn (1989), chắc chắn họ chỉ biết đến Thiên An Môn qua ai đó, là cha chú họ, nhân chứng của sự kiện đẫm máu ấy, vì lịch sử chính thống xóa sạch câu chuyện ấy.

Một thế hệ sau Thiên An Môn đã lớn lên. Và chắc còn lâu lắm, và có thể mãi mãi, họ không vượt qua được Thiên An Môn.

Trong cái lạnh căm đầu đông Bắc Kinh, giữa những hàng liễu rũ vàng tơi tả, họ tan hàng với những tờ giấy trắng.

Lãng mạn, trầm cảm, và đầy bi kịch.

Nông sản màu… hồng nhưng với ai?

Blog VOA

Trân Văn

1-12-2022

Nông dân tập trung tại Hà Nội để phản đối nạn tịch thu đất đai bừa bãi. Những vụ tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương là một vấn đề ngày càng trở nên căng thẳng ở Việt Nam. Hình minh họa. Nguồn: AFP

Virus cứ giỡn mặt với người cộng sản

Jackhammer Nguyễn

1-12-2022

Hồi mùa hè năm ngoái, virus Covid-19 bất tuân lệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng len lỏi, chọc thủng các hàng phòng thủ của bộ đội, công an, biên phòng,… suýt làm thành Hồ và Hà Nội… vỡ trận!

Sau Cát Linh-Hà Đông, Hà Nội sẽ lại nhờ Trung Quốc làm đường sắt

Blog RFA

Tuấn Khanh

30-11-2022

Bản tin được tờ South China Morning Post tiết lộ, cho biết một dự án đường sắt khác với Cát Linh-Hà Đông luôn được bàn thảo giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Suốt bảy năm qua, tên của một dự án đường sắt Việt Nam đã xuất hiện trong các tuyên bố và tuyên bố chung ngoại giao giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Thế nhưng vì nhiều lý do, dự án này cho đến nay vẫn chỉ nằm trên bản vẽ.

Khi nhân dân thông minh!

Lê Huyền Ái Mỹ

30-11-2022

Năm 2019, tôi theo đoàn công tác đến Trung Quốc. Lần đầu đứng trước quảng trường Thiên An Môn. Bức chân dung Mao to vật treo giữa bàn dân. Người đông như kiến. Phải lách nhau mà đi, qua các cố cung, mệt và khát nhưng đang trong “liệu trình” nên ai nấy đều cố. Đến khi được cắt ra 15 phút vào nhà vệ sinh, mừng phát khóc. Ai dè, hơn cả ám ảnh. Đường trở ra, tôi đi như ai đuổi, rời khỏi nó cả mấy trăm mét mà cứ còn mùi khai, tới tận chỗ ảnh Mao, vẫn nặng mùi xú uế.

Cuộc cách mạng giấy trắng khác ở Việt Nam

Blog RFA

Tuấn Khanh

29-11-2022

Không có dòng tin nào về diễn biến lớn đang xảy ra tại Trung Quốc trên các trang báo Việt Nam. Trong khi khắp mạng xã hội người Việt đều có những hình ảnh và tin tức liên quan sự tức giận của dân chúng, bùng nổ tại nhiều thành phố tại Trung Quốc vào cuối Tháng Mười Một 2022 thì báo chí dòng chính Việt Nam lại đẩy mạnh những câu chuyện về việc mùa Đông đang đến ở châu Âu với nỗi khốn khổ vì thiếu khí đốt Nga hoặc bạo loạn ở Bỉ sau trận thua tại World Cup.

“Lo mà học, đừng quan tâm đến chính trị”

Nguyễn Trường Sơn

29-11-2022

Ảnh: FB tác giả

Buổi sáng hôm nay khi tới trường tôi đã thấy các bạn sinh viên dán mấy tờ giấy A4 lên tường nhằm ủng hộ phong trào biểu tình bên Trung Quốc, và thể nào mấy hôm tới sinh viên trường tôi cũng tổ chức biểu tình.

Sau hơn 30 năm

Tạ Duy Anh

30-11-2022

Năm 1986, khi đang còn là gã hạ sỹ quèn, tôi suýt tát một chú em sỹ quan, cấp bậc trung úy, trung đội trưởng, chỉ vì nó dám bảo Liên Xô trước sau cũng sụp đổ.

Hòa bình là điều muôn dân ước mong

Nguyễn Văn Nghệ

29-11-2022

Ngày 24-2-2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Giảm mức thải CO2, tăng cam kết và thích… ngược chiều

Blog VOA

Trân Văn

29-11-2022

Nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID, hiện đang lãnh án tù 21 tháng vì tội “trốn thuế”. Nguồn: AFP

Điểm sách: Chủ thuyết tự do và các giới bất mãn

Washington Monthly

Tác giả: John Halpin

Đỗ Kim Thêm dịch

28-11-2022

Sự dịu giọng khi nhân danh tự do không phải là xấu. Sự tách biệt âm thầm trong chủ thuyết phi tự do thuộc phe cánh tả và hữu của Francis Fukuyama.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nguy kịch và những bê bối trong chính trường Việt Nam

Nông Văn Tiềm

28-11-2022

Cuối năm 2022, chính trường Việt Nam đang hết sức gay cấn bởi hàng loạt sự kiện diễn ra. Đáng chú ý nhất là trường hợp của Phó thủ tướng Lê Văn Thành. Ông Thành được cho là vắng mặt trên truyền thông của đảng suốt nửa tháng nay, gây nhiều đồn đoán trong dư luận. Liệu ông Lê Văn Thành lâm trọng bệnh, hay đã đào tẩu sang nước ngoài để tránh những thanh trừng khốc liệt trong hàng ngũ cộng sản cấp cao?

