Ở Donbass, quân đội Nga có thể tiếp tục tiến xa và san bằng các ngôi làng ở đó. Ngoài ra, tên lửa của Nga cũng được bắn xa về phía sau mặt trận, chẳng hạn như tại các sân bay. Đại tá Markus Reisner giải thích với NTV vì sao những thành công này lại nguy hiểm đối với F-16 của phương Tây.
NTV:Phía Nga mới đây đưa tin đã chiếm được các thị trấn khác ở Donbass – Sokil và Chigari. Những thành công này có quan trọng về mặt chiến lược không?
Markus Reisner: Những thị trấn nhỏ bị chiếm này thật ra là một phần của các cuộc tấn công từ phía Nga mà chúng ta thấy dọc theo toàn bộ mặt trận. Các cuộc tấn công đã thành công ở Donbass, nơi người Nga đang chinh phục những ngôi làng nhỏ hàng tuần, có khoảng 100 cư dân trước chiến tranh. Nếu chúng bị chiếm, điều đó thật sự có nghĩa là chúng sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, các địa điểm này sẽ bị san bằng.
Đặc biệt ở Donbass, quân Nga còn có khả năng tiến sâu hơn vào địa hình. Thường có thể chỉ hàng trăm mét, một hoặc hai km, nhưng thành công là có, khi cộng chúng lại với nhau. Thành công ở Niu York và Chassiv Yar là rất đáng kể.
NTV:Đây là thành phố có kênh Donbass chạy qua.
Markus Reisner: Con kênh ngăn cách khu phía đông của thành phố với phần còn lại và tạo thành chướng ngại vật khó khăn cho quân Nga trong cuộc tiến công của họ. Tuy nhiên, hiện tại họ đã chiếm hoàn toàn phần phía đông Chassiv Yar; lính dù Nga gần đây đã được triển khai ở đó. Hiện tại, người Nga vẫn chưa thể tự mình vượt qua con kênh để chiếm phần còn lại của thành phố.
NTV:Có phải người Nga đang sử dụng một chiến thuật được lặp đi lặp lại trong các cuộc tấn công này?
Markus Reisner: Dựa trên các video từ khu vực chiến đấu, chúng ta thấy rằng họ dùng nhiều pháo binh, thả bom trong giai đoạn đầu. Có những cuộc tấn công ồ ạt bằng pháo, thiết bị phóng tên lửa, nhưng trên hết họ sử dụng bom lượn có sức hủy diệt – theo báo cáo từ phía Ukraine, hiện có tới 800 cuộc tấn công bằng bom lượn mỗi tuần.
NTV:Những quả bom hạng nặng này còn được sử dụng để tấn công các mục tiêu như siêu thị và cơ sở hạ tầng quan trọng, gây ra hậu quả tàn khốc. Người Nga đang làm gì với bom lượn ở mặt trận?
Markus Reisner: Với sức công phá mạnh mẽ, bom lượn có thể phá hủy hoàn toàn các vị trí phòng thủ của Ukraine và chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiếp theo của Nga.
Điều mà chúng tôi cũng đang quan sát: Các cuộc tấn công bằng bom lượn tàn khốc vào khu vực đô thị Kharkiv. Và ở xa phía sau mặt trận, trên lãnh thổ Ukraine, người Nga sử dụng máy bay không người lái trinh sát tầm xa và sau đó tấn công, chẳng hạn như các điểm thả quân của Không quân Ukraine.
Có nhiều báo cáo khác nhau về sự thành công của các cuộc tấn công này: Người Nga tuyên bố rằng, gần đây họ đã phá hủy ba máy bay chiến đấu – hai chiếc SU 27 và một chiếc MiG 29 – cũng như một trực thăng tấn công Mi24. Phía Ukraine không xác nhận thông tin này mà chỉ cho biết đã mất 1 máy bay.
NTV:Ukraine khẳng định rằng quân Nga chủ yếu bắn trúng máy bay giả.
Markus Reisner: Điều đó có thể đúng. Một yếu tố khác quan trọng hơn nhiều so với câu hỏi liệu Nga có thể hạ gục 3 máy bay phản lực hay chỉ một chiếc.
NTV:Hãy tiếp tục.
Markus Reisner: Những cuộc tấn công này cho thấy, người Nga có thể quan sát không gian của đối phương ở xa phía sau mặt trận và cũng có thể hành động ở đó. Đây là dấu hiệu báo trước về khả năng sử dụng máy bay chiến đấu F-16 của phương Tây ở Ukraine.
NTV:Ông nghĩ rằng F-16 cũng có nguy cơ bị bắn trúng và có thể bị tiêu diệt giống như một trong những máy bay thời Liên Xô?
Markus Reisner: Những chiếc F-16 này khi được bàn giao phải được bảo vệ rất kỹ để người Nga không thể làm được điều đó.
NTV:Chính phủ mới của Hà Lan tuyên bố, họ muốn bắt đầu giao máy bay F-16 “ngay lập tức”. Trong những tuần gần đây, việc đào tạo rộng rãi cho các phi công Ukraine được cho là một trở ngại. Vì vậy, việc giao máy bay sẽ bị trì hoãn.
Markus Reisner: Nguyên nhân của sự chậm trễ không phải là do thiếu phi công đã qua đào tạo. Cũng như không có sẵn các loại vũ khí mà máy bay chiến đấu phương Tây có thể mang theo, tức là hệ thống không đối không hoặc hệ thống không đối đất. Thay vào đó, vấn đề chính là hậu cần. Người Ukraine bố trí những máy bay này ở đâu và như thế nào để chúng có cơ hội tồn tại?
NTV:Được bảo vệ khỏi các cuộc không kích tương tự của Nga?
Markus Reisner: Chính xác. Người Nga đã tấn công các căn cứ không quân Ukraine bằng tên lửa tầm xa, mặc dù F-16 vẫn chưa có mặt ở đó. Để bảo vệ các máy bay phản lực khi chúng đến nơi, những chiếc này không chỉ cần một sân bay làm căn cứ mà còn cần nhiều căn cứ như vậy. Họ cần có khả năng chuyển chỗ chiếc F-16, đặt nó lúc chỗ này, lúc chỗ kia và giấu nó khỏi các phương tiện trinh sát của Nga. Điều này rất khó khăn vì các cuộc tấn công cho thấy, người Nga đang theo dõi các sân bay tiềm năng này và nhận ra liệu có những hoạt động nào ở đó có thể được sử dụng để chuẩn bị cho việc triển khai hay không.
