Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 18)

Trình Bút

5-2-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14Phần 15 — Phần 16Phần 17

III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”

Phần 18: 1- Các bậc “cao minh”, “hiền triết”, “trí thức”

* Hoang ngôn: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, đứa cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”

* Tác giả: Bà Tôn Nữ Thị Ninh – Cựu Đại sứ Ðặc mệnh Toàn quyền của VN tại Liên hiệp châu Âu (EU), phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội.

* Nguồn: RFA, ngày 12/09/2013

Tựa đề: Chúc cho “Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động” thành công rực rỡ!

Trích đoạn nội dung:

“… Bà Tôn Nữ Thị Ninh đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ hồi tháng 10/2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam: ‘… Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, đứa cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi’...”

* Các bình luận:

– Xưa giờ nghe nói rằng, quan chức là công bộc của dân, nay với bà Ninh thì đã thành cha mẹ, dân chúng là con, cháu hết từ già tới trẻ. Chính bà là người quá sức hỗn xược.

– Một con người có học, đi khắp các nước tự do mà không thể để sự thủ cựu thoát ra nổi cái đầu. Cái đầu bà đặc sệt một màu đen tăm tối.

– Nhân quyền là đây(!) Là gia trưởng, là hủ nho, cấm dân chúng phản kháng dù sai trái rành rành của quan chức, nhà nước. Phản kháng là bị liệt ngay vào hỗn, bướng, phản động, thẳng tay đàn áp. Đã biết bao cuộc đàn áp xảy ra.

– Các anh hàng xóm đừng có gõ cửa xen vào chuyện nhà tôi. Chuyện của các anh là ở chỗ mình, mở hầu bao mỗi khi chúng tôi xách bị tới gõ cửa xin ăn. Thấy mặt ăn mày chúng tôi thì mở viện trợ, ODA,… nhiều vào nhé.

* Hoang ngôn hình ảnh:

* Tác giả: Giáo sư Vũ Khiêu

* Nguồn: Báo Nhân Dân điện tử, ngày 15/09/2014

* Tựa đề: Mừng Giáo sư-Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đại thọ 100 tuổi

* Các bình luận:

– Ông ta người Tàu à? Áo mão có thấy tý nào của Việt Nam đâu?

– Ngộ ái nị – Vũ Khiêu lắm lắm (!)

– Ông giáo sư được mệnh danh quốc sư là đây sao? Những kẻ tôn thờ cũng chẳng khác gì ông ta – tự tôn thái hóa, không đủ tư cách để người đời gọi là kẻ sĩ chứ đừng nói tôn vinh. Kể sơ vài chuyện:

. “… Ông vừa nói đồng tình chọn hoa sen? Điều này khá bất ngờ bởi trước đây ông muốn chọn hoa mào gà?

Đó là trước đây, giờ số đông nhân dân chọn hoa sen, tôi cũng đồng tình. Chọn Quốc hoa phải dựa trên ý kiến của đa số…” (Quốc hoa: Mào gà hay hoa sen xứng đáng? – Báo điện tử 24h, ngày 15/03/2013 – Câu nói trước đây: “Nếu chọn được bông hoa khác, ngoài các loại hoa trên thì cũng nên chọn, miễn là được nhân dân đồng ý. Ví dụ như hoa Mào gà, nếu được đông đảo nhân dân đồng ý cũng nên chọn làm quốc hoa của Việt Nam.”)

. “… Trên mặt ấn đền Trần tại Hưng Hà khắc bốn chữ. Được biết, trong buổi làm việc tại Sở Văn hóa thể thao du lịch và Bảo tàng tỉnh Thái Bình ngày mồng 7 tháng 4, một phóng viên “có hỏi nhiều cán bộ có trách nhiệm về nghĩa của những chữ này thì ai cũng lắc đầu không dám khẳng định bất cứ nội dung nào được nêu ra”(?!).

Ông Vũ Đức Thơm – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình – cho rằng đó là bốn chữ “Thiên nhân hộ quốc”. Ông cho “Hai chữ “thiên nhân” dễ nhận ra”, còn hai chữ “hộ quốc” là do ông “đoán vậy”.

Ông Thơm nói rằng ông cũng đã thông qua một cán bộ ở Bộ Công an, “nhờ GS Vũ Khiêu đọc giúp, và GS trả lời rằng đó là bốn chữ “Quốc vương thiên nhân”…

… Cụ Nguyễn Tiến Đoàn, nhà nghiên cứu văn hóa, người rất giỏi chữ Hán, đã phủ nhận cả hai cách đọc “Thiên nhân hộ quốc” và “Quốc vương thiên nhân”, khẳng định đó là “kiểu chữ triện”, “chữ trong lòng ấn lại khắc ngược, muốn đọc nó, phải nhìn chiều trái phía sau tấm lụa đóng ấn”.

