Vũ nhôm và “thần tượng” Nguyễn Bá Thanh

FB Hoàng Hải Vân

21-9-2017

Vũ “nhôm” và ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: internet

Diễn biến mới nhất tại Đà Nẵng đúng như chúng tôi kỳ vọng nhưng nằm ngoài dự đoán của nhiều người: Sau khi Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng thông báo kết luận về những sai phạm của Bí thư và Chủ tịch thành phố, cùng một lúc Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo thanh tra toàn diện các dự án trên bán đảo Sơn Trà và Bộ Công an vào cuộc điều tra 9 dự án và việc mua bán chuyển nhượng tài sản công tại 31 địa chỉ ở Đà Nẵng.

Làng Vũ Đại vẫn còn

Blog VOA

Trân Văn

20-9-2017

Một trong những phát ngôn của ông Nguyễn Xuân Anh. Nguồn: internet

Khả năng ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân của thành phố này tiếp tục “lập ngôn” gần như không còn.

Gần như công chúng Việt Nam sẽ mất cơ hội được trưởng nam của ông Nguyễn Văn Chi (cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng, cựu Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, cựu Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN) massage lỗ nhĩ qua những tuyên bố kiểu như:

Bí thư Nguyễn Xuân Anh, đôi điều ghi lại…

Tiền Phong

Trần Tuấn

20-9-2017

TP – “Tối qua có lẽ do Đại hội kết thúc nên mình ngủ một giấc rất ngon, nhưng những giấc ngủ sắp tới đây tôi nghĩ không phải dễ dàng đâu. Nó đi cả vào trong giấc ngủ. Mình phải làm cái gì đây?”- Bí thư Nguyễn Xuân Anh tâm sự với báo chí sau ngày nhậm chức. Còn bây giờ, chắc cơn khó ngủ sẽ còn giày vò ông thời gian lâu nữa…

Bài báo bị phạt 30 triệu và công văn của ông Hữu Thỉnh

LTS: Nhân có kết luận sai phạm về chuyện Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh sử dụng xe công mang biển số giả, kính mời quý độc giả xem công văn của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, gửi báo Văn Nghệ ngày 23/2/2017, yêu cầu tờ báo này gỡ bài, “cải chính và xin lỗi”, dù báo này đã đưa tin đúng sự thật.

Cũng xin được đăng lại bài báo “Lại thêm một vụ cán bộ dùng xe công gắn biển giả?” của tác giả Trương Ngọc, đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ, là tờ báo con của tờ Văn Nghệ. Bài báo này đã khiến cho báo Văn Nghệ bị đóng cửa và bị xử phạt 30 triệu hồi tháng 2/2017.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Người Việt yêu cầu chính phủ Đức bảo vệ

VOA

20-9-2017

ĐSQ VN ở Đức. Nguồn: AP

Cộng đồng người Việt ở Đức nói họ cần được các cơ quan nhà nước Đức bảo vệ và yêu cầu chính quyền liên bang ngăn cản những vụ bắt cóc tương tự như vụ Trịnh Xuân Thanh, mà ngoại trưởng Đức miêu tả là giống như trong phim thời chiến tranh lạnh.

Trong một bức thư gửi đến Ngoại trưởng Sigmar Gabriel, một diễn đàn của người Việt ở Đức có tên gọi “Việt Nam 21” nói “cộng đồng người Việt tại Đức hiện nay cảm thấy bất an vì các hoạt động của tình báo Việt Nam” và kêu gọi chính phủ liên bang có các biện pháp để bảo vệ họ.

Câu chuyện Xuân Anh và những ‘hạt giống đỏ’

BBC

Trần Quốc Quân

Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Warsaw

20-9-2017

Một trong những câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Xuân Anh. Nguồn: Clip VTC.

Mấy ngày nay báo chí và cộng đồng mạng dường như quên đi những bức xúc về y tế, về BOT giao thông và thậm chí cả hậu quả cơn bão số 10 để tập trung vào những sai phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng mà Bí thư Nguyễn Xuân Anh là nhân vật trung tâm.

