Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến tranh lạnh mới?

Jackhammer Nguyễn

30-3-2021

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh hồi năm 2016. Nguồn: Greg Baker/ AFP

Chiến tranh lạnh mới

Có thể nói rằng, cuộc gặp Nga – Trung tại Quế Lâm, hôm thứ Ba, ngày 23/3/2021, chính thức mở đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh mới.

“Bông máu” và “Đạo đức kinh doanh”

Vũ Kim Hạnh

29-3-2021

Sáng thứ hai đầu tuần, tôi nhận được một tin nhắn của một “phây hữu”: MUJI là thương hiệu thời trang ủng hộ “bông máu” Tân Cương bạn nhé, bạn nhớ đừng ủng hộ thương hiệu này.

Bản tin ngày 26-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Căng thẳng xung quanh khu vực Đá Ba Đầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. VTC đưa tin: Tàu Trung Quốc neo ở đá Ba Đầu không đánh bắt cá. Công ty Simularity ở Mỹ công bố báo cáo kèm theo loạt ảnh vệ tinh cho thấy, số lượng lớn tàu cá TQ đã “neo đậu, đến và đi” xung quanh khu vực bãi Ba Đầu từ giữa tháng 12/2020. Tin cho biết: “Trong khoảng 23-24/3/2021, Simularity đếm được khoảng 200 tàu tại đá Ba Đầu, trong số đó phần lớn có thể là tàu cá, một số có thể là tàu hải cảnh Trung Quốc”.

Sau cuộc gặp Mỹ – Trung ở Alaska

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

26-3-2021

Bốn nhân vật chính tại đối thoại Mỹ – Trung. Từ trái qua: Vương Nghị và Dương Khiết Trì phía TQ; Antony Blinken và Jake Sullivan phía Mỹ

Giờ đây, mọi người đều rất lo lắng về tình hình mới và khuôn mẫu mới nào sẽ xuất hiện sau cuộc gặp Alaska giữa Trung Quốc và Mỹ. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu với những gì xảy ra ở cuộc họp này.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken đến châu Âu: “Bắc Kinh đang tìm cách chia rẽ chúng ta”

FAZ

Tác giả: Thomas Gutschker

Hiếu Bá Linh, chuyển ngữ

24-3-2021

Ngoại trưởng Mỹ Blinken tại trụ sở ở Brussels vào thứ Tư 24/3. Nguồn: AP

Sự trả đũa của Trung Quốc đã gắn kết Hoa Kỳ và EU lại với nhau. EU đang xiết chặt hàng ngũ và xích lại gần Mỹ hơn. Ngoại trưởng Mỹ Blinken hứa sẽ không đẩy Brussels vào một cuộc đối đầu mới với Bắc Kinh.

Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào?

Trương Nhân Tuấn

24-3-2021

Ảnh: Google

Đây là một thực thể địa lý “lúc chìm lúc nổi”, thuộc nhóm đảo Sinh tồn, thuộc quần đảo Trường Sa.

Đá Ba Đầu: Mỹ chống lưng Phi

Lê Minh Nguyên

23-3-2021

Đây là cách Mỹ lấy lại niềm tin từ những đồng minh của mình và tạo thế chính danh cho sức mạnh vũ lực.

Thực tập đánh chiếm đảo – thông điệp gửi Trung Quốc

Blog VOA

Trân Văn

20-3-2021

Ngày mai (20 tháng 3), Castaway – cuộc tập trân do Bộ Chỉ huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức – sẽ kết thúc. Castaway được các chuyên gia an ninh – quốc phòng chú ý một cách đặc biệt vì mục tiêu của nó: Nâng cao khả năng tấn công – chiếm giữ các hòn đảo ở khu vực Tây Thái Bình Dương, vốn đã và đang rất nóng cả vì yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền, lẫn nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền tại một số vùng biển trong khu vực này.

Castaway bắt đầu vào 8 tháng 3 và kéo dài khoảng hai tuần ở khu vực thuộc Okinawa (Nhật). Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy nửa năm, Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức thực tập đánh chiếm đảo. Cuộc tập trận đầu tiên thuộc loại này có tên là Noble Fury được thực hiện hồi tháng 10 năm ngoái với mục tiêu tương tự nhưng so với Noble Fury thì Castaway toàn diện hơn: Có sự phối hợp giữa các đơn vị tinh nhuệ nhất của Thủy quân lục chiến, Lục quân và Không quân Mỹ.