Theo cụ: “Nhìn chiều trái đằng sau, thì bốn chữ ấy là “Chu thị Thượng nguyên”, còn nhìn chiều phải, nó là “Thượng nguyên Chu thị”, có nghĩa là “Tiết Thượng nguyên nhà họ Chu”, vậy thôi”…

… Có thể dễ dàng khẳng định quả ấn được khắc bốn chữ, đó là thể chữ Triện, vốn thông dụng từ thời Chiến quốc cho đến thời Tần.

Bốn chữ này khắc nổi (dương văn), và đúng như cụ Nguyễn Tiến Đoàn đã khẳng định, chúng đã bị “khắc ngược” (vì bốn chữ này được khắc xuôi trên ấn, nhưng khi đóng ấn, chúng sẽ thành ngược, trái với thông lệ).

Trong ba cách đọc nêu trên, không quá khó để khẳng định cách đọc của cụ Nguyễn Tiến Đoàn mới là chuẩn xác…” (Sự thật ấn Đền Trần ở Thái Bình – Nguồn: Báo Mới.com, ngày 13/02/2011)

. Câu đối của ông Vũ Khiêu tại Miếu Thần tổ Vũ Hồn làng Mộ Trạch:

“Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo.

Cửu tiêu nhật nguyệt phúc trùng quang”

(Nguồn: http://www.hovuvovietnam.com/)

Hãy so sánh với câu đối ở đình làng An Trì, Hải Phòng, ngôi đình thờ Ngô Quyền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, để thấy “tư tưởng lớn gặp nhau như thế nào”(?!)

“Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo.

Cửu vân nhật nguyệt ánh trùng quang”

Người có chữ nói là đạo, người dân nói nôi na là chôm chỉa, ăn cắp chứ không thể khác.

. Thêm một câu đối mà ông ta viết tặng cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên:

GS Vũ Khiêu và hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Ảnh: internet

“Trí Như Bạch Tuyết tâm như ngọc

Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” 

Chưa bàn về vế đối lạc lõng, “Trí như bạch tuyết – Vân tưởng y thường”, chỉ nói đến sự đạo thơ. Câu sau của câu đối, ông ta đã bê nguyên si câu đầu trong bài Thanh Bình Điệu của nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch:

“Vân tưởng y thường hoa tưởng dung,

Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.

Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến,

Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng…”

. Nhưng những chuyện “sơ” đó vẫn chưa là gì, những gì ông ta viết ra sau đây mới thật sự là vô liêm sỉ:

“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”. (Trích lời tựa của ông Vũ Khiêu trong sách của ông Đỗ Minh Xuân)

Về ông Đỗ Minh Xuân và sách của ông ta, không đáng để bàn đến. Vì ông ta thuộc hạng vô danh tiểu tốt, một ông kỹ sư gì đó chẳng ai rõ. Lời bình về ông ta: “Ông Đỗ Minh Tuấn – ông khùng điên” là đúng nhất. Chỉ có kẻ tâm thần mới dám xúc phạm tới bậc đại thi hào và Danh nhân văn hóa thế giới.

– Vậy, ông ta chắc là người Tàu rồi. Một kẻ rất gia trưởng, hủ nho, thần thánh bản thân. Hình dưới sẽ cho thấy rõ.

GS Vũ Khiêu (giữa) trong trang phục lạ. Ảnh: internet

* Hoang ngôn: “Khi đem quần áo từ miền xuôi lên đưa cho người dân tộc mặc, về lâu dài họ sẽ mất bản sắc văn hóa của họ”.

* Tác giả: TS. Đặng Hoàng Giang – Phó giám đốc trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES).

* Nguồn: Báo Soha, ngày 08/06/2016

* Tựa đề: Từ thiện để làm gì? Người vui hơn là mình chứ không phải các bé

* Trích đoạn nội dung:

“Sau khi chương trình “60 phút mở: Người ta làm từ thiện vì ai?” của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng, đã có nhiều ý kiến trái chiều về những phát ngôn về từ thiện trong chương trình này. Trong đó, xoáy sâu vào câu nói của TS. Đặng Hoàng Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES).