Những năm gần đây, “hạt giống đỏ” Nguyễn Xuân Anh có tri thức, có sức trẻ với những tuyên bố mạnh mẽ đã nổi lên như một nhân tố mới trong đội ngũ kế cận vừa hồng vừa chuyên của Đảng.

Con sãi ở chùa lại quét lá đa

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

20-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: NDiep/ báo DT

Đã có một thời kỳ rất dài, người cộng sản lên án chế độ thực dân, phong kiến ở mọi góc độ, mọi bình diện và mọi nơi, mọi lúc. Bất cứ thứ gì liên quan đến chế độ thực dân, phong kiến đều được gắn cho những tính từ không mấy dễ chịu như “lạc hậu, thối nát, man rợ”… và nhiều ngôn từ  khác nữa.

Đặc biệt, chế độ phong kiến bị cộng sản lên án nhiều nhất là tệ “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Thế rồi, để kích động dân đen nổi dậy, lật đổ, người Cộng sản luôn nêu cao những câu ca dao rằng: “Bao giờ, dân nổi, can qua. Con vua thất thế lại ra quét chùa”.

“Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn…”

FB Nguyễn Anh Tuấn

20-9-2017

Ảnh: Báo Tổ Quốc

Chuyện bằng cấp, chuyện quản lý đô thị và đất đai, chuyện sắp xếp nhân sự, chuyện nguyên tắc đảng đều không phải là tình tiết chính trong câu chuyện chính trường đang lùm xùm ở Đà Nẵng. Đó cũng chẳng phải là lý do để Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc, bởi những sai phạm được liệt kê thật bình thường, và có thể tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào.

Tại sao phải làm cho cách xa?

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

20-9-2017

Hình ảnh người dân chợ An Đông biểu tình hôm qua. Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên.

Ngày 19/9/2017 bà con tiểu thương chợ An Đông bãi thị, biểu tình trước cổng chợ để đòi quyền lợi chính đáng, đòi minh bạch, yêu cầu câu trả lời thỏa đáng từ ban quản lý chợ và UBND quận 5 về việc: Số tiền họ đóng góp sửa chợ sau bốn năm mà BQL chợ không thực hiện thi công. Bắt tiểu thương ký hợp đồng thuê sạp trong khi họ đã mua hẳn sạp trước đó nhiều năm.

Trung Quốc Bắt Cóc Ngư Dân Việt Nam ở Biển Đông: Một Phân Tích từ Tư Liệu Gốc

Theo một nguồn tin thì Cảnh sát biển Việt Nam có ghi chép những vụ việc như vậy trên biển nhưng không công bố. Khi được liên lạc để yêu cầu bình luận về vấn đề này thì Bộ ngoại giao và Cảnh sát biển Việt Nam đều không phản hồi.

____

AMTI/ Đại Sự Ký BĐ

Tác giả: Elena Bernini

Biên dịch: Nguyễn Trịnh Đôn

14-9-2017

Một đoạn trích từ luận văn thạc sĩ của tác giả tại Đại học Oxford:

Tôi bị giữ 3 ngày, còn gia đình tôi phải đem tiền, 140 triệu đồng [khoảng 6.200 USD], tới Đà Nẵng để nhờ người ở đó giúp. Tụi tôi không biết người ta lấy tiền đó để làm gì… Họ giữ 3 tàu và giam tụi tôi trong cùng một nhà kho. Họ cho tụi tôi ăn như cho heo ăn vậy, một cục cơm trắng to… Đi vệ sinh hả? Họ đưa cho tôi một cái xô. Rồi tôi tự làm… Tụi tôi phải cúi mặt xuống. Họ không cho tụi tôi nhìn vô mặt họ nếu không họ đánh nhừ tử… Tàu của họ chạy nhanh tới 30–40 km/giờ, nhanh hơn nhiều so với tốc độ 7 km/giờ của tàu tôi… Tụi tôi bị bắt ở giữa biển. Rồi tụi tôi bị đem qua một tàu khác để đưa tới đảo. Tụi tôi bị bịt mắt nên không biết đảo nhìn ra sao… 15 người bị bắt rồi giam trong cái nhà giống nhà kho. Rồi họ thả cho 12 ngư dân cùng tàu của mình về nhà, giữ lại 3 người với tàu. Tại vì đông quá, họ không có đủ đồ ăn… Họ đòi tụi tôi phải gửi tiền bằng chuyển khoản mà tụi tôi cũng không biết ai sẽ nhận tiền.

