Từ lâu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa từng phải chịu nhiều áp lực trong những ngày cận đại hội đảng (lần thứ 20) như hiện nay. Căng thẳng chung quanh Đài Loan đòi hỏi ông phải có hành động mang tính biểu tượng, thí dụ như về mặt kinh tế nắm được ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan sẽ là một chiêu hấp dẫn. Tuy nhiên, một cuộc xâm lược hòn đảo này, dù lý do là chất bán dẫn hay động cơ chính trị, cũng sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã trải nghiệm sự bất ổn chính trị nghiêm trọng nhiều lần trước đó trong thế kỷ qua. Cuộc Đại Suy thoái khiến cho người Mỹ nghi ngờ về hệ thống kinh tế của đất nước. Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Lạnh cho thấy những mối đe dọa từ các phong trào toàn trị trên toàn cầu. Thập niên 1960 và 1970 bị đánh dấu bởi các vụ ám sát, bạo loạn, thua chiến và một tổng thống bị thất sủng.
Mỗi giai đoạn trước đó là mỗi một lần báo động theo một số cách khác nhau so với bất cứ những gì đã xảy ra gần đây ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ hỗn loạn trước đây, các năng động cơ bản của nền dân chủ Mỹ vẫn còn vững chắc. Các ứng cử viên giành được nhiều phiếu bầu nhất đã có thể nắm quyền và cố gắng giải quyết các vấn đề của đất nước.
Giai đoạn hiện nay là khác hẳn. Do đó, ngày nay Hoa Kỳ tự thấy mình đang ở trong một tình huống có ít tiền lệ lịch sử. Nền dân chủ Mỹ đang đối mặt với hai mối đe dọa riêng biệt, cùng thể hiện thách thức nghiêm trọng nhất đối với lý tưởng cai trị đất nước trong nhiều thập niên.
Mối đe dọa đầu tiên là nghiêm trọng: Một phong trào ngày càng gia tăng trong lòng một trong hai chính đảng của đất nước: Đảng Cộng hòa phủ nhận thất bại trong cuộc bầu cử.
Cuộc tấn công bằng bạo lực tại Quốc Hội vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 nhằm ngăn chặn việc chứng nhận Biden thắng cử tổng thống là biểu hiện rõ ràng nhất của phong trào này, nhưng nó vẫn tiếp tục kể từ đó. Hàng trăm quan chức thuộc đảng Cộng hòa được bầu trên khắp đất nước tuyên bố sai sự thật rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị gian lận. Một số trong nhóm người này đang tranh cử vào các chức vụ trên toàn tiểu bang sẽ giám sát các cuộc bầu cử trong tương lai, có tiềm năng đưa họ vào vị thế lật ngược một cuộc bầu cử vào năm 2024 hoặc sau đó nữa.
“Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, một tổng thống được bầu một cách hợp pháp sẽ không thể nhậm chức, chuyện có thể xảy ra“, Yascha Mounk, nhà khoa học chính trị tại Đại học Johns Hopkins, người nghiên cứu về nền dân chủ, nói.
Mối đe dọa thứ hai đối với nền dân chủ là kinh niên nhưng cũng đang gia tăng: Quyền lực thiết lập chính sách của chính phủ đang ngày càng trở nên mất kết nối với công luận.
Theo các cuộc thăm dò, việc thực hiện các quyết định gần đây của Tối cao Pháp viện, cả trong tầm bao quát và không được ưa chuộng, nó làm nổi bật việc mất kết nối này. Mặc dù Đảng Dân chủ đã thắng số phiếu phổ thông trong bảy của tám cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Tối cao Pháp viện bị khống chế bởi những người được đảng Cộng hòa bổ nhiệm dường như đã sẵn sàng định hình nền chính trị Mỹ trong nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập niên. Và tòa án chỉ là một trong những phương tiện mà qua đó các kết quả chính sách đang trở nên ít gắn bó chặt chẽ hơn với ý muốn của quần chúng.
Hai trong số bốn tổng thống trong quá khứ đã nhậm chức mặc dù thua phiếu phổ thông. Các thượng nghị sĩ đại diện cho đa số người Mỹ thường không thể thông qua các dự luật, một phần là do việc họ sử dụng ngày càng nhiều thủ tục kéo dài thời gian. Ngay cả Hạ viện cũng vậy, được xem như một bộ phận trong công quyền để phản ánh hầu hết ý chí quần chúng, không phải lúc nào cũng làm như vậy, vì phương cách được các địa phương quy định.
“Chúng ta đang ngày càng xa rời với nền dân chủ chống lại đa số nhất trên thế giới,” Steven Levitsky, giáo sư ngành Công quyền, thuộc học Đại học Harvard nói. Cùng với Daniel Ziblatt, ông là đồng tác giả của cuốn sách “How Democracies Die”. (Các nền dân chủ chết như thế nào).
Nguyên nhân của hai mối đe dọa đối với nền dân chủ rất phức tạp và được các học giả tranh luận.
Các mối đe dọa kinh niên đối với nền dân chủ thường xuất phát từ những đặc điểm lâu dài của chính phủ Mỹ, một số được quy định trong Hiến pháp. Nhưng các đe doạ này đã không mâu thuẫn với ý kiến của đa số ở cùng một mức độ trong những thập niên qua. Một lý do là, các tiểu bang đông dân hơn, nơi các cư dân nhận được ít quyền lực hơn vì Thượng viện và Đại cử tri đoàn đã phát triển rộng lớn hơn rất nhiều so với các tiểu bang nhỏ.
Các mối đe dọa cấp thời đối với nền dân chủ – và sự gia tăng của tình cảm độc đoán, hoặc ít nhất là việc chấp nhận nó, trong số nhiều cử tri – có những nguyên nhân khác nhau. Chúng phản ánh phần nào sự thất vọng trong gần nửa thế kỷ về mức sống phát triển chậm chạp của tầng lớp lao động và trung lưu Mỹ. Chúng cũng phản ánh nỗi sợ hãi về văn hóa, đặc biệt là ở người da trắng, rằng Hoa Kỳ đang được biến đổi thành một quốc gia mới, đa dạng hơn về chủng tộc và ít tín ngưỡng tôn giáo hơn, cùng với các thái độ đang thay đổi một cách nhanh chóng đối với giới tính, ngôn ngữ và hơn thế nữa.
Những thất vọng về kinh tế và nỗi sợ hãi về văn hóa đã kết hợp nhau để tạo ra một sự ngăn cách trong sinh hoạt chính trị của Mỹ, giữa các khu vực đô thị lớn thịnh vượng, đa dạng và các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn còn nặng về truyền thống, tôn giáo và đang đấu tranh về kinh tế hơn. Loại thứ nhất là ngày càng tự do và theo đảng Dân chủ, loại thứ hai ngày càng bảo thủ và theo đảng Cộng hòa.
Cuộc cạnh tranh chính trị giữa hai bên có thể cảm thấy vấn đề sinh tồn đối với người dân ở cả hai phe, họ có những bất đồng gần như mọi vấn đề nổi bật. Lilliana Mason, nhà khoa học chính trị và là tác giả của tác phẩm Uncivil Agreement: “How Politics Became Our Identity” nói: “Khi bỏ phiếu, chúng tôi không chỉ bỏ phiếu cho một loạt các chính sách, mà còn cho những gì mà chúng tôi nghĩ khiến mình trở thành người Mỹ và với tư cách là một dân tộc. Nếu đảng của chúng tôi thua cử, thì tất cả những phần này của chúng tôi đều cảm thấy như những kẻ thua cuộc”.
Những bất đồng gay gắt này đã khiến nhiều người Mỹ nghi ngờ hệ thống chính phủ của đất nước. Trong một cuộc thăm dò gần đây của đại học Quinnipiac, 69% đảng viên Dân chủ và 69% đảng viên Cộng hòa nói rằng, nền dân chủ “có nguy cơ sụp đổ”. Tất nhiên, hai bên có quan điểm rất khác nhau về bản chất của mối đe dọa.
Nhiều đảng viên của đảng Dân chủ chia sẻ các mối quan tâm của các nhà sử học và học giả, họ nghiên cứu nền dân chủ, chỉ ra khả năng của việc kết quả bầu cử bị lật ngược và sự suy tàn của chế độ theo quy luật đa số. Trong một bài diễn văn đọc trước Independence Hall ở Philadelphia tháng này, Tổng thống Biden nói: “Tình trạng bình đẳng và nền dân chủ đang bị tấn công. Tự chúng ta không có lợi khi ngụy tạo một cách khác đi“.
Nhiều đảng viên của đảng Cộng hòa đã bảo vệ các chiến thuật công kích ngày càng tăng lên của họ bằng cách nói rằng, họ đang cố gắng bảo vệ các giá trị Mỹ. Trong một số trường hợp, những lời tuyên bố này dựa trên sự giả dối về gian lận bầu cử, “chủ nghĩa xã hội” được cho là của ông Biden, nơi sinh của Barack Obama, v.v…
Những người khác, bắt nguồn từ sự lo lắng về những phát triển thực sự, bao gồm việc nhập cư bất hợp pháp và “văn hóa phủ nhận”. Một số người thuộc cánh tả hiện nay coi những ý kiến được tôn trọng một cách rộng rãi giữa những người Mỹ bảo thủ và ôn hòa – về các vấn đề phá thai, trị an, biện pháp chiếu cố đặc biệt đến các thành phần trước đây bị xem là kỳ thị, Covid-19 và các chủ đề khác – là có thể bị phản đối đến mức là họ không thể tranh luận được. Theo quan điểm của giới bảo thủ và một số chuyên gia, tình thế không thể khoan dung này đang bóp nghẹt cuộc tranh luận mở rộng ở trọng tâm của hệ thống chính trị Mỹ.
Ý nghĩa dị biệt về cuộc khủng hoảng phe cánh tả và hữu tự nó có thể làm suy yếu nền dân chủ, và nó đã trở nên trầm trọng hơn bởi công nghệ.
Các thuyết âm mưu và những lời nói dối trơ trẽn có một lịch sử lâu dài của Mỹ, bắt nguồn từ các cuộc tấn công cá nhân vốn là sản phẩm chính yếu của báo chí thuộc đảng phái trong thế kỷ 18. Vào giữa thế kỷ 20, hàng chục ngàn người Mỹ đã gia nhập Hiệp hội John Birch, một nhóm cực hữu đã cáo buộc Dwight Eisenhower là mật vụ Cộng sản.
Tuy nhiên, ngày nay, sự giả dối có thể lan truyền một cách dễ dàng hơn, thông qua phương tiện truyền thông xã hội và môi trường tin tức bị rạn nứt. Trong thập niên 1950, không có mạng lưới truyền hình quan trọng nào truyền tải những lời nói dối về Eisenhower. Trong những năm gần đây, Fox News, kênh truyền hình cáp được theo dõi nhiều nhất của đất nước, thường xuyên quảng bá sự giả dối về kết quả bầu cử, nơi sinh của ông Obama và các chủ đề khác.
Những lực lượng tương tự này – truyền thông kỹ thuật số, thay đổi văn hóa và đình trệ kinh tế ở các nước giàu có – giúp giải thích tại sao nền dân chủ cũng đang tranh đấu ở những nơi khác trên thế giới. Chỉ hai thập niên trước, vào đầu thế kỷ 21, dân chủ là hình thức chính phủ chiến thắng trên khắp thế giới, chế độ chuyên chế lâm cảnh thoái trào ở đế chế Liên Xô cũ, Argentina, Brazil, Chile, Nam Phi, Hàn Quốc và các nơi khác. Ngày nay, xu hướng trên toàn cầu đang đi theo hướng khác.
Vào cuối thập niên 1990, 72 quốc gia đang dân chủ hóa và chỉ có ba quốc gia ngày càng phát triển độc đoán hơn, theo dữ liệu của V-Dem, một viện nghiên cứu Thụy Điển theo dõi nền dân chủ. Năm ngoái, chỉ có 15 quốc gia phát triển dân chủ hơn, trong khi 33 quốc gia ngã theo phía chủ nghĩa độc tôn.