Nếu Noble Fury chỉ có sự phối hợp giữa Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ để thực tập đánh chiếm những hòn đảo có phi trường thì Castaway có sự phối hợp rộng hơn và sát với thực tế chiến trường ở khu vực Tây Thái Bình Dương hơn. Nỗ lực chính của Castaway vẫn là các đơn vị thám sát (Reconnaissance Marine – FORECON) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Thủy quân lục chiến nhưng nay, song hành với FORECON còn có thêm các đơn vị biệt kích (Green Beret – SOG) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Lục quân Mỹ và các Không đoàn chiến thuật (Special Tactics Squadron – AFSOC) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Không quân Mỹ.

Hải quân sẽ sử dụng hệ thống hỏa tiễn cơ động tầm xa để phong tỏa mặt biển và cùng với Không quân pháo kích, không kích, dọn dẹp hệ thống phòng thủ của đối phương. Dưới sự hỗ trợ của hỏa yểm và không yểm, các đơn vị của FORECON và SOG sẽ sử dụng các phương tiện quân sự mới nhất, đổ bộ cả từ hướng biển lẫn trên không, thực hiện các cuộc đột kích, mở đường cho sư đoàn viễn chinh của Thủy quân lục chiến tràn lên chiếm và kiểm soát đảo.

Năm 2018, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ đã soạn – giới thiệu một cẩm nang về chiến thuật cho lực lượng viễn chinh của binh chủng này trong giai đoạn sắp tới với đối thủ mới. Theo đó, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ sử dụng các đơn vị nhỏ, dễ phân tán rộng, hành tiến nhanh, đột kích chính xác, sớm vô hiệu hóa đối phương mà không cần tấn công tổng lực để hủy diệt. Noble FuryCastaway được xem là những bài tập ứng dụng cẩm nang về chiến thuật mới.

Tuy Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ không nhắc gì đến Trung Quốc nhưng nhiều chuyên gia về an ninh – quốc phòng tin rằng, Noble FuryCastaway là những cuộc tập trận nhắm tới Trung Quốc như đối thủ tiềm ẩn. Ông Toshiyuki Shikata – chuyên gia an ninh từng là cựu Trung tướng của Lực lượng Phòng vệ Nhật – nhấn mạnh: Trong xung đột liên quan tới các đảo, Thủy quân lục chiến Mỹ là đối thủ đáng gờm. Rõ ràng Castaway nhắm vào sự hung hãn của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Mỹ đã phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông. Mỹ đã cam kết sẽ hỗ trợ Nhật bảo vệ đảo Senkaku. Tư lệnh Bộ Chỉ huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ vừa lưu ý với Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ về khả năng Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan trong sáu năm tới. Cả Ngoại trưởng lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa đến thăm Nhật và Nam Hàn để tái khẳng định sự ủng hộ hai quốc gia này trước những hiểm họa từ Trung Quốc và Bắc Hàn…

Theo ông Shikata: Ngoài việc dùng lời, Mỹ còn dùng những cuộc tập trận như Castaway để chứng minh họ có khả năng triển khai lực lượng kèm các phương tiện, vũ khí đáng tin cậy một cách kịp thời và thích đáng. Song song với các nỗ lực và giải pháp về ngoại giao, những cuộc tập trận như Castaway góp phần đáng kể vào việc răn đe Trung Quốc. Tuy không đề cập đến Trung Quốc nhưng ai cũng hiểu, những cuộc tập trận như Castaway nhằm gửi thêm thông điệp cho Trung Quốc.

Chú thích

(*) https://www.stripes.com/news/pacific/us-troops-practice-island-warfare-concepts-designed-to-control-western-pacific-sea-lanes-1.666227

Chúng ta có thể đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng sẽ phải theo một cách tiếp cận độc đáo

Telegraph

William Hague, cựu Ngoại trưởng Anh

Song Phan, chuyển ngữ

15-3-2021

William Hague, cựu Ngoại trưởng Anh. Nguồn: Wiki

Thảo luận cũ của ‘phe diều hâu’ và ‘phe bồ câu’ sẽ không giúp chúng ta vượt qua thách thức chưa từng có trong chính sách đối ngoại

Đường sắt cao tốc, vì lợi ích kinh tế hay vì mưu đồ chính trị?

Đỗ Ngà

19-3-2021

Đường sắt cao tốc là những dự án vô cùng tốn kém, nó xuất hiện ở Nhật và Pháp khoảng 40 đến 50 năm trước. Tuy nhiên những quốc gia đó họ vừa là nước làm chủ công nghệ vừa là nước giàu.