– Lời ngư dân Việt Nam bị bắt cóc (phỏng vấn năm 2016)

Đinh La Thăng đang tiến thẳng vào ‘quy trình 5 bước’?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

19-9-2017

Đinh La Thăng trong lần gặp ông John Kerry tại Sài Gòn, tháng Năm, 2016. Ảnh: BNG Mỹ

Không lâu sau vụ đầu tháng Chín năm 2017 Bộ Công an bắt hàng loạt quan chức lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – nơi mà Đinh La Thăng đã làm chủ tịch hội đồng thành viên trong giai đoạn 2006 – 2010, vừa xuất hiện thêm một dấu hiệu mang tính trực tiếp cho thấy ông Thăng đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” vào “quy trình 5 bước” trong tinh thần “lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy” của Nguyễn Phú Trọng.

Vì sao vừa đánh lại vừa run?

Blog VOA

Bùi Tín

19-9-2017

ng Nguyễn Phú Trọng (giữa), sao vừa đánh lại vừa run? Nguồn: AP

Việc chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đích thân chỉ đạo đã có dấu hiệu nhúc nhích theo hướng tiến lên.

Tòa án xét xử vụ án tham ô tại ngân hàng Đại dương – Ocean Bank đã tuyên án tử hình đối với nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn, án tù chung thân đối với nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Hà văn Thắm và các đồng phạm khác từ 27 năm đến 3 năm tù giam (*).

Vụ Đà Nẵng: Tổng Bí thư muốn ‘chấn chỉnh kỷ luật Đảng’?

BBC

19-9-2017

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói quá trình chống tham nhũng là cuộc chiến “chống giặc nội xâm”. Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP/GETTY IMAGES

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng mục đích chính của việc công bố vi phạm của Bí thư và Chủ tịch thành phố Đà Nẵng là để “phục hồi kỷ luật trong đảng”.

David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ nghỉ hưu và nay hay viết các bài báo về chính trị Việt Nam, bình luận với BBC rằng vụ việc diễn ra trong bối cảnh “tình hình tại Đà Nẵng đã trở nên khó chịu đến công khai”.

Ông Lưu Vân Sơn: ‘Hai Đảng có chung số phận’

BBC

19-9-2017

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Lưu Vân Sơn rằng VN “hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc, mong muốn quan hệ Việt-Trung luôn phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước”. Ảnh: Tân Hoa Xã

Đảng Cộng sản tại hai nước có “chung số phận”, một quan chức cao cấp của Trung Quốc nói trong chuyến thăm Việt Nam.

Ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong ngày thứ hai chuyến công du hai ngày nói với Thủ tướng nước chủ nhà Nguyễn Xuân Phúc rằng hai đảng “tạo thành một cộng đồng có chung vận mệnh”, Tân Hoa Xã tường thuật.

Hoàng Sa – nổi trôi vận nước

Luật Khoa

Quỳnh Vi

19-9-2017

Một phần của quần đảo Hoàng Sa – Paracels – từ trên không. Ảnh: STR/AFP/Getty Images

Ngày 19/1/1974, một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và Trung Quốc nổ ra, và hầu như không được giới truyền thông quốc tế xem là một điều quá to tát. Cuộc chiến Việt Nam khi đó vẫn đang tiếp diễn, và đó mới là mối quan tâm của thế giới ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc hải chiến này lại ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay.

Thị trưởng Đà Nẵng

FB Lê Trọng Vũ

19-9-2017

Trụ sở trung tâm hành chính Đà Nẵng. Ảnh: internet

Nhắc đến Đà Nẵng khó mà không nhắc đến Bá Thanh, chính trị gia hiếm hoi thu hút công chúng như một ngôi sao giải trí hạng A, đến mức ngay cả khi không còn hiện diện, những lãnh đạo kế nhiệm cũng khó ai thoát khỏi cái bóng quá lớn mà ông để lại.