NTV:Hãy tưởng tượng điều này: Sau nhiều tháng chuẩn bị, phương Tây cuối cùng đã chuyển giao những chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên của mình, và thậm chí trước khi nhiệm vụ đầu tiên diễn ra, người Nga đã gửi đi khắp thế giới một đoạn video quay cảnh một chiếc F-16 bị tan vỡ.
Markus Reisner: Sự mất uy tín của phương Tây sẽ rất lớn. Đó là lý do tại sao Ukraine và những nước ủng hộ phương Tây rất thận trọng trong việc chuyển giao máy bay. Họ muốn chuẩn bị tốt nhất có thể để tránh thảm họa như vậy.
Có một số biện pháp. Một mặt, như chúng tôi đã đề cập, cách tiếp cận phi tập trung. Nhiều địa điểm mà máy bay có thể cất cánh, cho phép nó di chuyển giữa các sân bay này. Điều này khiến người Nga khó phát hiện ra một chiếc hơn nhiều. Sau đó, có khả năng tạo ra các cấu trúc cứng trên chính các sân bay, chẳng hạn như một loại hầm trú ẩn để máy bay được đẩy vào, cũng có thể được khóa lại.
Chúng tôi thấy rằng, người Nga chủ yếu sử dụng bom chùm để tấn công các sân bay, tức là bom và tên lửa có hiệu ứng diện rộng. Nếu máy bay ở ngoài trời, chúng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho máy bay ngay cả khi không có một cú đánh chính xác. Nếu nó ở trong hầm trú ẩn hoặc nơi trú ẩn kiên cố, nó sẽ được bảo vệ tốt trước kiểu tấn công này. Một hầm trú ẩn sẽ phải bị tấn công với độ chính xác cao và trần của nơi trú ẩn sẽ phải bị xuyên thủng để phá hủy máy bay bên dưới.
NTV:Liệu người Ukraine bây giờ còn có thể xây dựng những cơ sở bảo vệ như vậy không?
Markus Reisner: Điều này rất công phu và tất nhiên là rất dễ thấy. Đặc biệt là vì người Nga đã quen thuộc với việc phân bổ các sân bay quân sự từ xưa. Trong thời kỳ Xô Viết, họ đã tự mình điều hành những nơi này và do đó vẫn có cảm giác về tình trạng của mỗi một nơi. Họ biết chính xác nơi nào vẫn còn những nơi trú ẩn kiên cố và nơi nào không. Và tất nhiên họ có thể dần dần tấn công và tìm cách tiêu diệt chúng.
NTV:Về lý thuyết, phòng không có lẽ cũng tốt, nhưng nguồn lực để làm điều này lại thiếu?
Markus Reisner: Ukraine có quá ít loại vũ khí này. Riêng về hệ thống tầm trung, hiện chỉ có 4 hệ thống Patriot. Hoa Kỳ muốn gửi thêm một chiếc nữa, Hà Lan đã công bố sẽ chuyển một chiếc, nhưng để có thể bảo vệ tất cả những chiếc F-16 bằng hệ thống đó trong tương lai, bạn sẽ cần khoảng 25 chiếc Patriot – một số lượng vượt xa những gì phương Tây có khả năng và sẵn sàng chịu giao hàng.
Cuộc không kích vừa qua của Nga và hậu quả của nó ở Kiev cho thấy, yêu cầu của Tổng thống Ukraine về việc tăng cường hệ thống phòng không là hoàn toàn chính đáng. Vũ khí phòng thủ thuần túy giúp bảo vệ người dân khỏi khủng bố.
1. Tòa án Hình sự Quốc tế ICC vừa ra lệnh bắt giữ đối với cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery Gerasimov hôm 24-06-2024 bởi những tội ác chiến tranh chống lại dân thường Ukraina. Như vậy, cùng với tổng thống Nga Putin, toàn bộ những kẻ chủ mưu của cuộc xâm lược này đều có lệnh truy nã quốc tế.
Ở Donbass, quân Ukraine và quân Nga vẫn đang tranh giành ngôi làng nhỏ nhất một cách gay gắt. Nhưng quân đội của Putin đang liên tục có những tiến bộ. Trên bầu trời Đông Âu, Điện Kremlin cũng đang tích cực chống lại NATO. Đại tá Reisner giải thích cho NTV cách người Nga quấy nhiễu máy bay phương Tây.
NTV: Quân đội Nga thông báo đã chiếm được hai thị trấn Novoolexandrivka và Spirne trong vài ngày qua. Tuy nhiên, Ukraine phủ nhận. Theo quan điểm của ông thì tình hình như thế nào?
Markus Reisner: Người Nga chiếm thế chủ động trên toàn mặt trận, nghĩa là họ quyết định được nơi giao tranh thông qua các cuộc tấn công của mình. Họ đang dần thành công ở hai khu vực nặng ký: Thứ nhất là ở khu vực Chassiv Yar và gần Ocheretyne ở Donbass. Hai địa điểm được đề cập là Novoolexandrivka và Spirne cũng nằm ở đó. Một phần diện tích ở khu vực Chasiv Yar nằm ở bờ phía đông của Kênh Donbass. Phần này hiện nay gần như 100% bị quân Nga chiếm đóng. Thử thách lớn đối với quân Nga là làm sao để vượt qua kênh. Chúng ta sẽ chứng kiến giao tranh khốc liệt ở đây trong vài tuần tới.
Mặt khác, cách Chasiv Yar khoảng 100 km về phía nam, lực lượng Nga đang đạt được tiến bộ trong việc phá vỡ tuyến phòng thủ thứ hai của Ukraine gần Ocheretyne. Họ mở rộng mặt trận ở đó. “Bông hoa” như cách gọi của người Nga, đã bắt đầu “nở”. Các địa điểm nhỏ hơn với khoảng từ 500 đến 1000 cư dân, có những cái tên chưa từng được biết đến trước đây, trở thành những nơi giao tranh quyết liệt giữa hai bên. Sau nhiều tuần chiến đấu, cuối cùng chúng cũng rơi vào tay quân Nga sau khi bị san bằng.
NTV: Họ tiến tới đó nhanh đến mức nào?
Markus Reisner: Đây không phải là những khoảng cách lớn, đôi khi chỉ 100 mét, đôi khi 500 mét hoặc thậm chí một km, nhưng trong một cuộc chiến tranh tiêu hao, họ sử dụng các chiến thuật sau: Quân Nga không chỉ dùng đại bác và bệ phóng tên lửa mà còn thả bom lượn. Với sức công phá khủng khiếp của chúng, họ có thể hạ gục toàn bộ căn cứ của Ukraine và sau đó mở một cuộc tấn công. Các thiết bị nhỏ hơn sau đó được sử dụng. Một hoặc hai xe bọc thép chở quân, một xe tăng chiến đấu, thường cũng với 4 đến 5 xe gắn máy hoặc xe mui trần không bọc thép nhưng linh động.