Đặng Hoàng Giang cùng với ca sĩ Thái Thùy Linh, nhóm Xây trường vùng cao là một trong 3 khách mời chính của chương trình lần này. Vị TS này đã khiến dư luận “dậy sóng” với câu nói: “Khi đem quần áo từ miền xuôi lên đưa cho người dân tộc mặc, về lâu dài họ sẽ mất bản sắc văn hóa của họ…”

* Các bình luận:

– Họ có chết vì đói, vì rét nhưng vẫn còn giữ được văn hóa ông tiến sĩ nhỉ(?!)

– Ông tiến sĩ chắc cũng không dám ăn thức ăn của người dân tộc thiểu số, không dám dùng đồ dệt thổ cẩm của họ đâu, ông sợ đánh mất bản sắc “Kinh” của ông liền.

– Nên quyên góp bằng tiền, để… bỏ túi riêng cho gọn.

* Hoang ngôn: Hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang bị mắc căn bệnh ‘ngáo Face’.”

* Tác giả: Tiến sĩ Đoàn Hương 

* Nguồn: CafeBiz, ngày 31/10/2016

* Tựa đề: Một bộ phận giới trẻ hiện nay đang mắc bệnh ‘ngáo Facebook’

* Trích đoạn nội dung:

“… Tiến sĩ Đoàn Hương khẳng định: “Facebook rất hay, nhờ có facebook mà nổi lên các phong trào như đi thiện nguyện ở miền Trung. Tuy nhiên, Facebook cũng có rất nhiều mặt trái và hệ lụy.

Hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang bị mắc căn bệnh “ngáo Face”, đam mê Facebook một cách mù quáng, khiến cho các bạn mất thời gian và không hoàn thành tốt công việc…”

* Các bình luận:

– Bà tiến sĩ thì mắc bệnh… ngáo nói.

– Tiến sĩ nói chuyện ở một nơi cần nghiêm túc, vậy mà dùng từ “chợ búa”.

– Chắc gã buôn bán ma túy nào đó mới dúi được cho bà mấy viên, bà… “ngáo đá” rồi.

* Hoang ngôn: Nguyên nhân, là do cán bộ điều tra còn chủ quan nóng vội, do cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật”.  

* Tác giả: Thượng tọa Thích Thanh Quyết — Đại biểu Quốc hội

* Nguồn: Báo Thanh Niên, ngày 05/06/2015

* Tựa đề: Thượng tọa Thích Thanh Quyết ‘gây bão’ với phát biểu về oan sai

* Trích đoạn nội dung:

“… Đáng chú ý hơn, thượng tọa Thích Thanh Quyết cho rằng, trên thực tế, khó tránh khỏi có những vụ oan sai. “Thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi, một công thần của mình trong vụ án Lệ Chi Viên. Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết”, dẫn… ví dụ này, thượng tọa Thích Thanh Quyết cho rằng, báo cáo về tình hình oan sai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới chỉ nhấn mạnh tới oan sai mà chưa nói tới “thành tích phá án gian nan của các cơ quan tố tụng”.

“Bức cung nhục hình là nguyên nhân dẫn đến oan sai, và điều này cần chấm dứt vì nó để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan tư pháp. Nguyên nhân, là do cán bộ điều tra còn chủ quan nóng vội, do cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật”, thượng tọa Thích Thanh Quyết nói…”

* Các bình luận:

– Đã là thượng tọa mà còn sân si, đem chuyện xưa ra so sánh. Đã thế còn quá ấu trĩ, không hiểu biết lịch sử. Có vua Lê nào xử Nguyễn Trãi? Vua Lê Thánh Tông mất, thái tử nối ngôi lúc mới một tuổi thì biết được gì? Nhiếp chính lúc này là thái hậu và cùng quần thần trị nước. Sau đó vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông. Vụ Quan Âm Thị Kính cũng vậy, có Phật nào xử không? Bà Thị Kính chỉ bị dân làng nghi oan và buộc ở ngoài cửa chùa. Về sau bà đã được hóa thân thành Phật. Tu hành thế này mà lên tới thượng tọa thì không thể hiểu được (?!)

– Cán bộ điều tra là những người vô thần thì thấm nhuần đức nhà Phật ra sao?

– Oan sai là một điều kinh khủng. Tính mạng con người là trên hết, Phật pháp đã nói: “Cứu mạng một người hơn xây bảy tòa tháp”. Lý ra phải tìm cách giảm thiểu oan sai. Ông là nhà sư không thông suốt tinh thần này lại coi rẻ tính mạng người quá mức.