Năm 2013, khi Bá Thanh được (bị) rút ra ngoài Hà Nội thì người làm phó cho ông là Trần Thọ được bổ nhiệm lên thay. Ngay từ đầu, người đàn ông có thời làm tuyên giáo này đã cố gắng gây ấn tượng bằng cách lớn tiếng đập bàn, hô hào chống tham nhũng nhưng khác với Bá Thanh, Trần Thọ không có sự ủng hộ ở địa phương lẫn các mối quan hệ chống lưng ngoài TW, nên chỉ cần vài đòn dưới thắt lưng đơn giản, một doanh nghiệp tư nhân cũng có thể tiễn vị Bí thư quyền lực ra về mà không có tiếng kèn trống nào.

Quy trình xem xét kỷ luật Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng tiếp theo sẽ thế nào?

VTC

Lưu Thủy

19-9-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: infonet

Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKTTƯ cho biết về quy trình sắp tới sẽ xem xét kỷ luật Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

Liên quan đến việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (UBKTTƯ) kết luận hàng loạt sai phạm của hai lãnh đạo ở TP Đà Nẵng, trả lời VTC News, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKTTƯ Đảng nhận xét, vụ việc ở Đà Nẵng sẽ là bài học cho lãnh đạo các địa phương khác.

Dư luận nói gì vụ lãnh đạo Đà Nẵng ‘có các vi phạm’?

BBC

19-9-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh. Ảnh Reuters/Kham

Cộng đồng mạng tranh luận liệu ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ có phải là ‘nạn nhân’ sau khi cơ quan kỷ luật Đảng Cộng sản nói hai lãnh đạo Đà Nẵng vi phạm “nghiêm trọng”.

Tin Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị công bố các “vi phạm” làm nóng mạng xã hội hôm 19/9 với những tranh cãi về quá trình thăng tiến của ông.

Hơn 2.000 tiểu thương chợ An Đông bãi thị

Thanh Niên

19-9-2017

Hơn 2.000 tiểu thương chợ An Đông tập trung bãi thị sáng 19.9. Ảnh: Nguyên Nga

Sáng 19.9, hơn 2.000 tiểu thương đang kinh doanh tại Trung tâm thương mại dịch vụ An Đông (chợ An Đông, Q.5. TP.HCM) đã đồng loạt ngưng kinh doanh, đóng cửa sạp…

Về chuyện thu phí bản quyền âm nhạc

Hoàng Linh Vương

19-9-2017

Nhạc sĩ Phó Đức Phương. Nguồn: báo NLĐ

Vài tháng qua, trong nước ồn ào vụ nhạc sĩ  Phó Đức Phương tuyên bố sẽ thu phí khi khách xem tivi tại phòng lưu trú khách sạn hoặc các lĩnh vực kinh doanh, cũng như bất kỳ nơi nào có sử dụng âm nhạc, dù là bệnh viện hay các cơ sở từ thiện… gọi là tiền tác quyền.

Công bằng mà nói, thì ai làm ra cái gì thì nó là sở hữu của người đó. Họ có quyền bán, cho thuê, biếu, thậm chí… quăng đi mà không ai có quyền làu bàu hùng hổ, miễn là sản phẩm đó không phương hại đến người khác, không bẩn mắt, chướng tai xã hội.

Bê bối của Bí thư Nguyễn Xuân Anh liên quan đến đại gia Vũ ‘nhôm’?

VN Finance

Anh Hùng (tổng hợp)

19-9-2017

Ông Phan Văn Anh Vũ, thường được biết đến với biệt danh “Vũ nhôm”. Ảnh: VN Finance/ internet

Ông Nguyễn Xuân Anh ở cùng vợ con tại nhà số 43 Nguyễn Thái Học. Ngoài nhà 43, gia đình ông đang sử dụng hai ngôi nhà liền kề là số 45 và 47.