NTV: Xe gắn máy làm gì ở tiền tuyến?
Markus Reisner: Quân Nga sử dụng xe gắn máy để cố gắng vượt qua những không gian rộng lớn không có quân địch thật nhanh chóng. Họ đột nhập vào các vị trí bị nghi ngờ có quân Ukraine đóng ở đó, kiểm tra xem khu vực đó có an toàn không và sau đó có thể gửi lực lượng tới. Chiến thuật này luôn thành công dù bị tổn thất nặng nề, có từ Thế chiến thứ hai, khi nó được thực hiện bởi các tiểu đoàn trinh sát với xe gắn máy.
Nếu chúng ta nhìn vào cấp độ hoạt động, tức là nhìn từ góc độ rộng hơn về mặt trận, thì tình trạng hiện thời như thế này: Ở Donbass, quân Nga đang tiến xa hơn và đang dần đẩy lùi quân Ukraine. Tuy nhiên, tại khu vực Kharkiv, quân Ukraine vẫn ngăn chặn thành công quân Nga và ở một mức độ nào đó thậm chí còn đẩy lùi họ. Tại Lipzy chẳng hạn. Tuy nhiên, tại Vovchansk, chúng ta chứng kiến có giao tranh ác liệt. Người Nga thậm chí gần đây đã rút lui một lữ đoàn dù ở đó vì tổn thất nặng nề. Quân Ukraine và quân Nga nằm đối diện nhau, gần giống như ở Stalingrad trước đây, ở một khoảng cách ngắn, trong tầm mắt và đang chiến đấu ác liệt và kiên trì.
NTV: Nếu chúng ta nhìn xa hơn là chỉ ở tiền tuyến: Phân tích dữ liệu của nước Anh cho biết trong 4 tháng đầu năm nay, 142 chuyến bay vận chuyển và giám sát của Lực lượng Không quân Hoàng gia đã bị cản trở do nhiễu GPS. 142 trong tổng số 504 chuyến bay thực hiện ở Đông Âu. Bộ Quốc phòng Anh đổ trách nhiệm cho Nga là đã tích cực làm gián đoạn, cứ một trong bốn chuyến bay của Anh qua Đông Âu. NATO không thể tự bảo vệ mình?
Markus Reisner: Điều này thật sự đã diễn ra trong nhiều tháng, đặc biệt ở vùng Baltic, nơi người Nga rõ ràng đang cố tình phá vỡ phổ điện từ. Hàng không dân dụng cũng báo cáo lỗi GPS ở đây. Vì vậy, đây là khả năng tác chiến hỗn hợp mà Nga đang sở hữu và đang khai triển, trong khi NATO không biết phải đối phó với nó như thế nào.
NTV: Không cần biết nhiều về hàng không nhưng cũng có thể biết rằng: Sự việc GPS trên máy bay bị hỏng nghe có vẻ nguy hiểm.
Markus Reisner: Đúng vậy, đặc biệt đối với ngành hàng không dân dụng, vốn chủ yếu phụ thuộc vào tọa độ GPS. Cho đến nay chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra nhưng đã có một số báo cáo về những sự cố như vậy.
Nhiều cuộc tấn công trong số này được cho là bắt nguồn từ Kaliningrad. Đây là vùng đất của Nga ở phía nam vùng Baltic, giữa Ba Lan và Litva. Nga đã bố trí một số thiết bị tác chiến điện tử ở đó. Điều này khiến chúng tôi lo lắng.
Điều tương tự cũng áp dụng với các tàu Nga di chuyển gần cáp ngầm. Luôn có sự nghi ngờ rằng người Nga có thể đang chuẩn bị hoặc đã thực hiện hành vi phá hoại đường cáp dữ liệu hoặc đường dây nguyên liệu thô.
NTV: Quay lại chuyện máy bay: Phi hành đoàn hành xử như thế nào nếu GPS bị lỗi trong suốt chuyến bay?
Markus Reisner: Hệ thống lái tự động sẽ tự động báo cáo rằng nó không còn nhận được tín hiệu nữa. Sau đó nó chuyển sang điều khiển bằng tay. Tất nhiên, điều này cũng có thể được thực hiện một cách trực quan nếu máy bay không bay trong mây che phủ vào lúc nửa đêm. Trong trường hợp đó nó thật sự sẽ nguy hiểm. Bạn cũng có thể sử dụng liên lạc vô tuyến để hỗ trợ điều khiển chuyến bay. Người Nga thật sự không cố ý làm rơi một chiếc máy bay chở khách dân sự. Tôi không thể tưởng tượng được điều đó xảy ra vào lúc này. Họ chỉ đơn giản là cố gắng làm cho công việc của các máy bay trinh sát của NATO trở nên khó khăn nhất có thể.
NTV: Tuy nhiên, có vẻ như đó chỉ là quyết định của người Nga về việc không muốn phá hoại một máy bay chở khách từ trên trời. Liệu họ có đủ khả năng để làm điều đó không?
Markus Reisner: Lý do khiến Mỹ hành động thận trọng như vậy kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine chắc chắn là như thế này: Nhà Trắng không muốn dồn Điện Kremlin vào chân tường đến mức phải thực hiện những hành động quân sự không thể kiểm soát được nữa. Bạn có thể nói điều đó một cách thẳng thắn. Đặc biệt trong thế giới kỹ thuật số mà chúng ta đang sống ngày nay, kẻ thù có thể hoạt động theo nhiều cách, chẳng hạn như trong không gian mạng. Chúng ta không chuẩn bị cho điều đó và không chuẩn bị cho nhiều điều khác. Hãy nghĩ đến các cuộc tấn công đốt phá gần đây ở Berlin.
NTV: Một tòa nhà thuộc sở hữu của công ty vũ khí Diehl bốc cháy do lỗi kỹ thuật.
Markus Reisner: Người ta đang điều tra xem liệu Nga có đứng đằng sau hay không. Tuy nhiên, vụ việc không được thảo luận đặc biệt trên các phương tiện truyền thông Đức. Điều đó làm tôi ngạc nhiên. Có bằng chứng về hành động của Nga? Nếu vậy, chúng ta phải làm gì để đối phó?
Một ví dụ khác: NATO gần đây đã gián tiếp thừa nhận rằng, trong trường hợp khẩn cấp, họ chỉ có thể bảo vệ khoảng 5% không phận ở sườn phía đông với hệ thống phòng không sẵn có.