Một số chuyên gia vẫn còn hy vọng rằng, sự quan tâm ngày càng gia tăng ở Hoa Kỳ đối với các vấn đề của nền dân chủ có thể giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng hiến pháp ở đây. Những nỗ lực của Donald Trump vốn dĩ nhằm lật ngược cuộc bầu cử năm 2020 đã thất bại, một phần là do sự từ chối tham gia của nhiều quan chức thuộc đảng Cộng hòa, và cả các công tố viên liên bang và tiểu bang đang điều tra các hành vi của ông ta. Trong khi sự suy vi kinh niên của quy luật theo đa số sẽ không sớm thay đổi, nó cũng là một phần của cuộc đấu tranh lịch sử rộng lớn hơn để tạo ra một nền dân chủ Mỹ gắn kết toàn diện hơn.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, vẫn chưa rõ làm thế nào đất nước sẽ thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng lan rộng hơn, chẳng hạn như một cuộc bầu cử bị lật ngược, vào một thời điểm nào đó trong thập niên tới. Carol Anderson, giáo sư Đại học Emory và là tác giả của cuốn sách, “One Person, No Vote,” nói về sự đàn áp cử tri: “Đây không phải là nền chính trị bình thường, hãy sợ hãi”.
Ý chí của đa số
Các bậc quốc phụ đã không thiết kế cho Hoa Kỳ thành một nền dân chủ thuần túy. Họ không tin tưởng vào khái niệm cổ điển về nền dân chủ trực tiếp, trong đó một cộng đồng cùng nhau bỏ phiếu về từng vấn đề quan trọng và tin rằng điều đó sẽ không thực tế đối với một quốc gia rộng lớn. Họ không coi nhiều cư dân của đất nước mới là những công dân xứng đáng có tiếng nói trong chính sự, bao gồm cả người bản địa, người châu Phi bị bắt làm nô lệ và phụ nữ. Giới lập quốc cũng muốn hạn chế chính phủ quốc gia có quá nhiều quyền lực, khi họ tin rằng đó là trường hợp ở Anh. Họ có một vấn đề thực tế là cần thuyết phục cho 13 tiểu bang bỏ một số quyền lực cho một chính phủ liên bang mới.
Thay vì một nền dân chủ trực tiếp, những nhà lập quốc đã tạo ra một nước cộng hòa, với các đại diện được bầu để đưa ra các quyết định và một chính phủ có nhiều tầng lớp, trong đó các ban ngành khác nhau kiểm soát lẫn nhau. Hiến pháp cũng tạo ra Thượng viện, nơi mọi tiểu bang đều có tiếng nói bình đẳng, bất kể dân số.
Khi chỉ ra lịch sử này, một số chính trị gia đảng Cộng hòa và các nhà hoạt động bảo thủ đã lập luận rằng, giới lập quốc cảm thấy thoải mái với sự nguyên tắc thiểu số. “Tất nhiên, chúng ta không phải là một nền dân chủ,” Thượng nghị sĩ Mike Lee của Utah viết.
Nhưng bằng chứng lịch sử cho thấy rằng, các bậc khai quốc tin rằng ý muốn của đa số – được định nghĩa là quan điểm chiếm ưu thế của những công dân có quyền đầu phiếu- nói chung, họ nên quy định chính sách quốc gia, như George Thomas của Claremont McKenna College và các học giả khác về hiến pháp giải thích.
Trong luận phẩm Federalist Paper, James Madison đã đánh đồng giữa “một liên minh của đa số trên toàn xã hội” với “công lý và tiện ích chung”. Alexander Hamilton cũng đưa ra những quan điểm tương tự, khi mô tả “nền dân chủ đại nghị” là “hạnh phúc, thường xuyên và bền vững”. Đó là một ý tưởng cấp tiến vào thời điểm đó.
Đối với hầu hết lịch sử Hoa Kỳ, ý tưởng này chiếm ưu thế. Ngay cả với sự hiện hữu của Thượng viện, Đại cử tri đoàn và Tối cao Pháp viện, quyền lực chính trị phản ánh quan điểm của dân chúng, những người có quyền bầu cử. Ziblatt, nhà khoa học chính trị thuộc đại học Harvard, nói: “Để nói rằng chúng ta là một nước cộng hòa, không phải một nền dân chủ, là xem thường 250 năm lịch sử quá khứ“.
Trước năm 2000, chỉ có ba ứng cử viên thắng cử tổng thống trong khi thua phiếu phổ thông (John Quincy Adams, Rutherford Hayes và Benjamin Harrison) và mỗi ứng cử viên chỉ phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất. Trong cùng thời gian đó, các đảng thắng cử nhiều lần có thể cầm quyền, bao gồm đảng Dân chủ-Cộng hòa trong thời Thomas Jefferson, Dân chủ thời New Deal và Cộng hòa thời Reagan.
Tình hình đã thay đổi trong thế kỷ 21, đảng Dân chủ đang ở giữa hàng loạt chiến thắng lịch sử. Bảy trong số tám cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, từ chiến thắng năm 1992 của Bill Clinton, ứng cử viên đảng Dân chủ, đã thắng trong cuộc bầu phiếu phổ thông. Trải qua hơn hai thế kỷ của nền dân chủ Mỹ, trước đây không có đảng nào phát triển tốt như vậy trong một thời kỳ kéo dài.
Tuy nhiên, giai đoạn hiện tại hầu như không phải là thời thống trị của đảng Dân chủ.
Điều gì đã thay đổi? Một yếu tố quan trọng là trong quá khứ, nhiều nơi trên đất nước được Hiến pháp trao quyền lực quá lớn – cho các tiểu bang ít dân cư hơn, có xu hướng thiên về nông thôn hơn – đã bỏ phiếu theo những cách tương tự như các tiểu bang rộng lớn và khu vực thành thị.
Sự tương đồng này có nghĩa là phần thưởng của các tiểu bang nhỏ tại Thượng viện và Đại cử tri đoàn chỉ có ảnh hưởng hạn chế đến kết quả trên toàn quốc. Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều được hưởng lợi và phải chịu đựng những đặc điểm phi dân chủ của Hiến pháp.
Đảng Dân chủ đôi khi thắng cử ở các tiểu bang nhỏ như Idaho, Montana, Utah và Wyoming vào giữa thế kỷ 20. Và tiểu bang California từ lâu đã là một bang dao động: Giữa cuộc Đại Suy thoái và năm 2000, các ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã thắng cử với một số lần bằng nhau. Việc Hiến pháp trao các lợi thế cho các cư dân của các tiểu bang nhỏ và những bất lợi cho người dân thuộc tiểu bang California đã không thúc đẩy một cách đáng tin cậy cho cả một trong hai đảng.
Trong những thập niên gần đây, người Mỹ ngày càng tự mình tuân theo các đường lối về ý thức hệ. Những người theo chủ thuyết tự do đã đổ xô đến các khu vực đô thị lớn, tập trung nhiều ở các tiểu bang lớn như California, trong khi cư dân của các thành phố nhỏ hơn và các khu vực nông thôn hơn đã trở nên bảo thủ hơn.
Sự kết hợp này – cấu trúc của Hiến pháp và sự phân vùng địa lý của đất nước – đã tạo ra sự mất kết nối giữa công luận và các kết quả về bầu cử. Nó đã ảnh hưởng đến mọi cơ quan của chính phủ liên bang: Nhiệm kỳ tổng thống, Quốc hội và thậm chí cả Tối cao Pháp viện.
Ông Levitsky nói: “Trong quá khứ, hệ thống này vẫn là phản dân chủ, nhưng nó không có tác dụng đảng phái. Bây giờ nó phi dân chủ và có tác dụng đảng phái. Nó nghiêng sân chơi về phía đảng Cộng hòa. Đó là điều mới lạ trong thế kỷ 21“.
Trong các cuộc bầu cử tổng thống, sự thiên vị của các tiểu bang nhỏ là quan trọng, nhưng nó thậm chí không phải là vấn đề chính. Một yếu tố tinh tế hơn là tính chất kẻ thắng cử nắm tất cả trong các cuộc bầu cử của Đại cử tri ở hầu hết các tiểu bang. Các ứng viên chưa bao giờ nhận được thêm tín nhiệm để thắng cử trong các vụ thắng phiếu gây long trời lở đất ở cấp tiểu bang. Nhưng đặc tính này thường không quan trọng, bởi vì thắng cử trên quy mô lớn này rất hiếm khi xảy ra ở các tiểu bang lớn hơn, có nghĩa là, có ít phiếu bầu bị “lãng phí” một cách tương đối, như các nhà khoa học chính trị nói.
Ngày nay, đảng Dân chủ chế ngự một số tiểu bang lớn, lãng phí nhiều phiếu bầu. Năm 2020, ông Biden đã thắng ở tiểu bang California với 29 phần trăm điểm; New York tăng 23 điểm; và Illinois với 17 điểm. Bốn năm trước đó, mức thắng của Hillary Clinton cũng tương tự.
Sự thay đổi này có nghĩa là hàng triệu cử tri ở các khu vực đô thị lớn đã rời xa Đảng Cộng hòa mà không có bất kỳ tác động nào đến các kết quả bầu cử tổng thống. Đó là lý do chính mà cả George W. Bush và Trump đều có thể giành chiến thắng trong nhiệm kỳ tổng thống trong khi thua trong cuộc bỏ phiếu phổ thông.
Mindy Romero, Giám đốc Trung tâm Hội nhập Dân chủ tại Đại học Nam California nói: “Ngày nay, chúng ta đang ở trong một thế giới rất khác biệt so với khi hệ thống đã thiết kế. Động lực của việc bị đẩy sang một bên là rõ ràng hơn và tôi nghĩ càng nản lòng nhiều hơn“.
Đảng viên đảng Cộng hòa đôi khi chỉ ra rằng, hệ thống này ngăn cản một vài tiểu bang đông dân chế ngự nền chính trị của đất nước, điều này là đúng. Nhưng sự lật ngược nhanh và bất ngờ cũng đúng: Hiến pháp dành những đặc quyền cho cư dân của các tiểu bang nhỏ. Trong các cuộc bầu cử tổng thống, nhiều cử tri ở các tiểu bang lớn đã trở nên không liên quan theo cách không có tiền đề trong lịch sử.
Nguyên nhân tai hoạ là do việc phân vùng địa lý
Các mô hình về dân số của đất nước đang thay đổi, có thể đã có tác động thậm chí còn lớn hơn đối với Quốc hội – đặc biệt là Thượng viện – và Tối cao Pháp viện so với nhiệm kỳ tổng thống.
Việc phân vùng của những người theo chủ thuyết tự do vào trong các khu vực đô thị lớn và những người bảo thủ vào trong các khu vực nông thôn chỉ là một lý do. Một lý do khác là các tiểu bang lớn đã phát triển nhanh hơn nhiều so với các tiểu bang nhỏ. Năm 1790, tiểu bang lớn nhất (Virginia) có số lượng cư dân gấp 13 lần so với tiểu bang nhỏ nhất (Delaware). Ngày nay, California có số lượng cư dân gấp 68 lần so với Wyoming; gấp 53 lần so với Alaska; và ít nhất gấp 20 lần so với 11 tiểu bang khác.
Cộng chung lại, những xu hướng này có nghĩa là Thượng viện có khuynh hướng mạnh để ủng hộ đảng Cộng hoà, mà nó sẽ tồn tại trong tương lai trước mắt.
Ngày nay, Thượng viện được chia theo tỷ lệ 50-50 giữa hai đảng. Nhưng 50 thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ đại diện một cách hiệu quả cho 186 triệu người Mỹ, trong khi 50 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện đúng cho 145 triệu. Để giành quyền kiểm soát Thượng viện, đảng Dân chủ cần thắng hơn một nửa số phiếu bầu trên toàn quốc trong cuộc bầu cử Thượng viện.
Tình trạng này đã dẫn đến vấn đề bất bình đẳng về chủng tộc trong việc đại diện chính trị. Các cư dân của các tiểu bang nhỏ được Hiến pháp tạo thêm ảnh hưởng một cách không cân xứng là người da trắng, trong khi các tiểu bang lớn là nơi sinh sống của nhiều cử tri người Mỹ gốc Á, da đen và Latin hơn.
Ngoài ra, hai khu vực của đất nước có người da đen hoặc người Mỹ La tinh không cân xứng – Washington, DC và Puerto Rico – không có đại diện của Thượng viện. Washington có nhiều cư dân hơn Vermont hoặc Wyoming, và Puerto Rico có nhiều cư dân hơn 20 tiểu bang. Do đó, Thượng viện đưa ra tiếng nói chính trị cho người Mỹ da trắng lớn hơn số lượng của họ.
Hạ viện có một hệ thống công bằng hơn để phân bổ quyền lực chính trị. Nó chia đất nước thành 435 địa hạt bầu cử, mỗi địa hạt có số lượng người tương tự nhau (hiện tại là khoảng 760.000). Tuy nhiên, các địa hạt tranh cử Hạ viện có hai đặc điểm có thể khiến việc chuẩn bị thành hình cho Hạ viện không phản ánh ý kiến quốc gia, và cả hai đều trở nên quan trọng hơn trong những năm gần đây.