Theo Báo Tuổi trẻ, nhà ba tầng số 45 Nguyễn Thái Học có diện tích đất 138,5m2, diện tích sử dụng 342,4m2. Nguồn gốc là nhà đất công sản thuộc sở hữu nhà nước, bố trí cho Công ty cổ phần Phát triển công nghệ và tư vấn đầu tư Đà Nẵng thuê sử dụng.

Từ vụ buôn lậu thuốc ung thư giả: Từ chức – Vấn đề thể chế – Nguyên lý và thực tế

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

19-9-2017

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: internet

Vụ án xử công ty VN Pharma tội danh buôn lậu thuốc ung thư “giả“ liên quan đến tính mạng đông đảo người bệnh đã tạo nên một làn sóng bất bình nóng bỏng truyền thông, tranh cãi liên quan tới phần trách nhiệm hành pháp và hành chính của Bộ Y tế, đặc biệt chức vụ Bộ trưởng xoay quanh vấn đề từ chức đã được đặt ra chính thức từ cách 2 năm trước. Để có thể giải toả và làm căn cứ khoa học cho cách giải quyết trong tương lai, trước hết cần làm rõ khái niệm Từ chức bằng luận thuyết khoa học và kiểm nghiệm qua thực tiễn ta và thế giới.

Đâu là lỗi của Nguyễn Xuân Anh?

Hiệu Minh

18-9-2017

Ông Nguyễn Xuân Anh, sắp trở thành “cựu” Bí thư Thành ủy Đà Nẵng? Ảnh: internet

Truyền thông ầm ỹ ông Nguyễn Xuân Anh dùng bằng giả để tiến thân. Thật ra, lý do ông bị kỷ luật thì có nhiều.

Không phải là bằng cấp chưa được Bộ GD ĐT công nhận vì Bộ này chưa bao giờ công bố danh sách các trường đại học trên thế giới được VN thừa nhận.

Không phải vì lên chức bí thư Đà Nẵng hay vào TW khi còn quá trẻ (39 tuổi năm 2015) vì các ông Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú lên TBT còn trẻ hơn nhiều.

Thư Phan Nhật Nam gửi Hữu Thỉnh: Cái tát vào mặt chế độ CSVN

Thạch Đạt Lang

18-9-2017

Nhà văn Phan Nhật Nam. Ảnh: internet

Có lẽ đây là lần đầu tiên nhưng không chắc sẽ là lần cuối cùng, một lời mời “danh dự” của ông Nguyễn Hữu Thỉnh, đương kim chủ tịch hội nhà văn của nước CHXHCN Việt Nam, bị từ chối thẳng thừng bởi một người lính viết văn, cựu đại úy nhảy dù Phan Nhật Nam.

Phan Nhật Nam là người có nhiều tác phẩm bút ký chiến trường nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975 như, Tù Binh và Hòa Bình, Mùa Hè Đỏ Lửa, Dấu Binh Lửa… cùng những truyện ngắn, truyện dài khác như: Dựa Lưng Nỗi Chết, Đứa Bé Chết Trên Dòng Sông Quê Hương, Em Tôi… Tuy nhiên, ông không nhận mình là một nhà văn, chỉ coi mình như một người lính viết văn.

Sự kiêu ngạo cộng sản (phần 2)

FB Nguyễn Thông

16-9-2017

Tiếp theo phần 1

Một cuộc xuống đường mừng quân đội CS ở miền Nam sau ngày 30/4/1975. Nguồn: internet

Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản với cốt lõi là tư tưởng Marx – Lenin, học thuyết đấu tranh giai cấp được du nhập vào Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ 20, người cộng sản đã dần tìm được chỗ đứng trong đời sống chính trị bởi họ khá khôn ngoan. Họ biết lợi dụng và dựa vào dân nghèo, nhất là nông dân, lực lượng đông nhất ở một xứ thuộc địa. Những ông tổ của cộng sản, khi truyền bá học thuyết đấu tranh giai cấp đã khẳng định “ai nắm được công nông, người ấy sẽ chiến thắng”. Lý luận ấy từng chính xác ở nơi nào thì tôi chưa rõ lắm, nhưng xứ ta trước năm 1945 thì quả đúng như vậy.