Đối thoại Bộ tứ đã vạch ra một đường phân thuỷ

Tầm Nhìn

Phạm Sơn

18-3-2021

Lãnh đạo Bộ Tứ Nhật, Mỹ, Úc, Ấn (Từ trái qua)

Anh trở lại châu Á, Trung Quốc khó chịu

Joaquin Nguyễn Hòa

17-3-2021

Đế quốc trở lại

Ngày 16/3/2021, chính phủ Anh công bố bản phúc trình về chính sách ngoại giao và an ninh mới của nước này, trong đó nói rõ hai vấn đề: Thứ nhất, nước Anh tìm kiếm vị trí mới trên trường quốc tế sau một thời gian dài chỉ đóng vai trò cầu nối giữa Mỹ và châu Âu. Thứ hai, nêu rõ Trung Quốc là mối đe dọa, mặc dù nước Anh vẫn chủ trương hợp tác với Bắc Kinh trên những lĩnh vực có thể hợp tác được.

Quyền Lực Mềm

Lê Minh Nguyên

16-3-2021

Chuyến công du châu Á đầu tiên của ngoại trưởng Anthony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin (15/3) khẳng định, Washington muốn thắt chặt quan hệ với các đồng minh trong khu vực.

Bộ tứ ngăn chận Trung Quốc ở Đông Nam Á bằng vaccine

Jackhammer Nguyễn

13-3-2021

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc

Ngày 11/3/2021, hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Hungary mua vaccine Covid-19 từ Trung Quốc với giá 37.50 Mỹ kim một liều. Đây là giá vaccine mắc nhất thế giới được biết cho đến nay.

Nước Mỹ kế thừa và phát triển

Đỗ Ngà

12-3-2021

Ảnh minh họa. Nguồn: gizchina

Ngày 18/2 tổng thống Jobiden cho rà soát lại các chuỗi cung ứng công nghệ liên quan với Mỹ mà trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, thì ngày 24/2 ông ký một sắc lệnh hành pháp nhằm vào việc loại bỏ vai trò Trung Cộng trong các chuỗi cung ứng này. Sắc lệnh ký chưa được 20 ngày là chính phủ Hoa Kỳ đã bắt tay hành động.

Đấu trường Đông Nam Á trong thời đại cạnh tranh giữa các đại cường 

Foreign Affairs

Tác giả: Bilahari Kausikan

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Số tháng 3-4/2021

Khi còn là một nhà ngoại giao Singapore, tôi đã từng hỏi một người đồng cấp Việt Nam rằng sự thay đổi lãnh đạo sắp xảy ra ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ của đất nước ông ta với Trung Quốc. Ông trả lời: “Mọi nhà lãnh đạo Việt Nam phải hòa hợp với Trung Quốc, mọi nhà lãnh đạo Việt Nam phải đứng lên chống lại Trung Quốc, và nếu bạn không làm được cả hai điều này cùng một lúc thì bạn không xứng đáng là nhà lãnh đạo”.

Cách Trung Quốc phá hoại điều tra của các nhà báo nước ngoài

Frankfurter Allgemeine Zeitung

Tác giả: Friederike Böge, từ Bắc Kinh

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

4-3-2021

Khi phóng viên của chúng tôi chuẩn bị đi đến lăng mộ Ordam Padishah, một hàng rào cản đường bất ngờ xuất hiện. Nguồn: Friederike Böge

Một mình sân hận, “trừng trị” cả thế giới?

Vũ Kim Hạnh

4-3-2021

Mở đầu tháng 3, chưa quá 3 ngày, một mình, sân hận khắp nơi, Trung Quốc tung đòn, giở đủ ngón đe dọa và trừng trị cả thế giới…

Hải quân Đức sẽ gửi tàu chiến đến biển Đông vào mùa hè năm nay

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

3-3-2021

Tàu khu trục của Đức mang tên Hamburg. Ảnh trên mạng

Hôm thứ Ba ngày 3 tháng 4, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức và Bộ Quốc phòng Đức, cho biết rằng Hải quân Đức sẽ gửi một tàu khu trục đến khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào mùa hè năm nay.

Trận chiến cầu Khánh Khê và giờ học lịch sử

Nguyễn Ngọc Chu

23-2-2021

1. CÁCH TRUNG QUỐC DẠY MÔN LỊCH SỬ. TỶ LỆ 8:1 VÀ PHÉP BIẾN HÌNH THÀNH TỶ LỆ 2:1

Không biết hiệp ước Thành Đô hạn chế những điều gì, nhưng riêng về ca ngợi chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc trong chiến tranh với Việt Nam thì phía Trung Quốc không có “lằn ranh đỏ”.