Việc đầu tiên đã được biết rõ: đó là các thủ thuật làm thay đổi các biên giới của các địa hạt tranh cử (gerrymandering). Các cơ quan lập pháp tiểu bang thường quy định ranh giới cho địa hạt tranh cử và trong những năm gần đây đã trở nên công hãm hơn trong các ranh giới này theo những cách thuộc về đảng phái. Ví dụ như ở Illinois, đảng Dân chủ kiểm soát chính quyền tiểu bang đã tập hợp các cử tri thuộc đảng Cộng hòa vào trong một số lượng nhỏ các địa hạt thuộc Hạ viện, để cho phép hầu hết các địa hạt khác nghiêng về đảng Dân chủ. Ở Wisconsin, đảng Cộng hòa đã làm điều ngược lại.
Bởi vì đảng Cộng hòa đã mạnh bạo trong các thủ thuật này hơn đảng Dân chủ, bản đồ Hạ viện hiện tại sẳn sàng ủng hộ cho đảng Cộng hòa, có thể là một vài ghế. Ở cấp tiểu bang, đảng Cộng hòa thậm chí còn táo bạo hơn. Các thủ thuật thay đổi biên giới tranh cử đã giúp họ chế ngự các cơ quan lập pháp tiểu bang ở Michigan, Bắc Carolina và Ohio, mặc dù các tiểu bang bị phân hoá nặng nề.
Tuy nhiên, các thủ thuật không phải là lý do duy nhất khiến tư cách dân biểu Hạ viện trở nên ít phản ánh quan điểm quốc gia hơn trong những năm gần đây. Nó thậm chí có thể không phải là lý do lớn nhất, theo Jonathan A. Rodden, nhà khoa học chính trị tại Đại học Stanford. Phân vùng tranh cử theo địa lý là vấn đề.
Rodden đã viết: “Không nghi ngờ gì là các thủ thuật này khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với đảng Dân chủ, nhưng vấn đề cơ bản của họ có thể được tóm tắt bằng câu châm ngôn cũ thuộc về giá trị bất động sản: địa thế, địa thế, địa thế.”
Các cử tri đảng Dân chủ tập trung ngày càng tăng nơi các khu vực có tàu điện ngầm lớn, có nghĩa là, ngay cả một hệ thống trung dung cũng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối cho những cử tri theo đảng Dân chủ đông đúc này trên khắp các địa hạt theo cách mà nó cho phép đảng thắng cử nhiều hơn.
Thay vào đó, đảng Dân chủ hiện thắng cử Hạ viện ở các khu vực thành thị do việc chia khu vực và mất nhiều phiếu bầu. Năm 2020, chỉ có 21 ứng viên Hạ viện của đảng Cộng hòa thắng cử với ít nhất 50 phần trăm điểm. Bốn mươi bảy đảng viên Đảng Dân chủ đã thắng.
Quan sát các nơi mà nhiều cuộc bầu cử trong số này đã xảy ra giúp cho Rodden đưa ra quan điểm. Những người chiến thắng vang dội bao gồm dân biểu Hạ viện Diana DeGette tại Denver; dân biểu Hạ viện Jerry Nadler tại thành phố New York; Đại biểu Jesús García tại Chicago; Đại biểu Donald Payne Jr. ở phía bắc New Jersey; và dân biểu Hạ viện Barbara Lee tại Oakland, California. Không có địa hạt tranh cử nào trong số đó nằm ở các tiểu bang mà đảng Cộng hòa đã kiểm soát ranh giới lập pháp, điều đó có nghĩa là, chúng không phải là kết quả trong thủ thuật quy định biên giới của đảng Cộng hòa.
Liên tục như vậy, việc phân vùng tranh cử theo địa lý đã gây ra nguyên nhân cho sự mất kết nối ngày càng tăng giữa công luận và các kết quả bầu cử, và sự mất kết nối này cũng đã định hình cho Tối cao Pháp viện. Tại bất kỳ thời điểm xác định nào, các thành viên của tòa án được quyết định bởi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống và Thượng viện trong vài thập niên trước. Nếu các cuộc bầu cử này phản ánh ý kiến của quần chúng, những người được đảng Dân chủ bổ nhiệm sẽ chế ngự tòa án.
Mọi thẩm phán hiện tại đã được bổ nhiệm trong một trong chín nhiệm kỳ tổng thống vừa qua, và một đảng viên đảng Dân chủ đã giành được phiếu phổ thông ở bảy trong số chín nhiệm kỳ đó và nhiệm kỳ tổng thống ở năm trong số chín nhiệm kỳ. Tuy nhiên, tòa án hiện đang bị chi phối bởi đa số gồm sáu thành viên bảo thủ.
Có nhiều lý do (bao gồm cả quyết định của Ruth Bader Ginsburg không nghỉ hưu vào năm 2014, khi một tổng thống và Thượng viện của đảng Dân chủ có thể đã thay thế bà). Nhưng các bản chất ngày càng phi dân chủ của cả Đại cử tri đoàn và Thượng viện đóng các vai trò quan trọng.
Ông Trump đã có thể bổ nhiệm ba thẩm phán mặc dù thua phiếu phổ thông. (Ông Bush là một trường hợp phức tạp hơn, đã thực hiện các cuộc bổ nhiệm với tòa án sau khi ông tái thắng cử và cuộc bỏ phiếu phổ thông vào năm 2004.) Cũng tương tự như vậy, nếu các ghế ở Thượng viện dựa trên dân số, không ai trong số các ứng cử viên của ông Trump – Thẩm phán Neil M. Gorsuch, Brett M. Kavanaugh và Amy Coney Barrett – có thể sẽ được chuẩn nhận, Michael J. Klarman, giáo sư luật tại Harvard cho biết. Các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện cũng sẽ không thể ngăn cản ông Obama khi lấp đầy ghế tòa án trong năm cuối trong nhiệm kỳ của ông.
Ngay cả việc chuẩn nhận Thẩm phán Clarence Thomas vào năm 1991 cũng dựa vào cấu trúc của Thượng viện: 52 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu để chuẩn nhận cho ông ta làm đại diện cho một thiểu số người Mỹ.
Phương cách của tòa án hiện nay đã làm tăng việc mất kết nối giữa công luận và chính sách của chính phủ, bởi vì các thẩm phán do đảng Cộng hòa bổ nhiệm đã bác bỏ Quốc hội về một số vấn đề quan trọng. Danh sách này bao gồm các dự luật về quyền bầu cử và chiến dịch tài trợ mà các Quốc hội trước đó đã thông qua theo đường lối lưỡng đảng. Dựa trên các cuộc thăm dò, thì trong nhiệm kỳ này, tòa án đã đưa ra phán quyết về phá thai, chính sách khí hậu và luật về vũ khí dường như không phù hợp với ý kiến đa số.
Ông Klarman nói: “Các thẩm phán thuộc đảng Cộng hòa sẽ không nói gì về điều này và có thể không tin điều này, nhưng mọi thứ họ đã làm đều chuyển thành lợi thế trực tiếp cho Đảng Cộng hòa.”
Để đối phó với quyết định về quyền bầu cử vào năm 2013, các nhà lập pháp đảng Cộng hòa ở một số tiểu bang đã thông qua luật khiến việc bỏ phiếu trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là ở các khu vực có phần đông theo đảng Dân chủ. Họ đã làm như vậy với lý do cần phải bảo vệ an ninh bầu cử, mặc dù không có gian lận lan tràn nào trong những năm gần đây.
Hiện tại, hiệu quả bầu cử của các quyết định này vẫn còn bất trắc. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, các hạn chế vẫn chưa đủ mạnh để kéo tỷ lệ cử tri đi bầu xuống thấp. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, tỷ lệ người Mỹ đủ điều kiện bỏ phiếu đã đạt mức cao nhất trong ít nhất thế kỷ.
Các chuyên gia khác vẫn còn lo ngại rằng, các luật mới cuối cùng có thể xoay chuyển một cuộc bầu cử chặt chẽ ở một tiểu bang có dao động. Bà Anderson, giáo sư Emory, nói: “Khi bạn có một bên đang chuẩn bị nói ‘Làm thế nào để chúng ta ngăn chặn kẻ thù bỏ phiếu?’ điều đó nguy hiểm cho một nền dân chủ.”
Một vụ kiện sắp tới tại Tối cao Pháp viện cũng có thể cho phép các cơ quan lập pháp của tiểu bang áp đặt nhiều hạn chế bỏ phiếu hơn. Tòa án đã đồng ý xét xử một trường hợp trong đó các nhà lập pháp đảng Cộng hòa ở tiểu bang Bắc Carolina lập luận rằng Hiến pháp trao cho họ thẩm quyền giám sát các cuộc bầu cử liên bang, chứ không phải là cho các tòa án tiểu bang.
Trong những năm gần đây, các tòa án tiểu bang đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế cả các nhà lập pháp đảng Cộng hòa và Dân chủ, những người đã cố gắng quy định thay đổi các biên giới thuộc địa hạt tranh cử để mang lại lợi ích nhiều hơn cho một đảng. Nếu Tối cao Pháp viện đứng về phía Cơ quan Lập pháp của tiểu bang Bắc Carolina, thủ thuật này có thể tăng lên, cũng như luật có thể thiết lập các rào cản mới đối với việc bỏ phiếu.
Khuếch đại những lời dối trá trong bầu cử
Nếu chỉ những thách thức đối với nền dân chủ liên quan đến các lực lượng kinh niên, phát triển lâu dài này, nhiều chuyên gia sẽ ít quan tâm hơn việc các thách thức này là gì. Sau rốt, nền dân chủ Mỹ luôn có thiếu sót.
Nhưng những cách xây dựng chậm chạp mà trong đó quy luật đa số bị suy yếu đang xảy ra cùng lúc với việc đất nước đối phó với một mối đe dọa trước mắt mà nó rất ít có tiền lệ. Ngày càng có nhiều quan chức thuộc đảng Cộng hòa đặt vấn đề về một tiền đề cơ bản của nền dân chủ: những người thua cử sẵn sàng chấp nhận sự thất bại.
Các nguồn gốc của phong trào hiện nay về phủ nhận bầu cử khởi đầu từ năm 2008. Khi ông Obama đang tranh cử tổng thống và sau khi ông thắng cử, một số nhà phê bình về ông đã cáo buộc một cách sai lạc rằng, chiến thắng của ông là bất hợp pháp, vì ông sinh ra ở Kenya, không phải là Hawaii. Phong trào này được biết đến như là chủ thuyết về sinh quán, và ông Trump là một trong những người ủng hộ. Bằng cách đưa ra các cáo buộc trên lên đài Fox News và các nơi khác, Trump đã giúp biến mình từ một ngôi sao truyền hình trong các chương trình thực tế thành một khuôn mặt chính trị.
Khi tự mình tranh cử tổng thống vào năm 2016, ông Trump đã biến các tuyên bố sai lệch về gian lận bầu cử làm thành trọng tâm trong chiến dịch tranh cử. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, ông cáo buộc đối thủ cạnh tranh gần nhất của mình cho việc đề cử, Thượng nghị sĩ Ted Cruz là gian lận. Trong cuộc tổng tuyển cử chống lại Hillary Clinton, ông Trump cho biết ông sẽ chỉ chấp nhận kết quả nếu thắng cử. Vào năm 2020, sau khi ông Biden thắng, những lời nói dối trong cuộc bầu cử đã trở thành thông điệp chính trị chủ yếu của ông Trump.
Việc ông chấp nhận những lời nói dối này hoàn toàn khác với phương cách của các nhà lãnh đạo trong quá khứ từ cả hai đảng. Vào những năm 1960, Reagan và Barry Goldwater cuối cùng đã cô lập những kẻ âm mưu của Hiệp hội John Birch. Năm 2000, Al Gore kêu gọi những người ủng hộ cho ông nên chấp nhận chiến thắng mong manh của George W. Bush, giống như Richard Nixon đã khuyến khích những người ủng hộ ông làm như vậy, sau khi ông thua suýt soát John F. Kennedy vào năm 1960. Năm 2008, khi một cử tri thuộc đảng Cộng hòa tại một cuộc biểu tình mô tả ông Obama là người Ả Rập, Thượng nghị sĩ John McCain, ứng cử viên đảng Cộng hòa và là đối thủ của ông Obama, đã điều chỉnh việc này.