NTV: Ông thích miêu tả việc chiến đấu trong chiến tranh như một cuộc chạy đua: Một bên phát triển một cái gì đó mới, bên kia hiện đang cố gắng tìm ra thuốc giải độc nhanh chóng, một câu trả lời cho nó. NATO vẫn đang ở giữa quá trình này khi nói đến thiết bị gây nhiễu? Chúng ta không có thuốc giải thích hợp?
Markus Reisner: Do lợi ích hòa bình sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều năng lực đã bị dỡ bỏ. Nếu chúng ta nhìn vào NATO, lực lượng không quân vẫn mạnh nhất vì cần rất nhiều lực lượng không quân ở Afghanistan và Iraq. Nhiều liên đoàn lực lượng bộ binh, bao gồm nhiều năng lực phòng không và thủy quân lục chiến, đã bị các quốc gia phương Tây giảm bớt.
Chúng ta, đặc biệt ở châu Âu, đã bỏ lỡ những bước phát triển trong các lĩnh vực khác, như không gian mạng và không gian. Nga, cũng như Trung Quốc, Iran và những nước khác đã gia tăng trang bị vũ khí cho mình trong thời gian chúng ta hạn chế phát triển. Bây giờ câu hỏi được đặt ra: Liệu chúng ta có còn ngang bằng về lực lượng không? Chúng ta còn có thể làm họ e sợ được nữa không?
NTV: Câu trả lời của ông là gì?
Markus Reisner: Hãy lấy nước Đức làm ví dụ. Trong một số lĩnh vực, năng lực nhất định trong các lĩnh vực khác nhau, Bundeswehr (Quân đội Đức) và các quân đội phương Tây khác có rất ít hoặc ít nhất là có rất ít lựa chọn.
Bundeswehr gần đây đã phóng hai vệ tinh do thám vào không gian. Theo báo cáo đầu tiên của phương tiện truyền thông trong 48 giờ qua, chúng không hoạt động. Người Nga nghĩ gì về điều này?
Đầu năm nay, một tàu ngầm của Anh đã tiến hành thử vũ khí hạt nhân bằng tên lửa không được trang bị đầu đạn. Tên lửa rời khỏi mặt nước, quay một vòng rồi rơi xuống. Hai lần liên tiếp. Trong nền dân chủ sôi động của chúng ta, tất cả những điều này đều được thảo luận một cách công khai. Nhưng chúng ta không được ngây thơ vì Nga tất nhiên đang theo dõi chúng ta.
NTV: Các trục trặc khác nhau có thể được giải thích theo những cách khác nhau. Nhưng liệu có điểm yếu cơ bản nào trong hệ thống phòng thủ của phương Tây góp phần gây ra những rủi ro như vậy?
Markus Reisner: Vấn đề là như sau: Trong 20 năm qua, do các hoạt động ở Iraq và Afghanistan, phương Tây đã sản xuất những loại vũ khí mà chẳng hạn như không cần phải tự bảo vệ mình trước sự can thiệp của kẻ thù vào trường điện từ.
NTV: Vì Taliban thiếu khả năng tấn công ở lĩnh vực này?
Markus Reisner: Chính xác. Nhưng bây giờ chúng ta đang đối phó với một đối thủ ngang hàng. Đây là một điều hoàn toàn khác và bất chợt chúng ta nhận ra: Do các cuộc tấn công phá hoại của người Nga, các loại vũ khí tối tân của phương Tây chúng ta không còn tác dụng nữa. Ví dụ như lựu đạn Excalibur được dẫn đường chính xác. Trong số 100 quả lựu đạn, chỉ có sáu quả đạt được mục tiêu.
Nếu vũ khí chính xác của chúng ta vẫn hoạt động tốt cho người Ukraine, chúng ta sẽ có hình ảnh các căn cứ quân sự Nga bị phá hủy ở Crimea và các khu vực khác hàng tuần. Nhưng chúng ta không có được vậy. Chúng ta chỉ có được chúng mỗi tháng một lần.
NTV: Bởi vì tên lửa và tên lửa hành trình đang bị người Nga quấy nhiễu độ chính xác?
Markus Reisner: Đúng vậy, chính là như thế. Phía Nga dường như có khả năng hoạt động rất tốt về trường điện từ. Theo truyền thống, họ luôn giỏi về lĩnh vực đó, đã phát triển hơn nữa các kỹ năng của mình và đã thành công tạo ra các hệ thống rất hiệu quả bằng cách sử dụng các phương tiện rất phải chăng.
Với phụ kiện rẻ tiền vài trăm euro, bom lượn cũ trở thành vũ khí tầm xa với sức công phá khủng khiếp. Nếu bạn mua một hệ thống có hiệu quả tương đương từ một công ty vũ khí phương Tây, bạn sẽ phải nỗ lực sản xuất rất tốn kém, bạn sẽ có được một loại vũ khí có cái tên lạ mắt như “Đạn tấn công trực tiếp chung” hoặc thứ gì đó tương tự và bạn sẽ phải trả hàng triệu euro cho nó. Nhưng người Nga đang tạo ra những thứ nhiều hiệu quả hơn, lại tốn ít tiền hơn và các công ty quốc phòng phương Tây không thể cự lại được.
NTV: Không thể nâng cấp các loại vũ khí của phương Tây như Storm Shadow hay HIMARS để trở nên miễn nhiễm với thiết bị gây nhiễu sao?
Markus Reisner: Đó là điều họ đang cố gắng làm bây giờ, nhưng không có tác dụng nhanh như vậy. Các công ty phải tập hợp các kỹ thuật viên của mình và trước tiên tìm hiểu cách người Nga vận hành: Họ sử dụng dải tần nào? Họ có hệ thống gì? Những gì có thể được phát triển để chống lại nó? Trong thời bình, quá trình này phải mất nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ. Những ngày này, tăng tốc, vẫn còn phải mất hàng tháng.
Các nhà cung cấp riêng lẻ đã trưng bày các sản phẩm có thể vượt trội hơn các hệ thống của Nga tại các hội chợ vũ khí. Nhưng chúng chưa được thử nghiệm. Chúng vẫn được sử dụng ở Ukraine nhưng chỉ có một hoặc hai hệ thống trên mặt trận dài 1.200 km. Số lượng còn rất ít. Và hiện chưa thể cung cấp chúng ho lực lượng vũ trang của chúng ta.
Phương Tây đã nới lỏng một số xiềng xích: Trong hai tuần qua, người Ukraine đã được phép đánh vào các mục tiêu ở Nga bằng vũ khí phương Tây, mặc dù chỉ ở gần biên giới. Đại tá Reisner phân tích cho NTV về tác động của quyết định này đối với chiến tuyến phía bắc. Những hiệu quả đã rõ ràng hơn là người ta mong đợi.
