Tác giả: Bùi Mẫn Hân
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
27-10-2017
Vào cuối Đại hội toàn quốc trong sáu ngày của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ XIX, khoảng 2.200 đại biểu đã quyết định bổ sung phần “Tư tưởng Tập Cận Bình vào kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội có đặc điểm Trung Quốc” trong Bảng Điều lệ của ĐCSTQ. Với việc này, kỷ nguyên mới của Tập đã trở nên chính thức bắt đầu.
Chỉ có hai nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đó là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã có tư tưởng cá nhân ghi tên của họ trong Bảng Điều lệ của ĐCSTQ. Hai người tiền nhiệm của Tập là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, tên của họ không có gắn liền với bất kỳ học thuyết về ý thức hệ nào, ít nhiều nó là một trong số đã nâng lên vị trí cao cấp như vậy trong ĐCSTQ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng đang háo hức để khẳng định những gì mà thế giới vốn dĩ đã biết: hiện nay quyền lực của Tập bằng với quyền lực của những người nặng ký nhất của ĐCSTQ.
Bên cạnh việc đưa Tập vào lăng miếu của những vị khai quốc công thần của nước Cộng hòa Nhân dân một cách đầy biểu tượng, Đại hội XIX đã trao cho ông hai chiến thắng chính trị đáng kể. Trước hết, ông trì hoãn việc chỉ định người kế nhiệm, do đó nó để lại khoảng trống về khả năng mà ông có thể phục vụ nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Chủ tịch Trung Quốc.
Cả năm thành viên mới của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết định tối cao của ĐCSTQ, đều ở độ tuổi 60 – quá già để được chuẩn bị chu đáo tiếp nhận vai trò của Tập trong 5 năm, với thời gian nghỉ hưu không chính thức của đảng là 68 tuổi, hoặc hai thành viên Bộ Chính trị mới dưới 55 tuổi được thăng chức, Tập sẽ được kỳ vọng là từ nhiệm vào năm 2022, khi hai nhiệm kỳ làm chủ tịch đáo hạn, giống như ông Giang và ông Hồ đã làm. Phương án thay thế cho Tập sẽ là thanh lọc người kế nhiệm được chỉ định, như Mao và Đặng đã làm. Cả hai kịch bản sẽ không hấp dẫn.
Tuy nhiên, dù không có người thừa nhiệm nào được đề ra, khả năng của Tập sẽ phục vụ một nhiệm kỳ thứ ba (ít nhất), sẽ thay đổi các tính toán chính trị của cả những người trung thành và những người chạy theo nước đôi. Hiện nay, giới thân tín sẽ nhắc lại sự trung thành của họ, trong khi những người xé rào có thể sẽ nhảy vào nhóm Tập. Đối với các đối thủ của Tập, họ phải xuống tinh thần cùng cực.
Chiến thắng lớn thứ hai của Tập tại Đại hội lần thứ XIX là việc thúc đẩy hai đồng minh thân cận vào Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị. Tham mưu hiện thời của ông là Lật Chiến Thư sẽ đảm nhiệm Quốc hội Nhân dân. Quốc hội Nhân dân không bao giờ hơn là một con tem cao su cho các quyết định của Đảng, bây giờ cơ quan này sẽ có chương trình nghị sự lập pháp do chính Tập đề ra.
Thực ra, lãnh đạo của Lật đối với Quốc hội Nhân có thể trở thành chìa khóa để tháo dỡ một trong những rào cản cuối cùng đối với các tham vọng chính trị của Tập: giới hạn hai nhiệm kỳ cuả chủ tịch được đề ra trong điều lệ. Mặc dù không có gì ngăn cản Tập lưu giữ chức vụ của đảng, chẳng hạn như tổng bí thư, ông sẽ cần phải sửa đổi điều lệ nếu ông muốn giữ nguyên chức vụ lãnh đạo Trung Quốc. Khi Lật đãm trách phàn vụ này, một sửa đổi như vậy sẽ do Quốc hội Nhân dân thông qua.