Ngược lại, việc ông Trump thúc đẩy sự giả dối đã biến chúng thành một phần chủ yếu trong thông điệp của đảng Cộng hòa. Theo các cuộc thăm dò, khoảng hai phần ba cử tri đảng Cộng hòa nói rằng ông Biden đã không thắng cử trong năm 2020 một cách hợp pháp. Theo một phân tích của FiveThirtyEight, trong số các ứng cử viên đảng Cộng hòa tranh cử vào chức vụ trong toàn tiểu bang năm nay, 47% đã phủ nhận kết quả bầu cử năm 2020.
Mặt khác, hầu hết các chính trị gia thuộc đảng Cộng hòa, những người đã đối đầu với ông Trump, kể từ đó đã mất việc làm hoặc không bao lâu sau sẽ mất. Ví dụ như trong số 10 đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện, những người đã bỏ phiếu luận tội dàn hặc ông vì vai trò của ông trong vụ tấn công ngày 6 tháng Giêng, kể từ đó tám người đã quyết định nghỉ hưu hoặc thua trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, kể cả dân biểu Liz Cheney của Wyoming.
Ông Levitsky nói: “Cho dù trong bất kỳ dấu hiệu nào, đảng Cộng hòa – dù ở cao cấp, trung cấp và cơ sở quần chúng – là một đảng chỉ có thể được mô tả là không cam kết với nền dân chủ.” Ông nói thêm rằng, ông quan tâm sâu xa đến nền dân chủ Mỹ hơn khi so với khi cuốn sách của ông và ông Ziblatt “How Democracies Die” ra mắt vào năm 2018.
Juan José Linz, nhà khoa học chính trị đã qua đời vào năm 2013, đã đặt ra thuật ngữ “các tác nhân chỉ trung thành nửa vời” để mô tả các quan chức chính trị mà họ thường không khởi xướng một cách đặc trưng các cuộc tấn công vào các quy tắc hoặc thể chế dân chủ, nhưng họ cũng không cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công này. Thông qua sự đồng lõa của họ, những tác nhân trung thành nửa vời này có thể khiến một đảng phái và một quốc gia nghiêng về phía chủ thuyết độc tài.
Đó là những gì đã xảy ra ở châu Âu vào những năm 1930 và ở Mỹ La tinh trong những năm 1960 và 70. Gần đây hơn, việc này đã xảy ra ở Hungary. Hiện nay, có nhiều dấu hiệu tương tự như vậy ở Hoa Kỳ.
Ngay cả những đảng viên Cộng hòa thường tự cho mình là khác với ông Trump, họ cũng đồng tình với các thuyết âm mưu của ông Trunp trong các chiến dịch tranh cử của họ, họ nói rằng họ, cũng tin rằng ” sự liêm chính của cuộc bầu cử” là một vấn đề chủ yếu. Ví dụ như Thống đốc Glenn Youngkin của Virginia và Thống đốc Ron DeSantis của Florida, gần đây đều đã vận động tranh cử khi thay mặt cho những người phủ nhận bầu cử.
Tại Quốc hội, các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa phần lớn đã ngừng chỉ trích cuộc tấn công bằng bạo lực vào điện Capitol. Dân biểu Kevin McCarthy, nhà lãnh đạo Hạ viện đảng Cộng hòa, đã đi quá xa khi báo hiệu sự ủng hộ của mình đối với các bạn đồng viện – như dân biểu Marjorie Taylor Greene của tiểu bang Georgia – người đã sử dụng hình ảnh bạo lực trong các bình luận công khai. Bà Greene, trước khi được bầu vào Quốc hội, nói rằng bà ủng hộ ý tưởng hành quyết các đảng viên Dân chủ nổi tiếng.
Ông Levitsky nói: “Khi các đảng phái thuộc dòng chính dung túng cho những kẻ này, bào chữa, bảo vệ họ, đó là khi nền dân chủ gặp rắc rối, ở đó luôn có Marjorie Taylor Greenes. Điều mà tôi chú ý nhiều hơn là hành vi của Kevin McCarthys”.
Sự chấp nhận ngày càng tăng của đảng đối với những lời nói dối trong cuộc bầu cử đặt ra vấn đề là điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump hoặc một ứng cử viên tổng thống trong tương lai khác cố gắng lặp lại nỗ lực của ông để lật ngược kết quả trong năm 2020.
Theo nhóm nghiên cứu States United Action, trong năm nay, tại 11 tiểu bang, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa cho chức vụ bộ trưởng tiểu bang, một vị trí thường là giám sát việc điều hành hành chánh cho cuộc bầu cử, được xem như là “người phủ nhận bầu cử”. Ở 15 tiểu bang, ứng cử viên cho chức vụ thống đốc là người phủ nhận, và ở 10 tiểu bang, ứng cử viên ch chức vụ tổng công tố cũng làm như vậy.
Sự phát triển của phong trào phủ nhận bầu cử đã tạo ra một sác xuất mà dường như không thể nào tưởng tượng được cách đây không lâu. Hiện vẫn chưa rõ liệu người thua cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ nhượng bộ hay thay vào đó cố gắng lật ngược kết quả.
‘Cuộc khủng hoảng đang đến’
Vẫn còn nhiều kịch bản mà trong đó Hoa Kỳ sẽ tránh được một cuộc khủng hoảng dân chủ.Vào năm 2024, ông Biden có thể tái thắng cử lại với cách biệt lớn – hoặc một đảng viên Cộng hòa khác ngoài ông Trump có thể thắng với cách biệt lớn. Ông Trump sau đó có thể mờ dần trong chính trường, và những người kế nhiệm ông có thể chọn không chấp nhận sự giả dối trong cuôc bầu cử. Kỷ nguyên về việc phủ nhận bầu cử của đảng Cộng hòa có thể được chứng minh là sớm tàn lụn.
Việc cũng có thể xảy ra là ông Trump hoặc một ứng cử viên đảng Cộng hòa khác sẽ cố gắng đảo ngược thất bại sát nút vào năm 2024, nhưng sẽ thất bại, như đã xảy ra vào năm 2020. Sau đó, Brad Raffensperger, bộ trưởng thuộc đảng Cộng hòa của tiểu bang Georgia, người đã phản bác ông Trump sau khi ông Trump ra lệnh cho Raffensperger tìm 11. 780 phiếu, và Tối cao Pháp viện cũng từ chối can thiệp. Nhìn rộng hơn, Mitch McConnell, nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện, gần đây đã nói rằng Hoa Kỳ có “rất ít gian lận bầu cử”.
Nếu một đảng viên Cộng hòa một lần nữa cố gắng đảo ngược cuộc bầu cử và thất bại, phong trào cũng có thể bắt đầu tan biến.
Nhưng nhiều chuyên gia về dân chủ lo ngại rằng những kịch bản này có thể là ước vọng. Những người kế nhiệm có khả năng nhất của ông Trump với tư cách là lãnh đạo đảng cũng đưa ra hoặc khoan dung cho những tuyên bố sai lệch về gian lận bầu cử. Phong trào là rộng lớn hơn một người – và được luôn luôn lập luận là: Một số nỗ lực để làm cho việc bỏ phiếu trở nên khó khăn hơn, một điều mà nói chung, thường được biện minh bằng những đề nghị sai lầm về gian lận cử tri phổ biến, nó có trước khi ông Trump ứng cử năm 2016.
Để tin rằng đảng Cộng hòa sẽ không lật ngược tình trạng thua cử khích khao trong những năm tới dường như phụ thuộc vào việc bỏ qua các quan điểm công khai của nhiều chính trị gia thuộc đảng Cộng hòa. Ông Mounk của Đại học Johns Hopkins nói: “Các kịch bản mà chúng ta không có một cuộc khủng hoảng dân chủ trầm trọng vào cuối thập kỷ này có vẻ khá ít.”
Và ông Levitsky nói: “Không rõ là cuộc khủng hoảng sẽ tự biểu hiện như thế nào, nhưng một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.” Ông nói thêm, “Chúng ta nên lo âu nhiều hơn.”
Nhiều học giả nói rằng, chiến lược hứa hẹn nhất để tránh một cuộc bầu cử bị lật ngược, liên quan đến một liên minh ý thức hệ rộng lớn, mà nó cô lập những người phủ nhận bầu cử. Nhưng vẫn chưa rõ là có bao nhiêu chính trị gia đảng Cộng hòa sẽ sẵn sàng tham gia một liên minh như vậy.
Cũng không rõ liệu việc các chính trị gia và cử tri đảng Dân chủ có quan tâm đến việc thực hiện các thỏa hiệp mà nó sẽ giúp cho họ thu hút nhiều cử tri hơn không. Thay vào đó, nhiều đảng viên Dân chủ đã chấp nhận một phiên bản thuần túy hơn của chủ thuyết tự do trong những năm gần đây, đặc biệt là về các vấn đề xã hội. Sự thay đổi sang cánh tả không ngăn cản được việc đảng này thắng phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng nó đã làm tổn thương đảng Dân chủ bên ngoài các khu vực đô thị lớn và nói rộng ra là trong cuộc bầu cử Đại cử tri đoàn và quốc hội.
Nếu đảng Dân chủ đã kiểm soát cả Nhà Trắng và Quốc hội – và bằng hơn một phiếu duy nhất, như hiện nay họ đang làm tại Thượng viện – họ đã báo hiệu rằng họ sẽ cố gắng thông qua luật để giải quyết cả những mối đe dọa kinh niên và cấp thiết đối với nền dân chủ.
Năm ngoái, Hạ viện đã thông qua một dự luật để bảo vệ quyền bỏ phiếu và hạn chế các thủ thuật về đi6a lý để thay đổi luật về bầu cử theo địa hạt. Luật này không thành tại Thượng viện một phần vì nó bao gồm các biện pháp mà ngay cả một số đảng viên Dân chủ ôn hòa tin rằng đã đi quá xa, chẳng hạn như các hạn chế về luật nhận dạng cử tri, điều mà nhiều nền dân chủ khác trên thế giới thực hiện.
Hạ viện cũng đã thông qua một dự luật cấp cho Washington, DC có quyền hạn như một tiểu bang, điều này sẽ làm giảm sự thiên vị hiện tại của Thượng viện đối với các khu vực đô thị và người Mỹ da đen. Hoa Kỳ hiện đang trong giai đoạn dài nhất mà không thừa nhận một tiểu bang mới.
Các chuyên gia về dân chủ cũng đã chỉ ra các giải pháp khả thi khác cho sự mất kết nối ngày càng tăng giữa dư luận và chính sách của chính phủ. Trong số đó có sự mở rộng số lượng dân biểu Hạ viện, điều mà Hiến pháp cho phép Quốc hội làm – và Quốc hội đã làm thường xuyên cho đến đầu thế kỷ 20. Một quốc hội đông đảo hơn sẽ tạo ra các địa hạt tranh cử nhỏ hơn, do đó, có thể làm giảm sự tham gia các địa hạt thiếu sức cạnh tranh.
Các học giả khác ủng hộ cho các đề xuất nhằm hạn chế quyền lực của Tối cao Pháp viện, điều mà Hiến pháp cũng cho phép và các tổng thống và Quốc hội trước đây đã làm.
Trong ngắn hạn, nói chung, những đề xuất này sẽ giúp cho đảng Dân chủ bởi vì các mối đe dọa hiện nay đối với quy luật theo đa số chủ yếu mang lại lợi ích cho đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, về lâu dài, các tác động đảng phái của những thay đổi như vậy là ít rõ ràng.
Lịch sử của các tiểu bang mới đưa ra điểm này: Vào những năm 1950, ban đầu, đảng Cộng hòa ủng hộ cho việc biến Hawaii thành một tiểu bang, bởi vì nó có vẻ nghiêng về đảng Cộng hòa, trong khi đảng Dân chủ nói rằng Alaska cũng phải được kết nạp, cũng vì các lý do đảng phái. Ngày nay, Hawaii là một tiểu bang ủng hộ mạnh mẽ cho đảng Dân chủ, và Alaska là một bang ủng hộ mạnh cho đảng Cộng hòa. Dù bằng cách nào, thực tế là cả hai đều là các tiểu bang đã làm cho đất nước trở nên dân chủ nhiều hơn.
Trong suốt chiều dài của lịch sử, chính phủ Mỹ đã có xu hướng trở nên dân chủ hơn, thông qua quyền bầu cử của nữ giới, các luật về dân quyền, bầu cử trực tiếp cho thượng nghị sĩ và hơn thế nữa. Các trường hợp ngoại lệ, như thời kỳ hậu Tái thiết, khi những người da đen ở miền Nam mất quyền, là rất hiếm. Giai đoạn hiện tại rất nổi bật một phần vì nó là một trong những trường hợp ngoại lệ đó.
