Internet ở Việt Nam đang gặp rắc rối

Washington Post

Tác giả: Điền Lương

Dịch giả: Trúc Lam

19-2-2018

Đảng cầm quyền ở Việt Nam đã nhiều lần thuyết phục Facebook và Google chặn các thông tin “độc hại” mà họ cho đây là những luận điệu nói xấu chính phủ. Hình ảnh này cho thấy một người đàn ông đang đăng nhập vào Facebook ở Hà Nội, Việt Nam. Ngày 28/11/2013. Ảnh: Lương Thái Lĩnh / EPA

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam — Các cơ quan chức năng Việt Nam đã liên tục khẩn nài việc chống lại các mối đe dọa về an ninh mạng và “những nội dung bôi bác đầy nguy hiểm”.

Người Việt ở Đức và mật vụ Việt Nam sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc

LTS: Dưới đây là bản dịch bài báo mang tựa đề gốc “Người Việt ở Đức – Và rồi có thư mời ăn tiết canh ngan” đăng trên trang điện tử của tuần báo Đức Die Zeit (Thời Đại), một trong số vài tờ báo danh tiếng đứng hàng đầu ở nước Đức và có tầm vóc hướng dẫn dư luận. Tựa đề do dịch giả đặt.

____

Zeit Online

Tác giả: Vanessa Vu

Dịch giả: Kim Mi

19-2-2018

Tại Việt Nam nhà nước kiểm soát tất cả hệ thống truyền thông. Ngay tại nước Đức người Việt Nam cũng không nên nói và viết lên sự thật – Nếu nói hết, họ sẽ bị hăm dọa và tấn công.

Hành lang dẫn đến văn phòng kinh doanh và cũng là tòa soạn tờ báo của ông Lê Trung Khoa – Ảnh của Vanessa chụp cho ZEIT ONLINE

Thất vọng sau Hội Nghị Davos

Project Syndicate

1-2-2018

Tác giả: Joseph E. Stiglitz

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Một người dân cầm bản đòi “công lý cho người dân và hành tinh”. Nguồn: FABRICE COFFRINI/AFP/Getty Images

Tôi đã tham dự hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ – nơi mà từ năm 1995 tầng lớp được gọi là thượng lưu toàn cầu tụ tập để thảo luận về các vấn đề của thế giới. Tôi không bao giờ rời hội nghị với tâm trạng nhiều thất vọng như trong năm nay.

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

Viet-studies

Tác giả: Alina Polyakova Torrey Taussig (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

2-2-2018

Có thể chăng Putin và Tập phá ngầm sự thống trị của chính họ

Tập Cận Bình và Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Trung Quốc, ngày 5-9-2017. Ảnh: Reuters

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Quốc – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine.

Thông cáo báo chí của bà Schlagenhauf, LS của Trịnh Xuân Thanh về bản án tù chung thân

Linh Quang biên dịch

5-2-2018

“Sự kết án thân chủ tôi là có động cơ chính trị. Việc ông ta sẽ bị kết án là được định sẵn từ trước. Nếu trong một phiên tòa xét xử đúng chuẩn mực nhà nước pháp quyền thì ông đã được trắng án. Việc từ bỏ, không tuyên án tử hình thì không làm thay đổi thực tế đây là một vụ xì căn đan. Tư pháp ở Việt Nam là không độc lập, mà tuân theo sự chỉ đạo chính trị của các nhà lãnh đạo Việt Nam”.

Bà Petra Isabel Schlagenhauf luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức

Tại sao không thể có bước đột phá ngoại giao ở Biển Đông

Viet-studies

Tác giả: Gregory Poling (*)

Dịch giả: Huỳnh Hoa

25-1-2018

Làm thế nào ứng phó với việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng xây dựng quân sự?

Hôm 30 tháng 12, truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu đoạn phim quay từ trên cao miêu tả những căn cứ mà nước này thiết lập trên đá Chữ Thập (Fiery Cross) ở Biển Đông. Đoạn video là những hình ảnh cận cảnh đầu tiên được trình chiếu cho thấy trạng thái hoàn chỉnh của một căn cứ không quân và hải quân vững chắc trên một bãi đá tranh chấp trong quần đảo Trường Sa (Spratly).