NTV: Khoảng hai tuần nay, quân đội Ukraine đã được phép sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga. Điều này bây giờ có đáng chú ý không?
Markus Reisner: Cả hai phía đều đưa ra hàng chục video mỗi ngày về các hoạt động của họ ở mặt trận. Phần lớn các dữ liệu ở đây cho thấy, cách Ukraine đang cố gắng gây áp lực lên quân đội Nga ở mặt trận tấn công. Chính xác là nơi đặt hậu cần của Nga. Điều này bắt buộc Nga phải sắp xếp lại các tuyến hậu cần của mình. Nếu áp lực lên các tuyến hậu cần và tiếp tế thành công, việc vận chuyển của quân đội Nga tới mặt trận sẽ tự động giảm và sẽ có ít vật liệu hơn có sẵn ở đó.
NTV: Điều đó sẽ sớm có tác động đến tiền tuyến, đúng không?
Markus Reisner: Chúng tôi đã thấy điều đó rồi. Ở những nơi Ukraine đã có thể thực hiện hoặc vẫn đang thực hiện các cuộc tấn công như vậy thì ít nhất họ cũng có thể lấy lại thế chủ động trong một số khu vực nhất định.
NTV: Điều đó có nghĩa là, bây giờ họ ở phía hành động, còn người Nga rơi vào thế thủ?
Markus Reisner: Ví dụ, điều này đã đạt được tại Lipzy, phía bắc Kharkiv. Quân Ukraina phản công ở đó. Người Nga không thể chống trả lại vì họ thiếu nguồn lực. Họ không còn có thể chiếm đất nữa và thậm chí đã để bị đẩy lùi trong 14 ngày qua. Câu hỏi đặt ra là: Nguồn cung cấp có thể được duy trì trong bao lâu? Liệu người Nga có thể tự tổ chức lại trong vài ngày hay vài tuần và tiếp tục đẩy mạnh các nguồn lực về phía trước không?
NTV: Và ông có thể quan sát hiệu quả này nhiều lần ở mặt trận không?
Markus Reisner: Phía đông Lipzy, gần Vovchansk, chúng ta thấy một tình huống tương tự: Một cuộc tấn công của người Nga theo sau bởi một cuộc phản công của người Ukraine. Hiện tại, tình hình vẫn chưa rõ ràng vì cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt trong không gian thông tin. Người Nga tuyên bố họ đã bao vây người Ukraine, người Ukraine tuyên bố người Nga bị họ bao vây. Sự thật hiện nay rất khó xác định.
Những hình ảnh mà chúng tôi có, cho thấy ít nhất đã có giao tranh ác liệt và quân đội Nga đã tiến xa hơn, nhưng có thể phải chịu áp lực mạnh mẽ từ phía Ukraine. Tại đây, quân Ukraine đã tấn công các tuyến tiếp tế của Nga. Họ cũng sử dụng hệ thống vũ khí của phương Tây. Gần đây có một đoạn video xuất hiện từ vùng Vovchansk cho thấy việc sử dụng bom chính xác GBU-39. Đây là loại vũ khí không đối đất của phương Tây có thể so sánh với bom lượn của Nga.
NTV: Đây có phải chỉ là những thành công riêng lẻ? Hoặc điều này có thể dẫn đến tình hình có sự thay đổi lớn?
Markus Reisner: Chiến tuyến đã ổn định. Cuộc tiến công của quân Nga tại Sumy cũng rất hạn chế; họ không chiếm được vùng đất nào. Quân đội Ukraine ban đầu đã tìm cách làm chậm cuộc tấn công của Nga gần Kharkiv và buộc họ phải dừng lại. Rất có thể các cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS và HIMARS có tác dụng lớn đến mức cuộc tấn công theo kế hoạch của Nga vẫn chưa diễn ra.
NTV: Điều đó có nghĩa là?
Markus Reisner: Chúng tôi thấy rằng Nga có thể bị chặn lại. Nếu phương Tây thực sự muốn đóng góp thì điều đó có thể xảy ra. Thật bi thảm khi tình hình luôn trở nên tồi tệ hơn, trước khi những người ủng hộ Ukraine nhận ra: Tình hình thật tồi tệ, chúng ta phải làm gì đó! Rồi họ làm gì đó, sau đó bình tĩnh lại, nhưng không hiểu rằng bạn phải nuôi dưỡng thành công. Nếu chúng ta muốn thành công của Ukraine trong hai tuần qua được bền vững thì viện trợ không được dừng lại.
NTV: Có đủ để duy trì mức hiện tại không?
Markus Reisner: Từ góc độ quân sự, các cuộc tấn công quy mô lớn bằng các hệ thống vũ khí khác nhau sẽ phải được thực hiện liên tiếp nhanh chóng. Điều này sẽ làm bão hòa hệ thống phòng thủ của Nga và điều này là cần thiết để đạt được thành công bền vững. Để làm được điều này, Ukraine cần rất nhiều vũ khí chất lượng cao. Những gì họ không có sẵn, phải được chuyển giao.
NTV: Thời điểm thích hợp ở đây quan trọng như thế nào?
Markus Reisner: Rất quan trọng. Sẽ chưa đủ nếu sự hỗ trợ to lớn này chỉ được cung cấp trong trường hợp đặc biệt, tức là khi tình hình ở Ukraine trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Ukraine phải có được những vũ khí này, đặc biệt nếu tình hình có vẻ thuận lợi cho nước này. Giống như những gì chúng ta đang trải qua ở khu vực Kharkiv, do được phép sử dụng vũ khí của phương Tây để chống lại các mục tiêu ở Nga.
NTV: Tình hình ở Donbass thế nào? Mặt trận ở đó không gần biên giới với Nga mà ở giữa Ukraine. Để tấn công lãnh thổ Nga, người Ukraine sẽ phải sử dụng nhiều loại vũ khí hơn.
Markus Reisner: Ở Donbass, tôi chưa quan sát thấy những tác động tích cực như ở phía bắc, nơi quân Nga tiếp tục tiến từ 200 đến 500 mét mỗi ngày. Đó là cuộc đấu tranh cực nhọc từ vành đai chắn gió này, tức là hàng bụi cây này, đến hàng cây kế tiếp. Nhưng ở đây chúng ta thấy: Áp lực từ bên tấn công Nga lên quân phòng thủ Ukraine vẫn rất lớn và cuộc tiến công đang diễn ra liên tục. Riêng tại Ocheretyne, vị trí Nga ở bên kia sông thuộc tuyến phòng thủ thứ hai của Ukraine đã được mở rộng đều đặn trong tháng qua.
