Con số

Nguyễn Thông

6-8-2021

Đối với người làm báo tử tế, đúng nghĩa làm báo, thì con số không chỉ cần phải khách quan mà còn có ý nghĩa cho số đông.

VNExpress dùng mánh gian trá ca tụng Sinopharm vô ích!

Mai Bá Kiếm

4-8-2021

Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19. Theo đó, đây là bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Dịch thuật gì vô đạo đức vậy?

Khải Đơn

1-8-2021

“Khoe “nghị lực vượt nghịch cảnh”, khoe “tủ lạnh đầy ắp ăn làm sao hết?” hoặc khoe “sự thanh thản ngắm chồi non mới nhú ở bancông” nhưng khoe khoang giữa lúc đại dịch là không nên giữa “bể khổ” của những người đang mất mát ngoài kia.”

Sự nguy hại của việc mất lòng tin đối với báo chí

Ngô Huy Cương

31-7-2021

Tôi khuyên nhiều người bạn của tôi đi tiêm phòng Covid-19 ngay khi có thể. Trong số đó không ít người phản đối tiêm phòng, ngay cả những nhân viên y tế đã nghỉ hưu.

Truyền thông đúng đắn và cởi mở chính là một cách để xây dựng quyền lực mềm

Đoàn Bảo Châu

30-7-2021

Mỗi lần có các bạn phóng viên nước ngoài nhờ tôi xin ý kiến từ một quan chức của Việt Nam thì hầu như bao giờ cũng thất bại. Họ sẽ bảo theo quy định là phải có giấy của Bộ Ngoại Giao đưa sang, mà muốn có giấy của BNG thì toà báo phải gửi thư sang BNG trước. Việc ấy mà làm đầy đủ thì mất vài ngày. Trong khi ấy thì nhiều bài báo có tính thời sự lại cần ngay.

Tin giả và “Tuyên truyền giả”

Ngô Huy Cương

30-7-2021

Tối qua, VTV1 có một chương trình nói về tin giả rất đáng chú ý và rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh phòng, chống Covid-19 đang căng thẳng hiện nay ở nước ta.

Nhân giỗ đầu của báo Lao động Nghệ An 30/7/2020 – 30/7/2021: “Tiếng gai hót trong bụi mận chim”

Phạm Xuân Cần

30-7-2021

Báo Lao động Nghệ An lần này được “quy hoạch”, sau 24 năm tồn tại. Tôi có hơn nửa thời gian trong số đó cộng tác với báo. Thực ra thì trước đó tôi thỉnh thoảng cũng có viết bài, nhưng chỉ từ năm 2007, tôi mới thường xuyên có bài cho báo, đặc biệt là giữ vài chuyên mục trên đó.

Về phản bác tin giả

Đỗ Hùng

19-7-2021

Trang tingia.gov.vn (của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam – VAFC, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết hình ảnh xác chết này là ở Indonesia chứ không phải của Việt Nam (như nhiều người phát tán).

Cu Ba và báo chí Việt Nam

Tạ Duy Anh

13-7-2021

Tìm trên mạng, thấy có vài báo Việt Nam, trong đó có VnExpress, Dân trí… nhanh chóng đưa tin về cuộc biểu tình rầm rộ của hàng chục nghìn người dân Cu Ba.

Đến cái tên người chết cũng không dám viết

Nguyễn Thông

13-7-2021

Tôi vừa đọc lướt báo sáng nay, cũng là cách “ăn điểm tâm” trong cơn đại dịch. Mấy hôm trước họ đặt hàng rào dây thép gai chắn hết lối ra vào, nhà còn vài gói mì ăn liền nên dùng tạm. Hôm nay hết cảnh “dây thép gai đâm nát trời chiều” xách xe chạy một vòng, bị mấy chú dân phòng chặn lại hỏi đi đâu, mình bảo tao đi mua bánh mì, nó thấy lý do chính đáng nên cho đi. Tất cả những chỗ bán bánh mì đều đóng cửa, cả 5 lò bánh mì mà mình biết cũng đóng lò. Đành về không.

Donald Trump đang thao túng người dân Mỹ như thế nào?