Trung Quốc đã sử dụng trường học để thắng Hà Nội như thế nào

New York Times

Tác giả: Olga Dror

Dịch giả: Trúc Lam

26-1-2018

Các thành viên quân đội Trung Quốc đã cam kết ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ năm 1966. Ảnh: Bettmann/ Getty Images

Tháng 12 năm 1966, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ký một thỏa thuận thành lập trường học cho trẻ em Bắc Việt ở Trung Quốc, qua việc Trung Quốc cung cấp cơ sở vật chất, ngân quỹ và trang thiết bị. Chiến dịch ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam lên cao điểm và Hà Nội muốn chuyển sinh viên của mình đến một nơi an toàn.

Quan điểm và thái độ của Bộ Ngoại giao Đức về phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

24-1-2018

“Chúng tôi sẽ sẽ nỗ lực để trong thời gian tới luật sư Đức có thể tiếp cận tốt với thân chủ [ở Việt Nam] và các phương tiện truyền thông quốc tế có thể vào tham dự quan sát phiên tòa. Chúng tôi đang đối thoại rất tường tận với phía Việt Nam. Đây là một quá trình đối thoại với phía Việt Nam và vẫn đang tiếp tục. Đại diện Đại sứ quán của Pháp, Hoa Kỳ và Phái đoàn EU tại Việt Nam đã đến theo dõi phiên tòa cùng với Đại diện Đại sứ quán Đức”.

Bà Maria Adebahr, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức. Ảnh: Phoenix

Bị bắt cóc ở Bá-linh, tố tụng ở Việt Nam

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

22-1-2018

Bị bắt đi và bị kết án

Việt Nam, một trong những chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới, ngày càng bị đàn áp hơn. Điều này được cho thấy qua việc bắt cóc và kết án một thương gia từ Bá-linh.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phòng xử án. Ảnh: AFP/ Vietnam News Agency

Tại tòa, Trịnh Xuân Thanh cảm ơn đám cai ngục đã giúp ông ta lấy lại được cân nặng bình thường; ông này đã bị gầy đi nhiều, là kết quả của cú sốc về những việc đã xảy ra. Vào tháng Bảy, Trịnh đã bị bắt cóc từ nơi đang lưu vong là Bá-linh. Tại Việt Nam, người này phải hầu tòa vì lý do tham nhũng; và đã phán ông ta án chung thân cấm cố.

Phiên tòa xét xử tham nhũng ở Việt Nam làm lu mờ chuyện phát hành cổ phiếu lần đầu của PetroVietnam

Nikkei Asian Review

Tác giả: Atsushi Tomiyama

Dịch giả: Trúc Lam

21-1-2018

Thời điểm trừng phạt làm cho mọi người ngạc nhiên và so sánh với những gì đang diễn ra ở Trung Quốc.

Ông Đinh La Thăng bị áp tải ra tòa ở Hà Nội vào ngày 8/1. Ông Thăng là cựu Ủy viên Bộ Chính trị và là cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Vietnam News Agency/ AP

HÀ NỘI – Một phiên tòa xét xử tham nhũng đang gây sự chú ý ở Việt Nam và làm cho các nhà đầu tư ngạc nhiên, qua việc chính phủ mạo hiểm bằng cách làm lu mờ hình ảnh của các doanh nghiệp nhà nước, khi đưa một số doanh nghiệp ra phát hành cổ phiếu lần đầu trước công chúng.

Các thành tố cho tăng trưởng còn khiếm khuyết

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence Karen Karniol-Tambour

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

2-1-2018

Lời người dịch: Michael Spence và Karen Karnio-Tambour cho rằng, đầu tư vào tài nguyên nhân lực, cơ sở hạ tầng và nền tảng khoa học là mục tiêu cần theo đuổi của nền kinh tế và hiện nay các quốc gia, các cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp trên thế giới đều không thích nghi với các chuyển biến nhanh chóng tại các cơ cấu thị trường. Hai tác giả này cũng không có lý giải nào cho Việt Nam.

Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2018 sẽ là khoảng 6,7%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Nhưng lạc quan hơn là Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Ngài tổng thống, hãy ngưng tấn công báo chí

LTS: Một bài viết rất quan trọng trên báo Washington Post của Thượng Nghị sĩ John McCain, là người cùng đảng Cộng Hòa với TT Donald Trump, kêu gọi ông Trump hãy ngưng tấn công báo chí. Ông McCain nói rằng, chính ông Trump liên tục tấn công báo chí, đã giúp các chính phủ độc tài có lý do để bóp nghẹt báo chí ở các nước của họ, cũng như bỏ tù các nhà báo độc lập và những người bất đồng chính kiến.

Ông McCain còn là một người bạn thân thiết của Việt Nam, đất nước có nhiều người bất đồng chính kiến, trong đó có các blogger, các nhà báo độc lập, đã bị chính phủ bắt bỏ tù trong năm 2017.

____

Washington Post

Tác giả: John McCain

Dịch giả: Trúc Lam

16-1-2018

Ông John McCain là đảng viên Cộng hòa, đại diện cho tiểu bang Arizona tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Thượng Nghị sĩ John McCain. Ảnh: internet

Sau khi rời nhiệm sở, Tổng thống Ronald Reagan đã tạo ra Giải thưởng Tự do Ronald Reagan (Ronald Reagan Freedom Award) để vinh danh những cá nhân đã chiến đấu, truyền bá tự do trên toàn thế giới. Bà Nancy Reagan đã tiếp tục truyền thống sau cái chết của chồng. Năm 2008 bà đã vinh danh biểu tượng nhân quyền Natan Sharansky, là người có công bảo vệ ý tưởng tự do mạnh mẽ của ông Reagan, qua sự sống sót của chính Sharansky trong các “trại cải tạo” ở Liên Xô. Reagan được công nhận là một nhà lãnh đạo của thế giới tự do, những lời nói của ông có trọng lượng lớn, và ông đã sử dụng chúng để lan truyền cảm hứng chưa từng có về dân chủ trên khắp thế giới.

Quyền lực mềm và bén của Trung Quốc

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

5-1-2018

Lời dịch giả: Dù luôn noi theo gương của Trung Quốc, nhưng Việt Nam sử dụng quyền lực mềm và bén hoàn toàn khác biệt.

Không giống như các hoạt động của Học viện Khổng Tử Trung Quốc gây nhiều tranh luận, Viện Trần Nhân Tông và Giải Hoà giải và Yêu thương của Việt Nam đã chết yểu trong quên lãng. Các chương trình giao lưu văn hoá và hợp tác lao động tạo thêm các cuộc điều tra hình sự cho người Việt nhiều hơn. Hậu quả của nền giáo dục lạc hướng là Việt Nam đã không có và sẽ không thể đào tạo được những chiến sĩ văn hoá biết khai thác các giá trị truyền thống dân tộc với 4000 văn hiến như là quyền lực mềm để tăng cường sức mạnh ngoại giao cho đất nước.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Bá-linh: Viện Kiểm sát từ bỏ yêu cầu mức án tử hình

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

13-1-2018

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Reuters

Thương gia bị bắt cóc ở Bá-linh, Trịnh Xuân Thanh, rõ ràng không bị áp đặt mức án cao nhất ở quê nhà. Thay vào đó, Viện kiểm sát yêu cầu chung thân cấm cố.

Việt Nam đã hành xử bên lề quốc tế như thế nào?

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: Arne Perras, từ Singapore

Hùng Hà chuyển ngữ

8-1-2018

Cựu giám đốc dầu khí Trịnh Xuân Thanh (giữa) được cho là đã bị bắt cóc ở Berlin. Ảnh: Doan Tan / Thông tấn xã Việt Nam / AP
  • Ở Hà Nội, quá trình tố tụng đối với cựu giám đốc Trịnh Xuân Thanh đã bắt đầu. Người này bị đe dọa với án tử hình vì tham nhũng.
  • Người này bị bắt cóc từ Bá-linh vào mùa Hè 2017 và đưa về nguyên quán.
  • Với hoạt động gián điệp bị cáo buộc này, Việt Nam đã gây hại nghiêm trọng hình ảnh của mình trên trường quốc tế.