Đà Nẵng: Cán bộ hưu trí và đương chức bình luận về kỷ luật Bí thư Xuân Anh

Một Thế Giới

Thạch Châu

18-9-2017

Bí thư Nguyễn Xuân Anh (bìa trái) và Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ trong một cuộc họp ở Đà Nẵng. Ảnh: MTG
Thông tin về những sai phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ vừa được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chính thức kết luận, Một thế giới đã hỏi ý kiến một vài vị cán bộ về hưu lẫn đương chức về sự kiện này.

EU-VN: Thương mại, nhân quyền và Trịnh Xuân Thanh

BBC

18-9-2017

Những phát biểu của ông Bernd Lange (phải) trong cuộc họp báo hôm 15/9 ở Hà Nội được AFP và truyền thông VN diễn giải theo những ý nghĩa khác nhau. Ảnh: FB EUROPEAN UNION IN VIETNAM

Quan chức hàng đầu về thương mại của châu Âu cảnh báo rằng hiệp định tự do thương mại giữa EU và Việt Nam (EVFTA) có thể bị ‘xôi hỏng bỏng không’ nếu Hà Nội không nghiêm túc cải thiện nhân quyền.

Cùng lúc, báo chí chính thống tại Việt Nam mô tả vị đại diện EU tỏ ra “rất lạc quan” về sự phát triển của các mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, gồm cả thương mại.

Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện Châu Âu, ông Bernd Lange nói nhân quyền là chủ đề tâm điểm các cuộc thảo luận hiện thời, hãng tin AFP từ Hà Nội trích lời ông nói.

Đức có quyền phủ quyết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)

Hiếu Bá Linh

18-9-2017

Khủng hoảng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức do vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc sẽ có ảnh hưởng đến quá trình phê chuẩn Hiệp định hay không? Chỉ cần Quốc hội CHLB Đức không đồng ý thì chắc chắn Hiệp định sẽ không được phê chuẩn.

Nghị sĩ CHLB Đức Bernd Lange (ngồi giữa) trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 15.09.2017. Nguồn: internet

Trong chuyến sang Việt Nam công tác về Hiệp định Tự do Thương mại EU – Việt Nam, Nghị sĩ CHLB Đức Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu, đã mở một cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 15.09.2017 vừa qua.

Nghệ An xử ông Nguyễn Văn Oai 5 năm tù

BBC

18-9-2017

Nguyễn Văn Oai tại phiên tòa sơ thẩm ngày 18/9. Ảnh: BNA/PLTP

Nguyễn Văn Oai, thành viên của nhóm Thanh niên Công giáo, bị tòa tỉnh Nghệ An kết án 5 năm tù trong lúc vợ ông cáo buộc bản án “đã định sẵn, mọi lời biện hộ của luật sư tại tòa đều vô nghĩa.”

Ông Gioan Nguyễn Văn Oai, 36 tuổi, người ra tù năm 2015 sau khi bị bắt vì Điều 79 Bộ luật hình sự, bị bắt trở lại hồi tháng 1.

Vai trò của Mao trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974

FB Trần Trung Đạo

16-9-2017

Mao Trạch Đông và Richard Nixon, cái bắt tay lịch sử năm 1972. Nguồn: internet

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô. Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

Sự gần gũi giữa Mỹ và Trung Cộng đã đẩy CS Việt Nam nghiêng xa hơn về phía Liên Xô. Bắc Việt cho rằng Trung Cộng đã phản bội đảng CSVN khi đặt mối quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ lên trên quyền lợi của Bắc Việt. Xuân Thủy, trưởng phái đoàn đàm phán của Bắc Việt, tố cáo Mỹ “âm mưu chia rẽ khối xã hội chủ nghĩa.” Khoảng cách giữa Bắc Việt và Trung Cộng xa cách dần mặc dù Trung Cộng tuyên bố vẫn tiếp tục “ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ đến mục đích cuối cùng.”