Một người thân tín khác là Triệu Lạc Tế sẽ nhận chức vụ của Vương Kỳ Sơn, 69 tuổi, làm Trưởng cơ quan chống tham nhũng – một vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm kiểm tra ĐCSTQ. Vương đã kiểm soát việc chống tham nhũng của Tập – đã thanh lọc nhiều đối thủ của Tập và củng cố quyền lực của ông – kể từ khi cơ quan này bắt đầu. Bằng cách bổ nhiệm Triệu, Tập đã theo dõi tất cả các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc.
Thành công của Tập tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX đã tạo ra nhiều ý kiến cho rằng quyền lực ghê gớm hiện nay sẽ giúp ông áp đặt tầm nhìn của ông đối với chế độ độc tài cứng rắn, được củng cố bởi chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong những năm sắp tới. Và đó là một khả năng. Nhưng không có gì là đảm bảo.
Lý do rất đơn giản: mặc dù động lực nội tại của ĐCSTQ đã không thay đổi nhiều trong vài thập niên gần đây, xã hội Trung Quốc đã vượt xa chế độ Mao hoặc thậm chí cả kỷ nguyên Đặng. Rất ít người Trung Quốc, kể cả các thành viên của đảng, thực sự tin vào bất cứ học thuyết chính thức nào. Về mặt kinh tế, khu vực tư nhân chiếm hơn 60% sản lượng của Trung Quốc, và ĐCSTQ đã trở nên thực tế không liên quan trong cuộc sống hàng ngày của người Trung Quốc thông thường.
Đây là nghịch lý của quyền lực trong kỷ nguyên của Tập. Vâng, ông là nhà lãnh đạo mạnh nhất mà quốc gia độc đảng lớn nhất thế giới đã có trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, khả năng của ông để phác hoạ cho xã hội Trung Quốc có thể bị hạn chế hơn so với ông, các đồng chí của ông và hầu hết các nhà quan sát bên ngoài.
_____
Bùi Mẫn Hân, Giáo sư môn Công quyền học tại Claremont McKenna Collge. Ông là tác giả sách China’s Crony Capitalism: The Dynamics of Regime Change.
***
Giới thiệu sách mới xuất bản của dịch giả: HÒA BÌNH THEO QUAN ĐIỂM CỦA IMMANUEL KANT VÀ PHẬT GIÁO. Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2017
https://thuvienhoasen.org/a28862/hoa-binh-theo-quan-diem-cua-immanuel-kant-va-phat-giao
”Việt Nam phải thay đổi hiến pháp dân chủ, nâng cao đạo đức, tôn trọng trí thức và pháp luật, thực thi nhân quyền và dân quyền và bảo vệ thiên nhiên. Phật giáo sẽ nhập thế hơn để giúp người dân tìm lại nguyện vọng trung thực, khởi động một trào lưu nhận thức chung về tinh thần bất bạo động và giúp lãnh đạo chuyển hóa chính trị trong an hoà. Với nỗ lực chúng ta sẽ đạt được một phần nào những tiến bộ để tiến gần tới mục tiêu cao cả mà Kant soi sáng: một nền hòa bình vĩnh cửu cho Việt Nam.”
Đỗ Kim Thêm
“Tác giả muốn truyền tải thông điệp về một nhu cầu kết hợp cần có giữa hai tư tưởng phương Tây của Kant và phương Đông của Đức Phật để có thể mang lại hòa bình cho thế giới . . . . Và đây sẽ là mô hình mới trong công cuộc đóng góp cho hòa bình khởi đi từ nội tâm mỗi người, lan tỏa từ thôn xóm, xã ấp đến bình diện rộng lớn hơn là quốc gia và thế giới.“
Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation
“This book looks at the modern aproach that requires a new route to world peace. This innovative and thoughtful volume ist must reading for anyone who cares about Kantian philosophy and Buddhist position in the world peace.”
Amazon. com