Về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc: Người Việt tại Berlin sợ bày tỏ ý kiến

RBB

Tác giả: Nancy Fischer

Dịch giả: Kim Mi

8-1-2018

Chợ Đồng Xuân ở quận Lichtenberg – Đông Berlin. Ảnh: RBB

Mùa hè năm 2017, ở Berlin, một người đàn ông bị lôi kéo vào xe hơi và bị chở đi mất. Một thời gian ngắn sau ông ta xuất hiện ở Việt Nam – trong nhà tù. Hiện tại ông ta đang bị bị xét x trước tòa án ở đó. Những người Việt tại Berlin hết sức tránh né phát biểu công khai về vụ bắt cóc này. 

Sự phục hồi đầy nguy hiểm của nền kinh tế toàn cầu

Project Syndicate

Tác giả: Joseph E. Stiglitz

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

20-12-2018

EU brexit talks. Ảnh: Getty Images

Một năm trước đây, tôi đã dự đoán là khía cạnh đặc biệt nhất của năm 2017 sẽ là tình trạng bất trắc, nó được thúc đẩy bởi cuộc bầu cử của Donald Trump làm Tổng thống Hoa Kỳ và việc bỏ phiếu của Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, hai trong số những việc khác. Dường như sự đoán chắc duy nhất là tình trạng bất định – và tương lai có thể trở thành một hoàn cảnh hỗn loạn.

Tố tụng đối với người Việt Nam bị bắt cóc: Không báo chí, không luật sư

TAZ

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

5-1-2018

Bà Petra Schlagenhauf, luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: BBC

Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Bá-linh. Vào ngày thứ Hai, ở Việt Nam bắt đầu vụ tố tụng đối với người này – không có nữ luật sư Đức. Bà này không được phép nhập cảnh.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam từ chối việc nhập cảnh đối với nữ luật sư Đức

Spiegel

Tác giả: Martin Knobbe

Hùng Hà chuyển ngữ

5-1-2018

Trong vài ngày nữa, ở Việt Nam sẽ bắt đầu vụ tố tụng đối với doanh nhân Việt Nam bị bắt cóc từ Bá-linh. Bà luật sư Đức của ông ta muốn hỗ trợ ông ấy trong vụ việc này – nhưng các cơ quan công quyền không cho bà nhập cảnh.

Đầu tiên, bà bị tước hộ chiếu ở phi trường Hà Nội, rồi được trao cho một mẫu đơn – nhưng Petra Schlagenhauf không được phép nhập cảnh: Các cơ quan công quyền đã từ chối việc nhập cảnh vào Việt Nam đối với nữ luật Đức của một doanh nhân Việt Nam bị bắt cóc ở Bá-linh. Bà đã phải bay trở về Vọng-các ngay vào tối thứ Năm.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Nhân viên mật vụ Việt Nam muốn xuất cảnh đến Đức

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

2-1-2017

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: RFA

Một sỹ quan mật vụ Việt Nam đã đệ đơn xin xuất cảnh đến Đức. Một luật sư hứa hẹn, thân chủ của ông ta có thể cung cấp những thông tin giá trị về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đình đám.

Sau vụ bắt giữ một sỹ quan mật vụ Việt Nam ở Tân-gia-ba, vị luật sư Đức của người này đã đệ đơn xin thu nhận thân chủ của ông ta vào Đức. Phan Văn Anh Vũ, người đang bị truy nã ở Việt Nam với tội danh tiết lộ bí mật quốc gia, bị đe dọa với án tử hình nếu bị trả về nguyên quán, điều này được nêu ra trong bức thư của Văn phòng luật sư gửi đến Đại sứ quán Đức ở Tân-gia-ba.

Chuyên gia nói với Trung Quốc: nếu không hợp tác, nghề cá ở biển Đông có thể sụp đổ

Mongabay

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

21-12-2017

  • Hơn một nửa số tàu đánh cá trên thế giới hoạt động ở biển Đông, nơi mà quyền chủ quyền là chủ đề gây tranh cãi gay gắt giữa các nước ven biển.
  • Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng biển đang nhanh chóng trở thành nơi xảy ra thảm hoạ môi trường, sự sụp đổ gần kề của một trong những vùng thuỷ sản sinh sản nhiều nhất thế giới.
  • Hiện một nhóm chuyên gia gồm các nhà chiến lược địa chính trị cũng như các nhà sinh vật học biển đang kêu gọi các bên tranh chấp cùng hợp lại để quản lý và bảo vệ nguồn cá và môi trường biển.
  • Việc quản lý hiệu quả phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của Trung Quốc, nhưng vẫn chưa rõ liệu nước này, hiện sức mạnh khống chế trên biển với sự thèm muốn rất lớn về hải sản, sẽ chịu hợp tác hay không.