NTV: Điều gì xảy ra nếu người Nga đột phá tuyến phòng thủ ở đây?
Markus Reisner: Nếu xảy ra đột phá đáng kể, đường cung cấp của Ukraine sẽ gặp nguy cơ. Một tuyến đường tiếp tế rất quan trọng cách đó vài km chạy về phía tây bắc. Nếu người Nga có thể chiếm được tuyến đường này, điều đó thực sự sẽ dẫn đến sự gián đoạn toàn bộ nguồn cung cấp của Ukraina. Đó là lý do vì sao ở đó đang diễn ra giao tranh với tất cả sự quyết liệt từ cả hai phía.
Tình hình cũng trở nên tồi tệ hơn ở Chassiv Yar. Ở đó, người Nga đang cố gắng hết sức để vượt qua kênh đào Donbass. Vì vậy, không giống như ở khu vực Kharkiv, người Nga ở Donbass vẫn có thể tiến về phía trước trên nhiều khu vực khác nhau của mặt trận.
NTV: Không phải người Ukraine ở Donbas đang cố gắng tấn công hậu cần phía bên kia biên giới Nga sao?
Markus Reisner: Chúng tôi không nhận được bất kỳ tài liệu nào cho thấy quân đội Nga ở Donbass đang chịu áp lực lớn. Ví dụ như hình ảnh các kho đạn nổ tung, hình ảnh các sở chỉ huy Nga bị phá hủy, các trạm chứa đạn dược bị đốt cháy. Rostov-on-Don, Voronezh, Kursk – đây là những điểm phân phối và trung tâm trung chuyển mà từ đó người Nga hướng nguồn lực của họ ra mặt trận. Chúng tôi không thấy bất kỳ cuộc tấn công nào ở đó. Không giống như vào mùa hè năm 2022, khi hiệu ứng HIMARS gần như “nổi tiếng” này xảy ra và các cuộc tấn công thành công vào các tuyến đường tiếp tế và kho chứa của Nga đã được ghi nhận rộng rãi.
NTV: Điều này vẫn chưa xảy ra nhiều như vậy?
Markus Reisner: Có những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cơ sở hạ tầng ở Nga, nhưng người Ukraine chỉ báo cáo những điều này nếu chúng thành công. Và không có nhiều. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thành công – chẳng hạn như khi một kho đạn dược hoặc một nhà máy lọc dầu phát nổ – thỉnh thoảng xảy ra, nhưng chúng ta không biết liệu chúng có tác dụng lâu dài và làm suy yếu nguồn cung cấp cho mặt trận hay không.
Chúng ta không thể nhìn vào hậu trường. Nếu các hành động tấn công của Nga giảm bớt thì đó sẽ là kết quả có thể đo lường được của các cuộc tấn công như vậy vào cơ sở hạ tầng. Chúng ta có thể thấy điều này ở khu vực Kharkiv nhưng không thấy ở Donbass. Ở đây bạn phải chờ xem.
NTV: Có mục tiêu nào khác mà phía Ukraine đang tập trung tấn công không?
Markus Reisner: Người Ukraine thường sử dụng tên lửa ATACMS và HIMARS để tấn công các vị trí phòng không cũng như chống lại các hệ thống S300 và S400 của Nga. Kiev đang cố gắng tạo khuôn khổ cho việc triển khai máy bay chiến đấu F-16 của phương Tây trong tương lai. Nga càng sở hữu ít hệ thống phòng không thì cơ hội sống sót của các phi công Ukraine hiện đã được đào tạo bài bản càng cao.
Mục tiêu tương tự cũng được theo đuổi với các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân ở Nga. Nếu máy bay chiến đấu có thể bị phá hủy ở đó, chúng sẽ không còn khả năng chiến đấu chống lại máy bay phản lực Ukraine nữa. Đối với tôi, có vẻ như Ukraine đã đưa ra quyết định sử dụng nguồn tài nguyên quý giá của những loại vũ khí chính xác này theo cách này.
1. Cuộc hội đàm bàn về hòa bình cho Ukraina tại Thụy Sỹ đã kết thúc hôm nay, 16-06-2024, sau hai ngày làm việc, với sự tham gia của hơn 100 đại diện của các quốc gia và tổ chức quốc tế. 78 quốc gia đã đồng ý ký vào văn kiện cuối cùng, bao gồm cả điểm chính: “Con đường hòa bình cho Ukraina cần phải có sự tham gia của tất cả các bên, nhưng điều cơ bản vẫn là tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này” cũng như để cập tới 3 vấn đề quan trọng: “an toàn năng lượng hạt nhân, đảm bảo về thực phẩm và an toàn trở về cho các tù binh chiến tranh cũng như trẻ em Ukraina trong các vùng tạm chiếm đã bị phía Nga đưa đi”.
1. Theo các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc chiến này đã được đưa ra, đó là việc chính phủ Mỹ, từ 09-06-2024, cho phép quân đội Ukraina dùng vũ khí Mỹ tấn công các mục tiêu quân sự ngay cả trên lãnh thổ Nga. Với các tên lửa ATACM, GMLRS mà phía Ukraina đang có, sẽ không còn nơi trú ẩn nào an toàn gần mặt trận cho quân đội Nga, họ cũng không còn có thể sử dụng chiến thuật đặt tên lửa ở gần biên giới rồi phóng qua, bắn phá và các thành phố của Ukraina như Kharkiv, Sumy, Chernihiv… mà không sợ bị đánh trả. Phạm vi “khu vực an toàn” của quân Nga do đó bị giảm đi tới 84%.
Dưới thời các Tổng thống Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden, chiến lược phòng thủ của Hoa Kỳ đã được xây dựng dựa trên quan niệm lạc quan rằng, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cần chiến đấu nhiều hơn một cuộc chiến trong cùng một lúc.
Sau một thời gian dài chờ đợi, quyết định đã được đưa ra: Các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ tấn công Nga. Nhưng liệu điều này có thực sự giúp ích cho Ukraine trong trận chiến? Bởi vì quyết định này không áp dụng cho mọi vũ khí và mọi khu vực. Câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng nhất.
Việc Ukraine được phép sử dụng mang lại những thay đổi gì cho Kharkiv?