Ông Mounk nói: “Vấn đề không phải là nền dân chủ Mỹ tồi tệ hơn so với trước đây. Trong suốt lịch sử nước Mỹ, việc loại trừ các nhóm thiểu số, và đặc biệt là người Mỹ gốc châu Phi, đã tồi tệ hơn nhiều so với hiện nay. Nhưng bản chất của mối đe dọa rất khác so với trước đây”, ông nói.
Việc chuẩn bị hình thành của chính phủ liên bang phản ánh công luận ít gắn bó chặt chẽ hơn so với việc làm này trước đây. Và khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp thực sự – trong đó người chiến thắng cử hợp pháp không thể nhậm chức – đã tăng lên một cách đáng kể. Sự kết hợp đó cho thấy nền dân chủ Mỹ chưa bao giờ phải đối mặt với một mối đe dọa nào giống như mối đe doạ hiện nay.
_______
Tác giả: David Leonhardt là một cây bút thâm niên của báo New York Times và đoạt giải thưởng Pulitzer với một bài viết về cuộc Đại suy thoái.
Nick Corasaniti, Max Fisher, Adam Liptak, Jennifer Medina, Jeremy W. Peters và Ian Prasad Philbrick có đóng góp trong bài tường thuật này.
Phụ chú của người dịch:
Lúc còn tại chức, ông Trump bổ nhiệm ông Neil Gorsuch, ông Brett Kavanaugh và bà Amy Coney Barrett làm thẩm phán TCPV, nâng tổng số thành viên thuộc đảng Cộng Hoà lên sáu, nhưng không phải lúc nào TCPV cũng phán quyết có lợi cho ông Trump, bằng chứng là TCPV liên tục bác đơn của ông Trump kiện về kết quả bầu cử tống thống năm 2020.
Cuộc điều tra tại tiểu bang Georgia đi vào giai đoạn mới. Công tố viên Fani Willis, người đang điều tra xem ông Trump có vi phạm luật bầu cử năm 2020 hay không, cho biết là ông Trump phải làm sáng tỏ việc đã thuê một toán chuyên gia đến Coffee County để tạo bản sao dữ liệu và nhu liệu của thiết bị bầu cử. Bà Willisđang xin trát tòa cho phép lục soát thêm các tài liệu khác có liên quan. Ngoài ông Trump ra, còn có 16 đảng viên Cộng Hòa ở Georgia có thể bị dính líu hình sự. Nghị Sĩ Lindsey Graham thuộc Cộng Hòa ở South Carolina cũng gọi điện thoại cho Raffensperger gây áp lực, nên cũng là yếu tố mới cần xem xét.
Các diễn biến này sẽ có nhiều ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay và năm 2024.
Đối với dân Mỹ, chủ đề chính cho hai kỳ bầu cử sắp tới là di dân, giáo dục, lạm phát, thuế và phạm pháp. Trong khi đảng Cộng hoà đề cao tối đa vai trò sắc tộc và các giá trị truyền thống Mỹ, ngược lại, đảng Dân chủ cổ vũ cho vai trò bản sắc và khả năng hội nhập trong một xã hội đa dạng.
Thực tế cho thấy, trong tình trạng cực kỳ phân hoá nội bộ hiện nay, Mỹ sẽ còn gặp một thách thức nan giải. Nếu Mỹ muốn tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo thế giới và chống Trung Quốc cũng như Nga thành công, Mỹ phải đạt quan điểm lưỡng đảng dung hoà.
Bi kịch của Nga: Nó có thể là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, cạnh tranh một cách hòa bình với Trung Quốc và Mỹ. Sau đó, những nỗi đau ma quái của sự tự ti mặc cảm về mặt nhận thức sẽ biến mất. Nhưng nó còn cách đây vài năm ánh sáng.
Không một ngày nào trôi qua khi tin tức từ Nga hoặc tuyên bố của Putin và quần thần về các chính sách giết người của họ, không làm bạn lạnh máu. Nhưng cũng có những hình ảnh từ đất nước rộng lớn nhất trên trái đất khiến bạn choáng váng, ví dụ như khi các giáo sĩ rao giảng điều răn của Cơ đốc giáo, rằng bạn không được giết người, để lấy âm hưởng và hương khói ban phước cho binh lính trước khi họ ra trận cho một kẻ thống trị. Tự nhận bản thân là một hoàng đế ở đâu đó giữa Peter Đại đế và Stalin, nhưng thực sự là một kẻ tàn ác.
Putin đã biến đế chế của mình thành đất nước buồn nhất thế giới. Nga là một phiên bản đặc biệt hoàn hảo của một quốc gia thất bại. Nhà nước tuy hoạt động. Nhưng một người cai trị duy nhất và băng đảng của ông ta đã biến ông ta thành con mồi của họ và dựng lên một tòa nhà cai trị thuộc loại được biết đến từ các nước châu Phi. Sự tập trung quyền lực vào Putin đã mang những hình thức
phong kiến. Ngay cả sự hoang tưởng của ông ta về việc mắc bệnh hoặc bị giết cũng phù hợp với hình ảnh của các hoàng đế và các vị vua của những thế kỷ trước. Một cách ngẫu nhiên, cũng là sự vênh váo vô lý khi vị chúa tể của những chiếc bàn dài quá mức, sải bước qua các sảnh lớn trong cung điện của mình, những người lính trong bộ quân phục bắt chước từ thời Nga còn là một đế chế
thực sự chứ không phải chỉ là một nhận thức.
Tất nhiên, ở các nước phương Tây cũng có những cách trình bày kỳ quái tương tự. Tuy nhiên, các chính trị gia (và quốc vương) không quá coi trọng bản thân ở đó và không ăn mừng sự xuất hiện của họ theo cách mà người cai trị trong Điện Kremlin ưa thích. Nếu Putin từng có cảm giác về việc tự đề cao bản thân có vẻ ngớ ngẩn, thì ông ấy đã đánh mất nó. Nếu không ông ta sẽ biết rằng, lòng yêu
nước cường điệu ngày nay nhanh chóng kết thúc trong lĩnh vực trào phúng. Điều này đã được thể hiện trong buổi biểu diễn thôn tính điên cuồng ở Điện Kremlin, khi Putin và các nhà lãnh đạo phe ly khai mà ông đang chỉ đạo đặt tay lên nhau và cổ vũ, với những tiếng la hét “Rossiya”, một hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong ảo tưởng về sự vĩ đại
Tuy nhiên, Putin cũng không nhận thấy điều đó. Ông ấy đã thành công trong việc phong tỏa bản thân khỏi những lời chỉ trích và ảnh hưởng từ bên ngoài. Có lẽ Putin có ảo tưởng vĩ đại của mình đến mức thực sự tin rằng hàng triệu người Ukraine đã bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý để gia nhập Nga. Phải cẩn thận với bệnh lý – nhưng với Putin, có một số bằng chứng cho thấy, ông không còn đến từ thế giới này nữa, mà bị điều khiển bởi những bóng ma não của chính ông, những người liên tục nói với ông: Bạn là người vĩ đại nhất. bạn là hoàng đế.
Làm thế nào mà Darth Wladi có thể nói vô số điều vô nghĩa mà không ngừng lại hoặc phá ra cười. Khi sáp nhập lãnh thổ quốc gia Ukraine, kẻ xâm lược viện dẫn các nguyên tắc của Liên Hiệp quốc về “quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc”. Chúng ta nhớ rằng: Liên Hiệp quốc là thể chế mà Putin coi thường và lạm dụng. “Chúng tôi đang kêu gọi chính quyền Kiev ngừng các cuộc pháo
kích và tất cả các cuộc giao tranh ngay lập tức và quay trở lại bàn đàm phán”, Putin, lãnh chúa đã từng xâm lược đất nước láng giềng của mình, nói. Kẻ tấn công yêu cầu kẻ bị tấn công ngừng phản công. Đây là chứng điên mà không cần kiểm tra tâm thần để nhận ra.
Có những quốc gia rất đáng buồn khác trên trái đất, nhiều quốc gia trong số họ ở châu Phi, hoặc Afghanistan. Nhưng những quốc gia này, tất cả những cựu thuộc địa của các nước phương Tây, đã có rất ít cơ hội thực sự trong lịch sử gần đây của họ, để lật ngược tình thế theo hướng dân chủ. Không nói đến Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc (tạm thời), Nga đã có cơ hội trở thành một quốc gia hiện đại, mở cửa và bảo tồn bản sắc của mình, xây dựng một nền
công nghiệp hiện đại và sống không chỉ bằng nguyên liệu thô và rượu vodka.
Chủ nhắm về phía Tây phương
Cánh cửa đã mở, để bỏ lại thời kỳ của những người cai trị bị ám ảnh bởi quyền lực và giải quyết tình trạng xung đột đã ảnh hưởng đến nước Nga trong nhiều thập niên: từ chối phương Tây nhưng vẫn muốn càng giống như phương Tây càng tốt. Để cạnh tranh với phương Tây, coi đó là thước đo thành công của chính mình và đồng thời coi thường nó, chắc chắn phải dẫn đến một thử thách, hiện đang
nổ ra trong cuộc chiến chống Ukraine.
Bất cứ ai cho phép chơi punk cũng phải chịu đựng những hình ảnh trông kỳ quặc trong khung cảnh đường phố. Cả hai đều không thể. Và do đó, dần dần có sự lên án mọi thứ tự do đã đến với Nga từ phương Tây. Bối cảnh văn hóa đổi mới vô cùng tốt đẹp như chết, nó chỉ diễn ra trong các ngõ ngách (hoặc ở nước ngoài). Cuối cùng, nhân quyền cũng trở thành nạn nhân của vòng xoáy bạo lực thể
xác và lời nói này. Nhân quyền không có giá trị gì ở đất nước buồn nhất thế giới này, ngoài sự tàn bạo cổ điển. Hãy nhìn người đứng đầu Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, Ramzan Kadyrov, tự hào tuyên bố rằng ông sẽ cử ba người con trai chưa đủ tuổi tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine. Thật là điên rồ.
TV màn hình phẳng và máy tính bảng
Việc một lãnh chúa châu Âu ở thế kỷ 21 dám coi hàng trăm nghìn người là bia đỡ đạn cho thấy sự thiếu tôn trọng hoàn toàn đối với loài người. Đối với Putin – một cách tiếp cận quản trị hậu phong kiến khác – công dân là quân nhân hoặc quần thần, trong mọi trường hợp là những người ủng hộ chính nghĩa của ông. Ngược lại, nếu bạn không ở bên ông ta, bạn đang chống lại ông ta. Lợi ích của người dân nói chung, đặc biệt là ở các khu vực xa Moscow và St.Petersburg, đóng một vai trò quan trọng. Putin chỉ quan tâm đến họ khi nhận ra rằng, mọi thứ đang trở nên căng thẳng với mình.
Sự nghèo đói là điều hiển nhiên, vì chỉ một bộ phận nhỏ người dân Nga được hưởng lợi từ sự giàu có của đất nước và ân sủng của Putin. Tác giả của những dòng này đã có vinh dự được giúp đỡ Julia Solska, người Ukraine, xuất bản ở Đức cuốn nhật ký của mình từ những ngày đầu của cuộc chiến. Trong đó, cô viết về nạn cướp bóc cho phép rút ra kết luận về mức sống trong đế chế của Putin. “Người Nga xâm lược một quốc gia, giết người và phá hủy để đánh cắp máy tính và giày dép. Nếu chúng tôi biết rằng binh lính của Putin muốn TV màn hình phẳng và máy tính bảng, chúng tôi đã gửi chúng cho họ. Vậy thì họ có thể tha cho chính mình và chúng tôi”.
Bi kịch của Nga là nó có thể là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, cạnh tranh một cách hòa bình với Trung Quốc và Mỹ. Khi đó, bóng ma của sự tự ti mặc cảm về mặt nhận thức sẽ biến mất và Nga sẽ không còn cần phải đổ lỗi cho phương Tây về những thiếu sót của chính mình. Có lẽ thế giới sẽ tồn tại để nhìn thấy nước Nga này. Đó sẽ là một may mắn cho nhân loại.
Rất lâu trước cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2, quân đội Ukraine đã nhận ra mối đe dọa từ máy bay không người lái (drone) và đặt mua súng trường chống nhiễu đặc biệt từ Litva. Việc mua đó dường như không dễ dàng.
Quốc hội Ukraine đã thông qua một nghị quyết công nhận tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với các đảo mà nước này gọi là “Lãnh thổ phương Bắc”, hiện đang do Nga nắm giữ (Nga gọi là quần đảo Kuril).
Tin từ Deutschlandfunk (*) ngày 8 tháng 10 năm 2022 cho biết, cây cầu chiến lược quan trọng dùng cho đường bộ và đường xe lửa, nối bán đảo Crimea và đất liền, đã bị sập một phần sau một vụ nổ, tiếp theo là hoả hoạn.