Nhậu nhẹt ở Hà Nội: Rượu và Chính trị ở Việt Nam

The Diplomat

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

27-12-2017

Một lịch sử rất ngắn về rượu và chính trị ở Việt Nam

Một người đàn ông đứng xếp hàng dài nửa dặm bên ngoài một cửa hàng ở ngoại ô Moscow, đợi để mua một số rượu vodka.

Anh ta nói với bạn mình một cách thiếu kiên nhẫn: Chỉ có thế. Tôi đi tới điện Kremlin để giết Gorbachev”.

Anh ta lên đường để giết vị lãnh tụ Xô Viết. Một giờ sau, anh ta trở lại.

“Anh đã giết ông ta chưa?” Người bạn hỏi.

Người đàn ông trả lời: “Giết ông ta? Người ta xếp hàng đợi đó dài hơn cái hàng này”.

Vì sao căng thẳng lại gia tăng ở Biển Đông?

Forbes

Tác giả: Peter Pham

Dịch giả: Trúc Lam

19-12-2017

Lực lượng đặc nhiệm Philippines điều khiển một tàu đổ bộ trên biển ngày 15/5/2017 tại Tỉnh Casiguran, Philippines. Ảnh: Dondi Tawatao / Getty Images

Ngày 10 tháng 10 năm 2017, tàu khu trục hải quân Mỹ, USS Chafee áp sát bên ngoài khu vực 12 hải lý, quanh quần đảo Hoàng Sa, quần đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lần thứ tư Mỹ thực hiện chiến dịch “tự do hàng hải” kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Cùng lúc đó, không quân Hoa Kỳ cũng đã cho hai chiếc máy bay ném bom bay trên không phận bán đảo Triều Tiên, một hành động được xem là biểu dương sức mạnh quân sự.

Toàn cầu hóa về sự bất mãn của chúng ta

Project Syndicate

Tác giả: Joseph E. Stiglitz

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

5-12-2017

Ảnh: Saul Loeb/Getty Images

Mười lăm năm trước, tôi đã xuất bản sách Toàn cầu hoá và Những điều bất mãn, một cuốn sách nhằm giải thích tại sao có quá nhiều chuyện không hài lòng với trào lưu toàn cầu hóa ở các nước đang phát triển. Điều rất đơn giản là nhiều người tin rằng hệ thống này đã làm “lũng đoạn” để chống lại họ và các hiệp định thương mại toàn cầu đã được chọn ra là quá bất công.

So sánh sự nói dối giữa Trump và Obama

New York Times

Tác giả: David Leonhardt, Ian Prasad Philbrik Stuart A Thoumpson

Dịch giả: Thạch Đạt Lang

Hiệu đính: Trần Văn Minh

14-12-2017

Trong 10 tháng đầu nhiệm kỳ, TT Trump nói dối hoặc sai sự thật 103 lần, so với TT Obama nói sai sự thật 18 lần trong 8 năm. Ảnh: NYT

Sau khi đăng tải bảng tổng kết những lời nói dối của Tổng thống Trump vào mùa hè vừa qua, chúng tôi được nghe ý kiến chung chung của những người ủng hộ ông Trump. Họ nói rằng: Vâng, nếu quý vị lập một danh sách tương tự với các tổng thống trước đây, thì họ cũng tệ hại không kém.

Jean d’Ormesson và Trịnh Xuân Thuận đối thoại về vũ trụ

Le Point

Thomas Mahler

Dịch giả: Hiếu Tân

Le Point: Năm 2014, tạp chí “Le Point” đã kết nối nhà văn với nhà vật lý thiên văn, hai con người sáng chói suốt đời đi tìm những câu trả lời cho bí mật lớn của cuộc sống.

Bài này đăng trên Le Point ngày 3-7-2014, chúng tôi xin được giới thiệu lại trong dịp Jean d’Ormesson từ trần ngày 5-12-2017.