Đại tá Markus Reisner nói với NTV: “Bằng cách sử dụng hệ thống vũ khí tầm xa, người ta có thể tấn công các cơ sở chỉ huy, trung tâm hậu cần, đường tiếp tế, nhóm pháo binh và vị trí tên lửa của Nga ở phía bắc Kharkiv”. Những cuộc tấn công như vậy, được thực hiện bằng tên lửa đất đối đất, không đối đất hoặc pháo binh có thể hạn chế hiệu quả chiến đấu của quân đội Nga, những người đang hoạt động ở đó với áp lực rất lớn. Chuyên gia quân sự này cho biết: “Từ những vũ khí được Đức chuyển giao, bệ phóng tên lửa MARS II mà Ukraine đã sử dụng trong cuộc tấn công thành công ở Kharkiv hồi mùa thu năm 2022 sẽ phù hợp ở đây”. Pháo tự hành 2000 được Đức giao khá sớm, cũng là một lựa chọn khác.
Việc sử dụng các hệ thống phòng không của phương Tây gần biên giới sẽ đạt nhiều hiệu quả. Về số vũ khí của Đức chuyển giao, có thể nói tới IRIS-T SLM và Patriot. Đại tá Reisner cho biết: “Những thứ này có thể được sử dụng để bắn hạ các máy bay chiến đấu của Nga, vốn hiện đang gây ra thiệt hại lớn bằng những quả bom lượn hạng nặng của chúng”. Nhờ có động cơ đẩy riêng, bom lượn có thể bay xa tới 70 km và tiếp cận mục tiêu một cách chính xác. Chúng rất khó bị xác định vị trí trên radar. Cuộc tấn công tàn khốc cuối tuần trước vào một trung tâm mua sắm ở Kharkiv được thực hiện bằng bom lượn.
Các hệ thống phòng thủ của phương Tây trong tương lai, sẽ được phép bắn hạ ngay trên đất Nga. Nhưng có một nhược điểm: Ukraine đã nhiều lần sử dụng Patriot trên không phận của mình trong những tháng gần đây nhưng bị người Nga phát hiện và mất ít nhất 2 bệ phóng Patriot. Điều này tạo ra một vấn đề lớn cho việc sử dụng những loại vũ khí này, loại vũ khí có thể được sử dụng tốt hiện nay và đặc biệt là để chống lại bom lượn.
Chuyên gia an ninh Gustav Gressel từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cho biết: “Các máy bay do thám không người lái của Nga hiện dày đặc xung quanh Kharkiv đến mức, việc sử dụng hệ thống Patriot ở đó quá nguy hiểm… Nếu quân đội Nga nhận ra rằng, một hệ thống Patriot đang đặt ở đó, tên lửa Iskander của Nga sẽ phóng vào mọi nơi triển khai hoặc vị trí khai hỏa”. Vì vậy, quyết định hôm nay không giúp ích gì cho việc chống lại bom lượn trong thời điểm hiện tại.
Việc cho phép sử dụng [vũ khí phương Tây tấn công Nga] có ảnh hưởng gì đến tình hình xung quanh Kharkiv?
Theo ông Reisner, tác động của sự thay đổi chính sách này chỉ có thể được đo lường bằng kết quả rõ ràng. Ví dụ, vài tháng trước, các hệ thống vũ khí của phương Tây thành công trong việc tấn công các mục tiêu của Nga nhưng vẫn không thể ngăn chặn bước tiến của Nga. Đại tá Reisner cũng cho biết thêm: “Ngoài ra, các cuộc tấn công bằng hệ thống vũ khí tầm xa của phương Tây ngày càng kém hiệu quả khi các biện pháp gây nhiễu của Nga ngày càng gia tăng dày đặc… Người Nga hiện có lợi thế, họ chủ động quyết định tấn công vào đâu và người Ukraine buộc phải phản ứng. Quân đội Ukraine nhất định phải phá vỡ vòng luẩn quẩn này, nếu không sẽ bị tiêu diệt từ từ”.
Nhưng kho vũ khí hiện tại hầu như không đủ cho việc này, ngay cả khi được phép sử dụng nó trên đất Nga. Đặc biệt, vẫn chưa rõ liệu nó có áp dụng cho tất cả các loại vũ khí hay không. Rõ ràng, Hoa Kỳ vẫn chưa quyết định họ muốn đưa hệ thống vũ khí nào vào việc cho phép hoạt động trên lãnh thổ Nga. Nếu ATACMS bị loại khỏi danh sách này, thì người Ukraine lại bị từ chối một cơ hội quan trọng khác để tự vệ trước bom lượn của Nga.
Gressel giải thích: “Nếu quân Nga tiếp tục ném bom lượn, Ukraine sẽ gặp vấn đề lớn“. Theo ông, phương tiện hiệu quả nhất là tấn công các căn cứ không quân nơi các máy bay chiến đấu cất cánh bằng bom lượn. Nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện được với ATACMS, vì những tên lửa này không chỉ bay xa mà còn có thể bắn bom chùm. Nó phát tán chất nổ rộng rãi và do đó có thể phát huy sức mạnh hủy diệt ngay cả khi bị thiết bị gây nhiễu của Nga đánh lạc hướng.
Nếu Ukraine không được phép sử dụng những tên lửa này thì Gressel cho là quyết định hôm nay không có tác dụng mấy. Nhà khoa học này nói: “Sau đó, nhờ sự cho phép này, người Ukraine có thể giành chiến thắng trong các cuộc đấu pháo ở biên giới… Nhưng tôi thậm chí còn nghi ngờ không biết mặt trận phía bắc sau đó có còn tồn tại hay không?”
Ứng phó của quân Nga để tự bảo vệ mình trước vũ khí của phương Tây ra sao?
Người Nga đã học được rất nhiều điều trong hai năm qua. Markus Reisner nhận thấy, hiệu quả học hỏi rất lớn, đặc biệt từ mùa hè năm 2022. Vào lúc đó, người Ukraine đã gây ra thiệt hại đáng kinh ngạc cho hệ thống hậu cần của Nga bằng tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp. Hiệu ứng HIMARS như vậy không thể lặp lại được lần thứ hai.
Ông Reisner nói: “Người Nga đã áp dụng các biện pháp phòng thủ… Họ đã nới lỏng cơ cấu chỉ huy và hậu cần, đồng thời tạo ra các tuyến tiếp tế bổ sung. Ngoài ra, họ còn được ‘ngồi hàng ghế đầu‘ trong các cuộc thảo luận lưỡng lự vì lo ngại ở phương Tây”, do các mối đe dọa từ Nga. Vì vậy, họ có quá nhiều thời gian để chuẩn bị đối phó với quyết định của những người ủng hộ Ukraine.