Việt Linh

12-7-2021

Trong thời đại công nghệ phát triển và thông tin nhanh chóng như hiện nay, các đảng phái chính trị đang sử dụng hệ thống mạng xã hội để thu hút thành viên, kêu gọi người ủng hộ đóng góp tiền, tấn công, gây chia rẽ, miệt thị, vu cáo, nói láo, làm mất phương hướng, và cuối cùng là làm mất tinh thần của những người ở phía bên kia bằng những loại tin giả không có thật, bằng những thuyết âm mưu độc hại.

Dịch bệnh đẩy báo in tới bờ huyệt

Nguyễn Thông

12-7-2021

Khi dịch bệnh căng thẳng, nhà cầm quyền nào cũng vậy đều phải thực thi những biện pháp chống dịch chặn dịch (chứ không phải tấn công, tấn thế quái nào được kẻ thù vô hình có “mặt” ở khắp mọi nơi). Một trong những cách ấy là tiến hành phong tỏa, cấm đoán sự đi lại, hạn chế tối đa những hoạt động bị coi là không bức thiết.

Đội quân ‘người có ảnh hưởng’ của Việt Nam tiến hành cuộc chiến thông tin trên Facebook như thế nào?

Reuters

Tác giả: James Pearson

Trúc Lam chuyển ngữ

9-7-2021

– ‘Lực lượng 47’, một đơn vị có hàng ngàn người, chống lại ‘quan điểm sai trái’

Lại nói về báo chí (Phần 3): Quy hoạch tào lao

Nguyễn Thông

3-7-2021

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Nhiều lúc ngẫm nghĩ (đang dịch, bị cấm túc tại gia, rảnh rỗi sinh nông nỗi – nỗi chứ không phải nổi, nên càng nghĩ tợn), cái gọi là quy hoạch báo chí của tuyên giáo-truyền thông chỉ sặc mùi trấn áp, cải lương, thậm chí mùi tiền.

Nhà báo Mai Phan Lợi bị bắt vì tội “trốn thuế”

BTV Tiếng Dân

2-7-2021

Nhà báo Mai Phan Lợi tại một buổi tọa đàm. Nguồn: FB nhân vật.

Tối nay, truyền thông trong nước đưa tin, nhà báo Mai Phan bị khởi tố và bị bắt vì tội “trốn thuế”, một tội danh được nhà cầm quyền sử dụng để bịt miệng và tống các nhà báo vào tù, dù là nhà báo “lề đảng” hay “lề dân”.

Ngày truyền thông xã hội: Giới thiệu một hoạt động truyền thông Việt ngữ tích cực khác

Nhã Duy

29-6-2021

Ngày 30 tháng 6 này là ngày Truyền Thông Mạng Xã Hội Thế Giới (World Social Media Day) hàng năm. Từ những ngày truyền thông thế giới còn sử dụng những phương tiện truyền thống để truyền tải và cung cấp tin tức, mạng xã hội ra đời là một cuộc cách mạng to lớn trong ngành truyền thông nói riêng. Các mạng xã hội ra đời trong mục đích nối kết người thân, bạn bè ban đầu đã nhanh chóng trở thành một nền tảng kỹ thuật và phương tiện truyền thông quyền năng và hữu hiệu hiện nay.

Lại nói về báo chí (Phần 2)

Nguyễn Thông

25-6-2021

Tiếp theo Phần 1

Dịch vi rút Vũ Hán, ở khía cạnh nào đó có tác dụng làm cho người ta quên. Quên nhiều thứ ở trên đời khi chỉ chăm chăm vào nó. Ngày lễ trọng của nhà báo quốc doanh chẳng hạn, vừa mới tíu ta tíu tít, hớn ha hớn hở, nhắc nhau “mắt sáng bút sắc lòng trong”, chưa trôi được 4 hôm đã quên tiệt, chẳng ai nhắc tới nữa. Có nhẽ chỉ còn mình tôi, cũng chả phải duyên nợ gì, mà chỉ bởi đã hứa sẽ có phần tiếp theo.