* Hoang ngôn: Nếu được con ông nọ, cháu bà kia có khi tôi nghĩ là phúc cho đất nước”.

* Tác giả: Thượng tọa Thích Thanh Quyết – đại biều Quốc hội

* Nguồn: Báo Soha, ngày 28/10/2015

* Tựa đề: “Nếu được con ông nọ, cháu bà kia có khi là phúc cho đất nước”

* Trích đoạn nội dung:

“… Tôi không nặng nề về tuổi tác và vấn đề con ông nọ, cháu bà kia. Con ai cũng tốt, miễn là công dân của đất nước Việt chúng ta được tham gia lãnh đạo đất nước.

Bởi vì sao, vị trí đấy không người nọ thì người kia. Nếu được con ông nọ, cháu bà kia có khi tôi nghĩ là phúc cho đất nước.

Đấy là cái gen kế thừa, đồng thời, được bố mẹ rèn luyện cho ngay từ đầu về phẩm cách, kinh nghiệm quản lý đất nước…”

* Các bình luận:

– Ông sư thấm nhuần và cổ súy – “Con quan thì lại làm quan, con sãi ở chùa thì quét lá đa”.

– Thời đại bây giờ toàn con ông cháu cha, người ta còn đưa ra thanh ngữ viết tắt COCC, hay nhất hậu duệ nhì mới tới tiền tệ… và rất là… phá đất nước, phá tan tành. Ông thượng tọa ở “trên trời” mới thấy phúc.

– Các ông, các bà quan chức tham nhũng, rèn luyện ngay từ đầu cho con tham nhũng. Thượng tọa chỉ ra quan chức nào không tham nhũng? Tham hết ráo chỉ ít nhiều thôi. Họ sống bằng lương và lương tâm mà sắm nhà cao xe sang chắc(?!)

* Hoang ngôn: Chỉ có một lần mà Lý Thường Kiệt hơi hỗn, sau khi nghe tin ông anh sắp đánh mình, ông đem quân đánh trước, diệt hết tất cả những hậu cứ làm bàn đạp đánh sang Việt Nam như thành Châu U, Châu Ly, Châu Âm”.

* Tác giả: Thượng tọa Thích Chân Quang Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang

* Nguồn: phattuvietnam.net, ngày 13/07/2011

* Tựa đề: Biển Đông dậy sóng với cái nhìn của Phật giáo

* Trích đoạn nội dung:

Mở đầu bài Pháp thoại, đi ngược lại lịch sử bốn nghìn năm trước, Thượng toạ dẫn chứng câu chuyện Vua Đế Minh (vua Đế Minh là vua của Trung Hoa), cho thấy Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ anh em không chối cãi được. Lúc đó vua Đế Minh có nhiều người con. Con trưởng của ông là Đế nghi và người con thứ là Kinh Dương Vương hay còn gọi là Lập Tục. Theo truyền thống, Đế Nghi đương nhiên sẽ là Vua nước Trung Hoa, nhưng ông ngạc nhiên khi thấy người con thứ mới vĩ đại hơn.

Người con thứ này cực kỳ đạo đức, cực kỳ thông minh, đức độ siêu việt, ai nhìn cũng thương và ông nghĩ rằng người con thứ hai này mới thực sự là Vua chứ không phải người con trưởng. Thế là ông quyết định bỏ người con trưởng không lập thái tử nữa mà đưa Kinh Dương Vương lên làm Vua nước Trung Hoa.

Tuy nhiên, với bản chất hiền lành, nhân hậu, Kinh Dương Vương biết rằng quyết định của Vua cha sẽ làm anh mình buồn và lòng ông cũng không tham vọng uy quyền, cho nên một mực khước từ “Xin Vua cha cứ để anh con làm Vua như cũ, còn con phận làm em, con cũng hỗ trợ anh mình hết lòng, không có gì trở ngại”. Trước lời nói quá khẩn khoản tha thiết của Kinh Dương Vương thì Vua Đế Minh quyết định cắt đôi đất nước Trung Hoa, phân nửa phương Bắc từ hồ Động Đình giao cho người anh là Đế Nghi, còn hồ Động Đình xuống về phương nam cho tới Việt Nam hiện nay là giao cho Kinh Dương Vương. Mặc dù kính trọng anh nhưng không dám cãi lời cha, Kinh Dương Vương đành chấp nhận làm Vua phân nửa nước Trung Hoa từ hồ Động Đình xuống về biên giới ải Nam Quan. Tuy nhiên thái độ của Kinh Dương Vương lúc nào cũng nhường nhịn, cũng xem mình là phần em, xem mình như một Chư hầu, mặc dù trong tâm của Vua cha, thực sự coi trọng Kinh Dương Vương hơn cả Đế Nghi.