Bản chất của những cuộc biểu tình ở xứ độc đảng

Đỗ Ngà

28-11-2022

Trong mỗi quốc gia, không thể có chuyện lúc nào mọi người có cùng quyền lợi như nhau, vì thế mỗi chính sách (đối nội) ban ra sẽ làm hài lòng thành phần này nhưng lại làm phật lòng thành phần khác. Đó được xem như là điều hiển nhiên. Ví dụ, chính sách bảo hiểm y tế Obamacare làm cho thành phần này hoan nghênh nhưng thành phần khác lại phản đối. Hay như việc ông Trump dự định xây bức tường ngăn biên giới giữa Mexico và Mỹ cũng cũng vậy, cũng được thành phần này ủng hộ nhưng thành phần khác thì phản đối. Nói chung, trong một quốc gia thì không bao giờ có loại chính sách nào là “đem lại lợi ích cho toàn dân”.

Đối ngoại và lựa chọn hàng ‘độc’: ‘vàng’ và ‘tốt’

Blog VOA

Trân Văn

28-11-2022

Dân Việt tưởng niệm 25 năm trận chiến Gạc Ma chống Trung Quốc

Tại sao Trung Quốc luôn muốn giữ chính sách Zero-COVID?

Nguyễn Hồng Vũ

28-11-2022

Mấy hôm nay, mình thấy liên tục các cuộc biểu tình về chính sách Zero-COVID ở Trung Quốc. Mình không biết rằng kết quả các cuộc biểu tình đó sẽ đi đến đâu nhưng có lẽ trước mắt nhân dân Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi khá nhiều. Nguyên nhân của các cuộc biểu tình trên có thể là vì họ chưa tìm ra được câu trả lời thỏa đáng cho việc áp dụng chính sách Zero-COVID.

Tại sao nhân loại cần dân chủ và một trật tự thế giới căn cứ trên luật quốc tế

Đào Tăng Dực

28-11-2022

Những quốc gia khác biệt, với cương thổ rõ rệt, nhưng xây dựng trên nền tảng dân chủ, sẽ đưa đến một cộng đồng nhân loại đặt nền tảng trên một hệ thống luật quốc tế nghiêm minh. Ngược lại, những quốc gia độc tài, độc đảng, sẽ đưa đến một trật tự thế giới xây dựng trên nền tảng bạo lực của kẻ mạnh.

Chính sách “Zero Covid” và sự bất mãn của người dân Trung Quốc

Lâm Bình Duy Nhiên

27-11-2022

Dân Trung Quốc biểu tình tại Bắc Kinh và Thượng Hải để phản đối chính sách “zero Covid” của nhà cầm quyền.

Chúc những sinh viên Trung Quốc chân cứng đá mềm và mong các bạn sống được cuộc đời tự do

Lê Nguyễn Duy Hậu

28-11-2022

Ảnh trên mạng

Trong ảnh là những tờ giấy trắng chép lại phương trình Friedmann. Đây không phải là một cuộc thi toán học, và bạn cũng không cần phải biết về toán học để hiểu những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Những tờ giấy này do các sinh viên Đại học Thanh Hoa – một trong hai viện đại học hàng đầu của Trung Quốc, bên cạnh Bắc Đại – viết trong cuộc tuần hành, biểu tình đang diễn ra. Có người cho rằng Friedmann đọc trại thành Free Man – Con người Tự Do. Và đó có thể là ý nghĩa của thông điệp do các sinh viên đưa ra.

Cảm thán về danh hiệu thầy thuốc ưu tú

Y Đức

27-11-2022

Danh lợi làm mờ mắt con người. Khi lợi lộc có dư rồi người ta thèm khát danh vọng.

Thấy gì qua buổi gặp mặt của Putin với các bà mẹ lính Nga

Kim Văn Chính

26-11-2022

Lời giới thiệu: Nước Nga đã không dưới 1 lần, khi sa hoàng tỏ ra yếu đuối hoặc thất bại, người phụ nữ đã lên cầm quyền, trong đó nổi tiếng nhất là nữ hoàng Ekaterina II là một người Đức, con dâu của nhà Romanov.

Thử xếp vài chuyện rời rạc cạnh nhau

Blog VOA

Trân Văn

26-11-2022

“Hôm kia, hôm kìa, điện thoại ting ting tin nhắn từ Tổng đài Mặt trận “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau””… Hình minh họa.