Jean d’Ormesson và Trịnh Xuân Thuận. Ảnh: Le Point

Một người là nhà vật lý thiên văn xuất chúng, đã tìm ra giải thiên hà trẻ nhất được biết từ trước đến nay, nhưng không quên mang những “giai điệu bí mật của vũ trụ” đến tai những đồng loại tầm thường hơn. Người kia là viện sĩ hàn lâm hay cười, người sau những cuộc tắm biển, những đôi giày Italie và Chateaubriand, về già bỗng tự thấy mình có khuynh hướng thám hiểm vũ trụ. Trịnh Xuân Thuận và Jean d’Ormesson biết nhau từ lâu rồi, nhưng chưa bao giờ trao đổi quan điểm trong một cuộc chuyện trò trực tiếp.

Đằng sau sự thanh trừng tham nhũng ở Việt Nam là gì?

Reuters

Tác giả: Matthew Tostevin Mai Nguyễn

Dịch giả: Trúc Lam

11-12-2017

Cờ của PetroVietnam tung bay cạnh cờ nước và cờ đảng tại trụ sở PVN ngày 11/1/2016. Nguồn ảnh: Reuters/ Kham

HÀ NỘI (Reuters) – Việc Việt Nam thanh trừng [các quan chức] tham nhũng cấp cao đã dẫn tới việc bắt giữ hàng chục quan chức của công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam và ngành ngân hàng.

Cũng như việc làm sáng tỏ tình trạng đút lót, hối lộ, quản lý kém và chủ nghĩa gia đình trị, trong các công ty nhà nước ở thời điểm cổ phần hóa đang gia tăng, các vụ bắt giữ cho thấy, phe bảo thủ có uy thế hơn trong Đảng Cộng sản cầm quyền.

Hệ thống mậu dịch đa phương sẽ đi về đâu?

Project Syndicate

Tác giả: Daniel Gros

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Lời Người Dịch: Hung đồ Hán hoá dân Việt và xâm chiếm biển Đông của Trung Quốc là một thảm hoạ cho Việt Nam. Chính sách viện trợ phát triển của Trung Quốc cho châu Phi không hỗ trợ cho một khuôn mẫu dân chủ, kinh tế thị trường tự do và tinh thần trọng pháp, nên triển vọng dân chủ hoá và phát triển tiêu tan.

Trung Quốc đã hưởng lợi nhất trong thời kỳ toàn cầu hoá vì tận dụng các nguyên tắc tự do trong luật mậu dịch quốc tế để xuất cảng. Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ luật lệ khi đạt vị thế hàng đầu trong nền kinh tế quốc tế.

Thành viên Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu lên tiếng về bản án phúc thẩm dành cho Mẹ Nấm

Thục Quyên

4-12-2017

Ông Frank Schwabe, Dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức. Ảnh: Getty Images

Song song với lời tuyên bố (1) của bà Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức,  Bärbel Kofler, về bản án phúc thẩm dành cho nữ blogger Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), ông Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức cũng đã đưa ra một thông cáo báo chí nhận định rất chính xác về tình trạng nhiều người đã bị bắt giam tại Việt nam chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Ông Frank Schwabe còn là Phó trưởng phái đoàn Quốc hội Liên bang Đức tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe, viết tắt là PACE).

Sự thờ ơ chính trị của thanh niên Việt Nam

New Naratif

Tác giả: Yến Dương

Dịch giả: Trúc Lam

1-12-2017

Một tối thứ Năm ẩm ướt, Dương đồng ý tới một quán cà phê ở trung tâm Hà Nội. Đó là một trong những nơi cô thích đi chơi vào những ngày cuối tuần – một trong hàng ngàn quán cà phê mọc lên khắp thủ đô Việt Nam, nơi mà tình trạng thất nghiệp và thiếu không gian công cộng đã tạo ra những cơ hội kinh doanh không ai nghĩ tới. Mặc dù những ngày trong tuần của cô giống như những ngày vô vị và buồn chán (Groundhog Day: Ngày Chuột Chũi). Cô làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều như thường lệ ở một trường đại học danh tiếng, ít thay đổi theo thói quen hàng ngày: đều đặn đi làm, về nhà, nghỉ ngơi, tắm giặt và cứ lặp đi lặp lại như thế.