“Trái táo cấm” Apple Daily không còn chỗ trong Tử Cấm Thành

Luật Khoa

Mẫn Nhi

25-6-2021

Một người dân cầm số báo cuối cùng của Apple Daily vào ngày 24/6/2021. Trang bìa là hình ảnh người dân tập hợp trước trụ sở tòa báo thể hiện sự ủng hộ, với dòng chữ “Người Hong Kong đội mưa tiễn biệt – ‘Chúng tôi ủng hộ Trái Táo’”. Ảnh: Reuters.

“Nhà báo con mẹ mày”. Những ai lần đầu tiên đến trụ sở của tờ báo Apple Daily, vô tình nhìn thấy dòng chữ trên được dán trịnh trọng ở một góc văn phòng, hẳn sẽ thấy sốc và khó hiểu.

Dân trí, xã hội dân sự, và văn hóa ứng xử trên mạng

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

21-6-2021

Đợt bùng phát thứ tư của Coronavirus chủng mới không chỉ buộc người dân phải dãn cách mà còn làm thay đổi tư duy và văn hóa ứng xử. Coronavirus không chỉ đẩy lùi các chỉ tiêu kinh tế lạc quan đưa ra đầu năm, mà còn làm xã hội phân hóa khó lường. Sau bài Thánh chửi, thần y, danh hài, và các ngôi sao đang lặn (27/5/2021), bài này đề cập không chỉ thực trạng về dân trí, mà còn về các nhân tố mới làm thay đổi cuộc chơi (game changers).

Báo chí đích thực, sự hiểu lầm phổ biến về khái niệm báo chí ở Việt Nam

Đoàn Bảo Châu

21-6-2021

Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tôi muốn viết thêm về nghề nghiệp báo chí nói chung và giải thích tại sao báo chí ở Việt Nam không thực sự đúng nghĩa báo chí.

Nhân ngày nhà báo, gửi lời trân trọng đến những bài báo bị gỡ bỏ

Luật Khoa

Yên Khắc Chính

21-6-2021

Chúng ta có nhiều lý do để tri ân những nhà báo bị kiểm duyệt hơn là chỉ trích họ.

Xài tiền thuế: Điều bất hợp lý duy nhất của báo chí cách mạng

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

21-6-2021

Sớm hay muộn, báo chí cũng phải vận hành theo cơ chế thị trường như mọi ngành nghề khác.

Một ít kiến thức về báo chí Việt Nam

Nguyễn Đình Bổn

21-6-2021

1- Tờ báo quốc ngữ đầu tiên:

Khai sinh sớm nhất trong làng báo Quốc ngữ Việt Nam là Gia Định báo. Tờ báo tổng hợp này có khuôn khổ 25 x 32 cm, ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu vào ngày 15 tháng 4 năm 1865.

2- Tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên:

Nguyệt san Thông loại khóa trình (báo kiểu sách đọc thêm, giải trí mang mục đích giáo dục) do Trương Vĩnh Ký chủ trì, khuôn khổ 16 x 23,5 cm, phát hành hàng tháng tại Nam Kỳ trong những năm 1888-1889, là tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. Số báo số 1 ra vào tháng 5, 1888.

3- Tờ báo phụ nữ đầu tiên:

Báo Nữ giới chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản vào Thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn bắt đầu năm 1918 là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ. Số báo đầu tiên ra mắt ngày 1 tháng 2, 1918. Lê Ðức làm chủ nhiệm và Sương Nguyệt Anh, con gái của Nguyễn Ðình Chiểu làm chủ bút.

4- Tờ báo kinh tế đầu tiên:

Báo Nông cổ mín đàm (ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) khuôn khổ 20 x 30 cm, phát hành vào Thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn, là tờ báo kinh tế đầu tiên với số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901.