Đến khi Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân thì người con này cũng nhiễm tinh thần “Nhường nhịn” đó của cha nên không coi trọng Vương quốc giang sang, cùng uy quyền. Thế là Lạc Long Quân nhân lúc đất nước được thanh bình nhàn hạ, ông vượt khỏi Trung Quốc về Việt Nam. Ông phiêu bạt lần lần về vùng Bắc Ninh thì gặp một người nữ chúa, đó là Âu Cơ. Không ngờ khi đến đây, phải duyên chồng vợ, họ kết thành phu thê và theo truyền thống mẫu hệ của nhà vợ, Lạc Long Quân phải ở rễ. Lúc đó, ở phía Bắc họ thấy phương Nam trống, quyền lực không ai cai quản, nên họ chiếm lần lần lấy hết giang sang.

Người anh lấy hoài mà mấy nghìn năm qua vẫn chưa thỏa mãn, cứ thòm thèm, vì sao vậy? Xét về mặt tâm thức của Tổ tiên truyền đời thì tâm thức của Kinh Dương Vương là nhường nhịn, truyền tới người Việt Nam ta đến bây giờ. Còn tâm thức của vua Đế Nghi thì ông buồn bực còn truyền mãi đến nay. Nói về nguồn gốc thì đúng là anh em. Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Mà theo đạo lý của Á đông “Em phải kính trọng anh”. Từ xưa đến nay (cả mấy ngàn năm qua), người Việt Nam luôn có thái độ kính trọng người Trung Quốc đàng hoàng, không bao giờ mất cái lễ này, không bao giờ mất cái đạo lý của người em, tức là về phần người em mình đã làm đầy đủ bổn phận là luôn kính trọng người anh. Chỉ có một lần mà Lý Thường Kiệt hơi hỗn, sau khi nghe tin ông anh sắp đánh mình, ông đem quân đánh trước, diệt hết tất cả những hậu cứ làm bàn đạp đánh sang Việt Nam như thành Châu U, Châu Ly, Châu Âm. Còn lại thì đa số ta đều bày tỏ lòng kính trọng với Trung Quốc...”

* Các bình luận:

– Ông lấy dữ liệu nào để chứng minh: “Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ anh em không chối cãi được”, thưa ông thượng tọa? Ông sử dụng những truyền thuyết, những huyền sử để ru ngủ những cái đầu u muội, mê muội. Như vậy trong đầu ông cũng đầy ám muội. Không xứng là thượng tọa, chủ trì chùa.

– Chưa có căn cứ lịch sử nào khẳng định hai nước là anh em, từ xưa tới nay kể cả Trung Quốc cũng vậy, đều cho rằng là nước láng giềng với nhau. Ông quá nhu nhược để cuối đầu làm em. Rồi chính ông mới hỗn láo với bậc tiền nhân anh hùng của nước nhà.

– Đảng và nhà nước này rất hèn, nhưng cũng chưa xác nhận là em của Trung Quốc. Ông là người của nhà nước để mớm lời cũng có khi. Người ta gọi đó là những nhà sư quốc doanh. Quả là có những nhà sư quốc doanh, không còn ngi ngờ gì nữa, những nhà sư được dựng lên từ đảng và nhà nước này để chui vào giáo hội Phạt giáo, để phục vụ lợi ích của đảng, của nhà nước và bản thân họ. Những lời nói, những hình ảnh sau đây chứng minh rõ điều này:

. “Hòa thượng Thích Giác Phú viết trên Tạp chí Cộng sản:

“An lạc Phật giáo hòa trong vinh quang của Đảng”

“Thật sung sướng thay, trên mảnh đất hình chữ S thân yêu của chúng ta hôm nay: đất nước phồn vinh, thịnh vượng, Phật pháp xương minh phát triển trong ánh vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một mùa Xuân nữa lại về! Xuân cửa thiền hoà cùng Xuân Đất nước và Đảng quang vinh. Xin cầu nguyện Chư Phật phù hộ cho quốc thái dân an, mọi nhà, mọi người đều được hưởng hạnh phúc, an lạc.” (Nguồn: Facebook BBC Vietnamese, 21 Tháng 12 2016)

. Hình ảnh:

Bình Luận từ Facebook