Ngay cả khi không phải tất cả các cơ sở đều có thể được bảo đảm an toàn, Reisner cho rằng “sẽ không có cuộc tấn công dứt điểm nào hiệu quả”. Trong mọi trường hợp, các hệ thống vũ khí hiện đại chỉ thành công cho đến khi người bị tấn công phát triển các biện pháp phòng thủ hữu hiệu, chẳng hạn như bằng cách phân tích vũ khí tấn công thu được. “Nếu muốn đạt được kết quả vang dội, họ nên tấn công ồ ạt mà không báo trước và không dật dờ”.
Liệu quyết định hướng đi hôm nay có thể cải thiện đáng kể tình hình ở Ukraine?
Theo ông Gustav Gressel, [nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu], thì thiếu sự nhất trí hoàn toàn của các đối tác phương Tây để tạo ra hiệu ứng như vậy. Hiện vẫn còn quá nhiều điều chưa rõ ràng về loại vũ khí nào được phép sử dụng. Trên hết, như tình hình hiện tại, nó chỉ giới hạn ở khu vực Kharkiv và không áp dụng cho các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Ông Gressel cho biết: “Liệu Pháp và Anh có cho phép tên lửa hành trình của họ bắn xa hơn vào đất Nga và đánh trúng các mục tiêu có giá trị cao hơn hay không, vẫn còn chưa rõ”. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, cam kết này và việc kích hoạt tất cả các hệ thống vũ khí được cung cấp là cần thiết.
Chỉ khi người Ukraine có thể sử dụng vũ khí của phương Tây với đầu đạn lớn chống lại các mục tiêu quân sự tham gia chiến tranh, điều đó mới tạo ra sự khác biệt. “Việc này bao gồm các sở chỉ huy, hệ thống tác chiến điện tử và các căn cứ không quân. Việc này cũng bao gồm các kho hậu cần, mạng lưới đường sắt ở phía kia. Đó sẽ là tác động thực sự cần thiết”.
Reisner ước tính, số lượng tên lửa hành trình Storm Shadow và SCALP hiện có là ít, dựa trên cuộc trò chuyện điện thoại bị chặn của các sĩ quan Không quân Đức. Bom chính xác của Mỹ bị cản trở rất nhiều bởi những thiết bị gây nhiễu của Nga. “Vẫn còn nhiều phiên bản khác nhau của ATACMS. Những tên lửa này đã được sử dụng nhưng vẫn chưa có bất kỳ ‘hiệu ứng ATACMS’ nào rõ ràng”.
Ông Reisner cho biết, từ góc độ quân sự, các cuộc tấn công quy mô lớn bằng các hệ thống vũ khí khác nhau sẽ phải được thực hiện liên tiếp nhanh chóng. Việc này sẽ dẫn đến sự bão hòa cần thiết của các biện pháp phòng thủ của Nga. “Nó đòi hỏi rất nhiều vũ khí chất lượng cao. Nếu không có sẵn, chúng sẽ phải được chuyển giao. Điều này cũng áp dụng cho TAURUS”.
Kể từ năm 1982, sinh nhật thủ đô nghìn năm tuổi của Ucraina được kỷ niệm vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng Năm hàng năm. Hôm nay, vừa vặn là ngày sinh nhật Kyiv năm 2024, Kyiv 1542 tuổi.
Xem các clip video trên YouTube mỗi ngày, thấy hình ảnh “ngôi sao đang lên” đầu trần, chân đất, y áo vá chằng vá đụp, ôm bình bát, đi như chạy trốn dòng người đu chen bám theo, ngày càng đông, mà ngao ngán. Thế kỷ 21 mà dân mình vẫn như ở thời kỳ đồ đá, đồ nhôm (xưa là đồ nhôm, giờ là đồ nhảm).
1. Những dự đoán của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW về cuộc tấn công của Nga ở Kharkiv ngày càng trở thành hiện thực, khi phân tích trước đó nói rằng “những đội quân Nga ở khu vực này chủ yếu mới thành lập, không được huấn luyện cũng như trang bị tốt, nên khó có đủ sức để tấn công và xâm chiếm thành phố Kharkiv như phía Nga tuyên truyền”. Họ cũng cho rằng: “phía Nga cần ít nhất 300.000 quân mới có thể nghĩ tới việc bao vây Kharkiv”.
1. Đúng như dự đoán của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW 2 tuần trước đây, quân Nga bắt đầu tiến hành các hoạt động quân sự trở lại ở chiến trường phía bắc thuộc tỉnh Kharkiv, sau hơn 1 năm phải bỏ chạy khỏi khu vực này. Đích thân tổng thống Ukraina Zelensky đã thông báo sự việc:
Tên lửa ATACMS tầm xa đầu tiên trong gói vũ khí mới nhất của Mỹ có thể đã được cung cấp cho Ukraine, nhưng tại sao điều này vẫn chưa tạo ra tác động rõ rệt? Đại tá Reisner giải thích cho NTV về tình hình ở mặt trận, điều gì cần thiết để Ukraine thành công và tại sao thời điểm thích hợp lại quan trọng đến vậy.
1. Việc phía Ukraina nhận được các tên lửa ATACMS tầm xa đã chính trở thành sự thật, khi quân đội Ukraina sử dụng vũ khí này tấn công một doanh trại của lính Nga ở xa phía sau phòng tuyến, cách mặt trận tới 78km. Drone do thám cũng quay lại được toàn cảnh vụ tấn công, làm ít nhất 116 lính Nga bỏ mạng.
Thật không ngờ, khi tôi viết “anh em trong nhà đánh nhau” mà lại khiến nhiều người, trong đó có cả những người là nhà báo như ông Trần Quang Đại (báo Lao Động) lại tỏ ra khó chịu và hằn học đến thế. Không bàn đến việc ông Đại chỉ lên Wikipedia đọc lõm bõm vài thông tin méo mó rồi copy rất tự tin mà không hiểu về lịch sử của Hoa Kỳ cũng như lịch sử của chế độ nô lệ (ví dụ, ông Đại nói “Nước Mỹ đã tự đẻ ra tệ nạn nô lệ”!!!).
1. Dường như những tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ viện trợ đợt này đã tới chiến trường, khi sân bay quân sự của Nga ở Crimea vừa bị tấn công. Theo các nguồn tin, đây là nơi quân Nga tập trung các trực thăng chiến đấu, phục vụ cho chiến trường.
Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc. Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc – Cộng Trung Quốc.
Cảm ơn Vũ Hồ Như, bạn tìm đâu ra một bài thơ và bức ảnh quá đỗi tuyệt vời như vậy? Mình nghĩ rằng những ai từng trải qua những ngày tháng 4.1975, đọc xong bài thơ này, nhìn vào bức ảnh này, hẳn không cầm được nước mắt!