Nguyên nhân chiến tranh

Trương Nhân Tuấn

23-2-2021

Phía TQ đưa nhiều lý do để biện hộ cho cuộc chiến biên giới tháng Hai năm 1979.

Nói gì về những ngày này 42 năm trước?

Blog VOA

Trân Văn

22-2-2021

Ngày 14 tháng 2 vừa qua là thời điểm tròn 42 năm Trung Quốc xua quân sang dạy cho Việt Nam một bài học và đó là lý do, tuần này, “hèn”… trở thành từ phổ biến trên mạng xã hội…

Trung Quốc có đáng sợ không?

Nghiên cứu Quốc tế

Nguyễn Hải Hoành

22-2-2021

Trung Quốc trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất thế giới kể từ cuối thế kỷ 20 và sự kiện đó đang khiến người ta e sợ hoặc ít nhất là e ngại. Tờ Washington Post ngày 14/9/2011 viết: Điều chúng ta thực sự cần lo sợ là Trung Quốc.

Về vài điểm khác biệt giữa Mao với Đặng và Tập

Nguyễn Ngọc Chu

19-2-2021

Mao, Đặng và Tập có sự khác nhau và giống nhau trong bành trướng. Sau đây là một vài điểm khác và giống.

Trung Quốc bẻ cong luật lệ ở Biển Đông như thế nào

Lowy Institute

Tác giả: Oriana Skylar Mastro

Chuyển ngữ: Hoàng Thủy Ngữ

17-2-2021

Tàu cá Trung Quốc cập cảng ngày 18/11/2019, trước khi mạo hiểm vào Biển Đông. Nguồn: Artyom Ivanov / TASS/ Getty

Các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng trước, và phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, cho thấy những vùng biển tranh chấp này sẽ không sớm lắng dịu. Nếu các cuộc diễn tập quân sự là chủ yếu thì việc tranh chấp về các vị trí pháp lý cũng đang nông dần lên.

Chiến tranh Việt – Trung năm 1979 góp phần vào tiến trình lịch sử thế giới như thế nào

South East Asia Globe

Tác giả: Hoàng Minh Vũ

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

17-2-2021

Ngày 17 tháng 2 đánh dấu 42 năm kể từ khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, khi Bắc Kinh trả đũa việc Hà Nội lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Là một cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu, nó chứng tỏ là thời điểm quan trọng trong một năm có lẽ đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại – đó là năm 1979.

Người anh hùng đánh Tàu hy sinh ở Vị Xuyên: “Chỉ còn mối tình mang theo…”

Lê Đức Dục

18-2-2021

Ảnh: VTV

“Khi đó bị thương mình cứ bò đi , chung quanh toàn mỏm đá, mình chỉ mong tìm được một vạt đất bằng phẳng để nằm chết cho thoải mái. Khi tìm được chỗ bằng phẳng rồi mình lại ước có đồng đội bên cạnh, để mình chết thì có hơi ấm của đồng đội bên mình, có đồng đội vuốt mắt cho mình…”

Chiến tranh

Huy Đức

18-2-2021

Ảnh hai nhà báo Lê Đức Dục và Nguyễn Đức Bình chụp bên các nạn nhân chiến tranh bị mìn Trung Quốc thời hậu chiến

Qua giờ nhìn tấm hình này cứ ngẩn ngơ nhớ câu thơ của anh Nguyễn Duy, “Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan/ Giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo/ A. Q. túm tóc Chí Phèo/ Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua...”

Về cuộc chiến biên giới Việt – Trung

Phan Thế Hải

17-2-2021

Chiều muộn, mở máy ra thấy nhiều bài viết về cuộc chiến biên giới Việt- Trung vào tháng 2/1979. Chuyện này không mới, nhưng gã cũng xin có vài lời để bà con suy ngẫm. Nghiên cứu lịch sử, thường thì chiến tranh chỉ được phát động bởi một nhà nước độc tài, với các nước dân chủ, muốn phát động chiến tranh không dễ.

Khi nào Trung Quốc mới không còn là… thầy… giỏi?

Blog VOA

Trân Văn

17-2-2021

Ngày này 42 năm trước – 17/2/1979 – Trung Quốc bước lên… bục giảng để… “dạy cho Việt Nam một bài học”…