Tóm tắt: Trong cuộc phỏng vấn chi tiết đầu tiên kể từ khi được trả tự do, Alex Drueke và Andy Tài Huỳnh kể lại sự ngược đãi về thể chất và tâm lý mà họ phải chịu đựng trong hơn 104 ngày bị giam cầm
Tác giả: Hannah Wagner, Ulf Mauder và André Ballin
Việt Hùng phỏng dịch
30-9-2022
Với việc sáp nhập 4 khu vực Ukraine bị chiếm đóng, Nga đang sử dụng vũ lực để di chuyển biên giới ở châu Âu lần đầu tiên kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea ở Biển Đen vào năm 2014. Cuộc chiến kéo dài bảy tháng nay đang bước sang một giai đoạn mới. Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời về cách tiến hành:
Hồi giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng.
Tóm tắt: Nữ hoàng Anh là một nhân vật kiên định và khiến người khác yên tâm, và bà đã giúp lãnh đạo đất nước của mình vượt qua một thời kỳ thay đổi triệt để vào nửa sau của thế kỷ 20.
Lời người dịch: Tác giả Jack Snyder không đề cập đến tình trạng tại sao các phong trào đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam đang suy yếu, nhưng những lý giải trong bài cũng mang lại các nội dung hữu ích.
Đã đến lúc người Việt quan tâm cho việc cải thiện nhân quyền phải nhận ra rằng cho đến nay các phương thức đấu tranh đã không hữu hiệu như mong đợi. Bằng chứng là vô số các thỉnh nguyện thư của giới trí thức không được chính quyền quan tâm. Việc tố cáo chính quyền và vận động ngoại giao và truyền thông quốc tế của các phong trào xã hội dân sự không tạo ra áp lực đúng mức. Còn dân chúng? Họ chỉ còn cách quỳ lạy giữa đường để xin cảnh sát cho tự do giao thông hay phải tuột hết quần áo để biểu lộ lòng phẫn uất tột cùng.
Nhân quyền trước hết là một vấn đề ý thức của người dân về quyền lợi của chính mình. Do giáo dục lạc lối mà người dân chưa có được ý thức này và người Việt hải ngoại cũng không giúp được gì nhiều hơn.
Trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn ngày nay, chính quyền cũng thừa khôn ngoan mà tận dụng nó, nên nhìn chung, sẽ rất khó để kết hợp hiệu quả nguyên tắc và tinh thần thực dụng cho nhân quyền.
Cho dù có những thoái trào gần đây, nhân quyền vẫn là vũ khí mạnh nhất của nền dân chủ. Việc sử dụng những vũ khí này một cách hiệu quả đòi hỏi sự am tường về sức mạnh của các quyền này. Sự hấp dẫn của nhân quyền đối với lợi ích cá nhân phải được hỗ trợ bởi một hệ thống giáo dục được cải thiện mà khi nó xây dựng vững chắc sẽ mang lại kết quả đáng tin cậy.
Ý thức về quyền lực của người dân dẫn đầu; theo sau đó là các hình thức để thực hiện các quyền đòi hỏi. Triển vọng chung để cải thiện cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam có vẻ bi quan.
***
Phong trào nhân quyền hiện đại từ lâu đã tự thể hiện mình là một cuộc trường chinh thập tự đầy lý tưởng. Trong một thế giới tràn ngập các nền chính trị dựa vào quyền lực thô bạo và tước đoạt nơi kẻ yếu, phong trào muốn phục vụ như một ngọn hải đăng của sự minh quang về đạo đức dựa trên các nguyên tắc phổ quát. Các nhà hoạt động nhân quyền giải thích những chiến thắng mang tính biểu tượng của phong trào của họ như là chiến thắng của sự chính trực kiên cường đặt nền móng cho các chính nghĩa tiến bộ trong tương lai.
Năm 2012, Aryeh Neier, người đồng sáng lập Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), đã viết rằng, phong trào chống nô lệ là chiến dịch nhân quyền thực sự đầu tiên vì những người tham gia đã huy động cho các quyền của người khác.
Bản thân những người theo chủ nghĩa bãi nô ban đầu tuyên bố rằng, việc theo đuổi không khoan nhượng các nguyên tắc vị tha của họ đã chiếm ưu thế, bởi vì sự thật đạo đức của chính nghĩa của họ là hiển nhiên. Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr., từng phục vụ như là khuôn mẫu sau này của một mô hình kiên quyết, mẫu mực tương tự.
Nhưng hiện nay, phong trào này đang lúng túng khi phong cách đối thoại một chiều và sự xấu hổ đầy phẫn uất đang gây ra phản ứng dữ dội từ những nhà độc tài, những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu và các khu vực bầu cử mà quần chúng ủng hộ những kẻ mạnh này trên toàn cầu.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Nga Vladimir Putin, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhiều nhà lãnh đạo khác đã nổi danh khi kêu gọi việc thúc đẩy nhân quyền như là một dự án của những kẻ bắt nạt suy đồi, lạc lõng, những người thúc đẩy các chương trình nghị sự xa lạ để thay thế quyền tự quyết dân tộc phổ biến bằng chủ thuyết quốc tế tinh hoa, đế quốc.
Ông Tập nhún vai khinh thường trước cáo buộc gây diệt chủng chống lại người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, tạo chiến thắng ở tỉnh Tân Cương (nơi hầu hết người Duy Ngô Nhĩ sinh sống) vào tháng 7/2022, nơi ông khoe khoang về sự “thống nhất” của các dân tộc Trung Quốc.
Cáo buộc tội ác chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không làm gì để can ngăn Putin trong việc leo thang các cuộc tấn công vào dân thường Ukraine. Biden gọi Ả Rập Xê Út là nước “không đáng chấp nhận”, nhưng sau đó, Biden đã đến thăm Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammad bin Salman ở Riyadh, nơi họ chạm trán nhau. Neier thừa nhận là: “Nêu tên và làm xấu hổ ngày càng không hiệu quả”.
Phản ứng dữ dội này phần lớn là do tự mình gây ra. Vấn đề là những người ủng hộ cho nhân quyền đã hiểu sai về các nguồn gốc của sự thành công lịch sử của chính họ. Cho đến nay, dân chủ dựa trên quyền cá nhân là hình thức thành công nhất của tổ chức xã hội hiện đại, không phải là vì tinh thần đạo đức vị tha mà vì nó thường tốt hơn nhiều so với các lựa chọn thay thế để phục vụ cho lợi ích của dân chúng.
Các nhà hoạt động nhân quyền làm tốt hơn khi họ tăng cường năng lực của người dân trong việc đấu tranh cho quyền của chính họ, thay vì đánh bại các nhà lãnh đạo áp bức theo những cách giúp họ huy động các phản ứng dữ dội của tinh thần dân tộc.
Một cách nhân bản có thể
Những tiến bộ về nhân quyền kể từ cuộc Cải cách và Khai sáng không phụ thuộc vào sự chỉ trích của nước ngoài đối với các chế độ áp bức mà phụ thuộc vào quyền lực xã hội đang gia tăng của chính các chủ thể của các chế độ đó, những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc mở rộng các quyền.
Bắt đầu từ các nước Bắc Âu theo đạo Tin lành, thí dụ như Hà Lan và Vương quốc Anh, các thương nhân và tầng lớp trung lưu thành thị đã thúc đẩy cho dân chủ, thủ tục tố tụng hợp thức, tự do tôn giáo và chủ nghĩa tư bản hiệu quả để bảo vệ cho các lợi ích kinh tế cũng như tự do cá nhân của họ.
Đổi lại, việc mở rộng xóa nạn mù chữ và thương mại đã mang lại cho các đối tượng có học vấn, cần cù làm đòn bẫy lớn hơn để chống lại những người cai trị của họ và củng cố sự phát triển của luật hiến pháp. Sau đó, công nghiệp hóa đã tạo động lực cho các công nhân trong việc thành lập các công đoàn và đưa ra yêu sách về các quyền kinh tế, xã hội và lao động cho giai cấp công nhân.
Trong nhiều nền dân chủ hiến định, một khi một khu vực bầu cử cốt lõi mạnh mẽ cho một hệ thống dựa trên các quyền được thành lập, các phong trào xã hội có thể sử dụng hệ thống đó để mở rộng quyền cho các nhóm bị loại trừ. Những người ủng hộ cho nhân quyền muốn giải thích những chiến thắng của phong trào chống nô lệ, chiến dịch bất bạo động của Gandhi cho nền độc lập của Ấn Độ và cuộc đấu tranh hiếu hòa của King cho các dân quyền là kết quả của tinh thần lý tưởng không khoan nhượng.
Nhưng trên hết, thành công của họ phụ thuộc vào việc huy động và duy trì các phong trào xã hội đại chúng dựa trên các nguyên tắc đạo đức rộng lớn mà nó đã thu phục được sự đồng cảm của đa số đầy quyền lực trong xã hội của chính họ. Để giành chiến thắng, các nhà hoạt động có nguyên tắc, các phong trào quần chúng và các đảng phái chính trị cấp tiến tất cả phối hợp, bao gồm cả bằng cách thực hiện các cuộc thương thảo có mưu lược để giành được quyền lực chính trị.
Hãy xem những người theo chủ thuyết bãi nô của Hoa Kỳ. Phe cánh này của phong trào chống nô lệ đã sụp đổ vào cuối những năm 1830 do sự chia rẽ trong nội bộ và lòng thù địch của tầng lớp lao động da trắng ở phía bắc, họ vốn cảnh giác về mối kình địch từ giới lao động da đen trong các tiểu bang của họ. Nhưng phong trào vẫn đủ mạnh ở tiểu bang New York, nơi có cực đoan tôn giáo, để giữ cán cân quyền lực quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1844, việc này khiến cho Henry Clay, Thượng nghị sĩ đảng Whig ở Kentucky, người rất lập lờ về chế độ nô lệ, chống lại James K. Polk thuộc đảng Dân chủ ủng hộ chế độ nô lệ.
Những người theo chủ thuyết bãi nô ở New York đã từ bỏ đảng Whigs và bỏ phiếu cho một ứng viên đảng thứ ba chống nô lệ không khoan nhượng, vô tình bầu cho Polk, tạo tiền đề cho chiến tranh Mexico và sự bành trướng của chế độ nô lệ về phía tây.
Abraham Lincoln, chính trị gia thực dụng của đảng Whig, đã học được từ sai lầm của những người theo chủ thuyết bãi nô. Trong chiến dịch tranh cử của riêng mình, ông đã tập hợp một liên minh đảng Cộng hòa chống nô lệ thành công bằng cách hứa hẹn với những công nhân da trắng miền bắc phân biệt chủng tộc rằng ông sẽ cấm lao động da đen nô lệ ra khỏi các vùng lãnh thổ thuộc phía tây, nơi mà người da trắng hy vọng sẽ định cư. Đó là một sự thỏa hiệp nhơ nhuốc, nhưng cần thiết để tạo thêm quyền lực cho các đối thủ của chế độ nô lệ. Lincoln đã giành chiến thắng, và đến năm 1865, chế độ nô lệ đã bị cấm ở khắp mọi nơi trên nước Mỹ.
Mặc dù các nhà hoạt động nhân quyền ngày nay đã học được một số kỹ thuật thực dụng từ nhiều thập niên theo cách làm việc trong các cơ sở quần chúng của họ, họ vẫn thích những lời tố cáo mang tính lý tưởng hơn là thỏa thuận mưu lược và né tránh việc xây dựng các phong trào quần chúng có thể gây rối loạn.
Trong một bài bình luận năm 2013, Neier lo rằng sức mạnh của “việc huy động quần chúng” có thể “bị lạm dụng”, đó là điểm sẽ không xảy ra trong một tổ chức trong giới ưu tú được chuyên nghiệp hóa.
Nhưng như Kenneth Roth, Giám đốc điều hành mãn nhiệm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã thừa nhận trong một bài tiểu luận năm 2004, tổ chức của ông và các đồng minh phải chịu một “tình trạng yếu kém tương đối trong việc huy động một số lượng lớn người trong giai đoạn tiến hóa này của chúng ta.”
Công lý và Hoà bình
Cho đến nay, quy luật tự trị dân chủ đề ra các dân quyền tự do là hình thức phổ biến, thành công và thực dụng nhất của tổ chức xã hội hiện đại. Gạt sang một bên các quốc gia nhỏ có dầu mỏ và Singapore, không có quốc gia nào tiến qua khỏi bẫy thu nhập trung bình, hoặc 25% GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ, mà không trưng bày áp dụng toàn bộ các dân quyền và nhân quyền dân chủ tự do.
Dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2020 (sử dụng số liệu cho các nước phát triển), Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt ở mức 16% nếu so với mức của Mỹ. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc chỉ có thể xảy ra vì các cường quốc tự do cho phép nước này tham gia vào một nền kinh tế thị trường toàn cầu mở rộng mà họ đã tổ chức.
Các nền dân chủ tự do cũng đã đứng về phía chiến thắng trong mọi cuộc cạnh tranh giành quyền bá chủ toàn cầu trong hai thế kỷ qua bởi vì họ là những người theo chủ nghĩa hiện thực giỏi nhất, giỏi hơn trong việc thành lập và duy trì các liên minh, ít đe dọa hơn đối với việc hạn chế các mẩu mực và thận trọng hơn trong việc tránh kiểu xâm lược tự hủy mà nó tiếp tục gây tai hoạ cho các cường quốc độc tài.
Các công trình nghiên cứu về các điều kiện làm nền tảng cho các hệ thống nhân quyền thành công cho thấy là những quyền này có tương quan chặt chẽ nhất với hòa bình, vì chiến tranh chắc chắn mang đến một làn sóng vi phạm nhân quyền.
Dân chủ và một loạt các yếu tố giúp thúc đẩy nền dân chủ ổn định đứng vào hàng thứ yếu. Những yếu tố này bao gồm GDP bình quân tính theo đầu người khá cao; các thể chế hành chính và pháp lý dựa trên các quy tắc, không tham nhũng; một nền kinh tế đa dạng (đặc biệt là một nền kinh tế không chỉ dựa trên dầu khí); một sự đồng thuận về việc mọi người sẽ được hành sử quyền dân chủ của họ đối với quyền dân tộc tự quyết; và một tình lân quốc ủng hộ của các quốc gia dân chủ tự do.
Do đó, về phương diện lịch sử, không có gì là đáng ngạc nhiên khi nền dân chủ tự do và các phong trào hoạt động vì quyền tự do là không thể tách rời, bên này tùy thuộc vào sự thành công của bên khia. Nhưng ngày nay, tác động phản tác dụng của việc vận động nhân quyền gay gắt làm trầm trọng thêm vấn đề thoái trào dân chủ và làm phức tạp cuộc cạnh tranh địa chính trị của nền dân chủ chống lại các chế độ độc tài quyết đoán ngày càng tăng.
Trong phần giới thiệu về Báo cáo Thế giới năm 2022 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Roth hợp lý khi nhấn mạnh rằng, giải quyết cuộc khủng hoảng đương đại của nền dân chủ là chìa khóa để cải thiện nhân quyền toàn cầu.
Nhưng phương sách của Roth phụ thuộc quá nhiều vào cái mà Roth gọi là “việc tố cáo” chế độ chuyên chế. Sự xấu hổ về đạo đức không làm thu ngắn hơn cho nền dân chủ dựa trên các quyền khi các quốc gia thiếu điều kiện để tạo ra nó. Phong trào Mùa xuân Ả Rập đã thất bại trong việc mang lại nền dân chủ hoặc nhân quyền, không phải vì các nhà hoạt động thiếu những lời hùng biện cao siêu mà vì điều kiện xã hội cho cả hai đều yếu hoặc không có ở mỗi nước. Ít nhất, cho đến khi một số điều kiện thuận lợi đến, nhiệm vụ chính của những người thúc đẩy các quyền là tìm ra một con đường thực dụng để thực hiện chúng.
Sức mạnh đầy thuyết phục
Trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn ngày nay, sẽ rất khó để kết hợp hiệu quả nguyên tắc và tinh thần thực dụng. Nhưng các chính trị gia và nhà hoạt động, những người ủng hộ cho nền dân chủ và nhân quyền có thể bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng các hệ thống điều hành chính yếu của trật tự dân chủ tự do đang hoạt động như để cung cấp lợi ích tập thể thông qua nền kinh tế toàn cầu mở rộng, thông qua các hệ thống liên minh quân sự mà nó bảo vệ các đối tác đang tự do hóa thoát khỏi từ sự xâm lược độc đoán, và thông qua tự do ngôn luận và thông tin.
Công việc này sẽ không dễ dàng. Tình trạng bất bình đẳng kinh tế ngày càng gia tăng và các luồng thông tin sai lệch tràn ngập đã làm hoen ố sức thu hút của hệ thống dựa trên các quyền. Một lý do chính cho điều này – và là nguồn gốc của phản ứng dữ dội của trào lưu dân túy nhằm chống lại trật tự tự do – là sự vươn lên của chủ nghĩa tự do tuyệt đối, nó đã làm lu mờ ý tưởng cho rằng nhà nước tự do nên điều tiết các thị trường kinh tế và các nhà báo có trách nhiệm nên quan tâm theo dõi về lĩnh vực tưtưởng.
Để bắt đầu hồi sinh hệ thống dựa trên các quyền, các quốc gia dân chủ và các nhóm vận động cho nhân quyền có thể hoạt động để áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn nhiều đối với việc rửa tiền quốc tế, trốn thuế, che giấu các tài sản đánh cắp và phổ biến trong toàn cầu về các phát biểu đầy căm thù, phỉ báng và thông tin sai lệch.
Các quốc gia tự do cũng phải tiết chế phương cách mà họ mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách mở rộng cánh cửa có điều kiện cho các quốc gia mới tự nguyện gia nhập vào trong hàng ngũ của họ, thay vì đề ra những cải cách về tự do khó thu hút. Ví dụ như Liên minh châu Âu đã thành công trong việc mang lại sự quản lý ổn định, dân chủ cho phần lớn châu Âu sau thời Chiến tranh Lạnh bằng cách chờ đợi một cách đúng đắn cho các quốc gia thỉnh nguyện thành thành viên và sau đó yêu cầu họ thực tập một cách nghiêm minh để đạt được các tiêu chuẩn thuộc về quản trị, luật pháp và quyền trong câu lạc bộ. (Ngay cả khi các điều kiện của Liên minh châu Âu đôi khi hơi lỏng lẻo, như sự thụt lùi dân chủ ở Hungary và Ba Lan đã chứng minh.)
Nhưng ở những nơi khác, sự chuyển đổi đột ngột sang các hệ thống theo kiểu phương Tây một cách hời hợt, đôi khi được yêu cầu bởi các nhà tài trợ dân chủ bồn chồn, đã ép buộc đối với các quốc gia châu Phi và Trung Đông mà họ thiếu các điều kiện về thể chế, dân số và kinh tế để thành công. Ở những nơi như Burundi, Iraq và Rwanda, kết quả thường sống sót trong thời gian ngắn và cuối cùng là dẫn đến đổ máu.
Để tránh các khó khăn khi đòi hỏi rằng các quốc gia và nhà hoạt động tự do phải dịu giọng về các chủ thuyết hợp pháp, tinh thần đạo đức và nguyên tắc phổ quát của họ. Thay vào đó, họ nên kêu gọi về lợi ích cá nhân của đa số quốc gia hùng mạnh bằng cách nhấn mạnh các vấn đề phổ biến như chống tham nhũng và thịnh vượng kinh tế rộng lớn.
Vấn đề lợi ích của đa số là đặc biệt quan trọng. Một phần ba các cuộc biểu tình rầm rộ gần đây trên toàn thế giới đã được tổ chức bởi các nhóm địa phương nhằm để tố cáo tham nhũng. Nhưng các tổ chức nhân quyền xuyên quốc gia quan trọng đã tham gia những nỗ lực này chỉ sau khi nhà nước đàn áp các cuộc biểu tình, và sau đó chỉ để phản đối việc đàn áp, chứ không phải là tham nhũng.
Việc huy động trực tiếp hơn để chống tham nhũng sẽ mang lại cho phong trào nhân quyền một chuyển biến quan trọng, một vấn đề chính để củng cố tinh thần thương tôn pháp luật. Các nhóm nhân quyền cũng quan tâm đến việc khiến các quốc gia kêu gọi cách hành sử của Trung Quốc là đưa người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của mình vào các hệ thống trại tập trung là một “cuộc diệt chủng”. Nhưng những lời buộc tội như vậy dẫn đến một việc gây rối trong việc phân tích ngữ nghĩa chi ly.
Ngược lại, việc áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt đối với hàng xuất khẩu dựa vào lao động cưỡng bức, chẳng hạn như do người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm làm ra, cho thấy một vấn đề mà các đối tác thương mại nước ngoài cần có quan điểm rõ ràng về luật pháp và lợi ích cá nhân.
Các nhóm xã hội dân sự có thể tổ chức các cuộc tẩy chay liên tục để cho thấy rằng những người ủng hộ nhân quyền có nghĩa là kinh doanh. Điều này đặt ra một thái độ hỗ trợ trong việc đối xử công bằng với tất cả công nhânTrung Quốc và tạo động lực khích lệ cho Trung Quốc cải thiện hệ thống kế toán và tiêu chuẩn lao động của mình.
Thật vậy, đôi khi, những người thúc đẩy cho nhân quyền sẽ muốn tránh hoàn toàn xấu hổ và thay vào đó một cách làm việc của họ giống như tư vấn quản lý, nhấn mạnh lời khuyên tinh tế, tư duy đầu tư và khuyến khích tích cực, thay vì công kích những thiếu sót về văn hóa của xã hội.
Ví dụ như nghiên cứu cho thấy rằng các hành vi lạm dụng sâu rộng về các nữ quyền như tảo hôn và cắt bộ phận sinh dục đang giảm đi khi cư dân gia tăng việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông quốc tế, khi phụ nữ có cơ hội làm việc tốt hơn bên ngoài gia đình và khi cộng đồng ít nhất được hiện đại hóa một phần, tất cả các cải cách tích cực nhằm đẩy mạnh một cách rộng rãi cho nền kinh tế.
Ngược lại, các quốc gia xấu hổ vì “tình trạng lạc hậu” có thể có các đối nghịch với hiệu ứng dự định của mình bằng các hoạt động bị chính trị hoá mang tính biểu tượng cho bản sắc văn hóa quốc gia, từ đó tạo thêm các phản ứng dữ dội chống lại nữ quyền.
Điều này không có nghĩa là các quốc gia tự do và các nhà hoạt động cho nhân quyền không nên xác minh về các nguyên tắc. Điều đó có nghĩa là họ phải cẩn thận và có chiến lược về cách mà họ cổ vũ cho những giá trị này. Điều đó cũng bao gồm việc tránh những yêu cầu không thiết thực. Biden gọi Putin là “một tội phạm chiến tranh”, người “không thể tiếp tục nắm quyền”, nhưng ông không có cách nào hợp lý để thực hiện lời tuyên bố khiêu khích này.
Mặc dù những kiểu lên án rỗng tuếch này có thể mang lại hiệu quả cảm thấy tốt trong nhất thời, nhưng cuối cùng, trông giống như đạo đức giả, ngay cả khi là thực tâm. Và trong một cuốn sách gần đây, nhà hoạt động nhân quyền kỳ cựu Priscilla Hayner ghi hận rằng thực sự có sự đánh đổi giữa hòa bình và công lý.
Ví dụ như đe dọa giới lãnh đạo quân sự và các nhà hoạch định chính sách khác bằng thời gian ngồi tù có thể loại bỏ việc cho họ xin tị nạn hoặc ân xá, nếu họ giúp trong việc chấm dứt chiến tranh, và chiến tranh, xét cho cùng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất của việc vi phạm pháp luật. Thực hiện quyền công tố “vì lợi ích của công lý”, như quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế đặt ra, đòi hỏi phải quản lý sự đánh đổi này bằng cách thực hiện các cuộc điều tra thông minh về mặt chiến thuật trong khi trì hoãn các bản cáo trạng không kịp thời.
Nhân quyền, bất chấp những việc thoái trào gần đây, vẫn là các vũ khí mạnh nhất trong kho vũ khí của nền dân chủ. Việc sử dụng những vũ khí này một cách hiệu quả đòi hỏi sư6 am tường về sức mạnh của các quyền này nằm ở sự hấp dẫn của chúng đối với lợi ích cá nhân và chúng phải được hỗ trợ bởi một liên minh chính trị được xây dựng vững chắc mà nó mang lại kết quả đáng tin cậy. Quyền lực dẫn đầu; theo sau là các quyền đòi hỏi.
______
Tác giả: JACK SNYDER là Giáo sư Robert và Renée Belfer về Quan hệ Quốc tế tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh và Hòa bình Saltzman của Đại học Columbia và Khoa Khoa học Chính trị. Ông là tác giả của Human Rights for Pragmatists: Social Power in Modern Times (Princeton University Press, July 2022).