5- Nhà báo Việt Nam đầu tiên:

Nhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837-1898), tên tự là Sĩ Tải thường gọi là Pétrus Ký, quê ở Tân Minh-Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre). Ông là một học giả lớn, thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nghìn bài viết, có chân trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành: văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học. Ông thành lập, làm tổng biên tập những tờ báo Quốc ngữ đầu tiên, đồng thời là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

6- Nữ tổng biên tập đầu tiên:

Danh hiệu này thuộc về Nguyễn Xuân Khuê (1864-1921), thường được biết qua bút danh là Sương Nguyệt Anh, người con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê ở Ba Tri-Bến Tre. Nhận lời mời của các đồng nghiệp, đầu năm 1918 bà lên Sài Gòn làm Tổng Biên tập tờ Nữ giới chung và phụ trách tờ báo này trong suốt thời gian tồn tại của nó.

Ngoài ra thời kỳ phát triển mạnh nhất, đa dạng nhất của báo chí VN là thời kỳ 1954 đến 30.4.1975 tại Sài Gòn.

***

Nhìn các cột mốc này, ta thấy ngày 21.6.1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), khi Nguyễn Ái Quốc ra tờ Thanh Niên và sau này ngày 5.2.1985, Hội nhà báo Việt Nam quyết định lấy ngày này làm Ngày Báo chí Việt Nam. Rồi đến ngày 21.6.2000 mới gọi Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam đều muộn hơn, ít đa dạng hơn vì thiếu hẳn mảng báo chí tư nhân. Báo chí trong chế độ này được quy định rõ ràng là dùng để tuyên truyền cho các chính sách của nhà cầm quyền. Nhà báo trong hệ thống này chỉ là loại công chức phục vụ chế độ.

Do đó, gọi 21.6 là ngày Nhà báo VN là sai. Tên chính thức trong văn bản là: Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

Ngóng báo (Phần 1)

Nguyễn Thông

21-6-2021

Cứ đến dịp này, ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6, người ta lại sôi nổi luận bàn về báo chí, nhà báo. Nào là định hướng, trách nhiệm, nghề nghiệp, đạo đức, bút sắc lòng trong, nào là kinh nghiệm, tay nghề, điều hay điều dở…

Cái kết nào cho Thu Hồng, “ma nữ” làng báo miền Trung?

Sông Hàn

21-6-2021

Rất nhiều bạn đọc nhắn tin, gọi điện cho chúng tôi, cho biết tình trạng lạm dụng thẻ nhà báo, “mác” nhà báo, để kiếm ăn, hù doạ và làm những điều bất lương, phi đạo đức… ở miền Trung nhiều lắm, sao không thấy tác giả đề cập. Xin thưa với bạn đọc, chúng tôi có nhiều tài liệu, thông tin thu thập về những tệ nạn trong làng báo, những kẻ lưu manh cầm bút, nhưng xin hẹn dịp khác.

Nghề viết

Đoàn Bảo Châu

21-6-2021

Cảm ơn các bạn đã gửi lời chúc nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6. Mặc dù tôi không còn thuộc đội ngũ nhà báo cách mạng nhưng nghề phóng viên là nghề tôi làm nhiều năm vừa là phóng viên viết, vừa là phóng viên ảnh. Ngoài báo Việt Nam thì tôi đã có ảnh và bài trên khá nhiều báo chí quốc tế.

Về bi kịch của nhà báo trong xã hội chuyên chế

Thái Hạo

21-6-2021

[21/6. Những dòng này là viết tặng những nhà báo chân chính mà tôi từng gặp, và cả những người chưa từng gặp…]

Thủ trưởng cuối cùng của cha tôi ở báo Lao Động (Phần 2)

Dương Tự Lập

21-6-2021

Tiếp theo phần 1

Mấy năm sau, thủ trưởng Phạm Thế Duyệt lọt vào Bộ Chính trị. Một trong những nhân vật cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, cái Đảng mà ngày càng thoái hóa, biến chất, tham nhũng, cướp bóc, tàn phá, làm suy giảm dẫn đến mất hết lòng tin con người.

Thủ trưởng cuối cùng của cha tôi ở báo Lao Động (Phần 1)

Dương Tự Lập

20-6-2021

(Nhớ bác Tổng biên tập Trần Nhật Dụ và chú Xuân Cang)

Nó dạo khắp thành phố cả ngày, tối về ngồi chuyện trò với tôi suốt một đêm ghé Munich, sau hơn 30 năm gặp lại nhau.