Phóng viên trang mạng của Quốc hội liên bang Đức đã phỏng vấn Dân biểu Julian Pahlke về việc bảo trợ cho tù nhân chính trị Hoàng Đức Bình. Trong tuần đầu tiên sau ngày 27/08/2022 một bài phỏng vấn viết dưới dạng tường thuật đã xuất hiện trên trang chính của Quốc hội Liên bang Đức và sau đó có thể tìm thấy nơi trang của Uỷ Ban Nhân quyền và trang lưu trữ của Quốc hội.
Dân biểu Julian Pahlke yểm trợ một nhà hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Dân biểu Julian Pahlke, 30 tuổi, thuộc khối Liên Minh 90 / Đảng Xanh là một trong những gương mặt mới trong Quốc Hội Liên Bang Đức. Điều được ông xem là đương nhiên đối với một dân biểu là việc dấn thân cho bảo vệ khí hậu và bảo vệ nhân quyền ở khắp nơi trên thế giới, cũng như cho những ai đang tranh đấu trong những lãnh vực này và vì thế đang phải gánh chịu nhiều khó khăn cho chính bản thân. Khi nhận nhiệm vụ đại diện cử tri, ông ý thức rất rõ rằng mình cần phải tham gia chương trình “Dân Biểu Bảo Vệ Dân Biểu”. Ông đã nhận bảo trợ cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân quyền Hoàng Đức Bình tại Việt Nam.
Ông Hoàng Đức Bình bị bắt vào tháng 5/2017 vì đã tường trình về thảm họa môi trường do một nhà máy luyện gang thép gây ra dọc bờ biển Việt Nam và chính thức bị cáo buộc các tội danh “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”. Đến tháng 8 cùng năm, bản cáo trạng được bổ túc thêm tội danh “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và ông Bình bị kết án 14 năm tù giam, chủ yếu vì ông đã phát trực tuyến trên mạng cuộc tuần hành phản đối nhà máy luyện gang thép Formosa của Đài Loan. Các tổ chức nhân quyền đã tường thuật về sự kiện này. Trong nhiệm khóa quốc hội trước, ông Hoàng Đức Bình đã được bà dân biểu Margarete Bause thuộc khối Liên Minh 90 / Đảng Xanh đưa vào chương trình bảo trợ.
“Bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm”
Đảm nhận sự bảo trợ, dân biểu Julian Pahlke cũng đã kế thừa những mục tiêu dấn thân của dân biểu Margarete Bause. Ông nói: “Là người bảo trợ, tôi sẽ yểm trợ ông Bình cho đến khi ông ấy được trao trả tự do và phục hồi danh dự”. Vị dân biểu yêu cầu chính phủ Việt Nam hãy “trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện” cho ông Hoàng Đức Bình. Dân biểu Pahlke cũng bày tỏ mối quan ngại rằng nhà hoạt động Bình đã bị giam giữ suốt 5 năm nay và đó là “một thời gian dài mà khó ai có thể dễ dàng vượt qua được”.
“Bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm”, dân biểu Pahlke nhấn mạnh lại phương châm của vị tiền nhiệm. Ông có nhiều thiện cảm với sự dấn thân của ông Bình. Đối với ông, những nhà hoạt động vì môi trường có vai trò rất quan trọng. Cho dù chỉ là một thảm họa môi trường tại Việt Nam ở cách nước Đức thật xa, nhưng: “Rốt cuộc mọi thứ đều có liên quan và có trách nhiệm liên đới với nhau. Cuộc khủng hoảng về khí hậu và những vấn đề về môi trường đều không bị giới hạn trong biên giới của mỗi nước”.
Dân biểu Pahlke giải thích về sự giúp đỡ mà mình dành cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình trên một bình diện rộng hơn: “Nếu muốn thay đổi những vấn đề về khí hậu và môi trường, chúng ta phải yểm trợ sự dấn thân của những người hoạt động trên khắp thế giới và cần hỗ trợ cho sự lớn mạnh của một xã hội dân sự ở mọi quốc gia. Tôi thấy mình có bổn phận phải theo dõi sát và yểm trợ cho một trường hợp như vậy”.
Không quên những nhà hoạt động đang bị giam giữ
Theo ông, Hoàng Đức Bình là một trong số rất nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam bị truy tố với các lý do ngụy tạo và bị giam giữ trong những điều kiện vô nhân đạo. Pahlke nhắc nhở không nên bỏ quên những nhà hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân quyền khác đang chịu sự truy bức gắt gao và không dung thứ, như trường hợp ông Bình.
Do đó Chương trình “Dân Biểu Bảo Vệ Dân Biểu” không chỉ muốn khuyến khích người được bảo trợ giữ vững niềm tin mà còn là một công cụ tạo sự quan tâm và là một phương tiện để áp lực lên những người có trách nhiệm tại chỗ. Chương trình này có mục đích bênh vực các nạn nhân trước những kẻ đàn áp. Dân biểu Pahlke kể: “Tôi đang cố gắng kể về số phận của ông Bình với công luận Việt Nam và vận động giới truyền thông tường thuật để phơi bày trường hợp này”. Qua cuộc vận động, ông nhận thấy có một sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía báo chí. “Hiện có một luồng dư luận công khai về trường hợp này và những trường hợp tương tự như vậy tại Việt Nam”.
Liên Hiệp Quốc khiển trách án quyết độc đoán
Nhằm mục đích vận động chính phủ Hà Nội phải suy xét lại, cũng như để thông báo cho Việt Nam biết về quyết định bảo trợ của mình, dân biểu Pahlke viết thư cho Đại sứ quán Việt Nam. “Tôi đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam hãy trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Bình, cũng như tôn trọng những quy ước tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về việc đối xử với tù nhân hay còn gọi là Quy Ước Nelson Mandela”.
Không phải chỉ có dân biểu Pahlke nhận định rằng, án quyết đối với ông Bình hoàn toàn xuất phát từ động cơ chính trị mà những tổ chức nhân quyền cũng đã lên án toàn bộ quá trình tố tụng, từ cáo trạng cho đến tuyên án và điều kiện giam giữ đã vi phạm những công ước của Liên Hiệp Quốc. Và chính Liên Hiệp Quốc, được đại diện bởi Nhóm Công Tác Chống Giam Giữ Độc Đoán (Working Group on Arbitrary Detention), cũng đã khiển trách việc giam giữ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là độc đoán.
Dân biểu Pahlke yêu cầu Việt Nam phải thực thi những cam kết của mình về nhân quyền, trong đó có sự tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp như được qui định trong Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Trong vai trò là thành viên chính thức của các Ủy Ban Âu Châu, Uỷ Ban Nội Vụ và Quê Hương, và thành viên dự khuyết của Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội Liên Bang Đức, dân biểu Pahlke nhấn mạnh rằng bản án dành cho ông Bình không đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu.
Dân biểu Julian Pahlke yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ
Ngoài yêu cầu chủ yếu về việc trao trả tự do vô điều kiện, dân biểu Pahlke còn ưu tiên chú ý đến việc cải thiện điều kiện giam giữ. Theo ông, nhà hoạt động Hoàng Đức Bình cũng như nhiều tù nhân chính trị khác tại Việt Nam đang bị giam giữ tại những nơi cách gia đình thật xa; sự liên lạc giữa họ và người thân bị giới hạn gắt gao. Vì từ chối không mặc quần áo tù theo quy định (của trại giam) nên ông Bình còn chịu thêm nhiều sự đàn áp khác nữa. Mặc dù sức khỏe đã có vấn đề từ lâu, nhưng ông vẫn không được điều trị y tế đúng mức. Cách giam giữ ông phải được xem như là một sự cô lập hoàn toàn.
Gia đình ông Bình rất buồn bực về tình trạng này. Dân biểu Pahlke khẳng định: “Cách đối xử với ông Bình vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc căn bản của một nhà nước pháp quyền”. Bằng thái độ rõ ràng dứt khoát, ông phê phán hệ thống nhà nước Việt Nam luôn dùng mọi cách để đàn áp những người đối lập và hoạt động bảo vệ nhân quyền, cũng như lợi dụng những năm tháng tù để loại bỏ họ (ra khỏi xã hội).
Liên lạc khó khăn
Dân biểu Pahlke cho biết ông rất khó liên lạc với các nhà hoạt động tại Việt Nam. “Việc trao đổi với ông Bình cực kỳ khó khăn và chỉ có thể thực hiện bằng cách gián tiếp”. Ông giải thích thêm rằng các cuộc điện thoại hiếm khi xảy ra và thời gian nói chuyện cũng vô cùng bị giới hạn. Thư từ thường xuyên bị chặn lại. Qua tổ chức nhân quyền Veto!, dân biểu Pahlke có thể liên lạc với gia đình của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và đều đặn nhận được tin tức về tình trạng của ông ấy. Ông cũng nói rằng, hiện nay ông Bình đã biết đến sự bảo trợ của ông. Ngoài ra, ông cũng được bộ Ngoại Giao và Đại Sứ Quán Đức tại Việt Nam cập nhật thông tin.
Vị dân biểu xuất thân từ miền ven biển phía Bắc nước Đức, là người từng có mặt trong những hoạt động dân sự nhằm cứu người tị nạn trên biển Địa Trung Hải trong những năm vừa qua, quả quyết rằng, ông sẽ kiên trì theo sát vụ này. Đối với những trường hợp như vậy, theo ông, người ta cần phải bền chí như khi phải khoan thủng những tấm gỗ dày cứng.
Dân biểu Pahlke xem nhiệm vụ đương nhiên của một đại diện cử tri là tận dụng “vị trí ưu đãi được hưởng tự do và bảo vệ của một dân biểu Quốc Hội Liên Bang Đức” để lên tiếng về những đề tài và cho những trường hợp như vậy, cũng như để yểm trợ những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như ông Bình.
Hiện tại, tinh thần dân tộc ngày càng gia tăng và chính phủ Trung Quốc nhiều quyết đoán, có nghĩa là Hoa Kỳ có thể sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để xử lý tình trạng cạnh tranh siêu cường của mình. Nhưng bằng cách tránh cảnh tuyên truyền thoá mạ nhau về mặt ý thức hệ, tránh những kiểu ví von gây hiểu lầm trong Chiến tranh Lạnh và duy trì các liên minh của mình, Mỹ có thể vượt qua thách thức.
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan. Trong khi hành động quân sự của Trung Quốc khó có thể xảy ra vào thời điểm này, nhưng một cuộc đụng độ tình cờ có thể xảy ra.
Lời người dịch: Tối thứ Ba ngày 2 tháng 8 theo giờ địa phương, phi cơ của Chủ Tịch Hạ Viện và một số dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường Đài Bắc trong chuyến công du không báo trước của phái đoàn. Bản tuyên bố của Chủ tịch Nancy Pelosi về chuyến thăm Đài Loan đã được đăng tải trên tờ Washington Post theo sau đó vài giờ đồng hồ và trên trang mạng của văn phòng Chủ tịch Hạ Viện. Bên dưới là toàn văn bản tuyên bố, do người dịch đặt tựa.
Những đồn đoán gần đây cho rằng, người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, có thể gặp rắc rối với các cơ quan chức năng, có lẽ đã qua cơn khốn đốn. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của Hà Nội có nghĩa là các chủ doanh nghiệp của Việt Nam phải thận trọng trong việc tìm kiếm lợi nhuận.
Các con số rất lớn, cho thấy sự gia tăng ấn tượng về phạm vi và số vụ truy tố. Dù vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khôn ngoan chọn cách không tuyên bố chiến thắng vào ngày 29 tháng 6, dịp đánh dấu kỷ niệm 10 năm chiến dịch chống tham nhũng được nhận định gắn liền với Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo già cỗi của đảng.
Dây thép gai, bao cát và các vị trí bắn tỉa của Dinh tổng thống Ukraine tạo nên một bối cảnh kịch tính cho một buổi chụp hình. Nhưng Olena Zelenska trông có vẻ mệt mỏi khi cô xuất hiện, mặc một bộ đồ màu xanh và đi một đôi giày cao gót để chụp ảnh. Đệ nhất phu nhân Ukraine Ukraine thừa nhận mình là một người không thích được phỏng vấn.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos năm nay, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger đã đề ra một giải pháp cho cuộc chiến Ukraine. Theo Kissinger, một thất bại nhục nhã của Moscow sẽ nguy hiểm cho thế giới, trong khi Ukraine nhượng một phần lãnh thổ cho Nga sẽ là một khoản đầu tư khả thi về hòa bình về lâu dài cho châu Âu.